Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hồng Trang

I.Mục tiêu:

-HS nhận biết được âm o, c; Tiếng bò, cỏ.

-Đọc được câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: vó bè.

II.Đồ dùng dạy học:

-GV: Tranh minh họa tiếng bò, cỏ; Câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ. Tranh minh họa phần luyện nói: vó bè.

-HS: SGK, VBT, Vở Tập viết.

III.Các hoạt động dạy học:

 

docx28 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hồng Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài: Luyện tập.
I.Mục tiêu:
-Rèn cho HS yếu viết được các tiếng có âm l, h, o, c đã học.
-HS khá, giỏi viết đẹp các tiếng có âm l, h, o, c.
II.Các hoạt động dạy học:
-Cho HS đọc cá nhân, nhóm, lớp cả bài.
-GV cho HS viết BC, viết vở.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS.
-GV nhận xét.
______________________________________________________________
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2019
Học vần
Bài 10: Âm ô, ơ
I.Mục tiêu:
-HS nhận biết được âm ô, ơ; Tiếng cô, cờ.
-Đọc được câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: bờ hồ.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, tranh minh họa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ HSKT
A.Hoạt động khởi động:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc và viết o, c, bò, cỏ.
-Đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.
-Nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu bài mới: Âm: ô, ơ.
B.Các hoạt động chính:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm
*Chữ ô: 
a)Nhận diện chữ: 
-Chữ ô gồm chữ o và dấu mũ.
-Hỏi: So sánh o và ô.
b)Phát âm và đánh vần tiếng
Phát âm
-GV phát âm mẫu: ô (miệng mở hơi hẹp hơn 0, môi tròn).
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đánh vần
-Vị trí của các chữ trong tiếng khóa cô (c đứng trước, ô đứng sau).
-Đánh vần: cờ-ô-cô.
c)Hướng dẫn viết chữ
Hướng dẫn viết chữ (chữ đứng riêng)
-GV viết mẫu: ô.
Hướng dẫn viết tiếng (chữ trong kết hợp)
-Yêu cầu HS viết bảng con: cô. Lưu ý: nét nối giữa c và ô.
-GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
*Chữ ơ: (Quy trình tương tự)
Lưu ý:
1.Chữ ơ gồm một chữ o và một dấu râu.
2.So sánh chữ ơ với o.
3.Phát âm: miệng mở trugn bình, môi không tròn.
d)Đọc tiếng ứng dụng
-Yêu cầu HS đọc tiếng ứng dụng.
-GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện tập
a)Luyện đọc
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
-Yêu cầu HS lần lượt phát âm ô, cô và ơ, cờ.
-Yêu cầu HS đọc các từ (tiếng) ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
Đọc câu ứng dụng
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm về tranh minh họa câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
-GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
-Gv chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc câu ứng dụng.
-GV đọc mẫu câu ứng dụng.
-Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: 2, 3 HS.
b)Luyện viết
-Yêu cầu HS tập viết ô, ơ, cô, cờ trong vở Tập viết.
c)Luyện nói
-Yêu cầu HS đọc tên bài Luyện nói: bờ hồ.
-GV tùy trình độ lớp để có các câu hỏi gợi ý theo tranh (hàng cây rủ xuống mặt hồ nước trong xanh, bờ hồ với cảnh người lớn ngồi ở ghế đá, trẻ em tung tăng chạy nhảy quanh các bồn hoa). Lưu ý GV tranh minh họa trong SGK vẽ không rõ mặt hồ nước.
+Trong tranh em thấy những gì?
+Cảnh trong tranh nói về mùa nào? Tại sao em biết?
+Bờ hồ trong tranh đã được dùng vào việc gì?
C.Hoạt động nối tiếp:
-GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
-Yêu cầu HS tìm chữ vừa học.
-Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ vừa học ở nhà; xem trước bài 11.
-Hát.
-2, 3 HS thực hiện.
-Viết bảng con.
-Lắng nghe.
-Thảo luận và trả lời:
+Giống: Chữ o.
+Khác: ô có thêm dấu mũ.
-HS nhìn bảng, phát âm.
-Lắng nghe.
-Đánh vần.
-HS viết bảng con: ô.
-HS viết bảng con: cô.
-Giống: đềucó chữ o.
-Khác: ơ có thêm dấu râu ở phía trên bên phải.
-Cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
-HS đọc.
-Thảo luận.
-Đọc.
-Lắng nghe.
-Đọc.
-Bờ hồ.
+Làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc.
-Đọc.
-Lắng nghe.
-Hát.
-Tùy khả năng.
Rút kinh nghiệm:	
_______________________________
Toán
Bài 10: Bé hơn, dấu <
I.Mục tiêu:
-Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu “<” để diễn đạt kết quả so sánh.
-So sánh được các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
-Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ô tô, con chim trong SGK phóng to.
-Vẽ thêm tranh 3 bông hoa và 4 bông hoa, 4 con thỏ và 5 con thỏ (có thể vẽ đối tượng khác cũng được).
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ HSKT
A.Hoạt động khởi động:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Có thể kiểm tra về nhận biết số lượng thứ tự các số trong phạm vi 5 hoặc đọc, viết, đếm số đến 5.
3.Giới thiệu bài mới: Bé hơn, dấu <
B.Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn. Giới thiệu dấu bé hơn (<).
*Giới thiệu 1 < 2
-Treo tranh 1: Vẽ ba chiếc ô tô, một bên 1 chiếc một bên 2 chiếc như hình trong SGK.
-GV hỏi: Bên trái có mấy ô tô?
-Hỏi tiếp: Bên phải có mấy ô tô? 
-Bên nào có số ô tô ít hơn? 
-Vậy 1 ô tô so với 2 ô tô thì như thế nào
-Yêu cầu một số HS trả lời lại “1 ô tô ít hơn 2 ô tô”
-Treo tranh 1 hình vuông và 2 hình vuông:
+Bên trái có mấy hình vuông? 
+Bên phải có mấy hình vuông? 
+So sánh số hình vuông hai bên.
-GV nêu 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông, ta nói một ít hơn hai và viết là 1 < 2 (viết lên bảng) dấu “<” gọi là dấu bé hơn, đọc là bé hơn, dùng để viết kết quả so sánh các số.
-GV gọi một số HS đọc lại kết quả so sánh “Một bé hơn hai”.
*Giới thiệu 2 <3
-GV: Treo tranh có 2 con chim và 3 con chim, nêu nhiệm vụ “Tương tự như so sánh ô tô các HS hãy thảo luận để so sánh số con chim ở mỗi bên với nhau”.
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, hai HS một nói với nhau về quan điểm của mình.
-Kiểm tra kết quả thảo luận.
-GV: Gọi một HS bất kỳ yêu cầu kết quả so sánh.
-GV: So sánh tiếp số hình tam giác ở hai ô dưới hình vẽ con chim.
-GV: Từ việc so sánh 2 con chim và 3 con chim, 2 tam giác và 3 tam giác bạn nào so sánh được số hai và số ba?
-GV: Viết như thế nào?
-GV: Em hãy đọc hết quả so sánh.
-GV cho một vài HS khác nhắc lại.
*Giới thiệu: 3 < 4, 4 < 5
-GV: Hãy thảo luận và so sánh số 3 và số 4, số 4 và số 5.
-GV: Gọi một HS bất kỳ hỏi “3 so với 4 thì như thế nào?”
-GV yêu cầu một HS lên bảng viết kết quả so sánh 3 < 4.
-GV: “Bốn so với năm thì như thế nào?”
-GV cho HS đọc liền mạch: một nhỏ hơn hai, hai nhỏ hơn ba, ba nhỏ hơn bốn, bốn nhỏ hơn năm.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài “Viết dấu < theo mẫu”.
-Yêu cầu HS viết. GV kiểm tra các HS.
Bài 2: -GV: “Các HS xem kỹ tranh đầu tiên, vẽ lá cờ và ô dưới nó rồi cho cô biết bài này ta làm thế nào?”
-GV yêu cầu HS làm bài tiếp đối với tranh thứ hai, thứ ba rồi chữa bài miệng. Khi HS làm bài GV có thể quan sát và chấm bài trực tiếp với một số HS, chữa cho các HS đó lỗi sai nếu có. Khi chữa bài cho HS đổi vở để kiểm tra nhau.
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2.
Bài 4: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập “Điền dấu < vào ô trống”. HS làm bài vào VBT. Một HS chữa miệng đọc liên tục từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Có thể mời nhiều HS đọc kết quả để củng cố về đọc số, thứ tự số cho HS.
C.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-2, 3 HS thực hiện.
-Quan sát.
-Có 1 ô tô.
-Có 2 ô tô.
-Bên trái có số ô tô ít hơn.
-1 ô tô ít hơn 2 ô tô.
-Một số HS trả lời lại.
-1 hình.
-2 hình.
-1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
-Lắng nghe.
-Một số HS đọc lại.
-Quan sát.
-Bên phải có 2 con chim, bên trái có 3 con chim, 2 con chim ít hơn 3 con chim.
-2 tam giác ít hơn 3 tam giác.
-Hai bé hơn ba.
-HS lên bảng viết 2<3.
-Hai bé hơn ba.
-Vài HS nhắc lại.
-Thảo luận theo cặp hai HS ngồi cạnh nhau.
-Ba bé hơn bốn.
-HS lên bảng viết kết quả.
-4 bé hơn 5: viết là 4 < 5 (lên bảng viết).
-Cá nhân, lớp.
-HS viết.
-Ta phải viết số, viết dấu thích hợp vào ô trống chẳng hạn bên trái có 3 lá cờ, bên phải có 5 lá cờ ta viết “3 < 5”. Đọc là “ba bé hơn năm”.
-HS làm bài, chữa bài.
-Hát.
-Tùy khả năng.
Rút kinh nghiệm:	
_______________________________
Tự nhiên và xã hội
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Nhận biết và mô tả một số vật xung quanh.
-Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
-Nhận biết được các vật xung quanh bằng các giác quan.
-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, tranh minh họa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ HSKT
A.Hoạt động khởi động:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Các em tuy bằng tuổi với nhau nhưng lớn lên như thế nào?
-Các em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?
-Nhận xét chung.
3.Giới thiệu bài mới:
-Trò chơi “Nhận xét các vật xung quanh”: Dùng khăn mặt che mắt 1 bạn, lần lượt đặt tay vào các vật và mô tả xem đó lá cái gì? Ai đoán đúng tất cả " thắng.
"GV: Qua trò chơi chúng ta thấy ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết còn có thể dùng các bộ phận khác để nhận biết các vật xung quanh. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
-GV ghi tựa bài.
B.Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Quan sát hình/SGK hoặc vật thật.
GV hướng dẫn quan sát:
-Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, sần sùi, nhẵn bóng của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình/SGK (hoặc mẫu vật của GV).
-Một số HS chỉ các vật trước lớp (về hình dáng, màu sắc, mùi vị)
-Chuyển ý: Để biết được nhờ đâu mà ta nhận biết được các vật xung quanh mình ta sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: GV đặt câu hỏi thảo luận:
-Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của vật?
- hình dáng của vật?
- mùi hương của vật?
- vị của thức ăn?
- một vật là cứng, mềm, sần sùi, mịn màng?
- nghe được tiếng chim hót, tiếng chó sủa?
"Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận đóng vai trò quan trọng trong nhận biết các vật xung quanh như: mắt, tai, miệng, mũi, lưỡi, tay (da)
-Như vậy điều gì sẽ xảy ra khi mắt chúng ta bị hỏng?
-Tai chúng ta bị điếc?
-Mũi, lưỡi, da của chúng ta bị mất cảm giác?
"Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác), da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. Nếu 1 trong các giác quan đó bị hỏng thì chúng ta không thể nhận biết được đầy đủ các vật xung quanh.
GDTT: Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. Tránh chơi những trò chơi nguy hiểm làm tổn thương đến nó.
Hoạt động 3: Củng cố nội dung bài.
-Nêu tên các giác quan tham gia nhận biết các vật xung quanh.
-Nếu 1 trong các giác quan đóbị hỏng thì điều gì sẽ xảy ra?
-Nhận xét.
C.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Xem lại bài, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
-Chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-Không giống nhau.
-Ăn uống điều độ, tập thể dục.
-HS tham gia trò chơi (2’)
-Học tập đôi bạn.
-Từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe.
-HS khác bổ sung.
-Mắt.
-Mắt.
-Mũi.
-Lưỡi.
-Da.
-Tai.
-Không nhìn thấy.
-Không nghe.
-Không ngửi, nếm, cảm giác được.
-Mắt, tai, mũi, miệng, da.
-Hát.
Rút kinh nghiệm:	
_______________________________
Rèn toán
Ôn bài: Bé hơn. Dấu <
I.Mục tiêu:
-Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu “<” để diễn đạt kết quả so sánh.
-So sánh được các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
-Yêu thích môn học.
II.Các hoạt động dạy học:
-HDHS làm bài tập trong VBT Toán. (GV theo dõi, giúp đỡ HS học chậm).
-GV cùng HS sửa bài.
-GV nhận xét.
_______________________________
HĐNGLL
Một số trò chơi thư giãn
I.Mục tiêu:
-Giúp HS thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
-Rèn cho HS tính tổ chức, kỷ luật.
II.Các hoạt động dạy học:
-GV cho HS chơi trò “con thỏ”
-GV hướng dẫn HS cách chơi.
-GV cho HS chơi (GV theo dõi, giúp đỡ HS).
-GV nhận xét.
_______________________________
Tự học
Ôn bài: Âm ô, ơ.
I.Mục tiêu:
-Rèn cho HS học chậm đọc, viết đúng các âm, tiếng, câu ứng dụng.
-Rèn cho HS tìm tiếng có chứa âm ô, ơ.
-Rèn đọc bài to, tư thế đọc đúng.
II.Các hoạt động dạy học:
-Cho HS đọc cá nhân, nhóm, lớp cả bài.
-GV cho HS viết BC, viết vở.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS.
-GV nhận xét.
______________________________________________________________
Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Học vần
Bài 11: Ôn tập
I.Mục tiêu:
-HS đọc, viết được âm và chữ vừa học trong tuần: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
-Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
-Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể hổ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng ôn (SGK/24).
-Tranh, ảnh minh họa câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ, truyện kể hổ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ HSKT
A.Hoạt động khởi động:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Cho 2 HS viết chữ: ô, ơ; các tiếng khóa: cô, cờ và đọc một số từ ứng dụng của bài 10.
-2, 3 HS đọc câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
3.Giới thiệu bài mới:
-GV có thể khai thác các tranh: cỏ, cò, kéo (co), cọ ở đầu bài để hướng HS vào bài ôn. Hoặc GV hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những âm và chữ gì mới?
-HS đưa ra các âm và chữ mới chưa được ôn. GV ghi bên cạnh góc bảng.
-GV gắn Bảng ôn (phóng to SGK/24) lên bảng để HS theo dõi xem đã đủ chưa. HS có thể phát biểu thêm.
B.Các hoạt động chính:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Ôn tập
a)Các chữ và âm vừa học
HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở Bảng ôn (bảng 1).
-GV đọc âm, HS chỉ chữ.
-HS chỉ chữ và đọc âm.
b)Ghép chữ thành tiếng
-HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở dòng ngang của Bảng ôn (bảng 1).
-HS đọc các từ đơn (một tiếng) do các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu ghi thanh ở dòng ngang trong Bảng ôn (bàng 2).
-GV chỉnh sửa phát âm của HS và nếu còn thời gian, có thể giải thích nhanh các từ đơn ở bảng 2.
c)Đọc từ ngữ ứng dụng
-HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
-GV chỉnh sửa phát âm của HS và có thể giải thích thêm về các từ ngữ, nếu thấy cần thiết.
d)Tập viết từ ngữ ứng dụng
-HS viết bảng con từ ngữ: lò cò, vơ cỏ.
-GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. GV lưu ý HS vị trí dấu thanh, nối nét giữa các chữ cái.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện tập
a)Luyện đọc
Nhắc lại bài ôn ở tiết trước
-HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Câu ứng dụng
-GV giới thiệu câu đọc.
-HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về tranh minh họa em bé và các bức tranh do em vẽ.
-HS đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ theo: nhóm, cả lớp, cá nhân.
-GV chỉnh sửa phát âm, hạn chế dần cách đọc ê, a, vừa đánh vần vừa đọc, tăng tốcđộ đọc và khuyến khích HS đọc trơn.
b)Luyện viết
-HS tập viết: lò cò, vơ cỏ trong vở Tập viết.
c)Kể chuyện: hổ
-Câu chuyện hổ lấy từ truyện Mèo dạy Hổ.
Nội dung
Mèo dạy Hổ
Xưa kia, Mèo nổi tiếng là một thầy dạy võ cao siêu. Hổ to lớn phục phịch nhưng không biết võ. Nó cậy mình có hình dáng giống Mèo liền lân la đến làm quen và cuối cùng xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời.
Hằng ngày, Hổ đến lớp, học tập chuyên cần. Nó muốn nhanh chóng nắm được hết bí quyết võ thuật của Mèo để làm chúa tể. Thấy Hổ ham học hỏi, Mèo cũng không tiếc công sức và thời gian, dạy dỗ nó rất tận tình. Thấm thoắt, Hổ đã theo gần hết khóa học. Nó đắc chí về khả năng võ nghệ của mình và nghĩ rằng vốn của thầy đã cạn rồi.
Một lần, Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo rồi đuổi theo định ăn thịt. Mèo liền chống trả lại rất quyết liệt. Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực. Đến lúc đó Hổ mới tiếc là chưa học hết các môn võ của thầy.
Sau trận ấy, Hổ xấu hổ quá. Nó chạy thật xa vào rừng và không bao giờ dám gặp Mèo nữa.
-Dựa vào nội dung tóm tắc trên, GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa trong SGK.
-HS lắng nghe, sau đó thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài.
-GV có thể đề nghị cuộc thi theo nhiều hình thức, tùy trình độ của HS và mức độ khó dễ của câu chuyện.
Hình thức kể theo tranh: GV chỉ từng tranh, đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể đúng tình tiết mà tranh đã thể hiện. Nhóm nào có tất cả 4 lần kể đúng (vì có 4 tranh), nhóm ấy thắng.
Tranh 1: Hổ xin Mèo truyền cho võ nghệ. Mèo nhận lời.
Tranh 2: Hằng ngày, Hổ đến lớp, học tập chuyên cần.
Tranh 3: Một lần, Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua, nó liền nhảy ra vồ Mèo rồi đuổi theo định ăn thịt.
Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý, Mèo nhảy tót lên một cây cao, Hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực.
Hình thức kể lại: Đại diện các nhóm kể lại câu chuyện. Nhóm nào kể đủ tình tiết nhất (thể hiện được đủ 4 bức tranh trong SGK) nhóm ấy thắng.
Hình thức tóm tắt và nêu ý nghĩa câu chuyện (khó nhất):
Ý nghĩa câu chuyện: Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ.
Trong 3 hình thức này, hình thức đơn giản nhất là kể theo tranh; hình thức khó và phức tạp nhất là nêu ý nghĩa câu chuyện. Tùy vào trình độ lớp mà GV quyết định hình thức chính cho các cuộc thi tài của HS.
C.Hoạt động nối tiếp:
-GV chỉ Bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo.
-HS tìm chữ và tiếng vừa học (trong SGK, trong các tờ báo hoặc bất kì văn bản in nào mà GV có).
-Dặn HS ôn lại bài, tự tìm chữ, tiếng, từ, vừa học ở nhà; xem trước bài 12.
-Hát.
-2 HS viết.
-2, 3 HS đọc.
-HS trả lời.
-HS chỉ chữ, đọc âm.
-Đọc.
-Đọc.
-Đọc.
-Viết BC.
-Đọc.
-Thảo luận.
-Đọc.
-Viết.
-Kể lại.
-Đọc.
-Tìm.
-Lắng nghe.
-Hát.
-Tùy khả năng.
Rút kinh nghiệm:	
_______________________________
Toán
Bài 11: Lớn hơn. Dấu >
I.Mục tiêu:
-Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn”, dấu > để diễn đạt kết quả so sánh.
-So sánh được các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
-Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập. Hình vẽ con bướm, con thỏ, hình vuông như SGK phóng to.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ HSKT
A.Hoạt động khởi động:
1.Khởi động: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Phát cho mỗi HS một phiếu như sau:
Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống
-Chuẩn bị một phiếu trên khổ giấy to hoặc trên bảng phụ.
-Gọi một HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào phiếu, trong khi HS làm bài GV kiểm tra, chấm trực tiếp.
-Chữa bài và cho điểm.
3.Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu ngắn gọn tên bài.
B.Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn: Giới thiệu dấu >
*Giới thiệu 2 > 1 (hai lớn hơn một)
-GV: Treo tranh có 3 con bướm như hình đầu tiên bên trái trong SGK (có thể thay bằng hình khác nhưng phải đảm bảo một bên có số lượng là 2, một bên có số lượng là 1).
-Hỏi: +Bên trái có mấy con bướm? (có 2 con)
+Bên phải có mấy con bướm? (có 1 con)
+Hãy so sánh 2 con bướm với một con bướm? 
-GV yêu cầu một số HS nhắc lại “2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm”.
-Treo hình một bên có 2 hình vuông, một bên có 1 hình vuông.
-Hỏi: +Bên trái có mấy hình vuông?
+Bên phải có mấy hình vuông?
+2 hình vuông so với 1 hình vuông thì như thế nào?
-GV yêu cầu một số HS khác nhắc lại “2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông”.
-GV nêu: 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông, ta nói “Hai lớn hơn một”, viết là: 2 > 1 (viết lên bảng). Dấu > gọi là dấu lớn hơn, đọc là “lớn hơn”, dùng để viết kết quả so sánh các số.
*Giới thiệu 3 > 2 (ba lớn hơn hai)
-GV treo tranh có 3 con thỏ và 2 con thỏ. Giao nhiệm vụ cho HS. Tương tự như cách so sánh 2 con bướm và 1 con bướm, hãy so sánh số thỏ bên trái và bên phải với nhau.
-HS làm việc theo cặp hai HS ngồi cạnh nhau, thảo luận và trao đổi ý kiến với nhau.
-Kiểm tra kết quả thảo luận.
-GV: Gọi một HS bất kỳ và yêu cầu so sánh.
-GV: Mời một HS khác nhắc lại.
-Treo tranh bên trái có 3 chấm tròn, bên phải có 2 chấm tròn và yêu cầu HS nói rõ số chấm tròn ở mỗi bên, nói rõ bên nào nhiều hơn.
-GV: Từ việc so sánh 3 chú thỏ và 2 chú thỏ, 3 chấm tròn và 2 chấm tròn ta có thể rút ra điều gì?
-GV yêu cầu một HS lên bảng viết kết quả “ba lớn hơn hai” (3 > 2)
-GV cho HS nêu lại kết quả so sánh “Ba lớn hơn hai”.
-Hỏi: Thế 3 so với 1 thì như thế nào?
-Vì sao? 
-GV: Tương tự như trên hãy so sánh 4 với 3, 5 với 4.
-GV: Viết lên bảng 5 > 4; 4 > 3; 3 > 2; 2 > 1 rồi yêu cầu một số HS đọc.
-GV: Dấu lớn hơn > và dấu nhỏ hơn < có gì khác nhau?
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu lớn hơn > như trong SGK.
Bài 2: -GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài
-GV yêu cầu HS làm bài rồi chữa miệng.
-Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 3: Làm tương tự như bài 2.
Bài 4: Hướng dẫn HS nêu cách làm (viết dấu lớn hơn > vào ô trống).
Cho HS làm bài rồi yêu cầu một vài HS đọc kết quả.
C.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-Nhận phiếu, làm bài.
-Quan sát.
-Có 2 con.
-Có 1 con.
-2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm)
-2 hình.
-1 hình.
-2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
-Nhắc lại.
-Lắng nghe.
-Bên phải có 3 con thỏ, bên trái có 2 con thỏ, 3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ.
-Nhắc lại.
-Bên trái có 3 chấm tròn, bên phai3co1 3 chấm tròn, 3

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_le_thi_hong_t.docx