Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Chính tả

CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC

I.Mục tiêu:

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác.

- Làm đúng bài tập phân biệt thanh hỏi / thanh ngã .

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác

II.Hoạt động dạy học:

A. HĐ khởi động: (3 phút)

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết bài tốt.

- Lắng nghe.

- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Bên lăng Bác Hồ

- Học sinh hát tập thể

- GV kết nối nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng.

B. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

- Yêu cầu học sinh đọc lại.

*Giáo viên giao nhiệm vụ:

+YC HS thảo luận một số câu hỏi

+GV trợ giúp đối tượng HS hạn chế

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

 

doc36 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách tiến hành:
Bước 1: GV nêu tình huống:
- An và Huy là đôi bạn thân.Chiều nay tan học về, Huy rủ. 
- An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
-An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
Bước 2: HS thảo luận nhóm và phân công đóng vai.
Bước 3:Các nhóm HS lên đóng vai.
Bước 4: Lớp nhận xét.
Bước 5: GV kết luận: Trong tình huống đó An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì:
+Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.
+Chim non sống xa mẹ dễ bị chết.
Hoạt động 3: BT5 . (7’) Biết chia sẽ kinh nghiệm về bảo vệ loài vật. ( HĐ cá nhân)
Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
Cách tiến hành.
- Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể?.
- Nêu những việc làm bảo vệ có ích trên cạn?.
- Nêu những việc làm bảo vệ con vật có ích trên Biển Đảo.
- HS trả lời
*Kết luận chung: Hầu hết các loài vật có ích cho con người. Vì thế, cànn phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
C.Vận dụng,sáng tạo: (1 phút)
- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh phải luôn yêu quý con vật, biết chăm sóc và bảo vệ chúng ( chó, mèo, ong bướm, ...)
-Kể tên một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2021
NGHỈ LỄ 10/3
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2021
 Tập viết
CHỮ HOA (kiểu 2)
I.Mục tiêu: 
+ Viết đúng chữ hoa N kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Người ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) Người ta là hoa đất (3 lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể 
- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
B. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo chữ N kiểu 2 hoa (đặt trong khung).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: 
- HS quan sát chữ mẫu.
+Học sinh chia sẻ cặp đôi 
+ Chữ N hoa cao mấy li?
+Chữ hoa N gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
-HS báo cáo trướclớp.
- Học sinh lắng nghe.
Việc 2: Hướng dẫn viết:
- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa N gồm 2 nét. Đó là một nét móc hai đầu và một nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái.
- Nêu cách viết chữ:
+ Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M.
+ Nét 2: Giống cách viết nét 3 chữ M.
- Giáo viên viết mẫu chữ N cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.
-Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
-Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Người ta là hoa đất ca ngợi vẻ đẹp của con người. Con người rất đáng quý, đáng trọng vì con người là tinh hoa của đất trời.
- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
+ Các chữ N, g, l, h cao mấy li?(Cao 2 li rưỡi.)
+ Con chữ t cao mấy li? (Cao hơn 1 li.)
+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?(Các chữ ư, ơ, i, a, o, â có độ cao bằng nhau và cao 1 li.)
+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?
(Dấu huyền đặt trên con chữ ơ trong chữ người và đặt trên con chữ a trong chữ là, dấu sắc đặt trên con chữ â trong chữ đất.)
+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ (Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ)
+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
Giáo viên lưu ý: 
- Giáo viên viết mẫu chữ N (cỡ vừa và nhỏ).
- Luyện viết bảng con chữ Người.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch
C. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ N cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Người cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.
Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1
E.. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên chấm một số bài. 
- Giáo viên đánh giá – nhận xét một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ N(kiểu 2)
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ N
*Sáng tạo: Viết chữ hoa “ N ”, và câu “Người ta là hoa đất ” kiểu chữ sáng tạo.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I.Mục tiêu:	
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác.
- Làm đúng bài tập phân biệt thanh hỏi / thanh ngã .
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II.Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết bài tốt.
- Lắng nghe.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Bên lăng Bác Hồ
- Học sinh hát tập thể
- GV kết nối nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng.
B. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Yêu cầu học sinh đọc lại.
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
+YC HS thảo luận một số câu hỏi
+GV trợ giúp đối tượng HS hạn chế
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
+ Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?(Cảnh ở sau lăng Bác.)
+ Những loài hoa nào được trồng ở đây?
(Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.)
+ Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?(cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng lăng Bác.)
+ Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?(Có 2 đoạn, 3 câu.)
+ Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất? Em hãy đọc câu văn đó?(Trên bậc tam cấp, )
+ Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?
(Viết hoa, lùi vào 1 ô.)
+ Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?(Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính Bác.)
- Yêu cầu học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ khó: Sơn La , khoẻ khoắn , vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng,...
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên đọc lần 2.
Quan sát, nhắc nhở, khuyến khích học sinh trả lời: M1
C. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác bài: Cây và hoa bên lăng Bác.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, chú ý lắng nghe cô giáo phát âm, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định
 - Lắng nghe.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ: đối tượng M1
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh
C. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả r/d/gi.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Tổ chức chơi “ trò chơi”
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Tìm từ”.
- Giáo viên chia lớp và tổ chức trò chơi.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi.
-GV chốt:Đáp án: 
 a) dầu, giấu, rụng.
 b) Cỏ, gõ, chổi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi – Tuyên dương.
D. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Viết tên một số sự vật bắt đầu bằng r/d/gi mà em biết
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai 
- Xem trước bài chính tả sau:.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Ôn lại phép cộng, phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 1000.
-Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm, gải các bài toán có một phép tính.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
II. Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn:
-ND chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
456 – 124 ; 673 + 212
542 + 100 ; 264 – 153
698 – 104 ; 704 + 163
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ cho 2 đội và làm ban giám khảo.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
B. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
Bài 1 (ý 1,3,4): 
 35 57 83
+ 28 + 15 + 26
 63 72 109
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2 (ý 1,2,3): 
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý. 
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 75 63 81
- 9 - 17 - 34
 66 46 47
- Học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3 (cột 1,2): 
* Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
 351 427 876 999
+ 216 + 142 - 231 - 542
 567 569 645 457
- Học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 4: Đặt tính rồi tính
-HS giải vào vở.
-1HS lên bảng giải.
C. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm?
 6....7 8 9...
 + 2 4 2 - 2 3 3
 ...9... ... 2
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
Thủ công
LÀM CON BƯỚM (TIẾT 1)
I.Mục tiêu: 
- Biết cách làm con bướm bằng giấy. 
- Làm được con bớm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối . Các nếp giấp tương đối đều , phẳng . 
- Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp giấp đều ,phẳng . Có thể làm được con bướm có kích thước khác. ( HSKT )
 Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
 Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng, sáng tạo.)
II. Chuẩn bị:
Mẫu con bướm bằng giấy.
Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước
HS : Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III.Hoạt động dạy học.
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập 
- Khởi động :Tổ chức cho hs hát một bài . 
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
- B. Khám phá kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: Học sinh làm được con bướm
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 + HS ngồi theo nhóm 
- GV giới thiệu con bướm bằng giấy mẫu và định hướng quan sát gợi ý để hs nhận xét:
- Vật liệu làm con bướm.
- Các bộ phận của con bướm bằng giấy: 
GV kết luận.
- GV đặt câu hỏi cho hs liên hệ thực tế về hình dáng, màu sắc vật liệu làm con bướm bằng giấy.
c. Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật:( 10’ )
- GV vừa làm vừa hướng dẫn HS cách cắt giấy và gấp tạo thành con bướm.
HS quan sát GV thực hiện.
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Gấp cánh bướm.
Bước 3: Buộc thân bướm.
Bước 4: Làm râu bướm.
GV cho HS lên thực hành thử các thao tác làm làm con bướm bằng giấy.
C. HĐ thực hành: (25 phút)
- GV cho HS thực hành cắt giấy để gấp con bướm. Sau đó tiến hành gấp tạo thành thân bướm, buộc thân bướm. 
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp giấp đều ,phẳng . Có thể làm được con 
bướm có kích thước khác . 
D. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
+Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
+ Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2021
Tự nhiên và xã hội
MẶT TRỜI
I. Mục tiêu :
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự vật trên trái đất.
- Có ý thức đi nắng luôn đội mũ, nón, không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh minh hoạ trong SGK trang 64, 65.
- Giấy vẽ bút màu, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học :
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT tổ chức trò chơi: Đố bạn: 
-TBHT điều hành T.C
- Học sinh tích cực tham gia chơi
-Nội dung chơi: học sinh nói tên các con vật vừa sống được ở trên cạn, vừa sống được ở dưới nước.
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho các em biết về hình dạng và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất qua bài Mặt Trời.
B. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
*Cách tiến hành: 
 2. Các hoạt động :
 Hoạt động 1 : Vẽ Mặt Trời và tô màu.
Mục tiêu : Nhận biết Mặt Trời. 
Cho HS vẽ cá nhân (3 phút).
GV kiểm tra, nhận xét.
 Hoạt động 2 : Nhận biết hình dạng, đặc điểm của Mặt trời. (Áp dụng pp Bàn tay NB) 
 Mục tiêu : Khái quát về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời.
 * Bước 1 : Tình huống xuất phát - Câu hỏi nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề : Em biết gì về Mặt trời ?
 *Bước 2 : Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh : 
- HS thảo luận nhóm 6 (3 phút).
à Yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc vẽ những hiểu biết của mình về Mặt Trời vào bảng nhóm. 
*Bước 3 : Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) phương án tìm tòi. 
 a/ Đề xuất câu hỏi : 
- HS các nhóm tự đặt câu hỏi với nhau.
- GV ghi lại các câu hỏi của HS lên bảng.
- GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và ghi câu hỏi phù hợp với nội dung cần tìm hiểu về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời.
b/ Đề xuất phương án giải quyết.
- Các nhóm nêu phương án giải quyết.
- GV chốt lại : Dùng PP quan sát và nghiên cứu tài liệu.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi. 
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trong sách giáo khoa. 
- HS thảo luận nhóm 6 (3 phút) theo câu hỏi GV nêu à Đưa ra kết luận. 
*Bước 5 : Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV KL : Mặt Trời tròn giống như “quả bóng lửa” khổng lồ. Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt Trời ở xa Trái Đất.
* Thư giãn: 
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế. 
Mục tiêu : Cách giữ gìn sức khỏe dưới tác động của ánh nắng Mặt Trời 
 +Khi đi nắng em cảm thấy thế nào ?
 +Em nên làm gì để tránh nắng ?
 +Tại sao lúc trời nắng to ta không nên nhìn trực tiếp nhìn vào Mặt Trời ?
 +Khi muốn quan sát Mặt Trời em làm thế nào ?
à GDHS : Không được nhìn trực tiếp vào Mặt trời. Khi đi dưới trời nắng em cần phải đội mũ, nón để tránh bị cảm nắng.
Hoạt động 4 : Vai Trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. 
Mục tiêu : Khái quát về vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi (3 phút) theo yêu cầu :
à Quan sát hình và tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trời lặn rồi không mọc nữa.
- GV chốt ý : Bầu trời tối tăm, lạnh lẽo vạn vật sẽ không sống được.
*THGD : GD HS có ý thức bảo vệ môi trường sống.
 - GV cho HS xem một số hình ảnh về các hành tinh và hỏi : Xung quanh Mặt trời có những gì ?
C. HĐ vận dụng, ứng dụng: (5 phút)
- Viết một đoạn văn ngắn kể ích lợi của mặt trời đối với đời sống con người và với vạn vật
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài sau.-Xem trước bài : “Mặt trời và phương hướng”
-Nhận xét tiết học.
Toán:
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn lại phép cộng, phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 1000.
-Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm, gải các bài toán có một phép tính.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
II. Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn:
-ND chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
546 – 124 ; 367 + 212
542 + 300 ; 264 – 53
698 – 124 ; 724 + 10
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ cho 2 đội và làm ban giám khảo.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập.
B. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+GV trợ giúp HS hạn chế
+TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
Bài 1 Đăt tính rồi tính 
 357 - 2176 678 + 111 72 - 35
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2 >, <, = ?
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một ý. 
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 351.... 302 607.... 706 135... 153 298.... 298
- Học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3 HS đọc bài toán
-GV gọi HS nêu tóm tắt.
 Đàn trâu : 265 con
 Bò ít hơn : 43 con
 Bò : ......con?
-HS giải vào vở.
-1HS lên bảng giải.
C. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
Tập làm văn
ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I.Mục tiêu:
- Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1); quan sát ảnh Bác, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác (BT2).
-Viết được một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ (BT3).
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng
* KNS: - Giao tiếp ứng xử văn hoá.
II.Đồ dùng:
-Ảnh Bác Hồ.
III.Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện Qua suối.
-Học sinh chủ động thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Trong giờ tập làm văn này, chúng ta sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ. 
- Giáo viên ghi bài lên bảng
B. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Đáp được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1). Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT2).
- Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3).
Cách tiến hành: 
+GV giao nhiệm v

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan