Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

 - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

 - Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.

 - Biết ước lương độ dài trong trường hợp đơn giản.

 - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Thước kẻ có vạch chia thành từng cm và từng chục cm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2 học sinh đọc: 6 dm, 9 dm , 10 dm.

 2. Dạy học bài mới:

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng ngang, dồn hàng
Trò chơi: Qua đường lội
I. Mục tiêu:
 - Ôn một số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau.
 - Ôn cách chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối đúng, nhanh, trật tự hơn giờ trước.
 - Ôn trò chơi “Qua đường lội”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
 Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Số lần
thời gian
Mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Đi thành vòng tròn và hít thở sâu.
7phút
Đội hình hàng ngang " vòng tròn. 
Cơ bản
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ giậm chân tại chỗ - đứng lại.
- Dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dàn hàng ngang, dồn hàng theo tổ: mỗi tổ 1 lần do cán sự điều khiển.
- Trò chơi “Qua đường lội”: Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho học sinh chơi thử theo đội hình “nước chảy”. Tiếp theo chia về tổ để luyện tập.
2
2
3
22
phút
 U
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
U ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
Kết thúc
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Trò chơi “Có chúng em”.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét và giao bài về nhà. Giáo viên hô “Giải tán”, học sinh đáp đồng thanh “Khoẻ!”. 
5- 6
6phút
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ
U ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 ÍÍÍÍÍÍÍÍ 
 __________________________________
Mĩ thuật
(Gv chuyên trách dạy)
 _______________________________________
Toán
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
I. Mục tiêu:
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
 - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
 - BT cần làm: BT1; BT2(a, b, c); BT3; HS khá giỏi cố gắng hoàn thành tất cả các BT trong SGK.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
 - Gọi HS chữa BT3 – SGK.
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu:
 - GV viết bảng: 59 – 35 = 24. HS đọc: “Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư”.
	59	 Số bị trừ
	35	 Số trừ
	24	Hiệu
 - GV vừa nói vừa viết 59 là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 là hiệu.
 - Làm tương tự với phép trừ 79 – 46 = 33.
Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 1(Làm miệng): 
 - GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài (có thể trừ nhẩm theo cột rồi viết hiệu vào ô trống thích hợp).
 - GV và cả lớp thống nhất kết quả.
 Bài 2: Gọi thành phần, kết quả của phép trừ. Củng cố cách đặt tính trừ.
 - HS làm vào vở, chữa bài. Khi chữa bài, GV nên hỏi thành phần và kết quả của phép trừ trong từng phép trừ.
Bài 3: Bài giải:
Độ dài đoạn thẳng còn lại là:
8 –3 = 5 (dm)
Đáp số: 5dm.
 - GV chấm, chữa bài nhận xét giờ học.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương.
 - Về nhà làm lại các bài tập ở SGK.
_________________________________________
Kể chuyện
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1,2,3).
 - HS khá, giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4). 
 - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt thay đổi giọng kể phù hợp.
 - Biết tập trung nghe bạn kể, nhận xét lời kể.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Tranh vẽ minh hoạ câu chuyện.
 Bảng phụ viết nội dung từng tranh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ:
 - GV cho 3 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
? Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó? (Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại).
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học: Tiết học hôm nay chúng ta kể chuyện Phần thưởng.
 b. Hướng dẫn kể chuyện: 
 * Kể từng đoạn theo tranh. 
 - Học sinh quan sát tranh đọc thầm gợi ý ở mỗi đoạn.
 - Kể từng đoạn theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
 + Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về các mặt: nội dung (ý, trình tự); diễn đạt (từ, câu, sáng tạo); cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
+ Khi HS kể, nếu lúng túng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý. VD:
Đoạn 1:
— Na là một cô bé như thế nào? (Tốt bụng).
— Trong tranh này, Na đang làm gì? (Na đưa cho Minh nửa cục tẩy).
— Kể các việc làm tốt của Na với Minh và các bạn khác. (Na gọt bút chì giúp Lan, đưa cho Minh nửa cục tẩy, nhiều lần làm trực nhật giúp các bạn bị mệt,...).
— Na còn băn khoăn điều gì? (...học chưa giỏi).
Đoạn 2:
 — Cuối năm học, các bạn bàn tán về chuyện gì, Na làm gì? (bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Na chỉ lặng yên nghe, biết mình chưa giỏi môn nào).
 — Trong tranh 2, các bạn của Na đang thầm thì bàn nhau chuyện gì? (...bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì lòng tốt của bạn ấy).
— Cô giáo khen các bạn thế nào? (...khen sáng kiến của các bạn rất hay).
Đoạn 3:
 — Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra thế nào? (Cô giáo phát thưởng cho từng HS. Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng).
 — Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy? (Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng).
 — Khi được nhận phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng như thế nào? (Na vui mừng: đến mức tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vui mừng: vỗ tay vang dậy. Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.).
 - Kể toàn bộ câu chuyện. 
 - Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về các mặt: nội dung (ý, trình tự); diễn đạt (từ, câu, sáng tạo); cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học tuyên dương những em, những nhóm kể chuyện hay.
 - Về nhà kể lại cho người thân nghe.
 __________________________________
Âm nhạc
(Gv chuyên trách dạy)
Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
Làm việc thật là vui
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc từ khó: làm việc, quanh ta, tích tắc.
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 
 - Hiểu được ý nghĩa: Làm việc mang lại niềm vui.Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
 GDKN:
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Thể hiện sự tự tin. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - 3 học sinh đọc nối tiếp bài" Phần thưởng"	
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc:
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc nối tiếp câu.
 + Luyện đọc từ khó: sắc xuân, quanh ta, rực rỡ
 - Đọc đoạn trước lớp.
 + Học sinh tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
 + Giải nghĩa từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Giáo viên tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ HS yếu đọc bài.
 - Thi đọc giữa các nhóm: ( đoạn, cả bài) 
 Gọi đại diện từng nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
 - Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
 - Giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
 - Các vật, con vật xung quanh ta làm những việc gi?
 - Kể thêm các con vật có ích mà em biết?
 - Bé làm việc gì?
 - Hằng ngày em làm những việc gì? Em thấy việc làm đó có vui không?
 - Đặt câu với từ: rực rỡ, tưng bừng
 - Bài văn giúp em hiểu điều gì? 
* Giáo viên chốt lại nội dung toàn bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
 GDKN:
 - Tự nhận thức bản thân.
 - Thể hiện sự tự tin.
4. Luyện đọc lại:
 - Gọi một số học sinh thi dọc lại toàn bài. 
IV. Cũng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại bài văn.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
 - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1:Củng cố về tính nhẩm tính viét, tên gọi thành phần và kết quả phép trừ. 
 Bài 1: Tính
 Giáo viên cho cả lớp làm vào bảng con - 2 HS lên bảng làm bài.
 Bài 2: Tính nhẩm - 1 học sinh đọc to yêu cầu. 
 - Học sinh nêu miệng kết quả - GV ghi lên bảng.
 - Học sinh nhận xét 80 - 20 - 10 =50
	 80 - 30 =50
 Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu.
 Học sinh làm vào vở bài tập. Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu làm bài.
 Hoạt động 2: Cũng cố về giải toán có lời văn.
 Bài 4: 1 học sinh đọc to đề bài.
 - Cả lớp làm bài vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ. 
 - GV treo bảng phụ chữa bài. 
Đoạn dây còn lại con kiến phải bò là:
38 - 26 =12(dm)
 Đáp số: 12 cm
 Bài 5: Học sinh thảo luận theo cặp - sau đó gọi một số cặp báo cáo kết quả.
 - Học sinh nêu kết quả đúng: 	
III. Cũng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 _______________________________
Chính tả
(Tập chép)
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt nội dung bài Phần thưởng (SGK).
 - Làm được BT3, BT4; BT2a/b.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
 - 2 HS viết bảng: nàng tiên, làng xóm, làm lại, nhẫn nại,...
 - 2 HS vừa đọc bảng chữ cái vừa viết (theo thứ tự a, ă, â, b, c,, m, n, o, ô, ơ). Cả lớp viết vào vở nháp. 
 - GV và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học: Tiết chính tả hôm nay các em tập chép bài Phần thưởng.
 b. Hướng dẫn HS tập chép: 
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - Giáo viên treo bài viết, 2 học sinh đọc.
 H. Đoạn văn có mấy câu? Cuối câu có dấu gì? (2 câu; dấu chấm).
 H. Những chữ nào đợc viết hoa? (Viết hoa chữ Cuối đứng ở đầu đoạn, chữ Đây đứng ở đầu câu, chữ Na là tên riêng).
 - Học sinh viết từ khó: nghị, phần thưởng, cả lớp, đặc biệt.
 - Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn. 
 - Chấm, chữa bài: 
 c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 2: 
 - GV nêu yêu cầu BT.
 - Học sinh làm vào vở nháp, 2 học sinh lên làm trên bảng phụ.
 - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung lời giải:
(+ xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá. 
 + Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng).
 Bài 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.
 - Học sinh làm vào vở nháp, 2 học sinh lên làm trên bảng phụ.
 - Cả lớp và GV nhận xét về nội dung lời giải.
 - 4, 5 HS đọc lại thứ tự bảng chữ cái.
 - Cả lớp viết vào vở 10 chữ cái theo đúng thứ tự: p, q, r, s, t, u, ư, x, v, y.
 - HS học thuộc bảng chữ cái.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương những học sinh viết và trình bày bài đẹp.
 - Yêu cầu HS HTL bảng 29 chữ cái. Luyện viết thêm ở nhà. 
ơ
 Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( T2 )
I.Mục tiêu:
 - HS hiểu được lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ. Lập được thời gian biểu 
hằng ngày phù hợp với bản thân. 
 GDKN:
 - Kỹ năng quản lý thời gian để học tập.
 - Kỹ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ. 
 - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa 
đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ bài tập 3, 4
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2. Dạy học bài mới:
 Hoạt động1: Thảo luận lớp.
 - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập -GV nêu rõ yêu cầu của bài tập.
 - GVphát mỗi HS 3 tấm thẻ màu và quy định màu đỏ tán thành, màu xanh không tán thành, trắng không biết.
 - GVlần lượt đọc các ý kiến ở bài tập 3. HS giơ thẻ màu thể hiện ý kiến của mình. Một số HS giải thích lý do.
 *GVKL: Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học của bản thân em.
 GDKN:
 - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng.
Hoạt động 2: Hành động cần làm.
 - GVchia lớp làm 4 nhóm. Giao việc cho từng nhóm.
 N1: lợi ích của việc học tập đúng giờ.
 N2: lợi ích của việc sinh hoạt đúng giờ.
 N3:Những việc cần làm để học tập đúng giờ.
 N4: Những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ.
 - Các nhóm thảo luận - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm lúng túng.
 - Đại diện các nhóm trình bày.Cả lớp bổ sung ý kiến. 
 * Kết luận: GV nêu kểt luận về ích lợi của học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 GDKN:
 - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng.
IV. Cũng cố dặn dò: 
 - Nhắc học sinh phải thường xuyên học tập và sinh hoạt đúng giờ.
 - Một số học sinh đọc thời gian biểu
 - GV nhận xét tiết học
Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2013
Thể dục
(Gv chuyên trách dạy)
__________________________
Luyện từ và câu
Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập BT1.
 - Đặt câu được với một từ tìm được BT2 biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để
 tạo câu mới BT3; biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi BT4.
II. Các hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ:
 - 2 học sinh làm bài tập 3.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài. 
 - Học sinh làm bài cá nhân - nêu miệng kết quả GV ghi lên bảng:
 - Các từ có tiếng học: học hành, học tập, học hỏi, học mót.
 - Các từ có tiếng tập: tập đọc, tập viết, tập làm văn, tập thể dục.
 Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu.
 - Học sinh đặt câu vào vở nháp sau đó gọi HS lần lượt đọc câu đã đặt.
 - Cả lớp nhận xét
 Bài 3: 1 học sinh nêu yêu cầu bài.2 HS đọc câu mẫu. Giáo viên ghi bảng
 Mẹ yêu con.	Con yêu mẹ.
 - Học sinh thực hành đổi các mẫu câu còn lại theo nhóm đôi( câu 3 có thể đổi 3 câu mới).
 - Gọi đại diện một số cặp đọc câu đã sắp xếp lại - GV ghi câu đúng lên bảng. 
 Bài 4: Điền dấu chấm hỏi. 
- Giáo viên hướng dẫn HS cách làm bài - Học sinh làm bài vào vở 
- Gọi một số em đọc kết quả bài làm của mình - cả lớp nhận xét.
III. Cũng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học
 _______________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
 - Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
 - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép cộng 
II. Các hoạt động dạy học:
 - Học sinh nhắc yêu cầu từng bài.
 Bài 1. Nêu cách đọc kết quả, phân tích số 25 = 20 + 5
 Bài 2: Nêu cách làm phần a, b: 90 là tổng các số hạng 30 và 60
 Bài 3: Đặt tính rồi tính.
 Bài 4: H/s lên bảng giải. Giải 
Cả hai người hái được số cam là :
 32 + 35 = 67(quả)
 	 Đáp số: 67 quả
 Bài 5: Viết phép cộng số hạng bằng nhau và bằng tổng.
III. Củng cố dặn dò:
 - Cách tìm số liền trước, số liền sau.
 - Cách đặt tính và thực hiện phép trừ (không nhớ).
 ____________________________________
Tập viết
Chữ hoa Ă, Â
I. Mục đích , yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa Ă, Â theo cỡ (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ).
- Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ đều nét của chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá, giỏi: ở tất cả các bài tập viết, viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 Chữ hoa Ă, Â; Cụm từ Ăn chậm nhai kĩ viết sẵn trên dòng kẻ (theo cỡ nhỏ).
III. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
B. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học: 
 b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Học sinh quan sát chữ hoa nhận xét độ cao các nét của chữ Ă, Â. (Chữ Ă, Â cỡ vừa cao 5 li – 6 đường kẻ ngang, gồm 3 nét (nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải; nét 2 là nét móc phải; nét 3 là nét lượn ngang. Chữ Ă, Â viết giống chữ A nhưng khác chữ A ở chỗ là chữ Ă, Â có thêm dấu phụ). 
 + GV viết mẫu lờn bảng vừa hướng dẫn quy trỡnh viết.- Giáo viên viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ Ă, Â trên bảng con. 
- Cho học sinh viết vào bảng con chữ: 
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- 1, 2 học sinh đọc cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ 
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên: đưa ra lời khuyên: ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ. 
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Các chữ cao 2,5 li: Ă, h, k; các chữ còn lại (m, n, â, a, c, i) cao 1 li.
- Chú ý cách đặt dấu thanh ở các chữ (tiếng): dấu nặng đặt dưới chữ â, dấu ngã đặt trên chữ i.
- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng): bằng khoảng cách viết một chữ o.
- GV viết mẫu chữ Ăn trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý: điểm cuối của chữ Ă nối liền với điểm bắt đầu chữ n.
d. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Cho HS viết chữ Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).
- Viết chữ Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ăn chậm nhai kĩ (3 dòng cỡ nhỏ).
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm một số HS viết còn yếu.
e. Chấm bài:
- GV chấm 8 – 10 bài. 
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết đẹp.
- Dặn HS: Về nhà luyện viết thêm.
 __________________________________
Tự nhiên - Xã hội
Bộ xương 
I. Mục tiêu:
 - Nêu được tên và chỉ được vi trí các vùng xương chính của bộ xương xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ bộ xương. Phiếu ghi tên các xương
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
 - Trong cơ thể có những xương nào? Chỉ và nói rõ vai trò của xương?
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động1: Quan sát hình vẽ bộ xương
 - Từng cặp quan sát hình vẽ .chỉ và nói tên một số xương, khớp
 - Giáo viên treo tranh. Một số học sinh lên chỉ và nói tên các xương và khớp xương 
 - Hình dạng, kích thước các xương có giống nhau không?
 - Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương bả vai, khuỷu tay,
đầu gối?
 *GV kết luận: Bộ xương của cơ thể con người có khoảng 200 xương với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan như não bộ, tim, phổi. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. 
 Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
 - Học sinh quan sát tranh ở các hình 2, 3 SGK trang 7 trả lời câu hỏi dưới mỗi hình.
 *GVkết luận: Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai.
IV. Củng cố dặn dò:
 - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
 Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2012
Chính tả (nghe viết )
Làm việc thật là vui
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.	.
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái BT3. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn qui tắc chính tả g/gh
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá
 - 1 HS đọc 10 chữ cái
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn nghe viết:
 a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
 - Giáo viên đọc bài. 2 học sinh đọc lại.
 Hỏi:
 - Bé làm những việc gì?
 - Bài viết có mấy câu? Câu nào có nhiều dấu phẩy?
 - Học sinh viết từ khó: quét nhà, nhặt rau, bận rộn
 b. Học sinh viết bài vào vở.
 - Giáo viên đọc câu ngắn từng cụm từ, học sinh nghe viết.
 - Giáo vên chấm chữa bài.
 3. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu.
 - Cả lớp làm nháp - Gọi 1 số hS đọc kết quả.
 - Giáo viên nhắc lại qui tắc viết chính tả g/gh
 Bài 3: Sắp xếp tên 5 học sinh theo thứ tự bảng chữ cái: An, Bắc, Dũng, Hụê, Lan
IV. Cũng cố dặn dò:
 - Học sinh ghi nhớ qui tắc chính tả.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
 - Biết số hạng, tổng.
 - biết số bị trừ, số trừ, hiệu. 
 - Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Dạy học bài mới:
 Hoạt động1: Cũng cố về phép cộng, phép trừ.
 Bài1:1 học sinh đọc to yêu cầu.
 - Giáo viên làm mẫu : 25 = 20 + 5
- Cả lớp làm bài vào vở - GV theo dõi 
- Gọi HS đọc kết quả, GV ghi lên bảng
 Bài 2: 1 HS nêu cách

File đính kèm:

  • docTuan_2_lop_2.doc