Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020
LỊCH SỬ
TIẾT 15. CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
*Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể chuyện.
*Định hướng thái độ:
- Tự hào, khâm phục tinh thần quả cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Trình bày một số nét cơ bản về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
+ Nêu được nguyên nhân quân ta chọn Đông Khê là trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi quan sát ảnh chụp Bác Hồ quan sát mặt trận Biên giới trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
+ Nêu được điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
II. Chuẩn bị
- GV:
+ Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950; Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 (ảnh, truyện kể);
+ Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
III. Hoạt động dạy học
chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. - Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử: + Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ) + Nêu được nguyên nhân quân ta chọn Đông Khê là trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi quan sát ảnh chụp Bác Hồ quan sát mặt trận Biên giới trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. + Nêu được điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. II. Chuẩn bị - GV: + Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950; Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 (ảnh, truyện kể); + Máy chiếu, thiết bị nghe nhìn khác. - HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. III. Hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động: (7/) - Kiểm tra bài cũ: Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu – đông 1947. Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài: + GV sử dụng đoạn phim tài liệu về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 trình chiếu cho HS xem và hỏi: Những hình ảnh này gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào? + GV thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: *Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích quân ta mở Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. (5/) Mục tiêu: Biết mục đích quân ta mở Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Cách tiến hành: - GV trình chiếu bản đồ Việt Nam. HS chỉ các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc. - Vấn đáp: Nêu tình hình quân ta, tình hình địch từ năm 1948 đến giữa năm 1950. (HS đọc 5 dòng đầu SGK TL. Nhận xét, đánh giá. Chốt câu trả lời (GV hoặc HS) kết hợp trình chiếu minh họa) - HS hoạt động cặp đôi đọc SGK thảo luận TLCH: Quân ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 nhằm mục đích gì? - Đại diện một số cặp đôi trình bày. Nhận xét, đánh giá (GV, HS) - Chốt (GV hoặc HS): Quân ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. *Hoạt động 2: Trình bày diễn biến, kết quả của Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. (8/) Mục tiêu: Kể lại sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 trờn lược đồ. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 trình bày sơ lược diễn biến Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 (HS làm việc với thông tin trong SGK kết hợp Lược đồ Chiến dịch Biên giới theo hình thức: cá nhân hoạt động – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trong nhóm) Câu hỏi gợi ý : 1.Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Kể lại trận đánh đó. 2.Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? 3.Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. - Lớp trưởng điều hành: Tổ chức cho 3 HS (đại diện 3 nhóm) thi trình bày (GV trình chiếu minh họa theo tiến trình trình bày của HS). HS nhận xét, bình chọn. - GV nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương HS trình bày tốt. - GV trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới kết hợp trình chiếu theo tiến trình trình bày (nếu cần) - GV hỏi: Vì sao quân ta chọn Đông Khê là trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. - HS TL. HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động. *Hoạt động 3: Trình bày ý nghĩa của Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950. Mục tiêu: Biết được ý nghĩa lịch sử của sự kiện chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. (5/) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi TLCH: + Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. + Chiến thắng Biên giới thu đông có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? - Đại diện một số cặp đôi trình bày. HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt kiến thức. *Hoạt động 4: Kể về tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh hùng La Văn Cầu, nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới. (5/) Mục tiêu: Biết được Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 và gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu Cách tiến hành: - GV trình chiều ảnh Bác Hồ quan sát mặt trận Biên giới và hỏi: Nêu cảm tưởng của em khi quan sát bức ảnh. - HS suy nghĩ nêu ý kiến trước lớp. Nhận xét (GV, HS) - Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi: Kể về tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh hùng La Văn Cầu. - HS thi đua kể trước lớp. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS kể tốt. 3. HĐ luyện tập, vận dụng: (5/) - HS đọc nội dung cần ghi nhớ. - GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập) - Dặn HS: Sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng CSTĐ được bầu trong Đại hội CSTĐ và cán bộ gương mẫu toàn quốc năm 1952./. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KHOA HỌC TIẾT 29. THUỶ TINH I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất của thuỷ tinh. - Nêu được công dụng của thuỷ tinh . - Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh. II. Đồ dùng dạy học: - Cốc, lọ, bình hoa bằng thuỷ tinh. - Bảng học nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV kiểm tra về các nội dung sau: + Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? + Xi măng có những lợi ích gì trong đời sống? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài: (1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: Hoạt động1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh(12/) Mục tiêu: HS phát hiện ra được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. Cách tiến hành: - HS trả lời các câu hỏi sau: + Trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết. - HS kể - GV ghi nhanh lên bảng. + Dựa vào những kinh nghiệm thực tế khi sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có những tính chất gì?( HS nêu) - GV cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi: Nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xẩy ra? Tại sao? - HS trình bày - HS nhận xét. - GV kết luận. Hoạt động2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng(15/) Mục tiêu: - Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. - Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 - HS quan sát vật thật và tìm hiểu tính chất của thuỷ tinh đồng thời ghi các câu trả lời của ba câu hỏi trong SGK vào bảng học nhóm. - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức: + Thuỷ tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác + Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn. + Ngoài thuỷ tinh thường còn có thuỷ tinh chất lượng cao dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm,... 4. Củng cố, dặn dò(2/) ? Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thuỷ tinh?( nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– MĨ THUẬT CHỦ ĐỀ: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA EM (Tiết 1) I. Mục tiêu * HS cần đạt được: - Biết được một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội Nhân Dân Việt Nam. - Bước đầu thể hiện được hình ảnh của chú bộ đội bằng nhiều hình thức vẽ II. Phương pháp và hình thức tổ chức 1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và tiếp cận chủ đề. 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện 1. Giáo viên chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật 5. - Một số hình ảnh về chú bộ đội. - Hình minh họa hoặc sản phẩm về chủ đề bộ đội. 2. Học sinh chuẩn bị - Giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, kéo, keo dán, băng dính, IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu Khởi động (3p) GV tổ chức cho HS hát bài hát về chú bộ đội Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (15p) *Yêu cầu 1: Quan sát từng ảnh trong hình 6.1 để tìm hiểu về chủ đề. (GV tổ chức hoạt động cặp đôi) B1: Hs nêu yêu cầu B2: GV yêu cầu HS quan sát từng ảnh trong hình 6.1 để tìm hiểu về : + Các chú bộ đội trong hình thuộc quân chủng nào? ( Lục quân, Hải quân). +Trang phục của các chú bộ đội như thế nào? Chú bộ đội có những nhiệm vụ gì? + Chú bộ đội đang làm những việc gì trong đời sống hằng ngày? + Em còn biết chú bộ đội làm những việc gì khác để giúp nhân dân và các cháu thiếu nhi? B3: HS quan sát và thảo luận. B4: Gv mời một số hs trả lời trước lớp, hs khác nhận xét B5: Gv nhận xét và khen ngợi *Yêu cầu 2: Quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình thức chất liệu và nội dung các sản phẩm Mĩ thuật: (GV tổ chức hoạt động nhóm) B1: Hs nêu yêu cầu B2: GV yêu cầu HS quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình thức chất liệu và nội dung các sản phẩm Mĩ thuật: + Em thấy có những hình ảnh gì trong bức tranh? Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? + Các bức tranh thể hiện nội dung gì? + Các bức tranh thể hiện bằng các chất liệu gì? Màu sắc trong các bức tranh được thể hiện như thế nào? B3: Nhóm trưởng điều hành, trao đổi trong nhóm và thống nhất kết quả. B4: Gv mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, hs khác nhận xét. B5: Gv nhận xét và kết luận. - Quân đội nhân dân có nhiều binh chủng như Lục quân, hải quân, không quân - Đặc điểm trang phục mỗi quân chủ có sự khác nhau: như lục quân màu xanh lá cây, không quân màu xanh da trời, hải quân màu trắng - Hoạt động của các chú bộ đội như: + Luyện tập trên thao trường, hành quân, chiến đấu + Ngoài giờ tập luyện các chú tham gia trông cây, vệ sinh doanh trại, sinh hoạt văn nghệ. + Đối với nhân dân các chú làm các công việc như đào mương, trồng cây, gặt lúa, làm nhà.. + Với các em thiếu nhi các chú dạy học, dạy văn nghệ.. - Có thể lấy ý tưởng từ các hoạt động của chú bộ đội để tạo hình sản phẩm “ Chú bộ đội của chúng em” bằng các hình thức: Vẽ/ xé dán, nặn B6: Gv yêu cầu một số học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hiện (17p) *Yêu cầu 1: Quan sát hình 6.3 (Thảo luận nhóm) B1: Hs nêu yêu cầu B2: Gv yêu cầu hs quan sát hình 6.3 thảo luận để nhận biết cách thực hiện bức tranh về chú bộ đội. B3: Hs thảo luận trong nhóm B3: Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, hs nhóm khác nhận xét B4: Gv nhận xét và tóm tắt + Lựa chọn nội dung theo chủ đề + Tạo kho hình ảnh ( Vẽ, cắt, xé dán, nặn) + Lựa chọn từ kho hình ảnh sắp xếp thành 1 bức tranh hoàn chỉnh. + Lựa chọn thêm hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động. B5: Gv yêu cầu một số học sinh đọc ghi nhớ *Yêu cầu 2: Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm B1: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm tạo hình “ Chú bộ đội của chúng em” B2: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận. B3: Gv yêu cầu nhóm trưởng các nhóm trình bày ý tưởng thực hiện + Em sẽ thể hiện hoạt động gì của chú bội đội.? + Em chọn hình thức, chất liệu như thế nào để thể hiện? B4: Nhóm trưởng các nhóm nêu ý tưởng thực hiện. B5: Giáo viên nhận xét và khen ngợi B6: Tham khảo một số bức tranh trong hình 6.4 để có them ý tưởng sáng tạo B7: Gv yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm vẽ lên giấy A4 hình ảnh chú bộ đội theo các nội dung mà nhóm đã thống nhất. *Gv nhận xét tiết học Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2019 TOÁN TIÊT 74. TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm - Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị hình vẽ như trong SGK lên bảng lớp III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ(5/) Nêu cách nhân , chia STP? Cho VD? - Nhận xét 2. Giới thiệu bài. (1/) 3. Bài mới HĐ1. Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số) (5/) Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm Cách tiến hành: - GV giới thiệu hình vẽ trên bảng rồi hỏi: Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?( 25 : 100 hay ) - GV viết bảng: Ta viết: = 25%; (25% là tỉ số phần trăm) Đọc là: Hai mươi lăm phần trăm - HS tập viết kí hiệu % trên bảng con HĐ2. Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm(8/) Mục tiêu: Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. Cách tiến hành: - GV ghi vắn tắt VD2 lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. Tìm tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường? - Yêu cầu HS: + Viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường ( 80 : 400) + Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100( 80 : 400 = = ) + Viết thành tỉ số phần trăm ( = 20%) + Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm số HS toàn trường (20%) - GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong trường thì có 20 HS giỏi. - GV minh họa thêm trên hình vẽ để HS rõ: 20 20 20 20 100 100 100 100 4. Luyện tập(14/) Mục tiêu: Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. Cách tiến hành: * GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK Bài 1: Viết ( thành tỉ số phần trăm) - HS làm vào vở nháp ; GV nhận xét và chốt lại cách viết đúng = = 25% ; = = 15% ; = = 12%; = = 32% Bài 2: (Toán giải): - HS đọc bài toán, phân tích bài toán; GV hướng dẫn: + Lập tỉ số của 95 và 100 + Viết thành tỉ số phần trăm - HS tự làm bài giải vào vở (mỗi bài cử 1 HS làm trên bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV cùng HS chữa bài: Bài giải Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là: 95 : 100 = = 95% Đáp số: 95% 5. Củng cố, dặn dò(2/) - HS, GV nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị tiết sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 30. VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hỡnh ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ) - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui , tự hào ( K-G) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV kiểm tra về các nội dung sau: + Đọc đoạn 1 bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi: Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón cô giáo trang trọng như thế nào? + Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV khai thác tranh minh hoạ để giới thiệu bài 3. Bài mới: HĐ1. Luyện đọc(10/) Mục tiêu: Biết đọc bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. Cách tiến hành: - 1HS khá đọc cả bài. - HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - HS luyện đọc từ khó đọc: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, vôi vữa, quên, ránh tường,... - HS đọc nối tiếp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ: giàn giáo, trụ bê tông, cái bay,... - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn mạnh các từ gợi tả và chú ý cách nghỉ hơi ở một số dòng thơ. HĐ2. Tìm hiểu bài(9/) Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hỡnh ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước ( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ) Cách tiến hành: - 1 HS đọc bài thơ- Cả lớp đọc thầm trả lời lần lượt từng câu hỏi: + Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?( giàn giáo tựa cái lồng; trụ bê tông nhú lên; bác thợ nề cầm tay làm việc;...) +Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? ( trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi gạch;...) + Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi? ( ngôi nhà tựa nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa; nắng đứng ngủ quên trên những bức tường;...) + Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?( bộ mặt đất nước đang hằng ngày hằng giờ thay đổi;...) - HS trình bày- HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. HĐ3. Đọc diễn cảm(8/) Mục tiêu: - Biết đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui , tự hào ( K-G) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm; tập trung khổ hướng dẫn kĩ khổ 2,3 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm. - Nếu còn thời gian tổ chức cho HS luyện thuộc lòng. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - 1 HS đọc toàn bài thơ; nêu nội dung, ý nghĩa bài thơ? (thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT 15. TÔN TRỌNG PHỤ NỮ( TIẾT 2) I. Mục tiêu - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội . - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ . - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày . - Biết vỡ sao phải tụn trọng phụ nữ. Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống .( K-G) KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, me, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - HS nêu phần ghi nhớ của bài em đã học trong tiết 1. - GV nhận xét. 2.Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT3, SGK) (10/) Mục tiêu: HS hình thành kĩ năng xử lí tình huống. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 về các tình huống của BT3. - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét. - GV kết luận. a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai. b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. Hoạt động2: Làm bài tập 4, SGK: (8/) Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (Theo giới tính). Cách tiến hành: - HS thảo luận, ghi kết quả vào bảng học nhóm. GV theo dõi các nhóm làm việc - Đại diện các nhóm lên dán bài làm của nhóm mình lên bảng. - HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận + Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ. + Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. + Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. Hoạt động3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam: (BT5, SGK) (9/) Mục tiêu: HS biết về những người phụ nữ Việt Nam được mọi người kính trọng , yêu mến. Cách tiến hành - GV tổ chức cho các nhóm thi đua hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng. 4.Hướng dẫn thực hành: (2/) - Căn dặn HS thực hiện các việc thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Buổi 2. TẬP LÀM VĂN TIẾT 29. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong đoạn văn( BT1). - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người ( BT2). II. Đồ dùng dạy học - Ghi chép của HS về hoạt động của một người nào đó. - Bảng phụ ghi lời giải của BT1b. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - 2 HS lần lượt nhắc lại dàn ý chung của của bài văn tả người. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Hướng dẫn HS luyện tập(27/) * GV tổ chức cho HS làm và chữa BT Bài tập 1: Đọc đoạn văn “Công nhân sửa đường”, thực hiện các yêu cầu ghi ở dưới đoạn văn - 2HS lần lượt đọc đoạn văn - 1HS đọc 3 câu hỏi - GV tổ chức cho HS trả lời lần lượt từng yêu cầu; GV nhận xét, bổ sung - GV chốt lại câu trả lời đúng nhất: a) Bài văn có 3 đoạn: +) Đoạn 1: từ đầu đến Chỉ có những mảng áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi. +) Đoạn 2: từ Mảng đường hình chữ nhật...đến khéo như vá áo ấy. +) Đoạn 3: phần còn lại. b) Nội dung chính của từng đoạn: +) Đoạn 1: tả bác Tâm vá đường. +) Đoạn 2: tả kết quả lao động của bác Tâm. +) Đoạn 3: tả bác Tâm trước mảng đường đã vá xong. c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: +) tay phải cầm búa,... +) b
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020.doc