Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 41. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. Mục tiêu:

- Biết lập 1 chương trình cho một hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý theo SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ .

- Bút dạ

- Bảng nhóm

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ(5/)

- 2HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.

- GV nhận xét.

2. Giới thiệu bài(1/)

GV nêu MĐ, YC của tiết học.

3. Bài mới:

HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. (7/)

Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu của đề.

Cách tiến hành:

- HS đọc yêu cầu bài tập .

- GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức.

- HS đọc lại đề bài .

- HS chọn đề mình thích rồi nêu lên.

- GV đưa bảng phụ có ghi cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.

 HĐ2. Lập chương trình hoạt động. (20/)

Mục tiêu: Biết lập 1 chương trình cho một hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý theo SGK.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và phát phiếu học tập .

- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả- HS nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Chọn bài tốt nhất bổ sung cho tốt hơn để cho HS tham khảo .

4. Củng cố, dặn dò: (2/)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV giúp đỡ HS làm bài. 
- GV giúp HS nhận biết độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của hai nửa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa hai trục. Nói cách khác, độ dài sợi dây chính là nửa chu vi của hình tròn cộng với hai lần khoảng cách 3,1m giữa hai trục.
 - HS làm N2 và chữa bài; GV chấm chữa.
 - GV chốt lại bài làm đúng: 
 Bài giải
 Chu vi hình tròn có đường kính 0,35m là:
 0,35 x 3,14 = 1,099( m)
 Độ dài sợi dây là:
 1,099 + 3,1 x 2 = 7,299( m)
 Đáp số: 7,299m
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại công thức diện tích để vận dụng làm bài tập.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
TIẾT 21. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- HS kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa; hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện bằng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài (7/)
Mục tiêu: HS hiểu đúng yêu cầu đề . Chọn đúng câu chuyện theo đề bài .
Cách tiến hành:
 - 1 HS đọc 3 đề bài (SGK)
 - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể:
 Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hoá.
 Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.
 Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ
- Cho HS đọc các gợi ý (SGK)
- GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã lựa chọn.
- Gọi HS giới thiệu trước lớp câu chuyện mình sẽ kể
- Yêu cầu HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện - chỉ gạch đầu dòng không viết thành đoạn văn.
HĐ2. Kể chuyện(20/)
Mục tiêu: Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa; hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện bằng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS kể trong nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
TIẾT 41. NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: HS biết:
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng , sưởi ấm, phơi khô, phát điện...
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
- Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- GV kiểm tra các nội dung:
 + Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
 + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì?
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: (1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới:
HĐ1. Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. (10/)
Mục tiêu: HS nêu được tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên
Cách tiến hành:
*Tổ chức HS làm việc theo nhóm- GV phát bảng học tập cho các nhóm- nhóm trao đổi thảo luận - ghi nội dung trả lời theo các ý sau :
 + Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất dạng ánh sáng và nhiệt.
 + Năng lượng mặt trời gây ra nắng, mưa, gió, bão trên trái đất.
 - Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung - GV chốt các ý cơ bản và mở rộng.
 - GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
 HĐ2. Một số máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời. (9/)
Mục tiêu: HS kể được một số máy móc, hoạt động... của con người sử dụng năng lượng mặt trời. 
Cách tiến hành:
 - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
 + Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực , thực phẩm , làm muối ...)
 + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?
 + Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
 - Lớp nhận xét ý kiến , bổ sung.
 - GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS.
HĐ3. Trò chơi (8/)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời. 
Cách tiến hành:
- Cử 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng- hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
 - Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng- sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
- Nhận xét kết quả cuộc chơi , biểu dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò. (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân xã .(phường) đối với công đồng .
- Kể được một số công việc của ủy ban nhân dân xã (phường ) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường ).
- Có ý thức tôn trọng ủy ban nhân dân xã( phường ).
-Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do ủy ban nhân xã (phường) tổ chức.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
Cách tiến hành
- HS đọc truyện trong SGK.
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm các công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Làm bài tập
BT 1 SGK.
Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường)
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận:
UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Bài tập 2:
Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường) tổ chức.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho các nhóm HS.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận:
- Tình huống a: nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
- Tình huống b: nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
- Tình huống c: nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ... ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
4. Củng cố dặn dò: ( 3 phút) 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 04 tháng 02 năm 2021
TOÁN
Tiết 104. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và lập 
phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
 - Biết các đặc điểm của các yếu tố về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
 - Bảng phụ. Phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
 2. HĐ1. Giới thiệu hình hộp chữ nhật
Mục tiêu: Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật . - Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
Cách tiến hành:
 - GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát, nhân xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
 - HS thảo luận theo nhóm 2 về các đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét và bổ sung.
 - GV chuẩn kiến thức: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt( hai mặt đáy và bốn mặt bên); có ba kích thước( chiều dài, chiều rộng, chiều cao)
 - HS tự nêu tên các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
3. HĐ2. Giới thiệu hình lập phương
 Mục tiêu: Có biểu tượng về hình lập phương. Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình lập phương .
Cách tiến hành:
 - Tiến hành tương tự đối với hình hộp chữ nhật.
 - GV chuẩn kiến thức: Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
 4. HĐ3.Luyện tập
 Mục tiêu: Biết các đặc điểm của các yếu tố về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 Cách tiến hành:
* GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài 1: HS vận dụng bài học để viết số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
 Số mặt, cạnh, đỉnh
 Hình
Số mặt
Số cạnh
Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật



Hình lập phương




 Bài 3: N2
 - HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ. 
 - GV yêu cầu HS giải thích kết quả?
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 5. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
 TIẾT 42. TIẾNG RAO ĐÊM
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Gọi 2 HS đọc bài: "Trí dũng song toàn" trả lời các câu hỏi bài đọc
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV giới thiệu bài tập đọc Tiếng rao đêm..
3. Bài mới:
HĐ1. Luyện đọc(9/)
Mục tiêu: Đọc trôi chảy. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
Cách tiến hành:
-1 HS khá đọc toàn bài - Cả lớp đọc thầm.
- GV chia đoạn: Có thể chia bài đọc làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến nghe buồn não nuột
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù...
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến thì ra là một cái chân gỗ!
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
 - HS đọc nối tiếp đoạn.
 - HS luyện đọc các từ ngữ: khuya tỉnh mịch, thảm thiết, khập khiểng cấp cứu,...
 - HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp tìm hiểu nghĩa các từ: tê quỵ, rầm, thất thần, thảng thốt, tung tích.
 - 1HS đọc toàn bài
 - GV đọc mẫu toàn bài
HĐ2. Tìm hiểu bài( 8/)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn 1, 2 - Cả lớp đọc thầm- TLCH:
+ Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào? ( Vào các đêm khuya tĩnh mịch) 
+ Nghe tiếng rao, tác giải có cảm giác như thế nào?( Buồn não ruột)
+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào?( Vào nửa đêm)
+ Đám cháy được miêu tả như thế nào?( Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêy cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù)
- HS đọc đoạn 3, 4 - Cả lớp đọc thầm- TLCH:
+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?( Người bán bánh giò)
+ Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?( Là một thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò;...)
- HS đọc lướt toàn bài và TLCH sau:
+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?( người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân bằng gỗ;...)
+ Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?( Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người;...)
HĐ3. Hướng dẫn đọc diễn cảm(10/)
Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn của bài. GV chú ý giúp HS thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần luyện đọc hướng dẫn các em đọc đúng giọng.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, khen các nhóm đọc tốt
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện? (Ca ngợi hành động xả than cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.)
- GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 41. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
- Biết lập 1 chương trình cho một hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý theo SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ . 
- Bút dạ
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- 2HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Bài mới:
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. (7/)
Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu của đề.
Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức.
- HS đọc lại đề bài .
- HS chọn đề mình thích rồi nêu lên.
- GV đưa bảng phụ có ghi cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
 HĐ2. Lập chương trình hoạt động. (20/)
Mục tiêu: Biết lập 1 chương trình cho một hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý theo SGK.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và phát phiếu học tập .
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả- HS nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Chọn bài tốt nhất bổ sung cho tốt hơn để cho HS tham khảo .
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà HS lập chương trình hoạt động chưa tốt về nhà lập lại viết vào vở.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 42. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết chọn được quan hệ từ thích hợp ( BT3) ; biết thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả( BT4).
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- HS đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước.
 - GV nhận xét cho HS .
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Luyện tập(27/)
* GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu BT
- HS tự làm bài vào vở; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn 
- GV cùng HS chữa bài:
 a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
 b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 Bài tập 4:
 - HS đọc yêu cầu BT, tự làm bài vào vở
 - GV nhắc HS: vế câu điền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT.
 - HS trình bày bài làm; GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
TIẾT 21. NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu: 
*Kiến thức:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp đình Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miên Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “ tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
*Kĩ năng: 
- Sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Mô tả sự kiện lịch sử.
*Định hướng thái độ:
- Đau xót trước cảnh nước nhà bị chia cắt hai miền Nam – Bắc.
- Căm thù Mỹ - Diệm đã gây ra nỗi đau chia cắt cho đồng bào ta.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Trình bày được sự kiện nước ta bị chia cắt làm hai miền sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự kiện LS. 
+ Viết (nói) 3 – 5 câu ý kiến của em về những tội ác của Mĩ – Diệm đối với đồng bào ta năm 
II- Đồ dùng dạy-học:
GV: - Bản đồ hành chánh Việt Nam; Tranh cầu Hiền Lương SHS phóng to.
 - Bảng phụ cho 2 hoạt động, máy chiếu.
HS: - Tranh ảnh tài liệu về sự kiện.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
GV cho HS quan sát hình chụp cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải và hỏi: Hình ảnh này gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào?
Gv giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng
HS nối tiếp nêu tên bài học . 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động1. Nội dung của HĐ Giơ-ne-vơ
Mục tiêu: Biết nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ:
Cách tiến hành:
- Hãy đọc thông tin nói về nhiệm vụ chủ yếu của nước ta trong giai đoạn lịch sử 1954-1975
 - Hiệp định có nghĩa là gì?
- Hiệp định Giơ-ne-vơ ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Sau Hiệp định, nhiệm vụ chủ yếu của nước ta là gì?
- HS hoạt động cặp đôi đọc SGK thảo luận TLCH: 
- Đại diện một số cặp đôi trình bày. Nhận xét, đánh giá (GV, HS)
- Chốt (GV hoặc HS): Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Giới thiệu giới tuyến tạm thời hai miền Nam-Bắc qua ảnh SGK được phóng to. ( HS chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.)
Hỏi – đáp:. 
 - Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?( thể hiện mong muốn độc lập,tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta)
- Với nguyện vọng là sau 2 năm đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện hay không? Vì sao? (.Không! Vì Mỹ âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.)
 - Vậy Mĩ đã thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta như thế nào thầy cùng các em tìm hiểu qua hoạt động 2.
Hoạt động 2. Âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ
Mục tiêu: 
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
Cách tiến hành:
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 :.Hãy đọc tiếp thông thông tin SGK và cho biết âm mưu phá hoại HĐ Giơ-ne-vơ của đế quốc Mỹ theo câu hỏi sau:
 .Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ - Diệm còn thể hiện qua những hành động nào?
Những việc làm của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho dân tộc ta?
Nhân dân ta làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
Nếu không cầm súng đứng lên thì đất nước ta, nhân dân ta sẽ ra sao?
Còn cầm súng đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nhưng sự lựa chọn con đường cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì?
- Lớp trưởng điều hành: Tổ chức cho 3 HS (đại diện 3 nhóm) thi trình bày (GV trình chiếu minh họa theo tiến trình trình bày của HS). 
.Để thực hiện âm mưu đó,Mỹ-Diệm còn thể hiện qua những hành động nào? (Mỹ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam; Lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm; Ra sức chống phá các lực lượng cách mạng; Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước (Giải thích: hiệp thương); Thực hiên chính sách”tố cộng”,”diệt cộng” dã man, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội)
.Những việc làm của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho dân tộc ta? (Đồng bào bị tàn sát, đất nước bị chia cắt lâu dài)
.Nhân dân ta làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt? (tiếp tục cầm súng đứng lên chống đế quốc Mỹ và tay sai)
.Nếu không cầm súng đứng lên thì đất nước ta, nhân dân ta sẽ ra sao? (tiếp tục đau nỗi đau chia cắt)
.Còn cầm súng đánh giặc thì điều gìsẽ xảy ra? (đồng bào bị tàn sát dã man)
.Nhưng sự lựa chọn con đường cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì? (thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và mong muốn thống nhất đất nước của nhân dân ta)
- GV nhận xét,

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc