Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Nhài

I. Mục tiêu:

 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.

 -Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng,tìm số bị trừ.

 - Biết giải bài toán về ít hơn.

 - Làm được các bài tập: 1 ( cột 1, 2, 3) 3 & 4.

 - Giảm bài 1 cột 4, 5; bài 2 ( dạy vào bổi chiều )

II. Chuẩn bị:

 - GV: Que tính, bảng gài.

 - HS:Vở, bảng con, que tính.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Nhài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 6 HS lên bảng, phát giấy và bút dạ.
- Nhận xét HS làm trên bảng. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi HS đặt câu nói tiếp.
- Nhận xét, sửa chữa cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các HS viết đẹp, đúng.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2, bài tập 3. 
- Lời giải: yếu, kiến, khuyên.
- Đọc to yêu cầu trong SGK.
VD :
- Miếng thịt này rất mỡ.
- Em mở cửa sổ.
- Tôi cho bé nửa bánh .
- Cậu ăn nữa đi.
Tiết 2
Môn: Toán (Tiết 50) 
Bài: ÔN BÀI 34 – 8
I. Mục tiêu:
 - Cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8 
 -Củng cố cách tìm số hạng chưa biết của một tổng,tìm số bị trừ.
 - Củng cố cách giải bài toán về ít hơn. 
 - Giảm bài 1 cột 4, 5; bài 2(dạy vào buổi chiều)
II. Chuẩn bị:
 - GV: bảng gài.
 - HS:Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu:
Tiết học hôm nay chúng ta ôn bài: 34 – 8 
c)Luyện tập- thực hành:
Bài 1: - Làm thêm cột 4,5/SGK/T62: Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính?
- Nhận xét HS.
Bài 2/ SGK/ T 62: HS nêu yêu cầu
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét HS.
Bài 4: Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài .
- Nhận xét.
* Nâng cao: HS nêu miệng số cần điền vào ô trống
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập.
- Chuẩn bị: 54 – 18 
- HS đọc.
- HS làm bảng con 
-
-
-
 54 74 64 84 24
 9 6 5 - 6 - 8
 45 65 59 78 16
 -
-
-
 62 43 94 31 34
 9 8 6 - 5 - 4
 53 35 88 26 30 
 * Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a) 64 và 6 ; b) 84 và 8 ; c) 94 và 9
 64 84 94
 - 6 - 8 - 9
 58 76 86
- Đọc và tự phân tích đề bài.
+ Bài toán về ít hơn.
Bài giải
Số con sâu Lan bắt được là:
– 8 = 16 (con )
 Đáp số: 16 con sâu
- HS nhắc lại quy tắc.
 x + 6 = 24 x – 12 = 44
 x = 24 – 6 x = 44 + 12
 x = 18 x = 56
 * Nối ô trống với số thích hợp:
 14 – 1 > 12 
Tiết 3
Môn: Luyện viết 
Bài: CHỮ L – LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
I. Mục tiêu:
-Rèn kỹ năng viết chữ. Luyện viết chữ nghiêng
-Viết L (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
-Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
-Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu K . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ:
2/ Bài mới:
Giới thiệu: 
-GV nêu mục đích và yêu cầu.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV viết bảng lớp.
-GV hướng dẫn cách viết.
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
2.HS viết bảng con.
-GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
-GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
-GV viết mẫu chữ: Lá
4. HS viết bảng con
* Viết: lá
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
-GV nêu yêu cầu viết.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS.
-Chấm, chữa bài.
-GV nhận xét chung.
3. Củng cố: 
-GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS hoàn thành bài viết.
 HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Tiết 1
Môn: Tập đọc (Tiết 30)
Bài: QUÀ CỦA BỐ 
I. Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi ở những câu văn có nhiều dấu phẩy.
-Hiểu nội dung: Tình cảm thương yêu của ngưòi bố qua những món quà đơn sơ dành cho con (trả lời các câu hỏi SGK).
 - GDMT: Giúp HS cảm nhận: món quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thường nhưng chứa đựng tình yêu thương của bố đói với các con.
II. Chuẩn bị:
 -GV: Tranh minh hoạ.
 -HS: SGK
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu 
hỏi về nội dung đoạn đọc
 -GV nhận xét.
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Luyện đọc
 -GV đọc mẫu bài.
 -HS đọc tiếp nối câu.
 -HS đọc từ khó
-HS đọc tiếp nối đoạn.
-GV hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi đúng 1 số câu dài.
-HS đọc từ chú giải cuối bài.
-GV giải nghĩa thêm
-GV giới thiệu tranh các con vật.
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm
-Nhận xét nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1
 + Quà của bố đi câu về có những gì?
+ Vì sao có thể gọi đó là’một thế giới dưới nuớc?”
 - GDMT: Giúp HS cảm nhận: món quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thường nhưng chứa đựng tình yêu thương của bố đói với các con.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?
+ Vì sao có thể gọi đó là một thế giới mặt đất?” 
 - GDMT: Giúp HS cảm nhận: món quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thường nhưng chứa đựng tình yêu thương của bố đói với các con.
+ Những từ ngữ nào,câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-HS thi đọc 1 đoạn hoặc cả bài
-Nhận xét.
3. Củng cố:
-HSnêu nội dung.
4. Dặn dò:
-Về nhà đọc lại bài.
Nhận xét tiết học.
Lần nào,dưói nuớc,niềng niễng,thao láo
 Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước:// cà cuống, niềng niễng đực,/ niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo.//
 Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất:// con xập xành,/ con muỗm to xù,/ mốc thếch,/ ngó ngoáy.//
 Hấp dẫn nhất là những con dế/ lạo xạo trong các vỏ bao diêm:// toàn dế đực cánh xoăn gáy vang nhà và chọi nhau phải biết.//
+thơm lừng
+mắt thao láo
Các nhóm thi đọc
HS đọc thầm đoạn 1
-Có cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen xanh, cá sộp ,cá chuối.
- Vì quà của bố có rất nhiếu con vật và cây cối ở dưới nuớc.
- Có con xập xành, con muỗm, những con dế đực cánh xoăn.
- Vì quà của bố có rất nhiếu con vật sống trên mặt đất.
- Hấp dẫn nhấtgiàu quá!”
HS thi đọc
Tiết 2
 Môn: Tự nhiên xã hội (Tiết 13)
Bài: GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
I. Mục tiêu:
 -Nêu đuợc một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trưòng xung quanh nơi ở.
 -Biết tham gia làm vệ sinh môi trưòng xung quanh nơi ở.
 - GDMT: Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.
 + Biết các công việc cần làm đẻ giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp.
 + Có ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp.
 + Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: vứt rác đúng nơi qui định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập .
 - HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Chúng ta nhiễm giun theo đường nào?
 + Tác hại khi bị nhiễm gium?
 + Em làm gì để phòng bệnh giun?
- Nhận xét, tuyên dương HS .
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu: 
 b)Các hoạt động :
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Ÿ Cách tiến hành :
- HS Thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 1 – 5, mọi người đang làm gì? Làm thế nhằm mục đích gì?
 - Yêu cầu: Trình bày kết quả theo từng hình:
* Hình 1:
* Hình 2 :
* Hình 3 : 
* Hình 4 :
* Hình 5 :
- GV hỏi thêm:
 + Hãy cho cô biết, mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào ?
* GV chốt kiến thức: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,..Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn.
- GDMT: Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Ÿ Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì?
- Yêu cầu các nhóm HS trình bày ý kiến
 + GDMT: Biết các công việc cần làm đẻ giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp.
.* GV chốt kiến thức: Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm rất nhiều việc(GV nhắc lại một số công việc của HS). Nhưng các em cần nhớ rằng: cần phải làm các công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể của mình. 
 + GDMT: Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: vứt rác đúng nơi qui định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.
* Hoạt động 3: Thi ai ứng xử nhanh 
Ÿ Cách tiến hành :
- GV đưa ra 1, 2 tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra cách giải quyết .( HS khá giỏi đóng vai )
* Tình huống đưa ra :
 Bạn Hà vừa quét rác xong, chị hàng xóm lại vứt rác ngay trước cửa nhà. Bạn góp ý kiến thì chị nói: “Bác vứt rác ra trước cửa nhà bác, chứ có vứt ra cửa nhà cháu đâu”. Nếu em là Hà thì em sẽ nói hoặc làm gì khi đó?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nêu kết luận chung :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Gia đình.
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 5 hình.
+ Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà.
 Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ, thoáng mát .
+ Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm.
 Mọi người làm thế để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh .
+ Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn.
 Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu
+ Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh .
 Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
+ Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch.
+ Hình 1 : Sống ở thành phố.
+ Hình 2 : Sống ở nông thôn .
+ Hình 3 : Sống ở miền núi .
+ Hình 4 : Sống ở miền núi .
+ Hình 5 : Sống ở nông thôn .
- HS đọc ghi nhớ.
- 1, 2 HS nhắc lại ý chính.
- Các nhóm HS thảo luận:
 Hình thức thảo luận : Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy A3, các thành viên lần lượt ghi vào giấy một việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh .
- Các nhóm HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận .
- HS nghe và ghi nhớ.
- Các nhóm nghe tình huống .
- Thảo luận, đưa ra cách giải quyết. (Hình thức trả lời: Đóng vai, trả lời trực tiếp )
- HS cả lớp sẽ nhận xét xem cách trả lời của nhóm nào hay nhất .
Tiết 3
Môn: Toán (Tiết 63) 
Bài: 54 – 18
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhơ trong phạm vi 100; dạng 54 – 18.
 - Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm theo đơn vị đo dm.
 - Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 điểm.
 - Làm được các bài tập: 1a, 2 ( a, b) 3 & 4.
 - Giảm bài1b; bài 2c (dạy vào buổi chiều)
II. Chuẩn bị:
 - GV: Que tính, bảng phụ.
 - HS: Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng:
 + Đặt tính rồi tính: 74 – 6; 44 – 5.
 + Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính .
- Nhận xét HS.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu: 
 Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 54 – 18 và giải các bài toán có liên quan.
 b) Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 
54 – 18:
Ÿ Bước 1: Nêu vấn đề
 Đưa ra bài toán: Có 54 que tính, bớt 18 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 + Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào?
Bước 2: Đi tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 4 que tính rời.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 18 que và nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
 + 54 que tính, bớt đi 18 que tính, còn lại bao nhiêu que tính?
 + Vậy 54 trừ 18 bằng bao nhiêu?
Ÿ Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
 + Em đã đặt tính như thế nào?
 + Em thực hiện tính như thế nào?
 c) Luyện tập – thực hành :
Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
 - Nhận xét HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một ý.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
- Nhận xét HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + Bài toán thuộc dạng toán gì?
 + Vì sao em biết?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét HS.
Bài 4: Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: 
 + Mẫu vẽ hình gì?
 + Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt và thực hiện phép tính 54 – 18.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 54 – 18.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- HS thực hiện.
-
-
 74	 44
 6 5 
 68 39 
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
+ Thực hiện phép trừ 54 – 18
- Lấy que tính và nói: Có 54 que tính.
- Thao tác trên que tính và trả lời còn 36 que tính.
- Nêu cách bớt
+ Còn lại 36 que tính.
+ 54 trừ 18 bằng 36
-
 54
 18
 36
- Viết 54 rồi viết số 18 dưới 54 sao cho 8 thẳng cột với 4, 1 thẳng cột với 5. Viết dấu – và kẻ vạch ngang.
- 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính.
-
-
-
-
-
 74 24 84 64 44
 26 17 39 15 28
 48 7 45 49 16
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
-
-
-
74 64 44
 47 28 19
 27 36 25 
- Đọc và tự phân tích đề bài.
 + Bài toán về ít hơn.
+ Vì ngắn hơn cũng có nghĩa là ít hơn. Tóm tắt
Vải xanh dài : 34 dm
Vải tím ngắn hơn vải xanh: 15 dm
Vải tím dài	:.. dm?
Bài giải
Mảnh vải tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
 + Hình tam giác
 + Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Tiết 4
MônThể dục
Bài: TRÒ CHƠI: NHÓM BA NHÓM BẢY
Giáo viên bộ môn soạn 
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
Môn: Tập viết (Tiết 26)
Bài: CHỮ HOA L
I. Mục tiêu: 
 -Viết đúng chữ hoa L , chữ và câu ứng dụng L (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần ).
II. Chuẩn bị:
 - GV: Chữ mẫu L. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
 - HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: K – Kề vai sát cánh 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu:
- GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học .
 b)Hướng dẫn viết chữ cái hoa :
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ K 
+ Chữ L cao mấy li? 
+ Gồm mấy đường kẻ ngang?
+ Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ L và miêu tả: 
+ Gồm 3 nét: nét đầu giống nét 1của chữ G, chữ C nét 2 và nét 3 là nét lượn dọc và lượn ngang. 
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết:
*HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
c)Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách
- Quan sát và nhận xét:
 + Nêu độ cao các chữ cái.
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
+Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Lá lưu ý nối nét: lưng nét cong trái của chữ a chạm điểm cuối chữ L.
- HS viết bảng con
* Viết: : Lá 
- GV nhận xét và uốn nắn.
d) Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị: M – Miệng nói tay làm
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
+ 5 li
+ 6 đường kẻ ngang.
+ 3 nét
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- L, l, h : 2,5 li
- r :1,25 li
- đ : 2 li
- c, a, u, n, m : 1 li
- Dấu huyền(\) trên a của chữ lành, đặt ở trên u ở chữ đùm. 
- Dấu sắc (/) trên a của chữ lá
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Tiết 2
Môn: Tập đọc (Tiết 50)
Bài: ÔN BÀI BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu:
 - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Cảm nhận đuợc tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu 
chuyện (trả lời đựoc các câu hỏi trong SGK ).
 - Ôn luyện từ và câu.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu: 
- GV giới thiệu ngắn gọn.
- Viết tên bài lên bảng.
b) Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài lần 1
* Hướng dẫn HS luyện đọc:
ŸĐọc từng câu:
 - Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ.
Ÿ Đọc từng đoạn trước lớp:
Ÿ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét.
Ÿ Cả lớp đọc đồng thanh.
c)Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi:
d) Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Nhận xét.
* Nâng cao: GV treo bảng phụ
 - HS lên bảng điền dấu phẩy
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao?
- Giáo dục HS qua nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn trong nhóm.
- Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
- Thi đọc.
- HS đọc thầm – trả lời câu hỏi :
- Các nhóm tự phân vai ( người dẫn chuyện, Chi, cô giáo) thi đọc toàn truyện.
 - Đọc và trả lời:
 * Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a. Cha mẹ thường quan tâm, chăm sóc chị em em rất chu đáo.
b. Chúng em rất kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.
Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi . Đoạn 2: Ý thức về nội qui của Chi
Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò. Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường.
Tiết 3
Môn: Toán (Tiết 51) 
Bài: ÔN BÀI 54 - 18
I. Mục tiêu:
 * Củng cố:
 - Thực hiện phép trừ (có nhớ), SBT là số có 2 chữ số và chữ số hàng đơn vị là 4, số trừ là số có 2 chữ số. Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán.
 - Củng cố cách vẽ hình tam giác khi biết ba đỉnh.
 - Làm thêm bài tập 4/ SGK/ T63
II- Chuẩn bị: 
 VBT, bảng con
III-Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
 HĐ 1: GTB: Ôn bài 54 – 18 
 HĐ 2: Thực hành
 Bài 1: HS làm bảng con
Bài 2: HS lên bảng làm
- GV hỏi thêm về cách đặt tính & tính
 Bài 3: Gọi HS đọc đề
- HS làm vào vở
- Chấm một số vở
Bài 4/ SGK/ T63
- Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: 
 + Mẫu vẽ hình gì?
 + Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
Bài 5: HS nêu miệng số cần điền vào ô trống
* Nâng cao: HS tìm và nêu miệng
4. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt và thực hiện phép tính 54 – 18.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 54 – 18.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
1. Tính 
 74 94 84 64 44
 - 35 - 29 - 46 - 17 - 38
 39 65 38 47 06
2. Đặt tính rồi tính
34 – 16 = 84 – 37 = 
 74 – 45 = 64 – 29 =
Tóm tắt
Bước chân anh : 44 cm
Bước chân em ngắn hơn: 18 cm
Bước chân em : cm?
Giải
Bước chân em dài là:
44 – 18 = 26 (cm)
ĐS: 26 cm
+ Hình tam giác
 + Nối 3 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
 54 – 0 = 54
* Em hãy tìm một số sao cho:
 a. Lấy số đó cộng với 24 thì được số bé hơn 25.
b. Lấy 24 trừ đi số đó thì được số lớn hơn 23. 
 Giải 
 Số bé hơn 25 và lớn hơn 23 là 24.
 Gọi số cần tìm là x, ta có:
x + 24 = 24. Vậy x = 0
b. 24 – x = 24 . Vậy x = 0
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2019
BUỔI SÁNG
Tiết 1
Môn: Chính tả (NV) (Tiết 26) 
Bài: QUÀ CỦA BỐ
I. Mục tiêu:
 - Nghe và viết chính xác bài chính tả,trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
 -Làm đuợc bài tập 2; bài tập 3b.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập.
 - HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2019_2020_tran_thi_nha.doc