Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 30

1.Bài cũ : (4) PP kiểm tra .

-Gọi 3 em đọc bài “Cậu bé và cây si già”

-Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?

-Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?

-Sau cuộc nói chuyện này cậu bé còn nghịch nữa không ?

-Nhận xét, cho điểm.

2. Dạy bài mới : (27) Giới thiệu bài.

Hoạt động 1 : Luyện đoc .

Mục tiêu: Đọc trơn cảbài. Ngắt nghỉ hơi đúng Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, bé Tộ)

-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng kể chuyện vui. Giọng đọc lời Bác : ôn tồn, trìu mến. Giọng các cháu (đáp ĐT) vui vẻ, nhanh nhảu. Giọng Tộ : khẽ, rụt rè.

 

docx50 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn theo tranh.
Mục tiêu : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn truyện.
-PP trực quan : Tranh .
-Yêu cầu học sinh nói nhanh nội dung tranh.
-PP gợi mở : Nội dung của bức tranh 1 là gì ?
-Em nhìn thấy những hình ảnh nào ở bức tranh thứ hai ?
-Ở bức tranh thứ ba nói lên điều gì ?
-PP hoạt động : Yêu cầu HS chia nhóm : Dựa vào tranh kể từng đoạn trong nhóm.
-Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện .
Mục tiêu : Kể lại được toàn bộ truyện.
-Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa nội dung 3 bức tranh
-PP hoạt động : Yêu cầu HS chia nhóm kể toàn bộ chuyện.
-Nhận xét cho điểm thi đua.
Hoạt động 3 : Kể đoạn cuối theo lời của bạn Tộ . Mục tiêu : Biết kể lại đoạn cuối của câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ.
-Giáo viên hướng dẫn : Để kể lại đoạn cuối theo lời kể của Tộ em phải : tưởng tượng mình là Tộ, suy nghĩ của Tộ. Khi kể phải xưng “tôi”. Từ đầu đến cuối chuyện phải nhớ mình là Tộ.
-HS lúng túng GV nêu câu hỏi gợi Ý cho từng đoạn.
-Tuyên dương HS kể tốt.
-Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
-Trò chơi.
3. Củng cố : (4’) PP hỏi đáp :Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Qua câu chuyện em học được đức tính gì của bạn Tộ ?-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : (1’)Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
-3 em kể lại câu chuyện “Những quả đào” và TLCH.
-Cho vợ và 3 đứa cháu.
-Đem hạt trồng, ăn hết mà vẫm thèm, biếu bạn bị ốm.
-Oâng nhận xét các cháu sẽ là : người làm vườn, còn thơ dại, có tính nhân hậu.
-Ai ngoan sẽ được thưởng.
-Quan sát.
-HS nói nhanh nội dung tranh.
-Tranh 1 : Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng, Bác đi giữa đoàn học sinh, nắm tay hai em nhỏ .
-Tranh 2 : Bác Hồ đang trò chuyện, hỏi han các em học sinh.
-Tranh 3 : Bác xoa đầu khen Tộ ngoan. Biết nhận lỗi.
-Chia nhóm kể từng đoạn trong nhóm.
-Đại diện 3 nhóm nối tiếp kể 3 đoạn của chuyện.
-Nhận xét, bổ sung.
-Chia nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
-1 em giỏi kể mẫu. Khi Bác Hồ chia kẹo cho tôi, tôi xấu hổ không dám nhận. Tôi khẽ thưa với Bác :”Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác”. Không ngờ Bác lại nhìn tôi cười rất trìu mến. Bác xoa đầu tôi và bảo :” Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được kẹo như các bạn khác.” Tôi vô cùng sung sướng nhận những chiếc kẹo Bác cho.Tôi sẽ không bao giờ quên kỉ niệm ấy. Lời khen của Bác sẽ giúp tôi không bao giờ nói dối.
-HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
-Trò chơi “Phi ngựa”
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Em học được tính thật thà, dũng cảm dám nhận lỗi của bạn Tộ.
-Tập kể lại chuyện .
Thứ ngày tháng năm
Tập đọc - CHÁU NHỚ BÁC HỒ .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ .
 -Biết thể hiện tình cảm yêu thương Bác Hồ qua giọng đọc.
 Hiểu : Hiểu nghĩa một số từ ngữ khó : cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ, ..
•-Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ ở miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Đêm đêm, bạn giở ảnh Bác vẫn cất dấu thầm, ngắm Bác, ôm hôn ảnh Bác. Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc rõ ràng lưu loát. Học thuộc lòng bài thơ.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và đúng 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh Tập đọc “Cháu nhớ Bác Hồ”, ảnh Bác Hồ.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : (4’) PP hỏi đáp – kiểm tra : Gọi 2 em đọc bài “Xem truyền hình”
-Em thích những chương trình nào trên ti vi?
-Em thấy VTTH cần với con người như thế nào?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : (28’) Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc lưu loát bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ . Biết thể hiện tình cảm yêu thương Bác Hồ qua giọng đọc.
PP giảng giải – luyện đọc :
-GV đọc mẫu lần 1 :giọng cảm động, thiết tha
nhấn giọng ở những từ gợi tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ : càng ngắm ảnh Bác, càng nhớ Bác.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng dòng thơ :
Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn.
-Luyện đọc câu :
Bảng phụ : Ghi các câu .
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 105)
-Nhận xét.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa một số từ ngữ khó : cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ, .. Hiểu nội dung bài : Bạn nhỏ ở miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm mong nhớ tha thiết Bác Hồ. 
-PP hỏi đáp : -Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
-PP giảng giải : Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng. Nhà thơ Thanh Hải sáng tác bài thơ chính vào thời gian này.
-Vì sao bạn phải cất thầm ảnh Bác ?
-GV gợi ý : Ở trong vùng bị địch tạm chiếm nhân dân ta có được tự do treo ảnh Bác không ?
-Hình ảnh Bác hiện ra như thế nào qua 8 câu thơ đầu ?
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?
-GV tóm ý đúng : Đêm đêm, bạn giở ảnh Bác cất thầm ra ngắm, ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.
-Luyện đọc lại : Hướng dẫn HTL bài thơ.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : (4’)Nói tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác Hồ?
-Giáo dục tư ưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : (1’) Dặn dò- HTL bài thơ.
-2 em đọc và TLCH.
-Em thích chương trình vui để học, phim truyện, ca nhạc, .
-Giúp con người nâng cao hiểu biết về nhiều mặt và được nghỉ ngơi thoải mái .
-Cháu nhớ Bác Hồ.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ liền nhau.
-Luyện đọc từ khó : Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu. ..
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn :
-Đoạn 1 : 8 dòng thơ
-Đoạn 2 : 6 dòng thơ.
-HS luyện đọc câu :
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ./ 
Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu./ Nhìn mắt sáng,/ nhìn chòm râu,/
 Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ./
Càng nhìn,/ càng lại ngẩn ngơ./
Oâm hôn ảnh Bác,/ mà ngờ Bác hôn.//
-Luyện phát âm các câu chú ý đọc ngắt câu đúng.
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải(STV/ tr 105) 
-Vài em nhắc lại.
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn cả bài) -Đồng thanh.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Bạn hỏ quê ở ven sông Ô Lâu.
-Bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác, cấm nhân dân ta hướng về Cách mạng, về Bác, 
người lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành độc lập, tự do. 
-Hình ảnh Bác hiện ra rất đẹïp trong tâm trí bạn nhỏ : hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu, mắt sáng tựa sao.
-Đọc thầm trao đổi nhóm.
-HS thi đọc thuộc từng đoạn. HS giỏi HTL cả bài.
-Bạn nhỏ sống trong vùng bị địch tạm chiếm nhưng vẫn nhớ Bác Hồ.
-HTL bài thơ.
Toán
Tiết 148 : LUYỆN TẬP .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh 
 -Củng cố về các đơn vị đo độ dài : m, km, mm. Làm tính giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học (m, km, mm)
 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Ghi bảng bài 3.
2.Học sinh : Sách, vở BT, Bộ đồ dùng, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : (4’) PP kiểm tra : Gọi 2 em lên bảng làm.
 1 cm =  mm
	 1000 mm = .. m
	 1m =  mm
	 10 mm =  cm
	 5 cm = ... mm
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : (28’) Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố về các đơn vị đo độ dài : m, km, mm. Làm tính giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học (m, km, mm)
Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề và hỏi .
PP hỏi đáp : Các phép tính trong bài là những phép tính như thế nào ?
-Khi thực hiện phép tính với các số đo độ dài ta làm như thế nào ?
-Sửa bài, cho điểm.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề .
-GV vẽ sơ đồ.
 18 km 12 km
Nhà Thị xã Th phố.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
-Nhận xét.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề.
-PP giảng giải : Bác thợ may dùng tất cả mấy mét vải ?
-15 m vải may được mấy bộ quần áo ?
-Em hiểu may 5 bộ giống nhau nghĩa là thế nào ?
-Làm thế nào để tính được số mét vải của mỗi bộ ?
-Vậy ta chọn ý nào ?
Bài 4 : Nêu cách tính chu vi của một hình tam giác ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : (4’)Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : (1’) Dặn dò. Ôn các đơn vị đo m, dm, cm, mm, km
-2 em lên bảng làm, lớp làm nháp
 1 cm =  mm
 1000 mm = .. m
 1m =  mm
 10 mm =  cm
 5 cm = ... mm
-Luyện tập.
-1 em đọc.
-Là các phép tính với các số đo độ dài.
-Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-1 em đọc đề. Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12 km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu km ?
-HS làm bài 
Giải
Người đó đã đi số kilômét là :
 18 + 12 = 30 (km)
Đáp số : 30 km.
-1 em đọc đề .Một bác thợ may dùng 15 m vải để may 5 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải ?
A. 10 m
B. 20 m
C. 3 m.
-Dùng 15 m vải.
-May được 5 bộ quần áo như nhau.
-Nghĩa là số mét vải để may mỗi bộ quần áo bằng nhau.
-Thực hiện phép chia 15m : 5 = 3 m.
-Ý C.
-Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.
-HS làm bài.
Giải
Chu vi hình tam giác là : 
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
-Ôn các đơn vị đo m, dm, cm, mm, km
TẬP VIẾT – CHỮ M HOA (KIỂU 2) .
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
•-Viết đúng, viết đẹp chữ M hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ.
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa M sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ M hoa. Bảng phụ : Mắt sáng như sao.
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : (1’) PP kiểm tra :Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết một số chữ A-Ao vào bảng con.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : (28’)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Mục tiêu : Biết viết chữ M hoa kiểu 2, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
PP trực quan – truyền đạt :
A. Quan sát một số nét, quy trình viết :
PP hỏi đáp :
-Chữ M hoa kiểu 2 cao mấy li ?
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có những nét cơ bản nào ?
-Cách viết : Vừa viết vừa nói: Chữ M hoa kiểu 2 gồm có : 
-Nét 1 : Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong), dừng bút ở ĐK2.
-Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn 
nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi, dừng bút ở ĐK 1 .
-Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở ĐK2.
-Giáo viên viết mẫu chữ M trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
PP luyện tập :
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ M-M vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng : 
PP trực quan : Mẫu chữ từ ứng dụng
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Nêu cách hiểu cụm từ trên ?
PP giảng giải : Giáo viên giảng : Cụm từ trên tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.
PP hỏi đáp :
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Mắt sáng như 
sao”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Mắt ta nối chữ M với chữ ă như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
-Trò chơi .
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết M-Mắt theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-PP luyện tập : Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
 1 dòng
 2 dòng
 1 dòng
 1 dòng
 3 dòng
3.Củng cố : (4’) Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : (1’) Dặn dò : Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ M hoa, Mắt sáng như sao .
-Chữ M kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li .
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có ba nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái, và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
-Vài em nhắc lại.
-Vài em nhắc lại cách viết chữ M.
-Theo dõi.
-Viết vào bảng con M-M
-Đọc : M-M 
-Quan sát.
-2-3 em đọc : Mắt sáng như sao.
-Quan sát.
-1 em nêu : Mắt to sáng như sao.
-Học sinh nhắc lại .
-4 tiếng : Mắt, sáng, như, sao.
-Chữ M, g, h cao 2,5 li, chữ t cao 
1,5 li, chữ s cao 1.25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu sắc đặt trên chữ ă, a .
-Nét cuối của chữ M chạm nét cong của chữ ă.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : M-Mắt.
-Trò chơi “Thu hoạch lúa”
-Viết vở.
 	M ( cỡ vừa)
 M (cỡ nhỏ)
 	Mắt (cỡ vừa)
 	Mắt (cỡ nhỏ)
	Mắt sáng như sao( cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 28
ÂM NHẠC
HỌC HÁT : BÀI BẮC KIM THANG (DÂN CA NAM BỘ)
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Hát đúng giai điệu và lời ca.
 2.Kỹ năng : Hát đồng đều, rõ lời.
 3.Thái độ : Biết bài Bắc kim thang là dân ca Nam bộ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Chép lời ca vào bảng phụ. Băng nhạc. Nhạc cụ.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Dạy bài “Bắc kim thang”
Mục tiêu : Hát đúng giai điệu và lời ca.
-PP trực quan : Cho học sinh nghe băng bài hát .
-PP luyện tập : GV hát mẫu bài “Bắc kim thang”
-Dạy hát từng câu. chú ý dấu luyến ở nhịp thứ 7.9 và 11.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động.
Mục tiêu : Hát được bài “Bắc kim thang” kết hợp vận động phụ họa.
-PP luyện tập : GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ tiết tấu theo lời ca .
-GV gõ tiết tấu của 2 câu hát.
-GV ghi lời ca trên bảng.
-Khen ngợi HS hát đúng
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài. 
-HS đọc lời ca.
-Hát từng câu, chú ý dấu luyến ở nhịp thứ 7.9 và 11.
-Học hát cả bài.
-Đồng ca cả bài.
-Hát kết hợp vận động vỗ tay gõ đệm theo phách.
“Bắc kim thang cà lang bí rợ.”
-Tập hát lại bài.
 Mỹ thuật :
VẼ TRANH – ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường.
2.Kĩ năng : Biết cách vẽ tranh.
3.Thái độ : Vẽ được tranh đề tài “ Vệ sinh môi trường”
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
 -Tranh ảnh vệ sinh môi trường.
•- Tranh của HS về đề tài Vệ sinh môi trường và tranh phong cảnh.
2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
Mục tiêu : Biết tìm chọn nội dung đề tài.
-PP trực quan, hỏi đáp :Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh , tranh phong cảnh và gợi ý để HS nhận biết. 
-Vẻ đẹp của môi trường xung quanh ra sao ? 
-Em phải làm gì để môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp ?
-Cho học sinh xem bài của HS năm trước.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
Mục tiêu : Biết cách vẽ tranh.
-PP truyền đạt : GV hướng dẫn học sinh .
	Vẽ cảnh làm vệ sinh môi trường.
	Lao dộng trồng cây	
	Vẽ người làm việc (quét, trồng cây, .)
	Vẽ thêm nhà, đường, cây.
-Giáo viên phác nét cách vẽ tranh.
-Giáo viên vẽ minh họa lên bảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cách vẽ tranh môi trường.
-PP trực quan : GV cho học sinh xem một số bài vẽ 
tranh môi trường của học sinh .
-PP thực hành : GV yêu cầu cả lớp thực hành vẽ tranh.
-GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh vẽ.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách chọn màu.
-GV chỉ ra một số bài vẽ đẹp.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu.
Động viên khen ngợi tinh thần học tập, sáng tạo của học sinh.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Nặn, vẽ, xé dán con vật.
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Xanh, sạch, đẹp.
-Lao động vệ sinh ở trường, nhà, đường làng, ngõ xóm, phố phường, nơi công cộng, trồng cây xanh, nhặt rác bỏ đúng nơi quy định.
-Quan sát.
-Theo dõi.
-Quan sát hình minh họa.
-Quan sát.
-Cả lớp thực hành .
-Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to ở giữa)
-Vẽ hình ảnh phụ sau.
-Vẽ màu tươi sáng.
-Xem lại hoàn chỉnh bài.
Thứ ngày tháng năm
Chính tả (nghe viết) – CHÁU NHỚ BÁC HỒ .
PHÂN BIỆT TR/ CH, ÊT/ ÊCH.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối củabài thơ “ Cháu nhớ Bác Hồ”
•- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr/ ch, êt/ êch.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn 6 dòng cuối của bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : (4’)PP kiểm tra : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : (28’) Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”
-PP giảng giải :
a/ Nội dung đoạn viết: 
-PP trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tranh : Cháu nhớ Bác Hồ.
-Nội dung đoạn thơ nói gì ? 
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-PP hỏi đáp :Đoạn thơ có mấy dòng ? dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng ? Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng ? Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý gì ?
-Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-PP phân tích : Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-

File đính kèm:

  • docxtuan_30.docx