Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 63. TẢ CẢNH ( KIỂM TRA VIẾT)

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức , kĩ năng

- HS viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc.

2. Năng lực:

 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,.

- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu quê hương , có trách nhiệm

II. Đồ dùng dạy học:

- Ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước)

- Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động(2’)

- GV giới thiệu bài -GV nêu nhiệm vụ học tập.

2. Hướng dẫn HS làm bài(5/)

- GV gọi HS đọc 4 đề bài ở SGK .

- GV ghi đề bài lên bảng .

- Đề bài: Chọn một trong các đề bài sau đây:

 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Tả một đêm trăng đẹp.

3. Tả trường em trước buổi học.

4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài đã cho .

- GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.

? Theo em , em chọn đề bài nào ? Vì sao em chọn đề đó

- GV nhắc lại cách trình bày một bài văn tả cảnh .

3. HS làm bài(20/)

4. Củng cố dặn dò(4/)

- GV thu bài về chấm.

- GV nhận xét tiết học .

- Dặn: Về đọc trước bài ôn tập về văn tả người chọn đề bài ,quan sát trước để tiết sau làm bài tốt hơn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức , kĩ năng
- Nhớ- viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu); trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2,3.
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nhớ cách viết hoa, phiếu kẻ NDBT2
III. Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động(5’)
- HS đọc cho các bạn ghi tên các danh hiệu, giải thưởng hay huy chương
- Giới thiệu bài- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Khám phá
Họat động 1. Hướng dẫn HS nhớ viết(20/)
Mục tiêu : Nhớ- viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu); trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu của bài: 1 HS đọc bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) cả lớp theo dõi
GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét
- Cả lớp đọc lại bài thơ - chú ý những từ dễ sai, viết sai: Lâm thâm, lội dưới bùn.
-Trình bày bài viết theo thể thơ lục bát
- HS viết bài (Nhớ lại và viết)
- GV chấm chữa một số bài. Sửa những lỗi sai cơ bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(7/)
Mục tiêu : Biết được các bộ phận trong tên cơ quan đơn vị.
Cách tiến hành :
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, phát phiếu cho 3 HS làm , còn lại làm vào vở bài tập
GV cùng HS chữa bài trên phiếu gắn ở bảng lớp
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận t. nhất
Bộ phận t. hai
Bộ phận thứ ba
Trường tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn








- HS dựa vào bảng rút ra kết luận
- Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên đó
- Bộ phận thứ ba là các danh từ trường, tên địa lý Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng
Bài tập 3:
+ GV gọi HS đọc yêu cầu của BT3, sửa lại tên các cơ quan đơn vị trên bảng cho đúng.
+ HS làm vào vở BT
+ GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình
+ GV và HS cả lớp nhận xét, chốt ý đúng
* Nhà hát Tuổi trẻ
* Nhà xuất bản Giáo dục
* Trường Mầm non Sao Mai
3. Vận dụng(5/)
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên đơn vị, cơ quan
-––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT 63. MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM
I. Mục tiêu
1.Kiến thức , kĩ năng
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ ,tục ngữ về trẻ em 
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu .
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập,có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập ,
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5/)
-HS chơi trò chơi bắn tên nêu tác dụng của dấu hai chấm - lấy ví dụ minh hoạ .
-Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập
2. Khám phá và luyện tập(25/)
BT1:
Hs nêu yêu cầu bài tập 1 -suy nghĩ trả lời .
GV chốt lại ý đúng .ý c-Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
BT2:
- Hs đọc yêu câu bài tập
Gv yêu cầu Hs lên làm vào phiếu học tập ,đại diện nhóm lên trình bày .
Cả lớp nhận xét - Gv chốt lại ý đúng .
Từ đồng nghĩa ; Trẻ thơ ,thiếu nhi ,nhi đồng....
BT3:
 HS đọc yêu cầu bài tập
Gv gợi ý để HS tìm ra - Hs trao đổi nhóm ,ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy.
- Đại diện nhóm lên trình bày .
Ví dụ : Trẻ em như tờ giấy trắng
 Trẻ em như búp trên cành
 Trẻ em như hoa mới nở
BT4: 
HS đọc yêu câu bài tập - HS làm vào vở
Hs phát biểu
a.Tre già măng mọc : Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế .
b. Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ
3. Vận dụng(5/)
- Nói 1- 2 câu về trẻ em.
- Hs nhắc lại nội dung bài .
- GV nhận xét tiết học 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 05 tháng 5 năm 2021
TOÁN
 Tiết 161. ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH , THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu
1.Kiến thức , kĩ năng
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tíc,thể tíh một số hình trong thực tế.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài học, ghi bảng mục bài.
2. Khám phá và luyện tập
 a.GV hệ thống kiến thức cần ghi nhớ (5’)
- Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV cho HS nêu lại các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b. Thực hành (25’)
Bài 2: 
GV hướng dẫn rồi cho HS chữa bài.
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Bài 3: Yêu cầu HS tính thể tích bể nước, sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
Giải:
Thể tích bể là:
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy vào bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ.
Bài 1: 
GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: Tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà, rồi trừ đi diện tích các cửa.
Giải:
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2.
3. Vận dụng(5/)
- Tính diện tích xung quanh nhà em.
- GV nhận xét tiết học. Dặn ôn luyện ở nhà.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
 TIẾT 63. LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức , kĩ năng
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh minh hoạ , Các văn bản .
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Hs nối tiếp nhau đọc bài" Những cánh buồm " GV nhận xét.
- Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Khám phá
HĐ1. Luyện đọc.
Mục tiêu: - Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
Cách tiến hành:
- Gv đọc mẫu (điều 15, 16, 17), 1 HS đọc tiếp nối điều 21.
- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc .
- Một hs đọc cả bài .
HĐ2. Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: - Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Cách tiến hành:
*Thảo luận N2
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền trẻ em Việt Nam ?
HS trả lời điều 15,16,17
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? VD:
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Điều luật nào nói về bổn phận trẻ em ?
HS: Điều luật 21
- Nêu những bổn phận trẻ em được quy định trong luật ?(HS đọc 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21).
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì, con những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
HS liên hệ thực tế
Lớp điều hành tìm hiểu bài 
Nội dung bài ? HS thảo luận trả lời 
GV nhận xét , kết luận
HS nghe- ghi vào vở.
HĐ3. Luyện đọc lại.
Mục tiêu: - Đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
Cách tiến hành:
- GVHD 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật.
- HS luyện đọc điều 21.
- GV nhận xét.
3. Vận dụng(5/)
- HS nhắc lại nội dung bài
- Nêu những luật mà em biết
- Gv nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 32. PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
 I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.;Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Đồ dùng 
- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại. 
- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát: tia nắng hạt mưa
- Giới thiệu bài 
2. Khám phá( 25p)
Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật 
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh
- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. 
-Các nhóm trình bày ý kiến
- GV nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ
- HS đưa tình huống
- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm
Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Chẳng hạn: Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả
 Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
- 2 học sinh trao đổi
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
3. Hoạt động nối tiếp
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 06 tháng 4 năm 2021
TOÁN
 Tiết 162. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức , kĩ năng
- Biết tính diện tích , thể tích một trong các trường hợp đơn giản.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Nối tiếp nêu công thức tinh chu vi và diện tích một số hình đã học?
- GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30’)
Bài 1: Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Hình lập phương
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5cm
Sxung quanh
576cm2
49cm2
Stoàn phần
864cm2
73,5cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3
Hình lập phương
(1)
(2)
Chiều cao
5cm
0,6cm
Chiều dài
8cm
1,2cm
Chiều rộng
6cm
0,5cm
Sxung quanh
140cm2
2,04cm2
Stoàn phần
236cm2
3,24cm2
Thể tích
240cm3
0,36cm3

Bài 2: GV gợi ý cho HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (Chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy).
Bài giải:
	Diện tích đáy bể là
	1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
	Chiều cao của bể là:
	1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
	Đáp số: 1,5 m.
Bài 3: GVgợi ý.
	Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm). Sau đó có thể tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.
	Diện tích toàn phần của khối nhựa hình lập phương là:
	(10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
	Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là:
	(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
	Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là:
	600 : 150 = 4 (lần)
3. Vận dụng(5/)
- Nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
Tiết 64. SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức , kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con :Khi lớn lên từ giã tuổi thơ ,con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gầy dựng lên .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài )
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu quê hương , có trách nhiệm 
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1.Khởi động (5’)
- HS đọc lại bài: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
- Giới thiệu bài:
2. Khám phá
Hoạt động: Luyện đọc:
Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
Cách tiến hành:
- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng.
Hoạt động2: Tìm hiểu bài:
Mục tiêu: - Hiểu được điều người cha muốn nói với con :Khi lớn lên từ giã tuổi thơ ,con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gầy dựng lên .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài )
 Cách tiến hành:
- HS trao đổi N2 về nội dung các câu hỏi.
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? (Những câu thơ ở khổ 1 và 2).
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? (Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thê giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó có cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về, ... đậu trên cành khế nữa, chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con).
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? (Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật....)
GV: Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên.
- Bài thơ nói với các em điều gì? (Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích.
Lớp điều hành tìm hiểu bài 
Nội dung bài ? HS thảo luận trả lời 
GV nhận xét, kết luận
HS nghe- ghi vào vở.
Hoạt động3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng.
 Cách tiến hành:
- GVHDHS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
3. Vận dụng(5/)
- Viết 1 đoạn văn ghi lại những suy nghĩ của em về tình cảm cha đối với con.
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 63. TẢ CẢNH ( KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức , kĩ năng
- HS viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh , cảm xúc.
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu quê hương , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Ý cho đề văn của mỗi HS ( đã lập từ tiết trước)
- Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(2’)
- GV giới thiệu bài -GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hướng dẫn HS làm bài(5/)
- GV gọi HS đọc 4 đề bài ở SGK .
- GV ghi đề bài lên bảng .
- Đề bài: Chọn một trong các đề bài sau đây:
 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 4 đề bài đã cho .
- GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
? Theo em , em chọn đề bài nào ? Vì sao em chọn đề đó
- GV nhắc lại cách trình bày một bài văn tả cảnh .
3. HS làm bài(20/)
4. Củng cố dặn dò(4/)
- GV thu bài về chấm.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn: Về đọc trước bài ôn tập về văn tả người chọn đề bài ,quan sát trước để tiết sau làm bài tốt hơn.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 07 tháng 5 năm 2021
TOÁN
 Tiết 163. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1.Kiến thức , kĩ năng
-Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.	
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Nối tiếp nhau nêu công thức tính diện tích một số hình ?
- Giới thiệu bài- Nêu mục tiêu, nhiệm vụ tiết học
2. Luyện tập (25’)
Bài 1:
 GV gợi ý để HS tính được chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng hình chữ nhật đó. Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn hình chữ nhật đó.
Bài giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật đó là:
50 x 30 = 1500 (m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là:
15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
Đáp số: 2250 kg.
Bài 2: 
GVgợi ý để HS biết "Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao". Từ đó "Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta có thể lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy hình hộp"
	Giải:
	Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
	(60 + 40) x 2 = 200 (cm)
	Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là
C
A
B
D
E
3cm
5cm
4cm
2,5cm
	6000 : 200 = 30 (cm)
	Đáp số: 30 cm.
Bài 3: GVHDHS.
	- Trước hết tính độ dài thật của mảnh đất:
Độ dài thật cạnh AB là:
5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 m.
Độ dài thật cạnh BC là:
2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 m.
Độ dài thật cạnh CD là:
3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 m.
Độ dài thật cạnh DE là:
4 x 1000 = 4000 (cm) = 40 m.
- GV cho HS nhận xét: Mảnh đất gồm mảnh hình chữ nhật và mảnh hình tam giác vuông.
Chu vi mảnh đất là:
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
50 x 25 = 1250 (m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là:
30 x 40 : 2 = 600 (m2)
Diện tích mảnh đất hình ABCDE là:
1250 + 600 = 1850 (m2)
3. Vận dụng(5/)
- Nhắc lại nội dung đã học
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà
________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 64. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU " DẤU N

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.doc