Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

TẬP LÀM VĂN

 TIẾT 39. TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)

I. Mục tiêu: HS biết:

- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Đúng ý, dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt mạch lạc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn ví dụ ảnh chụp một ca sĩ đang hát, tranh minh hoạ nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cô bé quàng khăn đỏ.

III. Hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài(1/)

GV nêu nhiệm vụ học tập.

2.HĐ1. Hướng dẫn học sinh làm bài: (5/)

- HS đọc 3 đề bài trong SGK trang 21

- Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài bằng cách phân tích các đề đã cho.

- HS chọn đề bài.

- Suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý và xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh.

- Gọi một số HS nêu đề bài mình chọn, nêu những điểm chưa rõ cần thầy cô giải thích thêm( nếu có).

Ví dụ: Em chọn đề 1: Em sẽ tả ca sĩ Trọng Tấn đang biễu diễn hoặc em chọn đề 2.

3. HĐ2. Học sinh làm bài (27/)

- HS làm bài - GV theo dõi chung, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS

- Hết thời gian, GV thu bài.

4. Củng cố, dặn dò(2/)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng các từ đồng nghĩa với nó( đã được nêu ở BT3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không?
 - HS trao đổi theo nhóm đôi.
 - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xet và chốt lại lời giải đúng:
 Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở BT 3. Vì từ công dân có hàm ý: “ người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý của từ công dân ngược lại của từ nô lệ.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân mới học để sử dụng đúng. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 27 tháng 01 năm 2021
TOÁN
TIẾT 98. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
Biết tính diện tích hình tròn khi biết: 
- Bán kính của hình tròn
- Chu vi hình tròn. 
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Nêu công thức và quy tắc tính diện tích hình tròn? Cho VD?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Luyện tập(27/)
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT1,2 trong SGK
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r
- Một số HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn. 
- HS làm bài cá nhân theo số đo đã cho. GV theo dõi, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, kết luận kết quả đúng.
 Bài 2: Tính diện tích hình tròn khi biết chu vi C = 6,28
 - GV giúp HS hình thành quy tắc tính diện tích hình tròn khi biết chu vi
 - Ta có : C= r x 2 x 3,14 nên r = C : 2 : 3,14
 - HS suy nghĩ, làm bài
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn trong khi làm bài.
 - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra.
 - GV cùng HS chữa bài:
 Bài giải
 Bán kính hình tròn là: 
 6,28 : 2 : 3,14 = 1 ( cm)
 Diện tích hình tròn là:
 1 x 1 x 3,14 = 3,14 ( cm2)
 Đáp số: 3,14 cm2 
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
TIẾT 20. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sáng, làm việc theo pháp luật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
+ HS 1: Kể đoạn 1 câu chuyện Chiếc đồng hồ và TLCH:
+ Em hãy nêu nội dung chính của tranh 1 + 2?
+ HS 2: Kể đoạn 2 câu chuyện Chiếc đồng hồ và TLCH:
+ Em hãy nêu nội dung chính của tranh 3 + 4?
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Kể chuyện(27/)
Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
 a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
 - GV viết đề bài lên bảng lớp:
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- HS đọc gợi ý 1 SGK - Cả lớp đọc thầm.
- GV cần lưu ý HS khi kể: Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học chỉ nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Em nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- HS nêu tên câu chuyện mình định kể.
b. HS kể chuyện
- HS đọc gợi ý 2 SGK - Cả lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp - HS nhận xét.
- GV nhận xét và khen HS kể hay.
 4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
 TIẾT 39. SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
 KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi trong khi tiến hành thí nghiệm ( của trò chơi)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giá đỡ, ống nghiệm, nến.
- Một ít đường trắng.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
? Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới:
HĐ1. Trò chơi : Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. (13/)
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi theo tổ.
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình chơi trò chơi được giới thiệu trang 80 SGK.
- Đại diện nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình gửi cho các bạn trong nhóm khác.
- GV nhận xét.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt
HĐ2. Vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học(14/)
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của ánh sáng.
Cách tiến hành:
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81 SGK.
- Đại diện cá nhóm trình bày kết quả làm việccủa nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 20. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến , tự hào về quê hương mỡnh , mong muốn được góp phần xây dưng quê hương.
- Biết được vỡ sao cần phải yờu quờ hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.( K-G).
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh về quê hương.
 - Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Nêu những việc làm thể hiện tình yêu quê hương?
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài
GV nêu nội dung học tập.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (BT4 SGK) (9/)
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ: (BT2) (9/)
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ , phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương
Cách tiến hành
 - GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT3) (9/)
 Mục tiêu: HS biết xử lí các tình huống liên quan đến tình yêu quê hương 
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.	
4. Củng cố dặn dò: (2/)
 - HS trình bày tranh ảnh, thơ, truyện, sưu tầm được về quê hương 
 - Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát, truyện.
GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
 - GV nhận xét.
 - GV nhắc HS có những việc làm phù hợp lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ năm, ngày 28 tháng 01 năm 2021
TOÁN
TIẾT 99. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 - Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Com pa; thước kẻ
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ(5/)
- Nêu công thức và quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn? Cho VD?
- HS-GV nhận xét
2.Giới thiệu bài(1/)
 + GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Luyện tập(27/)
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của BT
- GV: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?( bán kính của hai hình tròn; tính độ dài của sợi dây thép)
 - GV lưu ý: độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi của 2 hình tròn.
 - HS làm bài - GV Chữa bài. 
 Bài giải
 Độ dài của sợi dây thép là: 7 x 2 x 3,14 + 10 x 2 x 3,14 = 106,76 (cm) 
Bài 2:
 + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
 - GV hướng dẫn HS tính bán kính hình tròn lớn (dài hơn bán kính hình tròn bé bao nhiêu cm?) rồi tính chu vi từng hình tròn, so sánh chu vi hai hình tròn.
 - HS làm bài. GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - HS chữa bài.
 Bài 3:
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận cách làm bài, GV giúp đỡ.
- HS chữa bài, GV nhận xét: 
 Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật là: 
 7 x2 = 14 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật là: 
 14 x 10 = 140 ( cm2)
 Diện tích của hai nửa hình tròn là: 
 7 x 7 x 3,14 = 153,86 ( cm2)
 Diện tíh của hình đã cho là: 
 140 + 153,86 = 293,86 ( cm2)
 Đáp số: 293,86 cm2
4. Củng cố , dặn dò(2/)
- GV tổng kết giờ học.
- Khắc sâu kiến thức về tính chu vi và diện tích của hình tròn. Tính tổng diện tích của một hình gồm có nhiều hình khác nhau.
 -Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
TIẾT 40. NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung: Biểu dương một nhà tư sản yêu nước Đỗ Đinh Thiện ủng hộ và tài trợ tiền bạc, tài sản cho Cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chân dung nhà từ thiện Đỗ Đình Thiện .
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- HS đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ.
 + Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới
HĐ1. Luyện đọc(9/)
Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
Cách tiến hành:
 - 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
 - GV hướng dẫn đọc và chia đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến Hoà Bình.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến 24 đồng.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến phụ trách quỹ.
 + Đoạn 4: Tiếp theo đến cho Nhà nước.
 + Đoạn 5: Phần còn lại.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: tiệm, Lạc Thuỷ, sửng sốt, màu mỡ.
- HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- GV giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ: tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chìa khoá, Tuần lễ Vàng, Quỹ Độc lập..
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ2. Tìm hiểu bài (8/)
Mục tiêu: Hiểu nội dung: Biểu dương một nhà tư sản yêu nước Đỗ Điònh Thiện ủng hộ và tài trợ tiền bạc, tài sản cho Cách mạng.
Cách tiến hành:
- 1HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm- TLCH:
 + Trước Cách mạng, ông Thiện đã có đóng góp gì cho cách mạng? ( ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.)
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 3- TLCH:
 + Khi Cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì? ( Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng; góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương )
 - 1HS đọc đoạn 4- Cả lớp đọc thầm- TLCH:
 + Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì? ( gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc.)
 + Hoà bình lập lại, gia đình ông đã có những đóng góp gì thật to lớn?( ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước)
* GV: Ông Đỗ Đình Thiện đã có những trợ giúp rất to lớn về tiền bạc, tài sản cho Cách mạng trong nhiều giai đoạn khác nhau, nhất là những giai đoạn quan trọng, khi ngân quỹ của Đảng gần như không có gì.
- HS đọc thầm đoạn 5- TLCH:
 + Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?( ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng đại nghĩa,...)
 + Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước?( Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.)
HĐ3. Đọc diễn cảm(10/)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Với lòng nhiệt thànhphụ trách quỹ
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, .
4.Củng cố, dặn dò(2/)
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc? ( Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn.)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 39. TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Đúng ý, dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh khắc hoạ rõ nét người mình định tả thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn ví dụ ảnh chụp một ca sĩ đang hát, tranh minh hoạ nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, cô bé quàng khăn đỏ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2.HĐ1. Hướng dẫn học sinh làm bài: (5/)
- HS đọc 3 đề bài trong SGK trang 21
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài bằng cách phân tích các đề đã cho.
- HS chọn đề bài.
- Suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý và xây dựng thành bài viết hoàn chỉnh.
- Gọi một số HS nêu đề bài mình chọn, nêu những điểm chưa rõ cần thầy cô giải thích thêm( nếu có).
Ví dụ: Em chọn đề 1: Em sẽ tả ca sĩ Trọng Tấn đang biễu diễn hoặc em chọn đề 2...
3. HĐ2. Học sinh làm bài (27/)
- HS làm bài - GV theo dõi chung, uốn nắn kịp thời những sai sót của HS
- Hết thời gian, GV thu bài. 
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 40. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép( BT1), biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép (BT3).
- Giải thích được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2. ( K- G)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- HS chữa bài tập 2 tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
3. Bài mới:
HĐ1. Phần Nhận xét (10/)
Mục tiêu: Biết được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Cách tiến hành:
Bài tập1:
- 1 HS đọc yêu cầu- Cả lớp đọc thầm.
- HS tìm câu ghép trong đoạn văn.
- HS trình bày bài - HS nhận xét.
- GV chốt lại : Câu 1: ... anh công nhân...... nữa tiến vào...
 Câu 2: Tuy đồng chí..... cho đồng chí.
 Câu 3: Lê Nin không tiện....ghế cắt tóc.
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- HS trình bày bài - HS nhận xét.
- GV chốt lại ý đúng.
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu BT
- GV: Các em đã biết có hai cách nối các vế câu trong câu ghép: nối bằng từ nối và nối trực tiếp bằng dấu câu. Các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế câu trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung và chốt lại lời giải đúng.
HĐ2. Phần Ghi nhớ(7/)
Mục tiêu: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Cách tiến hành:
 - Một vài HS rút ra ghi nhớ từ nhận xét, GV kết luận, HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
HĐ3. Phần Luyện tập(10/)
Mục tiêu: 
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép( BT1), biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép (BT3).
- Giải thích được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2. ( K- G)
Cách tiến hành:
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong VBT
 Bài tập 1: HS làm bài cá nhân (dùng bút chì xác định theo yêu cầu)
- GV lưu ý HS: 
+ BT này có 3 yêu cầu nhỏ: Tìm câu ghép, Xác định các vế câu trong từng câu ghép, Tìm cặp quan hệ từ trong từng câu ghép.
+ HS gạch dưới các câu ghép tìm được trong VBT, phân tách các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp QHT.
- HS làm bài cá nhân.
- Một vài HS trình bày. GV kết luận.
 Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu BT2
- GV: Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào? ( là hai câu ở cuối đoạn văn)
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
 + Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép.
 + Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và bổ sung
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
TIẾT 20. ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN 
 BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức:
Hệ thống những sự kiện lich sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
- Kĩ năng:
Tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu và các nhân vật lịch sử trong giai đoạn từ 1945 - 1954.
-Định hướng thái độ: 
Tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam, Tôn trọng cách thành quả lịch sử của dân tộc. Biết bày tỏ lòng kính yêu, sự biết ơn đối với các anh hùng lịch sử.
- Định hướng năng lưc: 
+ Năng lực nhận thức lịch sử: Trình bày được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954.
+ Năng lực tìm tòi khám phá: Quan sát kênh hình, tra cứu tài liệu SGK hệ thống được các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Năng lưc vận dụng kiến thức kĩ năng: Biết và kể được quá trình diệt giặc đói, giặc dốt, chiến dịch Thu – Đông 1947, chiến dịch biên giới Thu –Đông 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bảng hệ thống các sự kiện đã học.
- Hình minh họa sgk có từ bài 12 đến bài 17.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Biên giới Thu – Đôn 1950, Điện Biên Phủ 1954.
- Phiếu học tập
HS: Xem lại các bài học các sự kiện, nhân vật, và diễn biến các chiến dịch lịch sử
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên 7 anh hùng được Đại hội cán bộ và chiến sĩ thi đua bầu chọn?
+ Kể về chiến công của 1 anh hùng mà em biết?
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- GV nêu MT- HS nhắc lại.
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn và hệ thống lại các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học trong giai đoạn 1858-1954.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1958 đến 1954.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
1-9-1858


5-6-1911


3-2-1930


1930 - 1931


Tháng 8 - 1945

Đẩy lùi “giăc đói, giặc dốt”


Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến

20- 12 - 1946


20- 12- 1946 đến tháng 2 - 1947


Thu đông 1947

Thu – đông 1950 16 đến 18 tháng 9 - 1950

Sau chiến dịch biên giới 
Tháng 2 – 1951
Mồng 1-5- 1952

 5-7-1954


Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét, chốt kiến thức.
GV nhận xét.
Hoạt động2: Thảo luận N4
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để ôn lại các kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945 – 1954.
Cách chơi :
- Cả lớp chia làm 6 đội
- Cử 1 bạn dẫn chương trình.
- Cử 3 bạn làm ban giám khảo
 Lần lượt từng đội cử đại diện đoc câu hỏi và thảo luận với các bạn trong đội để trả lời. Ban giam khảo nhận xét đúng sai. Nếu đúng nhận được một thẻ đỏ, nếu sai không được thẻ. 3 đội còn lại được quyền trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời đúng nếu đúng cũng được nhận 1 thẻ đỏ. Nếu cả 3 đội không trả lời được thì BGK giữ lại thẻ đỏ đó và nêu câu trả lời.
 Luật chơi :
- Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất.
 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng.(Cả lớp).
 Luyện tập :
- HS đọc ghi nhớ SGK từ bài 12 đến bài 17.
Vận dụng :
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghỉ của em về việc làm của Bác Hồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc