Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021

Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2021

Tập đọc

CÂY DỪA

I.Mục tiêu:

- Biết nghịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

- Hiểu nội dung bài: Cây dừa giống như con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.(trả lời được câu hỏi 1, 2; thuộc 8 dòng thơ đầu).

- Dành cho HS năng khiếu: - HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 3.

II.Đồ dùng:

-Tranh vẽ cây dừa bảng phụ ghi sẵn câu dài.

III.Hoạt động dạy- học:

A.Bài cũ: (5’)

- HS đọc bài Kho báu và trả lời câu hỏi ở SGK.

- GV nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’)

- Bức tranh vẽ gì?

- HS trả lời.

- GV : Để tìm hiểu kĩ hơn về vẽ đẹp cây dừa cô cùng các em tìm hiểu qua bài tập đọc cây dừa. .

2.Luyện đọc: (20’)

a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.

- Đọc từng câu ( HĐ cá nhân)

+ HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.

+ GV ghi bảng: bạc phếch, đủng đỉnh,.

+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

+ GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu; Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp theo; Đoạn 3 : 6 dòng thơ còn lại.

+ GV hướng dẫn đọc câu dài: ngắt hơi ở chỗ một gạch xiên, nghỉ hơi ở chỗ hai gạch xiên và nhẫn giọng ở những chữ in đậm.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Lập được bảng nhân 1, bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
- HS cả lớp làm bài 1,2.
- Dành cho HS NK bài 3.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
 II.Hoạt động dạy học: 
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-GV kết hợp với TBHT tổ chức T.C Truyền điện:
-TBHT điều hành trò chơi:
+ Nội dung chơi: cho học sinh truyền điện nêu phép tính và kết quả tương ứng, dạng có số 1 hoặc số 0 trong phép nhân và phép chia.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối nội dung bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 1 bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
*Cách tiến hành:
Bài 1: ( HĐ cá nhân,cặp đôi)
B1. HS đọc yêu cầu bài : Lập bảng nhân 1 và bảng chia 1 .
B2. Thảo luận cặp.
B3. HS làm miệng. GV ghi kết quả.
 1 x 1 = 1 1 : 1 =1
 1 x 2 = 2 2 : 1 = 2
 .. 
 1 x 10 = 10 10 : 1 = 10
- HS đọc lại bảng nhân 1 và bảng chia 1.
Bài 2: ( HĐ cá nhân)
B1. HS đọc yêu cầu bài .Tính nhẩm.
B2.HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm 
 5 + 1 = 4 : 1 = 
 1 + 5 = 1 : 1 = 
 1 x 5 = 5 x 1 =
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 3:- Dành HS năng khiếu.
- HS đọc yêu cầu bài . Kết quả phép tính nào là 0? Kết quả nào là 1?
 2 - 2 3 :3 5 - 5 5 : 5	
 0	 1
 3 - 2 -1 1 x 1 2 : 2 :1
- HS trả lời miệng và sau đó nối phép tính với kết quả.
- GV cùng HS nhận xét.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh đáp số:
 5 x 1 = 0 x 1 = 4 + 1 =
 1 x 1 = 1 x 0 = 4 – 1 = ...
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
Kể chuyện
KHO BÁU
I.Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1).
- Dành cho HS năng khiếu: - HS năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
. Năng lực chung : Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự quản; Hợp tác; Tự học và Giải quyết vấn đề (HĐ: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
 . Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
II.Đồ dùng:
- Ghi bảng sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện
III.Hoạt động dạy học:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Kho báu của mẹ
- Giáo viên kết nối bài: Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện: Kho báu.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) (M3, M4).
*Cách tiến hành:Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. 
-Trợ giúp HS hạn chế
* HS HĐ nhóm
- Nêu YC và thực hiện theo YC, tương tác với bạn
- HS HĐ dưới sự điều hành của nhóm trưởng
-HS chia sẻ trước lớp
Việc 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
*TBHT điều hành nội dung HĐ chia sẻ:
Bước 1: Kể trong nhóm
- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
- Tổ chức cho học sinh kể 2 vòng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
- Tuyên dương các nhóm học sinh kể tốt.
- Khi học sinh lúng túng giáo viên có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: 
Đoạn 1
+ Nội dung đoạn 1 nói gì?
+ Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm như thế nào?
+ Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay như thế nào?
- Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được?
- Tương tự đoạn 2, 3.
Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4):
Làm việc cá nhân-theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi 3 học sinh xung phong lên kể lại câu chuyện.
- Gọi các nhóm lên thi kể
- Chọn nhóm kể hay nhất.
- Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> N2 -> Chia sẻ trước lớp
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
*GDHS.KNS: Giúp HS biết tự nhận thức; xác định được giá trị bản thân. Biết lắng nghe tích cực.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) 
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Giáo dục học sinh phải biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng
- Giáo viên nhận xét tiết học
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
- Tìm thừa số, số bị chia.
- Biết nhân (chia) số tròn chục với( cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép chia.(Trong bảng nhân 4).
- HS cả lớp làm bài 1, bài 2(cột 2), bài 3. 
- Dành cho học NK bài 2 (cột 1) , bài 4,5.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
Phẩm chất : Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin trách nhiệm (HĐ: Khám phá, Luyện tập và Vận dụng)
II.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: (5’) 
- HS chơi trò chơi xì điện đó nhau về bảng nhân 1 và bảng chia 1
- GV nhận xét.
2.Thực hành
a.Giới thiệu bài: (2’.
b.Hướng dẫn làm bài tập (28’) 
Bài 1: (miệng) (HĐ cặp đôi)
B1.HS đọc yêu cầu:Tính nhẩm
 2 x3 = 6 : 2 = 6 : 3 = 3 x 4 = 12 : 3 = 12 : 4 = 
B2. HS thảo luận kết quả.
B3.HS lần lượt nêu kết quả, HS nhận xét , GV ghi bảng kết quả.
Bài 2: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho học sinh năng khiếu: (cột 1) - Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính nhẩm (theo mẫu).
 a.20 x 2 = ?	 30 x 3 = 20 x 3 =
 2 chục x 2 = 4 chục	20 x 4 = 30 x 2 = 
 20 x 2 =40 
 b.40 : 2 = ? 60 : 2 = 60 : 3 =
 4 chục : 2 = 2 chục 80 : 2 = 80 : 4 = 
 40 : 2 = 20 
- GV hướng dẫn mẫu , HS làm miệng
- GV cùng HS khác nhận xét.
Bài 3: ( HĐ cá nhân)
B1. Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm x
 a. X x 3 = 15 4 x X = 28 ; b.y : 2 = 2 y : 5 = 3
B2. HS nêu tên thành phần trong phép nhân, phép chia
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?.
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?. 
- HS nhắc lại.
B3.HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm
- HS cùng GV chữa bài: a: X = 5 ; X = 7 ; b: y = 4; y = 15
Bài 4: - Dành HS năng khiếu.
- HS đọc bài toán và phân tích . 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
- 1HS lên bảng giải.
 Bài giải
 Mỗi tổ có số tờ báo là: 
 24 : 4 = 6 (tờ)
 Đáp số : 6 tờ báo.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 5: - Dành cho HS năng khiếu. Cho HS đọc yêu cầu bài. Xếp 4 hình tam giác thành hình vuông (xem hình vẽ ).
- HS thi xếp hình,
- GV theo dỏi và nhận xét.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh đáp số:
 2 x 5 = 3 x 4 = 0 : 8 = 4 x 1 =
 10 : 2 = 12 : 3 = 0 : 4 = 4 : 1 = 
 10 : 5 = 12 : 4 = 1 x 8 = (...)
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI . ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 
 ĐỂ LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.Mục tiêu:
- Nêu đựơc một số từ ngữ về cây cối (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì? ” (BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu phấy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
. Phẩm chất : 
- Yêu cảnh vật thiên nhiên, yêu cuộc sống
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
III.Hoạt động dạy-học:
A. HĐ khởi động: (3 phút)
TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài Cái cây xanh xanh.
Học sinh hát tập thể.
- GV kết nối nội dung bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Từ ngữ về cây cối....
B.Thực hành
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Các em đã được học về từ ngữ sông biển hôm nay ta tìm hiểu từ ngữ về cây cối và cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì? Ôn lại cách đặt dấu chấm, dấu phẩy.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: (viết) ( HĐ nhóm)
-1HS đọc yêu cầu: Kể tên các loại cây mà em biết theo nhóm: 
a.Cây lương thực, thực phẩm.	M: lúa
b.Cây ăn quả. M: cam
c.Cây lấy gỗ. M: xoan
d.Cây bóng mát. M: bàng
e.Cây hoa. M: cúc
- GV theo dỏi.
- HS kể trong nhóm trước lớp.
-HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét bổ sung: a) rau muống, diếp, cà rốt, bí đỏ, dưa gang,..
 b) măng cụt, sầu riêng, .....; c) lim, sến, pơ - mu, dâu, ...; d) bằng lăng, si, đa,...;e)cẩm chướng, phong lan, tuy- líp, trạng nguyên,.... 
Bài tập 2: (miệng) ( HĐ cặp đôi)
- 1HS đọc yêu cầu: Dựa vào bài tập 1 hỏi đáp theo mẫu sau.
+ Người ta trồng cam để làm gì?
+ Đáp: người ta trồng cam để ăn quả.
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
Bài tập 3: ( viết) ( HĐ cá nhân)
- 1HS đọc yêu cầu: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
- GV treo bảng phụ, HS đọc .
 .Chiều qua.... Lan nhận được thư của bố ... Trong thư, bố dặn hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về .... bố con mình có cam ngọt để ăn nhé!” 
- HS đọc thầm và làm vào vở, HS đọc bài làm.
- GV nhận xét.
C. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
CÂY DỪA
I.Mục tiêu:
- Biết nghịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu nội dung bài: Cây dừa giống như con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.(trả lời được câu hỏi 1, 2; thuộc 8 dòng thơ đầu).
- Dành cho HS năng khiếu: - HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 3.
II.Đồ dùng:
-Tranh vẽ cây dừa bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
- HS đọc bài Kho báu và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Bức tranh vẽ gì? 
- HS trả lời.
- GV : Để tìm hiểu kĩ hơn về vẽ đẹp cây dừa cô cùng các em tìm hiểu qua bài tập đọc cây dừa.	 .
2.Luyện đọc: (20’)
a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng câu ( HĐ cá nhân)
+ HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.
+ GV ghi bảng: bạc phếch, đủng đỉnh,...
+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ GV chia bài thành 3 đoạn: Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu; Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp theo; Đoạn 3 : 6 dòng thơ còn lại.
+ GV hướng dẫn đọc câu dài: ngắt hơi ở chỗ một gạch xiên, nghỉ hơi ở chỗ hai gạch xiên và nhẫn giọng ở những chữ in đậm.
+ GV treo bảng phụ viết sẵn câu dài.
 Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, / 
 Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//
 Thân dừa / bạc phếch tháng năm,/
 Quả dừa - / đàn lợn con nằm trên cao. //
 Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/ 
 Tàu dừa - / chiếc lược/ chải vào mây xanh.//
 Ai mang nước ngọt , / nước lành, / 
 Ai đeo/ bao hũ rượu / quanh cổ dừa. //
+ GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp 
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV cùng HS nhận xét.
+ HS đọc nhóm đôi chú giải
+ GV : bạc phếch: Bị mất màu biến thành màu trắng cũ, xấu; Đánh nhịp: động tác đưa tay lên xuống đều đặn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. ( HĐ nhóm)
+HS đọc theo nhóm 3.
+ GV theo dỏi.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’)	 ( HĐ cặp đôi)
- HS đọc thầm thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
-HS, GV nhận xét.
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân,quả ) được so sánh với những gì ?. (lá/ tàu dừa như bàn tay dang ra đón gió....)
- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng đàn cò) như thế nào ?.(Gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa reo....)
- Dành cho HS năng khiếu trả lời câu hỏi sau.
- Em thích câu thơ nào ?Vì sao ?.
- HS trả lời.
4.Hướng dẫn đọc thuộc lòng bài thơ: (7’)
- GV hướng dẫn HS cách đọc 
- HS đọc to bài thơ 3 lần
- HS đọc thầm thuộc lòng 8 dòng thơ đầu.
- HS thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét.
- HS năng khiếu đọc thuộc lòng bài thơ cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
_____________________________
Tập viết
CHỮ HOA Y
I.Mục tiêu:	
- Viết đúng chữ hoa y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng: yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), yêu luỹ tre làng (3 lần).
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ y hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?
- HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con hoa X.
- GV nhận xét.
B.Khám phá 
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Hôm nay ta học viết chữ hoa y và câu ứng dụng yêu luỹ tre làng
2. Hướng dẫn viết chữ hoa y : (5’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa y
- GV gắn bảng chữ y hoa, HS nhận xét.
- Chữ y hoa có mấy nét? Đó là những nét nào?
- Độ cao mấy li?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+ Nét 1: Viết như nét 1của chữ u hoa
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 rê bút lên đường kẻ 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết, kéo dài xuống đường kẻ 4 dưới đường kẻ 1, dừng bút ở đường kẻ 2 phía trên.
- HS nhắc lại quy trình viết,
- HS viết trên không chữ y hoa.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5’)
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: yêu luỹ tre làng.
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV : Tình cảm yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam ta.
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
- Độ cao các chữ cái?
- Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét.
 C. Luyện tập 
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn.
D. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giáo viên đánh giá một số bài. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ Y
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.
- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ khi viết chữ 
Chính tả
CÂY DỪA
I . Mục tiêu
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập 2a; viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài tập 3.
- Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x và kĩ năng viết tên riêng.
Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao 
tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết bài tốt.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài Cây dừa quê em.
- Học sinh hát tập thể
- GV kết nối nội dung bài - Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả (8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa) Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Yêu cầu học sinh đọc lại.
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
+YC HS thảo luận một số câu hỏi
+GV trợ giúp đối tượng HS hạn chế
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
-Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?
- Các bộ phận đó được so sánh với những gì?
+ Đoạn thơ có mấy dòng?
+ Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
+ Dòng thứ hai có mấy tiếng?
- Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề.
- Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ khó: tỏa; tàu dừa, ngọt, hũ
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên đọc lần 2.
Quan sát, nhắc nhở, khuyến khích học sinh trả lời: M1
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác 1 đoạn bài: Cây dừa
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, chú ý lắng nghe cô giáo phát âm, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ: đối tượng M1
. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x và kĩ năng viết tên riêng.
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập
*GV trợ giúp Hs hạn chế
*TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 3:Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. 
- 1 học sinh đọc bài thơ.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ra các tên riêng?
- Tên riêng phải viết như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và sửa chữa.
Bài 2a: TC Trò chơi Tiếp sức
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Dán hai tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên tìm từ tiếp sức.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
- Cho học sinh đọc các từ tìm được.
D. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
/?/ Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc 
Thứ 6 ngày 2 tháng 4 năm 2021
Toán
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I.Mục tiêu
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục ; giữa chục và trăm ; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
- HS cả lớp làm bài 1.
. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng:
- 4 bộ ô vuông số tròn chục, trăm,.
III.Hoạt động dạy học:
A. HĐ khởi động: (3 phút)
- GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đoán nhanh đáp số:
+TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi 
+Nội dung chơi: TBHT nêu phép tính để học sinh trả lời nhanh đáp số:
1 x 6
7 x 0
4 x 9
8 : 1
0 : 9
1 x 4
0 x 5
3 x10
1 x 10
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Các em đã được học đếm số nào?
- Giáo viên giới thiệu: Từ tiết học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
B. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
*Cách tiến hành:
1.Ôn tập về đơn vị chục, trăm: (10’)
a.Gắn các ô vuông yêu cầu HS quan sát và nêu số đơn vị chục rồi ôn lại
 10 dơn vị = 1 chục
b.GV gắn hình chữ nhật 1 chục 	 10 chục, HS quan sát nêu số chục số trăm :
 10 chục = 1 trăm
2.Một nghìn: (10’)
a.Số tròn trăm:
- GV gắn các hình vuông như SGK. HS nêu các số trăm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan