Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập; Bước đầu biết dựng từ đặt được những câu đơn giản.

 2. Kỹ năng: Tìm được các từ ngữ có tiếng Học, có tiếng Tập; Đặt được câu với 1 từ tìm được; Biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.

 3. Thái độ: HS dùng từ, đặt câu chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - GV: Bảng nhóm viết BT3

 - HS: vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhận thức bản thân: Ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì. Thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Thái độ: GD HS biết yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 GV: Bảng phụ viết câu, đoạn luyện đọc, tranh minh họa SGK.
 HS: tranh minh họa SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
- Từ thực tế, GV dẫn dắt vào bài.
3.2 Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, HD giọng đọc.
+ Đọc từng câu:
- GV theo dõi chỉnh sửa cách phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn HS chia đoạn
- GV HD đọc ngắt nghỉ trên bảng phụ
Gọi HS đọc chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho HS đọc đồng thanh
3.3 Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc câu hỏi trong SGK.
GDKNS: Thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
+ Em hãy kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết?
- Bé làm những việc gì?
* GDKNS: Tự nhận thức bản thân: Ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.
+ Hàng ngày, em làm những việc gì?
- Nhận xét
- Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không?
+ Hãy đặt câu với từ: rực rỡ, tưng bừng
- Nhận xét, bổ sung.
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì? 
- Chốt lại nội dung: Mọi người, vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
3.4 Luyện đọc lại:
- Cho HS chọn đoạn đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Theo dõi, nhận xét
4. Củng cố: 
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
5. Dặn dò: 
- Về đọc lại bài, đọc trước bài
 Bạn của Nai Nhỏ.
- Hát
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài
 Phần thưởng.
- HS nghe 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu, kết hợp luyện phát âm từ khó.
- HS chia đoạn
- 2HS đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- 1 HS đọc chú giải
- HS đọc theo nhóm đôi
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- HS đọc đồng thanh 
- HS đọc câu hỏi SGK
- HS đọc từ “Quanh tathêm tưng bừng” trả lời
Các vật: cái đồng hồ báo giờ ; cành đào làm đẹp mùa xuân.
Các con vật: gà trống đánh thức mọi người ; tu hú báo mùa vải chín ; chim bắt sâu
Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
- HS liên hệ trả lời
- Trao đổi ý kiến, trả lời.
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- Trả lời
- HS tìm chỗ nhấn giọng
- HS luyện đọc
- Một số HS đọc lại bài
- HS nêu 
- HS nghe - thực hiện
Toán ( Tiết 8)
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: Biết cách trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số và thực hiện phép trừ số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100; Giải toán có lời văn. 
 2. Kỹ năng: Thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100; Giải bài toán có lời văn bằng một phép trừ. 
 3. Thái độ: GD HS tính cẩn thận, chắc chắn khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 GV: Bảng phụ BT4
 HS: Bảng con, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trình bày bài giải BT4 VBT
- Nhận xét, chữa bài	
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1: Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm :
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- yêu cầu HS tính nhẩmcột 1,2(cột 3 thực hiện cùng cột 1,2)
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu :
- Nêu yêu cầu của BT 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài 4,5
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
*Bài 5: Khoanh vào
- Nhận xét, chữa bài
4. Củng cố: 
- Củng cố cách trừ nhẩm cho HS.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 - Dặn HS làm bài tập VBT
- Hát
- 1 HS lên bảng làm bài
- 1HS đọc yêu cầu của BT
- HS làm nháp
- Lần lượt lên bảng làm bài.
- - - - - 
 52 34 20 84 04
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS nhẩm rồi nêu miệng kết quả
( HS nào nhanh làm thêm cột 3)
90 – 10 – 20 = 60 *80 – 30 – 20 = 30
90 – 30 = 60 80 – 50 = 30
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con
 - - - 
 53 24 40
- 1 HS đọc bài toán, 1 HS đọc yêu cầu BT5
- 1 HS tóm tắt bài toán, 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phu, Cả lớp làm vào vở, em nào làm xong làm thêm BT5.
Tóm tắt: Mảnh vải dài : 9dm
 Cắt ra : 5dm
 Còn lại : .. dm?
Bài giải: Mảnh vải còn lại dài là:
 9 – 5 = 4 (dm)
 Đáp số: 4dm
Đáp số: 60 cái ghế
- Theo dõi
- HS nghe – thực hiện
 Soạn ngày: 17/9/2019 
 Giảng: Thứ năm ngày 19 / 9 /2019
Toán (Tiết 9)
 Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố về các số trong phạm vi 100 ; Số liền trước, số liền sau ; Giải toán có lời văn.
 2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 ; Viết số liền trước, số liền sau ; Làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 ; Giải bài toán bằng một phép cộng. 
 3. Thái độ: GD HS yêu thích môn Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Bảng phụ BT4.
 - HS: Bảng con, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết các số:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm bài – Gọi HS lên bảng làm bài.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài
Củng cố kỹ năng đếm, đọc, viết số có hai chữ số, số tròn chục
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Viết:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 
- Yêu cầu HS làm ý a,b,c,d (ý e,g thực hiện cùng lúc )
- Nhận xét, chữa bài
Củng cố về số liền trước, số liền sau
Bài 3: Đặt tính rồi tính :
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT 
- Hướng dẫn HS làm cột 1,2(cột 3 thực hiện cùng cột 1,2)
- Nhận xét, chữa bài
- Củng cố về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Cùng HS nhận xét, chữa bài
4. Củng cố: 
- Nhắc lại tên gọi thành phần, kết quả 
của phép cộng, phép trừ.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà làm BT1,2,3,4 VBT.
Đặt tính rồi tính vào bảng con 
+ -
 78 33
- 1 HS đọc yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
a) Từ 40 đến 50: 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
b) Từ 68 đến 74: 
 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74.
c) Tròn chục và bé hơn 50: 
 10, 20, 30, 40.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào bảng con – giơ bảng. (HS nào nhanh làm thêm ý e,g)
 a) 60 b) 100
 c) 88 d) 0
*e) 75 *g) 87, 88
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con ( HS nào nhanh làm thêm cột 3) 
a) + - + 
 75 52 78
b) - + - 
 54 78 43
- 1HS đọc bài toán và nêu tóm tắt.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. 
Tóm tắt
 Lớp 2A : 18 học sinh
 Lớp 2B : 21 học sinh
 Cả hai lớp : . Học sinh?
 Bài giải
Cả hai lớp có số học sinh đang tập hát là:
 18 + 21 = 39 (học sinh)
 Đáp số: 39 học sinh.
- HS nhắc lại
- HS nghe – thực hiện
Luyện từ và câu(Tiết 2)
Từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập; Bước đầu biết dựng từ đặt được những câu đơn giản.
 2. Kỹ năng: Tìm được các từ ngữ có tiếng Học, có tiếng Tập; Đặt được câu với 1 từ tìm được; Biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới; Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
 3. Thái độ: HS dùng từ, đặt câu chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Bảng nhóm viết BT3
 - HS: vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu tên các đồ dùng học tập
- Nhận xét, bổ sung 
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
- GT và ghi tên bài lên bảng 
3.2. HD làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, bổ sung.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu để tạo thành câu mới:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Chia 3 nhóm hướng dẫn HS làm bài theo nhóm,( bẳng nhóm).
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở BT.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
 4. Củng cố:
- Giúp HS khắc sâu KT của bài học
 + Có thể thay đổi vị trí các từ trong
 một câu để tạo thành câu mới.
 + Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
 5. Dặn dò
 Về nhà làm lại BT1,2, ôn lại
bảng chữ cái gồm 29 chữ cái mới học.
- 2 HS nêu: Bút, thước kẻ, phấn
- 1 HS nói 1 câu theo tranh BT3
- 1 HS đọc yêu cầu (đọc cả mẫu)
- Cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài. 
- Các từ có tiếng học : học hành, học tập, học hỏi, học lỏm, học mót, học phí, học sinh, học kỳ, học đường, 
- Các từ có tiếng tập: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục, học tập, luyện tập, bài tập,
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp nhau đặt câu(miệng) 
VD:
- Bạn Lan rất ham học hỏi.
- Bác thợ thành tài chỉ nhờ học lỏm.
- Anh tôi chăm tập luyện nên rất khoẻ mạnh.
 - 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
- Hoạt động nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi – Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Thu là bạn thân nhất của em – Bạn thân nhất của em là Thu – Em là bạn thân nhất của Thu – Bạn thân nhất của Thu là em.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở BT, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Tên em là gì ?
- Em học lớp mấy ?
- Tên trường của em là gì ?
- Nghe
- HS nghe- thực hiện
Tập viết: (Tiết 2)
Chữ hoa: Ă , Â
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo chữ hoa Ă, Â , chữ và ứng dụng : Ăn , Ăn chậm nhai kĩ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ: Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức giữ gìn sách vở sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV: Mẫu chữ hoa Ă, Â cỡ nhỡ ; Bảng ghi câu ứng dụng.
 - HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết bảng con : A , Anh
- Nhận xét, sửa sai.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Giới thiệu chữ mẫu
+ Chữ Ă và chữ Â có điểm gì giống và khác chữ A?
+ Các dấu phụ trông như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết từng nét
- Viết mẫu chữ Ă, Â cỡ vừa trên bảng nhắclại cách viết để HS theo dõi.
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con
- Nhận xét, uốn nắn
3.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- Giới thiệu câu ứng dụng, cho HS đọc
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: khuyên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét câu ứng dụng
- Viết mẫu chữ Ăn trên dòng kẻ, hướng dẫn HS viết vào bảng con.
- GV: nhận xét, uốn nắn
3.4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài vào vở
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
3.5. Nhận xét, chữa bài:
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại cấu tạo chữ hoa Ă, Â cỡ vừa.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Hướng dẫn phần bài viết ở nhà 
- Hát
HS viết bảng con: A , Anh
- Nghe 
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Viết như viết chữ A, nhưng có thêm dấu phụ.
- Dấu phụ trên chữ Ă: là một nét cong dưới.
- Dấu phụ trên chữ Â: gồm hai nét thẳng xiên nối nhau, , có thể gọi là dấu mũ.
- Theo dõi
- Tập viết bảng con 2-3 lượt chữ Ă, Â
- Đọc câu ứng dụng : Ăn chậm nhai kỹ
- Tập viết bảng con chữ Ăn 2 lượt 
- Viết bài vào vở theo đúng mẫu
- Độ cao của các chữ cái:
+ Các chữ cao 2,5 li: Ă, h, k
+ Những chữ cao 1li :n, c, â, m, a, i.
- Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới â, dấu ngã trên i.
- Theo dõi
- HS nêu 
- HS nghe – thực hiện
Chính tả (Tiết 4): Nghe – viết : 
Làm việc thật là vui 
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Nghe – viết đúng bài chính tả. Bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái. 
 2. Kỹ năng: Biết trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 3. Thái độ: GD tính cẩn thận, ý thức giữ gìn sách vở sạch, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Bảng phụ viết sẵn BT3
 - HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài:
- GT bài ghi tên bài 
3.2. Hướng dẫn nghe – viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- Đọc bài chính tả 1 lần 
- Gọi HS đọc lại.
+ Bài chính tả này trích từ bài tập nào?
+ Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì?
+ Bài chính tả có mấy câu ?
+ Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ?
- HD viết vào bảng con.
- GV sửa chữ viết cho HS.
b. Viết bài vào vở:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV quan sát uốn nắn cho HS.
c. Nhận xét, chữa bài.
- GV đọc lại bài
- GV thu 3 bài nhận xét
- Nhận xét bài viết
3.3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Tìm chữ bắt đầu bằng g hay gh
- Gọi HS nêu yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Tổ chức trò chơi tiếp sức
- Nhận xét, chữa bài 
- Cho HS nhắc lại quy tắc viết gh, g.
Bài 3: 
- Trưng bày bảng phụ gọi HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài 
4. Củng cố: 
- Nhắc lại cách trình bày đoạn văn xuôi 
 Đầu đoạn văn viết lùi vào 1 chữ,
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bảng chữ cái, ghi nhớ quy
 tắc chính tả với g/gh.
- Hát
- Cả lớp viết bảng con: chim sâu, xâu cá.
- Nghe 
- 2 HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Làm việc thật là vui.
- Bé học bài, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm, chơi với em.
- 3 câu.
- Câu thứ hai.
- HS viết bảng con những chữ dễ viết sai.
- HS nghe – viết bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- HS nêu yêu cầu của BT
- Nghe
- Chơi trò chơi
- g : gà, gan, gõ, gỗ
- gh : ghế, ghét, ghi, ghé 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT
- 1 HS lên bảng chữa bài.
An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
- Nghe 
- HS nghe – thực hịên
 Soạn ngày:18 /9/2019 
 Giảng: Thứ sáu ngày 20/9 /2019
Toán: ( Tiết 10) 
Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức: Củng cố về tên gọi thành phần của phép cộng, phép trừ; phân tích số có hai chữ số; thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ các số có hai chữ số trong phạm vi 100; phân tích số có hai chữ số thành tổng các chục, các đơn vị; Giải toán có lời văn.
 2. Kỹ năng: Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn 
vị; Biết số hạng, tổng; Biết số bị trừ, số trừ, hiệu; Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100; Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
 3. Thái độ: GD HS ham học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - GV: Bảng phụ BT4.
 - HS: Nháp, bút chì .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS viết:
- Nhận xét, chữa bài
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Viết các số 25; 62; 99; 87; 39; 85 (theo mẫu): 25 = 20 + 5
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn mẫu (như SGK) yêu cầu HS thực hiện 3 số đầu( 3 số cuối thực hiện cùng lúc)
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV: nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố phân tích số có hai chữ số thành tổng các chục, các đơn vị.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm 3 phép tính đầu
( phép tính cuối thực hiện cùng lúc)
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố tên gọi các thành phần trong phép cộng, phép trừ.
Bài 3: Tính:
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố về thực hiện phép cộng, phép trừ số có hai chữ số.
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài 
- Quan sát
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố về giải bài toán bằng một phép trừ.
* Bài 5: Số? ( Thực hiện cùng BT4)
4. Củng cố: 
 - Cho HS nhắc lại tên gọi thành phần
 và kết quả của phép cộng, phép trừ.
5. Dặn dò:
 - Về nhà làm BT1,2,3,4* 5 VBT, chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
- Hát
- Viết số liền trước của 90
- Viết số liền sau của 99
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào nháp
- 1 số em lên bảng viết 
- HS nào nhanh viết thêm 3 số cuối
 87 = 80 + 7
 62 = 60 + 2 
 99 = 90 + 9 
 * 87 = 80 + 7
 * 39 = 30 + 9 
 * 85 = 80 + 5 
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài SGK
- HS lên bảng điền số.
( HS nào nhanh làm phép tính cuối)
a)
Số hạng
30
52
9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
90
66
19
9
b)
Số bị trừ
90
66
19
25
Số trừ
60
52
19
15
Hiệu
30
14
 0
10
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào SGK bằng bút chì. 
- 3 HS làm trên bảng.
 + - - 
 78 54 52
- HS đọc đề toán, yêu cầu BT5
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ.
 Tóm tắt:
Mẹ và chị: 85 quả
Mẹ : 44 quả 
Chị : . .. quả?
 Bài giải 
 Số cam chị hái được là :
 85 – 44 = 41 (quả)
 Đáp số : 41 quả cam
- HS nào nhanh làm bài 5, nêu kết quả: 1dm = 10 cm
 10 cm = 1 dm
- HS nêu 
- Nghe – thực hiện 
Tập làm văn ( Tiết 2)
Chào hỏi - tự giới thiệu. 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
 2. Kỹ năng: Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân; Viết được một bản tự thuật ngắn.
 * GDKNS: Tự nhận thức về bản thân. Giao tiếp: Cởi mở, tự tin trong giao tiếp, lắng nghe ý kiến của người khác. Tìm kiếm và xử lý thông tin.
 3. Thái độ: GD cách chào hỏi lễ phép.
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3, tranh minh họa SGK.
 - HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi BT1 Tuần 1
- GV+ HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
- GT và ghi tên bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Đọc lần lượt từng yêu cầu.
* GDKNS: Tự nhận thức về bản thân. 
- Theo dõi, nhận xét
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của BT – Hướng dẫn HS làm bài miệng
GDKNS:Giao tiếp: Cởi mở, tự tin trong giao tiếp, lắng nghe ý kiến của người khác. Tìm kiếm và xử lý thông tin.
+ Tranh vẽ những ai ?
+ Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? 
+ Mít chào Bóng Nhựa và Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào?
+ Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của ba nhân vật trong tranh.
- Chốt lại:
Bài 3: Viết bản tự thuật theo mẫu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
GDKNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở BT.
- GV cùng HS nhận xét
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
 - Thực hành những điều đã học: tập kể
 về mình cho người thân nghe, tập
 chào hỏi có văn hoá.
- Hát
- HS trả lời 
Tên em là
Quê em ở
Em học lớp 2..., trường Tiểu học Phúc Sơn
Em thích học môn
Em thích .
- Nghe 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lần lượt thực hiện từng yêu cầu 
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét thảo luận.
VD:
- Chào mẹ để đi học, em lễ phép (vui vẻ) nói: Con chào mẹ, con đi học ạ !/ Xin phép mẹ, con đi học ạ !....
- Đến trường, gặp cô, em lễ độ nói: Em chào cô ạ !
- Gặp bạn ở trường, em vui vẻ nói: Chào cậu !/ Chào bạn !/ .
- Nghe 
- Quan sát tranh SGK trả lời câu hỏi:
- Phát biểu ý kiến
- Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít
- Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
- Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon.
- Ba bạn HS chào hỏi và tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm việc độc lập vào VBT. 
Vài HS đọc bài làm của mình
- Nghe 
- HS nghe - thực hiện
Thủ công (Tiết 2)
Gấp tên lửa
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS biết cách gấp tên lửa bằng giấy.
 2. Kỹ năng: HS gấp được tên lửa các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng
 3. Thái độ: HS hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- GV: Mẫu tên lửa gấp bằng giấy thủ công; hình minh hoạ cách gấp; giấy thủ công; bút màu.
- HS: Giấy thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Nêu MĐ, YC của giờ học
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS thực hành.
- Cho HS quan sát lại mẫu gấp, y/c HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
- Cùng HS nhận xét.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Quan sát, uốn nắn các thao tác gấp cho HS. GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm.
- Chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương, nhận xét sản phẩm.
4. Củng cố :
- Nhắc lại các bước 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.docx
Giáo án liên quan