Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Thứ năm, ngày 08 tháng 4 năm 2021

TOÁN

TIẾT 140. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I. Mục tiêu:

*- Biết xác định phân số bằng trực giác ;biết rút gọn ,quy đồng mẫu số ,so sánh các phân số không cùng mẫu số.

 - Biết xác định phân số ;biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

* Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.

* Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập.

II. Hoạt động dạy học:

1.Khởi động: ( 5 phút)

- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp và Gv nhận xét.

- Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học.

2.Ôn tập lí thuyết:( 5phút )

Mục tiêu: HS ôn lại các tính chất cơ bản của phân số.

Cách tiến hành:

 - Nêu tính chất cơ bản của phân số.

- Các tính chất của phân số:

+Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.

+ Phân số thập phân .

+Cộng, trừ ,nhân, chia phân số.

- HS phát biểu.

- Lớp và GV nhận xét.

3. Luyện tập:( 27phút )

Bài tập 1:

- Một HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.

- Đại diện HS trình bày kết quả.

- Lớp và Gv nhận xét.

 Bài tập 2:

- Một HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- Đại diện HS trình bày kết quả.

- Lớp và Gv nhận xét.

Bài tập 3:

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài.

- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

Bài tập 4: HS làm bài.

- Một HS làm vào bảng phụ.

- Lớp và GV chữa bài.

- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, không cùng mẫu số và có cùng tử số.

Bài tập 5: HS làm bài theo nhóm 4.

- HS đọc kết quả.

- Lớp và GV chữa bài.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết ( BT2- T1)
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2- T2.
* Góp phần hình thành năng lực tự tin, hợp tác, tự giải quyết vấn đề
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL.
- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Kiểm tra tập đọc HTL(20/)
Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .( K- G)
Cách tiến hành:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút)
- HS đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn .
4. Làm bài tập. (7/)
Mục tiêu: - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết ( BT2- T1)
 - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2-T2.
Cách tiến hành:
BT2- T1
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập2 (1 HS đọc thành tiếng)
- GV treo bảng phụ kẽ sẵn bảng thống kê bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 2.
+ Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê.
+ Tìm ví dụ minh hoạ các kiểu câu.
- Cho HS làm bài (3 HS làm vào bảng phụ HS còn lại làm vào vở bài tập)
- Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên treo bảng phụ)
Các kiểu cấu tạo câu
Ví dụ
Câu đơn
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Câu ghép không dùng từ nối.
Lòng sông rộng, nước xanh trong.
Câu ghép dùng QHT
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- GV nhận xét và chốt lại các câu mà các em tìm đúng.
BT2-T2
- Cho HS đọc toàn bộ bài tập 2 (1 HS).
- Yêu cầu của bài tập là gì?
+ Viết tiếp vế câu còn thiếu vào chổ trống để tạo câu ghép.
- GV lưu ý HS: Đảm bảo đúng nội dung và đúng ngữ pháp.
- GV cho HS làm bài - GV phát phiếu, bút dạ cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên dán phiếu).
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, kết luận.
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng rất quan trọng.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: "Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người "
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Tiết học này chúng ta ôn tập được những kiến thức nào?
- Dặn chuẩn bị bài ôn tập (tiết 3) 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 07 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 139. ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
*- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
BT cần làm:BT1, BT2, BT3 (cột 1), BT5
* Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
* Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập.
II. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: ( 5 phút)
- GVcho HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập 3 trang 146.
- HS trình bày bài.
- Lớp và GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (25phút)
Mục tiêu:Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
Cách tiến hành:
Bài1:
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp và Gv nhận xét.
Bài 2:
- Một HS nêu yêu cầu bài.
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
- Gv treo 3 băng giấy lên bảng( Mỗi băng giấy ghi một câu).
- 3 tổ, cử 3 bạn lên thi hoàn thành nhanh bài tập.
- Lớp và Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh đúng.
 Cho HS đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó.2:
- GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
- Khi chữa bài yêu cầu HS nêu đặc điểm của các số tự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp.
Chẳng hạn: Hai số lẻ liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau hai đơn vị.
Bài 3: (cột 1): 
- GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
- Khi chữa bài: GV gọi HS nêu cách so sánh số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số.
BT5: 
- GV cho HS rồi chữa bài.
- Khi chữa bài: ảo luận nhóm 4 làm bài.
Chẳng hạn: c/ 810 chia hết cho cả 2 và 5. Để tìm ra chữ số cần điền vào ô trống là chữ số nào, phảI lấy phần chung của hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5:
+ Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8
+ Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là: 0, 5
Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5, 0 là phần chung của cả hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số tận cùng bên phải là 0. Vậy chữ số cần điền là 0.
- Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 và cho 5...
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
HS làm bài rồi chữa bài:
- Kết quả: a) 3999; 4856; 5468; 5486.	b) 3762; 3726; 2763; 2736
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học.
- HS hệ thống lại bài .
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS luyện tập ở nhà.
________________________________
KỂ CHUYỆN
TIẾT 28. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T3)
I. Mục tiêu: 
*- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2, 3 bài thơ đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn 
( BT2).
* Góp phần hình thành năng lực tự tin, hợp tác, tự giải quyết vấn đề
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL.
- Bảng phụ làm bài tập.
- Bảng phụ viết sẵn bài Tình quê hương.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: ( 5 phút)
- Em hãy tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao có nghĩa: Yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái? (4 HS nêu 4 câu).
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra tập đọc - HTL: (17/)
Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .( K- G)
Cách tiến hành:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút)
- HS đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn .
3. Làm bài tập 2: (10/)
Mục tiêu: Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn 
Cách tiến hành:
- Cho HS đọc toàn bộ bài tập 2 (1 HS).
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+ Các từ ngữ đó là: Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
? Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
 Tìm các câu ghép trong một đoạn văn của bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm 2.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét , chốt lại câu (GV treo bảng phụ ghi sẵn 5 câu ghép).
- Yêu cầu HS phân tích các vế câu (1 HS lên phân tích ở bảng phụ, lớp làm vào giấy nháp).
* Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại có tác dụng liên kết câu.
- Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho cụm từ làng quê tôi.
+ Cụm từ mảnh đất quê hương (ở câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn ở (câu 2)
+ Cụm từ mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (ở câu 3).
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học.
- HS hệ thống lại bài .
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 ĐẠO ĐỨC 
Tiết 28. BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT (T)
I/ Mục tiêu:
* Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ, HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
* Góp phần hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
* Góp phần hình thành các phẩm chất trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt.
- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.
- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm; 
- Thêm say mê, hào hứng với môn học.
II. Đồ dung dạy học
 - GV: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. 
 - HS: Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
III. Hoạt động dạy học
1/ Khởi động: 
- GV cho HS nêu những việc làm tốt em đã làm trong tuần qua? - HS nối tiếp nhau trả lời.
- GV chốt khen ngợi và dẫn dắt giới thiệu vào bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt.(tiết 2)
2/ Thực hành
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt và có ý thức bảo vệ cái đúng cái tốt.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?
Tích cực hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt
Tuyên truyền mọi người thực hiện việc đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid
Có thái độ phản ứng khi bị người khác nhắc nhớ bỏ rác đúng quy định.
 -Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến cá nhân qua mỗi việc làm trên
 - HS trình bày ý kiến và giải thích sự lựa chọn của mình.
 - HS nhận xét, chia sẻ ý kiến của mình
 - Cho HS nhận xét, chia sẻ ý kiến
 - GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Đóng vai 
 Mục tiêu: HS biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt. Từ đó, các em mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt
Cách tiến hành: 
Bài tập 3: Em hãy đóng vai để xử lí các tình huống sau:
a/ Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, Nam và Tuấn đanh nhau. Hùng đứng bên cạnh vỗ tay cổ vũ.
Nếu em là người chứng kiến sự việc thì em sẽ làm gì?
b/ Tình huống 2: Trong giờ kiểm tra, Hải phát hiện Nam sử dụng tài liệu. Hải liền lên báo với cô giáo và bị Nam dọa đánh. 
Nếu em là người chứng kiến sự việc, em sẽ làm gì?
c/ Tình huống 3: Trên đường đi học về, Nam dừng xe, bê hòn đá to giữa đường bỏ vào lề, Hùng thấy vây trề môi, nói: Hơi đâu mà Nam làm như vậy?
Nếu em là người chứng kiến sự việc, em sẽ làm gì?
GV cho HS thảo luận nhóm để chuẩn bị đóng vai xử lí tình huống.
Gv tổ chức cho HS đóng vai.
Cho các nhóm nhận xét, chia sẻ ý kiến
GV nhận xét, kết luận
3/ Vận dụng:
Sưu tầm những câu chuyện/ tình huống về tấm gương biết bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Mục tiêu: HS biết thực hiện bảo vệ cái đúng cái tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Các nhóm tự kể trong nhóm, thống nhất chọn câu chuyện/ tình huống phù hợp, sau đó cử đại diện lên kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Em cần làm gì để bảo vệ loài động vật này ? - HS nêu: Khuyên mọi người hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đánh bắt bừa bãi,...
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 08 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 140. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
*- Biết xác định phân số bằng trực giác ;biết rút gọn ,quy đồng mẫu số ,so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 - Biết xác định phân số ;biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
* Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
* Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập.
II. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: ( 5 phút)
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp và Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học.
2.Ôn tập lí thuyết:( 5phút )
Mục tiêu: HS ôn lại các tính chất cơ bản của phân số.
Cách tiến hành:
 - Nêu tính chất cơ bản của phân số.
- Các tính chất của phân số: 
+Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
+ Phân số thập phân.
+Cộng, trừ ,nhân, chia phân số.
- HS phát biểu.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Luyện tập:( 27phút )
Bài tập 1:
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- Lớp và Gv nhận xét.
 Bài tập 2: 
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- Lớp và Gv nhận xét.
Bài tập 3: 
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
Bài tập 4: HS làm bài.
- Một HS làm vào bảng phụ.
- Lớp và GV chữa bài.
- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, không cùng mẫu số và có cùng tử số.
Bài tập 5: HS làm bài theo nhóm 4.
- HS đọc kết quả.
- Lớp và GV chữa bài.
Thực hành biểu tượng phân số; đọc, viết phân số 
Bài 1: 
- HS quan sát băng giấy, trả lời câu hỏi.
- Lớp và Gv nhận xét.
- KQ:Đáp án D
Bài 2: 
- Một HS đọc đề.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp và Gv nhận xét.
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu số toàn bộ số bi?
 - Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào bằng .
 Khoanh vào câu (B) Vì số viên bi là (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so toàn bộ số bi?
- Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào bằng 
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài rồi chữa bài:
- Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào?
- Hãy thảo luận cách so sánh và nêu kết quả, giải thích cách làm?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
 ( Bài c có 2 cách làm: Quy đồng hoặc so sánh từng phân số với đơn vị.)
Bài 5: 
- Bài toán y/c gì?
- Muốn sắp xếp đúng trước hết ta phải làm gì?
- HS làm bài. GV chấm , chữa bài:
 Kết quả:
a) .	
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học.
- HS hệ thống lại bài .
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn luyện tập ở nhà.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
Tiết 55. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T4)
I. Mục tiêu:
*- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2, 3 bài thơ đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ 2. Nêu được dàn ý của những bài văn miêu tả trên, nêu chi tiết hoặc câu văn mà HS ưa thích, giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.
* Góp phần hình thành năng lực tự tin, tự giải quyết vấn đề
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm.
II. Đồ dung dạy học
- Bút da , 3 tờ giấy khổ to làm bài tập 2.
- 3 bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài tập 3.
II. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: ( 5 phút)
- Gọi 2 HS lên KC đã nghe đã đọc theo yêu cầu của đề ở tiết trước.
- GV nhận xét .
- Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra tập đọc - HTL: (17/)
Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .( K- G)
Cách tiến hành:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút)
- HS đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định của phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn , bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn .
3. Làm bài tập. (12/)
Mục tiêu: Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ 2. Nêu được dàn ý của những bài văn miêu tả trên, nêu chi tiết hoặc câu văn mà HS ưa thích, giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó.
Cách tiến hành:
Bài 2:
- Cho HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu.
- Muốn tìm các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua thì các em nên tìm ở đâu là nhanh nhất? (Mục lục).
- Cho HS làm bài. (HS mở nục lục sách tìm những bài văn miêu tả) - 3 HS của 3 tổ ghi vào phiếu.
- Cho HS trình bày kết quả (GV thi giữa các tổ).
- GV nhận xét và chốt lại.
+ Các bài văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tranh làng Hồ.
Bài 3:
- Cho HS đọc toàn bài tập, nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài. GV phát bảng phụ cho 3 HS và 3 bạn làm 3 đề khác nhau, còn lại làm vào vở bài tập.
- Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên treo bài làm của mình).
- Nhận xét và chốt lại.
- GV đưa 3 dàn ý đã chuẩn bị lên bảng lớp.
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học.
- HS hệ thống lại bài .
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm lại bài tập 3 và chuẩn bị tiết sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 55. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T5)
I. Mục tiêu: 
*- Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết.
* Góp phần hình thành năng lực tự tin, tự giải quyết vấn đề
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về các cụ già.
- Gọi 4 HS lên viết ở bảng một số từ ngữ do GV chọn đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Viết chính tả(17/)
Mục tiêu: Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.
Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả lần 1 (cả lớp theo dõi ở SGK)
- Cho HS đọc thầm lại bài và cho biết nội dung của bài là gì?
+ ( Bài chính tả Gốc cây Bàng cổ thụ và Ba cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây)- GV đọc các từ ngữ viết dễ sai: Tuổi giời, tuồng chèo, ngắm kỹ,....(3 HS lên bảngviết, còn lại viết vào giấy nháp). 
GV nhận xét và chữa lỗi cho những HS viết sai (2 bạn cạnh nhau kiểm tra cho nhau).
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cả bài lần 2 cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5-7 bài và yêu cầu HS đổi vở cho nhau sữa lỗi.
- Qua các bài chấm GV nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2. (20/)
Mục tiêu: Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết.
Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập (2 HS lần lượt đọc).
- Cho một số HS giới thiệu về nhân vật mình chọn tả là ai?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, bình chọn những HS viết hay.
4. Vận dụng ( 3 phút)
- Em hãy nhắc lại nội dung bài chính tả?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 và về tiếp tục ôn tập đọc và HTL.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 55. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T6)
I. Mục tiêu: 
*- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2, 3 bài thơ đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết các câu theo yêu cầu của BT2.
* Góp phần hình thành năng lực tự tin, hợp tác, tự giải quyết vấn đề
* Góp phần hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn 3 đoạn văn a, b, c ở bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: ( 5 phút)
- Gọi 3 HS lên đọc đoạn văn tả ngoại hình một cụ già mà em biết ở tiết trước.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra tập đọc - HTL: (17/)
Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính , ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .( K- G)
Cách tiến hành:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc