Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 28. HẠT GẠO LÀNG TA

I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm .

- Hiểu nội dung , ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người , là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ )

II. Đồ dùng dạy học:

- Băng ghi lời bài hát Hạt gạo làng ta.

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ(5/)

- GV kiểm tra HS:

+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Cô bé mua chuỗi ngọc lam cho ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?

- GV nhận xét.

2. Giới thiệu bài(1/)

 GV nêu MĐ, YC của tiết học

3. Bài mới:

HĐ1. Luyện đọc(10/)

Mục tiêu: Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm .

Cách tiến hành:

- 1HS khá đọc bài thơ - Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.

- GV kết hợp giúp HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: phù sa, trành, quyết, tiền tuyến

- HS đọc nối tiếp; GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ ngữ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành,.

- HS đọc toàn bộ bài thơ.

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết,.

HĐ2. Tìm hiểu bài(7/)

Mục tiêu: Hiểu nội dung , ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người , là tấm lũng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

Cách tiến hành:

- 1 HS đọc khổ thơ 1 - Cả lớp đọc thầm- TLCH:

+ Hạt gạo được làm nên từ những gì? ( Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ)

- 1 HS đọc khổ thơ 2 - Cả lớp đọc thầm.

+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?( Giọt mồ hôi sa; Những trưa tháng sáu; Nước như ai nấu; Cua ngoi lên bờ;.)

- GV: Hai dòng thơ cuối của khổ thơ vẽ hai hình ảnh trái ngược có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa, lăn lộn trên

ruộng đồng để làm nên hạt gạo.

- HS đọc thầm các khổ thơ còn lại- TLCH:

 +Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? ( Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến,.)

 + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “ hạt vàng”? ( Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên từ đất, nhờ nước; nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi,.)

HĐ3. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng (9/)

Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tỡnh cảm; thuộc lũng 2-3 khổ thơ

Cách tiến hành:

- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc thuộc khổ thơ mà em thích.

- GV nhận xét và khen HS đọc hay.

4. Củng cố, dặn dò(3/)

- 1 HS đọc cả bài thơ và nêu ý nghĩa của bài thơ? (Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhil à tấm lòng của hậu phương góp phần

vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chông Mĩ cứu nước.)

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức.
 b. Ví dụ 1:* Hình thành phép tính:
 - GV đọc yêu cầu của ví dụ 1.
 + Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào?
 - HS nêu phép tính.
 +Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57 : 9,5 = ? ( m ). Đây là một phép tính chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
* Đi tìm kết quả: - HS áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức và hướng dẫn HS kĩ thuật chia.
- HS thao tác lại.
 + Thương của phép chia có thay đổi không?
c. Ví dụ 2: - HS dựa vào cách chia trên thực hiện phép chia 99 : 8,25.
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
d. Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận và nêu cách chia.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Luyện tập (12/)
Mục tiêu:
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Cách tiến hành:
* GV tổ chức cho HS làm và chữa BT trong SGK
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS làm bài vào vở nháp ( phần a và b).
- GV theo dõi, kiểm tra kĩ năng tính của HS và yêu cầu HS nêu cách làm
- Các phần còn lại HS làm vào vở
Bài 2: ( K- G)Tính nhẩm
- Yêu cầu HS nêu cách chia một số cho 10; 100;... và cho 0,1; 0,01;...
Bài 3: (Toán giải) N3.
- HS đọc bài toán, phân tích bài toán
- HS tự làm bài giải vào vở (1HS làm trên bảng phụ).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV chấm một số bài, tổ chức chữa bài cho HS .	
5. Củng cố, dặn dò(2/)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về ôn lại cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
TIẾT 14. PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn , kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Kể lại câu chuyện mà em đã kể ở tuần trước.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1/)
GV nêu YC bài học
3. Bài mới: 
HĐ1. GV kể chuyện (8/)
Mục tiêu: Lắng nghe và ghi nhớ câu chuyện GV kể.
Cách tiến hành:
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.
- GV kể lại lần 2 có sử dụng tranh.
- GV vừa kể vừa ghi lên bảng tên nhân vật và ngày tháng đáng nhớ:
 bác sĩ Lu- i Pa- xtơ, cậu bé Giô- dép, thuốc vắc- xin, 6-7-1885,...
- HS theo dõi.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(19/)
Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn , kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện trong nhúm.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện( K-G) .
Cách tiến hành:
- HS đọc lần lượt từng yêu cầu của BT
- GV lưu ý HS: két hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a) KC theo nhóm: HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 2. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp
- Một vài tốp HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Hai HS đại diện 2 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện – mỗi em kể cả câu chuyện. Sau mỗi HS kể xong, trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi 
 + Vì sao Pa- xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc- xin cho Giô- dép?
 + Câu chuyện muốn nói điều gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn KC hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. 
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
TIẾT 14. THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
 I. Mục tiêu:
*Kiến thức:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( Phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi ( nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu : Đèo Bông Lau, Đoan Hùng
Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
*Kĩ năng: 
- Sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể chuyện.
*Định hướng thái độ:
- Tự hào, khâm phục tinh thần quả cảm của bộ đội ta trong chiến dịch thu – đông 1947.
*Định hướng năng lực:
- Năng lực nhận thức lịch sử:
+ Trình bày một số nét cơ bản về chiến dịch thu – đông 1947.
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được tại sao nói: Việt Bắc thu- đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”
+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân sau khi học chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 chưa có các mũi tên.
- Các mũi tên ( 3 loại như SGK)
- Phiếu học tập. 
- HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch thu – đông 1947.
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (5/)
- Kiểm tra bài cũ: Nhóm trưởng điều hành kiểm tra: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tích Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Đọc một đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất. Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
+ GV trình chiếu đoạn phim tài liệu về chiến dịch thu – đông 1947 cho HS xem và hỏi: Những hình ảnh này gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào?
+ GV thiệu bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ1. Tìm hiểu âm mưu của địch và chủ trương của ta(7/)
Mục tiêu: Biết được âm mưu của địch và chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới Việt Bắc thu - đông 1947
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân.
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố thực dân Pháp có âm mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức 
HĐ2. Trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947(10/)
Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Hoàn thành vào PHT
Câu hỏi gợi ý: 
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường?	 
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
- Đại diện các nhóm trình bày 
- HS nhận xét
- GV nhận xét , chốt kiến thức ( kết hợp sử dụng lược đồ.)
HĐ3. Trình bày ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947(8/)
Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa thắng lợi ( Phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến , bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến) .
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân.
? Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
? Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thê nào? Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
? Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân dân cả nước?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GVnhận xét, chốt kiến thức .
3. HĐ luyện tập, vận dụng: (5/)
- Tại sao nói: Việt Bắc thu- đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”
- Nêu được cảm nghĩ của bản thân sau khi học chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Hs chia sẻ trong nhóm những hình ảnh liên quan đến sự kiện lịch sử được mang đến lớp.
- GV, HS nhận xét, đánh giá tiết học (tinh thần + hiệu quả học tập)
- Dặn HS: Sưu tầm các tranh ảnh tư liệu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
 TIẾT 27. GỐM XÂY DỰNG: GẠCH , NGÓI
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch ngói và công dụng của chúng. 
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Lọ hoa thuỷ tinh, gốm; một vài miếng ngói, bát đựng nước.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- GV kiểm tra HS các nội dung sau:
 + Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
 + Đá vôi có tính chất gì?
 + Đá vôi có ích lợi gì?
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đồ gốm(8/)
Mục tiêu:
- Kể tên được một số đồ gốm. 
- Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.
Cách tiến hành:
- GV cho HS xem đồ thật hoặc tranh ảnh và giới thiệu một số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ và giới thiệu: các đồ vật này đều được gọi là đồ gốm.
 + Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết?
- GV ghi nhanh tên các đồ gốm lên bảng.
 +Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì? ( bằng đất sét)
 + Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì? (gạch, ngói,...)
- HS trình bày- HS nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch, ngói(9/)
Mục tiêu: HS biết một số loại gạch, ngúi và cụng dụng của chỳng.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS quan sát tranh minh hoạ trang 56, 57 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
 + Loại gạch nào dùng để xây tường?
 + Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?
 + Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
- Đại diện nhóm trình bày HS nhận xét.
 + Trong lớp mình, bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói. (10/)
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
Cách tiến hành:
- GV cầm mảnh ngói trên tay và hỏi: Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Tại sao vậy?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS làm thí nghiệm để xem gạch, ngói còn có tính chất nào nữa:
 *Thí nghiệm: Thả mảnh gạch hoặc ngói vào bát nước. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó?
- Đại diện 1 nhóm trình bày thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét.
 + Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
 + Em có nhớ thí nghiệm này chúng ta đã làm ở bài học nào rồi?
- Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- HS đọc nội dung ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
MỸ THUẬT
CHỦ ĐỀ 5: TRƯỜNG EM (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo hình sản phẩm hai chiều, ba chiều
- Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn 
* HS khá giỏi: Sản phẩm có tính thẩm mĩ và sáng tạo
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình 
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện
1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Sách học Mĩ thuật 5.
- Một số hình ảnh về trường học.
- Hình minh họa hoặc sản phẩm về chủ đề trường học.
2. Học sinh chuẩn bị
- Giấy vẽ, màu vẽ.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
2. GV kiểm tra đồ dùng của HS
A. Bài cũ ( 5’) :
- GV gọi một số hs nhắc lại cách sáng tạo từ lá cây
+ Tuần trước học chủ đề gì?
+ Em hãy nêu cách thực hiện chủ đề trường em của nhóm em?
- HS trả lời .
- Hs khác nhận xét
- GV nhận xét bổ sung . 
B. Bài mới (30p)
Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hành- Hoạt động nhóm (20p)
- GV yêu cầu hs tiếp tục tạo sản phẩm tập thể của nhóm
- GV yêu cầu HS lựa chọn, sắp xếp các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm tập thể. Tạo không gian, thêm chi tiết cho sản phẩm thêm sinh động.
Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(10p)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn cho HS thuyết trình về sản phẩm của mình. Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẽ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi gợi mở để giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kỹ năng tự đánh giá.
+ Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc trên sản phẩm nhóm em, nhóm bạn?
+ Nhóm trình bày nội dung của sản phẩm bằng hình thức sắm vai, thuyêt trình hay biểu diễn?
+ Em hãy thảo luận nhóm cùng các bạn trong nhóm về nội dung thuyết trình, nội dung câu chuyện, lời thoại của nhân vật
+ Nhóm em phân công nhiệm vụ cho các thành viên như thế nào?
+ Hãy chia sẽ cảm xúc của mình sau quá trình tạo sản phẩm của nhóm.
* Tổng kêt chủ đề:
 GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Vận dụng sáng tạo: 
 GV gợi ý HS các cá nhân/ nhóm lựa chọn sản phẩm đẹp, sáng tạo để treo góc học tập cá nhân, treo tranng trí lớp học. HS sáng tạo các phẩm khác theo ý thích.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 12 tháng 12 năm 2019
TOÁN
 TIẾT 69. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Một số HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân và làm một số BT: 43 : 2,3 ; 432 : 24,5
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài : (1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Luyện tập(27/)
* GV tổ chức cho HS làm và chữa hệ thống BT trong SGK
Bài 1: N2.
Tính rồi so sánh kết quả
- HS làm bài. GV theo dõi, kiểm tra kĩ năng tính của HS
- HS so sánh kết quả tính, giúp HS nhận ra: Một số nhân với 2 cũng bằng chia cho 0,5; Một số nhân với 5 cũng bằng chia cho 0,2; Một số nhân với 4 cũng bằng chia cho 0,25 
Bài 2: CN 
Tìm x
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ.
- HS lên bảng chữa bài: 
 a) x x 8,6 = 387 b) 9,5 x x = 399
 x = 387 : 8,6 x = 399 : 9,5
 x = 45 x = 42
Bài 3( Toán giải) N3
- HS đọc đề toán; tóm tắt và giải
- GV giúp đỡ HS yếu
- HS chữa bài: 
Bài giải
 Số dầu ở cả hai thùng là:
 21 + 15 = 36 ( l )
 Số chai dầu là:
 36 : 0,75 = 48 ( chai)
 Đáp số: 48 chai.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
TIẾT 28. HẠT GẠO LÀNG TA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm .
- Hiểu nội dung , ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người , là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ )
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng ghi lời bài hát Hạt gạo làng ta.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- GV kiểm tra HS: 
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Cô bé mua chuỗi ngọc lam cho ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới:
HĐ1. Luyện đọc(10/)
Mục tiêu: Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm .
Cách tiến hành:
- 1HS khá đọc bài thơ - Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV kết hợp giúp HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: phù sa, trành, quyết, tiền tuyến
- HS đọc nối tiếp; GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ ngữ: Kinh Thầy, hào giao thông, trành,....
- HS đọc toàn bộ bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết,...
HĐ2. Tìm hiểu bài(7/)
Mục tiêu: Hiểu nội dung , ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người , là tấm lũng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Cách tiến hành:
- 1 HS đọc khổ thơ 1 - Cả lớp đọc thầm- TLCH:
+ Hạt gạo được làm nên từ những gì? ( Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất, của nước và công lao của con người, của cha mẹ)
- 1 HS đọc khổ thơ 2 - Cả lớp đọc thầm.
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?( Giọt mồ hôi sa; Những trưa tháng sáu; Nước như ai nấu; Cua ngoi lên bờ;...)
- GV: Hai dòng thơ cuối của khổ thơ vẽ hai hình ảnh trái ngược có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa, lăn lộn trên 
ruộng đồng để làm nên hạt gạo.
- HS đọc thầm các khổ thơ còn lại- TLCH:
 +Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? ( Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến,...)
 + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “ hạt vàng”? ( Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên từ đất, nhờ nước; nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi,...)
HĐ3. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng (9/)
Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tỡnh cảm; thuộc lũng 2-3 khổ thơ
Cách tiến hành:
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc thuộc khổ thơ mà em thích.
- GV nhận xét và khen HS đọc hay.
4. Củng cố, dặn dò(3/)
- 1 HS đọc cả bài thơ và nêu ý nghĩa của bài thơ? (Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhil à tấm lòng của hậu phương góp phần
vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì kháng chiến chông Mĩ cứu nước.)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 14. TÔN TRỌNG PHỤ NỮ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 	
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ .
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày .
- Biết vỡ sao phải tụn trọng phụ nữ. Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống .( K-G)
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
- Nêu những việc làm cụ thể thể hiện kính già yêu trẻ.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của phụ nữ: (9/)
Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập (Mẫu phiếu GV chuẩn bị sẵn)
- Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét.
 - GV kết luận.
 + Thế nào là đối xử bình đẳng với phụ nữ?
 + Hiện nay, phụ nữ Việt Nam được đối xử như thế nào?
Hoạt động 2: Tôn trọng phụ nữ bằng hành động(8/)
Mục tiêu HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và em gái.
Cách tiến hành:
Thực hiện BT1( SGK)
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (Theo giới tính).
- HS thảo luận để nêu việc làm của bản thân thể hiện được sự tôn trọng với phụ nữ, các việc làm mà em biết chưa tôn trọng phụ nữ.
- Các nhóm ghi kết quả vào bảng học nhóm.
- Đại diện các nhóm lên dán bài làm của nhóm mình lên bảng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận 
+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.
+ Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK) (9/)
Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến.- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến a, d.
+ Không tán thành với các ý

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc