Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Thứ Năm ngày 25 tháng 02 năm 2021

 TIẾNG VIỆT

BÀI 115: uy - uya

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần uy, uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy, uya.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya.

- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp.

- Viết đúng các vần uy, uya, các tiếng (tàu) thuỷ, (đêm) khuya cỡ nhỡ (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, tivi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- 1 HS đọc bài Lợn rừng và voi.

- 1 HS trả lời câu hỏi: Lợn rừng mẹ dạy con điều gì?

B. DẠY BÀI MỚI

TIẾT 2

3.3. Tập đọc (BT 3)

a) GV chỉ hình minh hoạ bài Vườn hoa đẹp, giới thiệu các loài hoa: cúc thuý, tuy líp, hoa giấy, thuỷ tiên, dạ hương, bách nhật.

b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ mọng, mỏng, lâu ơi là lâu, rực rỡ, ngát hương. Giải nghĩa từ: pơ luya (loại giấy rất mỏng, mềm, dùng để viết thư).

c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Thuỷ, cúc thuý, tuy líp, pơ luya, thuỷ tiên, nhuỵ vàng, dạ hương, khuya, bách nhật, khuy áo, ngát hương.

d) Luyện đọc câu

- GV: Bài đọc có 8 câu.

- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).

- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).

g) Tìm hiểu bài đọc

- GV nêu YC, mời 1 HS nói câu M: Hoa tuy líp đỏ mọng.

- GV chỉ từng hình, cả lớp nói tên từng loài hoa: 1) hoa cúc thuý, 2) hoa tuy líp. 3) hoa giấy, 4) hoa thuỷ tiên, 5) hoa dạ hương, 6) hoa bách nhật.

- GV chỉ từng hình, 1 HS giỏi (dựa vào bài) nói về vẻ đẹp của từng loài hoa.

+ (Lặp lại) GV chỉ hình, từng HS tiếp nối nhau: GV chỉ hình 1, HS 1: Hoa cúc thuý đủ màu sắc. GV chỉ hình 2, HS 2: Hoa tuy líp đỏ mọng.

GV chỉ hình 3, HS 3: Hoa giấy cánh mỏng như tờ pơ luya.

GV chỉ hình 4, HS 4: Hoa thuỷ tiên cánh trắng, nhuỵ vàng.

GV chỉ hình 5, HS 5: Hoa dạ hương càng về khuya càng thơm.

GV chỉ hình 6, HS 6: Hoa bách nhật chỉ bằng cái khuy áo, tươi lâu ơi là lâu.

+ (Lặp lại) GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại (nói nhỏ).

* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 40).

4. Củng cố, dặn dò

- Chỉ một số câu cho HS đọc lại.

- Đọc bài tập đọc cho người thân nghe.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương đối với những nhóm có sáng tạo đặc biệt. 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp	
- Cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.
- Chọn ra những nhóm là tốt nhất, tuyên dương, tổng kết. 
PHIẾU QUAN SÁT CÂY
Tên cây
Hình dạng
Đang có hoa
Đang không có hoa
Loại cây
To/cao
Thấp/nhỏ
Cây rau
Cây bóng mát
Cây ăn quả
Cây hoa
Cây phượng
x


x

x

x
?








?








?








?









PHIẾU QUAN SÁT CON VẬT
Tên con vật
Hình dạng
Màu sắc
Bộ phận di chuyển
To/ cao
Thấp/ nhỏ
Chân
Vây
Cánh
Con chim

x
nâu
x

x
?






?






?






?







 Thứ Tư ngày 24 tháng 02 năm 2021
ĐẠO ĐỨC 
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. 
- Giải thích được vì sao phải nói thật. 
- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác.
- Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. 
- Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm nói thật (nếu có). 
- Clip câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. 
Lưu ý: 
- GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. 
- Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK). 
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Cùng bạn chơi trò “Đoán xem ai nói thật?”. 
- GV hướng dẫn HS cách chơi: 
+ GV mời một nhóm 4 - 6 HS lên tham gia trò chơi. Nhóm chơi chọn đồ vật cất giấu. 
+ Nhóm chơi cử một bạn là người đoán người nào nói thật để tìm đồ vật được cất giấu. Người đoán sẽ được bịt kín mặt lại. Sau đó, những người chơi còn lại thống nhất nơi cất giấu đồ vật và cử một bạn là người nói đúng vị trí cất giấu, còn những người khác nói sai vị trí cất giấu. 
+ Nhóm HS chơi trò chơi Sau khi tháo bịt mắt ra, người đoán sẽ đặt câu hỏi cho các bạn chơi (ví dụ: Bút giấu ở đâu?). Các bạn chơi đưa ra các câu trả khác nhau, trong đó chỉ có một người nói đúng vị trí cất giấu đồ vật. Người đoán sẽ phải quan sát nét mặt, cử chỉ, giọng nói của các bạn chơi và đoán xem ai là người nói thật để từ đó tìm ra đúng vị trí cất giấu đồ vật. 
- Sau khi chơi xong, GV có thể đặt câu hỏi cho các HS tham gia trò chơi, ví dụ: 
1) Tại sao em lại đoán là bạn đó nói thật? 
2) Những dấu hiệu nào của bạn khiến em cho rằng bạn đã không nói thật? 
- GV dẫn HS vào bài học. 
 Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo nhóm nhỏ hoặc chơi trước lớp. trước lớp.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh “Cậu bé chăn cừu” 
* Mục tiêu: 
- HS nhận diện tình huống có vấn đề liên quan đến việc cần nói thật. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của hoạt động. 
- HS quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mỗi bức tranh. 
- HS kể chuyện theo nhóm đối. 
- GV gọi 1-2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp. 
- HS bình chọn nhóm kể chuyện hay. 
- GV khen ngợi những HS/nhóm HS kể tốt. 
- GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện: Ngày xưa, có một cậu bé chăn cừu nọ. Cậu thường chăn cừu ở nơi đồng cỏ xa xôi. Người làng thường dặn cậu bé: “Khi nào có chó sói xuất hiện, cháu hãy nhớ hét to kêu cứu!”. Một ngày nọ, cậu bỗng muốn trêu đùa mọi người cho vui. Cậu thầm nghĩ: “Mình sẽ giả vờ có chó sói, hét to kêu cứu, xem mọi người thế nào”. Nghĩ xong, cậu chụm hai tay ở miệng, kêu lên thật to: “Sói! Có sói! Cứu cháu với!”. Nghe thấy vậy, trời dân làng bèn bỏ hết công việc đang làm dở dang, vác gậy, vác cuốc xẻng đến cứu cậu bé thoát khỏi chó sói. Chạy đến nơi, họ chẳng nhìn thấy chó sói đâu, chỉ nhìn thấy cậu bé đang ôm bụng cười như nắc nẻ. Khi ấy, họ biết là đã bị cậu bé lừa. Họ nhìn cậu bé đầy vẻ tức giận. Một hôm, chó sói xuất hiện thật. Đó là một con chó sói trông vô cùng dữ tợn.
Vừa nhìn thấy chó sói, cậu bé đã run bắn lên, vội vàng hét lớn: “Chó sói! Cứu cháu với!”. Người làng ở gần đó nghe thấy tiếng kêu cứu của cậu bé, nhưng họ nghĩ cậu lại nghịch ngợm, tìm cách lừa họ như lần trước, nên họ coi như không nghe thấy gì cả, tiếp tục làm các công việc của mình, mặc kệ cậu bé. Khi ấy con chó sói không thấy ai đe doạ mình cả, bèn lao vào ăn thịt đàn cừu của cậu bé. 
Hoạt động 2: Thảo luận 
 * Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần nói thật. 
* Cách tiến hành: 
- GV lần lượt nêu câu hỏi để HS trả lời: 
1) Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé? 
2) Nói dối có tác hại gì? Nêu ví dụ. 
3) Nói thật mang lại điều gì? 
- HS đưa ra các câu trả lời trước lớp và khai thác các ý kiến được đưa ra. 
- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có ý kiến bổ sung). 
- GV tổng kết: 
+ Khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé vì họ không còn tin những gì cậu bé nói là thật nữa. Điều này là do trước đây cậu bé đã từng nói dối, trêu đùa họ. 
+ Nói dối có rất nhiều tác hại. Tác hại lớn nhất là làm mất niềm tin ở người khác, sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. 
+ Nói thật giúp cho em có thể tạo được niềm tin, sự tôn trọng từ người khác và luôn nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. 
TOÁN
Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số tròn chục.
- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo của số có hai chừ số. xác định được giá trị cùa mỗi số dựa vào vị trí của số đó, HS có cơ hội phát triên NL tư duy và lập luận toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- 10 khối lập phương, 10 que tính, 10 hình tròn.
- Các thanh 10 khối lập phương hoặc bó 10 que tính.
- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát tranh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì?
- GV nhận B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết 1 chục (qua thao tác trực quan)
a) HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn:
- Ghép 10 khối lập phương thành 1 thanh. Nói: “Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương”.
- Bó 10 que tính thành 1 bó. Nói: “Có 10 que tính, có 1 chục que tính”.
- Xếp 10 hình tròn thành một cụm. Nói: “Có 10 hình tròn, có 1 chục hình tròn”.
b) HS nêu các ví dụ về “1 chục”. Chẳng hạn: Có 10 quả trứng, có 1 chục quả trứng.
2. Nhận biết các số tròn chục
- GV lấy 10 khối lập phương rời, xếp lại thành 1 thanh. HS đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương. HS đọc: mười - một chục.
- GV lấy 20 khối lập phương rời, xếp lại thành 2 thanh. HS đếm và nói: Có 20 khối lập phương, có 2 chục khối lập phương. HS đọc: hai mươi - hai chục.
- Thực hiện tương tự với các số 30, ..., 90.
- GV giới thiệu cho HS: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục.
3. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
- HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 3 chục que tính, lấy thẻ số 30 đặt cạnh những que tính vừa lấy.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đem số que tính, đọc kết quả cho bạn nghe. Chẳng hạn: Có 60 que tính, có 6 chục que tính.
- GV có thể đưa thêm một số ví dụ khác để HS thực hành.
- Khi chữa bài, GV đặt câu hỏi để HS nói cách làm của mình. Quan sát và lắng nghe cách đếm của HS. HS đếm từng que tính được tất cả 60 que tính hay đếm theo nhóm mười (mười, hai mươi, ..., sáu mươi) hay đếm theo chục (1 chục, 2 chục, ..., 6 chục): Mỗi bó que tính có 10 que tính, mười que tính là 1 chục que tính, 6 bó que tính là 6 chục que tính. Trên cơ sở đó, GV củng cố cho HS cách đếm theo chục.
- Tương tự cách đếm bát: Có 8 chục cái bát.
Bài 2. HS quan sát băng giấy để tìm quy luật của các số ghi trên băng giấy. Đọc các số còn thiếu. Nhấn mạnh: Các số 10, 20, ..., 90 là các số tròn chục.
Bài 3
- HS chơi trò chơi theo nhóm. Mỗi bạn lấy ra vài chục đồ vật và nói số lượng. Chẳng hạn: Có 2 chục khối lập phương, có 1 chục bút màu, có 3 chục que tính, ...
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Chẳng hạn: 3 chục que tính là bao nhiêu que tính? Bằng cách nào bạn lấy đủ 3 chục que tính?
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gi? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ?
- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống mọi người có dùng “chục” không? Sử dụng trong các tình huống nào?
 TIẾNG VIỆT:
 BÀI 114 : uê – uơ (T2)
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết các vần uê, uơ; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uê, uơ. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uê, vần uơ. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lợn rừng và voi. 
- Viết đúng các vần uê, uơ, các tiếng (hoa) huệ, huơ (vòi) cỡ nhỡ (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
- Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài uê – uơ . 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần uê – uơ em tìm được.
B. DẠY BÀI MỚI
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV giới thiệu bài Lợn rừng và voi, hình ảnh voi dùng vòi nhấc bổng lợn rừng.
b) GV đọc mẫu. Mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Voi to nhưng ngờ nghệch lắm (ngờ nghệch: ngốc nghếch và chậm chạp). Nào ngờ, voi huơ vòi nhấc bổng lợn lên, ném xuống vệ đường (huơ vòi: đưa vòi lên cao, khua sang hai bên). Đời thuở nào lợn thắng được voi (đời thuở nào: không bao giờ).
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần (nếu cần), cả lớp đọc trơn: lang thang, xum xuê, huơ vòi, ngờ nghệch, nhằm voi xông tới, nhấc bổng, ném xuống vệ đường, hết hồn, đời thuở nào, tự kiêu, hại thân.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). Nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nào ngờ, / voi huơ vòi / nhấc bổng lợn lên, / ném xuống vệ đường.
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- HS suy nghĩ, làm bài. / 1 HS đọc kết quả. Cả lớp đọc lại kết quả: a) Lợn rừng con nghĩ là - 2) mình thắng được voi. b) Lợn rừng mẹ bảo con - 1) chớ tự kiêu mà hại thân. 
4. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại 1 số câu.
- Đọc bài tập đọc cho người thân nghe.
TIẾNG VIỆT:
BÀI 115: uy - uya(T1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần uy, uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy, uya. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp.
- Viết đúng các vần uy, uya, các tiếng (tàu) thuỷ, (đêm) khuya cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS đọc bài Lợn rừng và voi. 
- 1 HS trả lời câu hỏi: Lợn rừng mẹ dạy con điều gì? 
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần uy, vần uya. 
2. Chia sẻ và khám phá
2.1. Dạy vần uy
- GV viết: u, y./HS: u - y - uy./ Phân tích vần uy: âm u đứng trước, âm y đứng sau; phát âm nhấn giọng vào y./ Đánh vần: u - y - uy / uy (HS quan sát ui, uy để nhận diện mặt chữ, phân biệt cách phát âm 2 vần).
- HS nói: tàu thuỷ. Tiếng thuỷ có vần uy./ Phân tích vần uy, tiếng thuỷ. Chú ý dấu hỏi nằm trên âm y./ Đánh vần, đọc trơn: u - y - uy / thờ - uy - thuy - hỏi - thuỷ / tàu thuỷ. .
2.2. Dạy vần uya (như vần uy): GV viết: u, ya (ya là nguyên âm đôi iê, đọc là ia). Đánh vần, đọc trơn: u - ya (ia) - uya / khờ - uya - khuya/ đêm khuya.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uy? Tiếng nào có vần uya?). 
- GV chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: khuy áo, phéc mơ tuya,....
- HS đọc thầm, tìm tiếng có vần uy, vần uya. HS báo cáo: Tiếng có vần uy (khuy, ruy, huy, luỹ); tiếng có vần uya (tuya).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng khuy có vần uy. Tiếng tuya có vần uya,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng: uy, uya, tàu thuỷ, đêm khuya.
b) Viết vần: uy, uya
- 1 HS đọc vần uy, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần uy vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét từ u sang y; chú ý chữ y cao 2,5 li. / Làm tương tự với vần uya.
- HS viết: uy, uya (2 lần). 
c) Viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya
- 1 HS đọc tàu thuỷ; nói cách viết tiếng thuỷ.
- GV viết mẫu tiếng thuỷ, hướng dẫn cách viết. Chú ý đặt dấu hỏi trên âm y./ Làm tương tự với khuya, chú ý chữ k, h cao 2,5 li. 
- HS viết: (tàu) thuỷ, (đêm) khuya (2 lần).
 Thứ Năm ngày 25 tháng 02 năm 2021
 TIẾNG VIỆT
BÀI 115: uy - uya
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần uy, uya; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uy, uya. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uy, vần uya. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Vườn hoa đẹp.
- Viết đúng các vần uy, uya, các tiếng (tàu) thuỷ, (đêm) khuya cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS đọc bài Lợn rừng và voi. 
- 1 HS trả lời câu hỏi: Lợn rừng mẹ dạy con điều gì? 
B. DẠY BÀI MỚI
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Vườn hoa đẹp, giới thiệu các loài hoa: cúc thuý, tuy líp, hoa giấy, thuỷ tiên, dạ hương, bách nhật.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ mọng, mỏng, lâu ơi là lâu, rực rỡ, ngát hương. Giải nghĩa từ: pơ luya (loại giấy rất mỏng, mềm, dùng để viết thư). 
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Thuỷ, cúc thuý, tuy líp, pơ luya, thuỷ tiên, nhuỵ vàng, dạ hương, khuya, bách nhật, khuy áo, ngát hương.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC, mời 1 HS nói câu M: Hoa tuy líp đỏ mọng.
- GV chỉ từng hình, cả lớp nói tên từng loài hoa: 1) hoa cúc thuý, 2) hoa tuy líp. 3) hoa giấy, 4) hoa thuỷ tiên, 5) hoa dạ hương, 6) hoa bách nhật..
- GV chỉ từng hình, 1 HS giỏi (dựa vào bài) nói về vẻ đẹp của từng loài hoa. 
+ (Lặp lại) GV chỉ hình, từng HS tiếp nối nhau: GV chỉ hình 1, HS 1: Hoa cúc thuý đủ màu sắc. GV chỉ hình 2, HS 2: Hoa tuy líp đỏ mọng.
GV chỉ hình 3, HS 3: Hoa giấy cánh mỏng như tờ pơ luya. 
GV chỉ hình 4, HS 4: Hoa thuỷ tiên cánh trắng, nhuỵ vàng. 
GV chỉ hình 5, HS 5: Hoa dạ hương càng về khuya càng thơm. 
GV chỉ hình 6, HS 6: Hoa bách nhật chỉ bằng cái khuy áo, tươi lâu ơi là lâu. 
+ (Lặp lại) GV chỉ từng hình, cả lớp nhắc lại (nói nhỏ). 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 40). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ một số câu cho HS đọc lại.
- Đọc bài tập đọc cho người thân nghe.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 114, 115)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần uê, uơ, uy, uya, các từ ngữ hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết các vần, từ ngữ (cỡ vừa, cỡ nhỏ). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): uê, hoa huệ; uơ, huơ vòi; uy, tàu thuỷ; uya, đêm khuya. /HS đọc, nói cách viết từng vần.
- GV hướng dẫn HS viết, tập trung hướng dẫn các từ có vần uê, uơ, uy, uya. Chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh trong các tiếng: huệ, vòi, tàu thuỷ.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): hoa huệ, huơ vòi, tàu thuỷ, đêm khuya.
- GV hướng dẫn HS viết từng từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ: h, k, y cao 2,5 li; đ cao 2 li; s cao hơn 1 li.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm cỡ chữ nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS viết cẩn thận, sạch đẹp.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ 
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề thực vật và động vật: tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn
- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Làm 1 bộ sưu tập về các cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
- Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật?
	* Mục tiêu
	Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật:
- Tên của 1 số cây và các con vật;
- Các bộ phận của cây và các con vật;
- Lợi ích của 1 số cây và các con vật;
- Cách chăm sóc của 1 số cây và vật nuôi;
- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và vật nuôi.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện
- GV hỏi: Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, các em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?
- GV yêu cầu 1 số HS trả lời và hướng dẫn hoạt động nhóm.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- GV chia thành 4 – 6 nhóm: Nhóm lẻ làm tổng kết phần thực vật và nhóm chẵn làm phần động vật.
- GV yêu cầu mỗi nhóm thể hiện theo sơ đồ gợi ý ở trang 90, 91 SGK và hoàn thành những chỗ có dấu ? trên sơ đồ.
- GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo trình bày sơ đồ theo cách riêng của mỗi nhóm như: Dán các hình ảnh đã sưu tập hoặc minh họa bằng chính các hình các em tự vẽ. 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn.
- Tuyên dương các nhóm có sản phẩm và phần trình bày tốt nhất, sáng tạo nhất.
- GV kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với 1 số HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong quá trình làm việc nhóm hoặc những HS yếu hơn các bạn.
- GV chọn 2 kết quả tốt nhất của 2 nhóm tổng kết về Thực vật và Động vật để tổng kết trước lớp.
- Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức trò chơi “ Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ” hoặc cách khác theo ý tưởng sáng tạo của từng GV.
Bước 4: Củng cố
	Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết chủ đề Thực vật và động vật theo cách của em vào vở.
2. Hoạt động 2: Làm 1 bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các con vật
	* Mục tiêu
- Hệ thống các kiến thức về động vật và thực vật.
- Hình thành năng lực tự tìm tòi, nghiên cứu
	* Cách tiến hành
- GV phân nhóm, yêu cầu mỗi HS sưu tầm các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.
- Mỗi nhóm làm 1 bộ sưu tập theo sự sáng tạo riêng, tuy nhiên cần thể hiện rõ: Tên cây/ con vật, hình dạng, kích thước và 1 số đặc điểm nổi bật, lợi ích của chúng. Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật có ở địa phương.
- Chọn 1 vài nhóm lên trình bày ( nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp cho GV vào buổi học sau để tổng kết, khen thưởng. ( Lưu ý: Những bộ sưu tập tốt 
 Thứ Sáu ngày 26 tháng 02 năm 2021
 TOÁN
Bài 47: CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số tròn chục.
- Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
- Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo của số có hai chừ số. xác định được giá trị cùa mỗi số dựa vào vị trí của số đó, H

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan