Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU:

 - Thuộc bảng 11 trừ đi 1 số

 - Thực hiện được phép trừ dạng 51 - 15.

 - Biết tìm số hạng của 1 tổng

 - Biết giải toán có một phép trừ dạng 31 - 5.

 - Làm bài tập 1, 2( cột 1,2) , 3( a/b) , 4.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Giới thiệu bài.

 - Hôm nay ta củng cố về bảng cộng, trừ và tìm số hạng chưa biết.

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chục).
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi rồi giải bài toán:
Vừ có 51 kg mận, đã bán được 36 kg mận. Hỏi Vừ còn lại bao nhiêu ki-lô-gam mận?
-HS đọc đề bài, rồi viết tiếp câu hỏi.
-Hỏi: Bán nghĩa là thế nào? ( Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi).
H: Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam mận ta phảI làm gì?
( Thực hiện phép tính: 51 - 36)
-Yêu cầu HS trình bày bài giảI vào vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa.
Bài giải
Số kg mận còn lại là:
51 - 36 = 15 ( kg)
 Đáp số: 15 kg mận
Bài 4( Tr 53) Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?( Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia).
-HS làm bài, rồi chữa bài.
- Nhắc HS cách trình bày: Chẳng hạn.
 x + 29 = 41
 x = 41 - 29
 x = 12
Bài 5:( Tr 53) - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. ( Điền dấu + hoặc - vào chỗ trống)
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính).
Bài 6:( Tr 53) - HS tự làm bài cá nhân. Vẽ hình vào vở rồi tô màu.
- GV chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò: 
 - GV hệ thống lại bài.
 - Về nhà làm bài tập 5 ở SGK.
 Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2013
 Thể dục
 Trò chơi bỏ khăn. Ôn bài thể dục.
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.	
II. Điạ điểm phương tiện:
 - Sân trường sạch sẽ
 - Còi, khăn
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu: 
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
- Khởi động xoay cổ tay, cổ chân..
 2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung dới sự điều khiển của giáo viên
- Học đi thường đúng nhịp
GV làm mẫu hướng dẫn cách đi.
- Trò chơi bỏ khăn:
 Giáo viên nhắc lại cách chơi, hướng dẫn học sinh chơi
3.Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- GV hệ thống bài học
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn đi thường theo nhịp
2-3phút
3-5phút
12-13phút
Mỗi đt 2x8nhịp
7-8lần
6 -7phút
2-3lần
5-7phút
Đội hình hàng ngang
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
Các tổ tự tập luyên,tổ trởng điều khiển
Đội hình hàng dọc
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
Đội hình vòng tròn
Đội hình hàng ngang
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
 Toán
12 trừ đi một số: 12 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng : 12 - 8, lập được bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 12 - 8.
+ Làm bài tập 1( a) , 2, 4.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Que tính 1 bó và 12 que tính rời, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu phép trừ :
- Lấy1 bó và 2 que tính, bớt đi 8 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
H: Muốn biết còn bao nhiêu que tính em làm tính gì ?
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả
HD: Bớt 2 que tính rời, thay 1 bó que tính bằng 10 que tính rồi bớt tiếp 6 que tính nữa,còn 4 que tính
Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?
- Học sinh nêu kết quả:. 
- 1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm bảng con
- Giáo viên hớng dẫn cách thực hiện: Thực hiện từ phải sang trái
 12	 - 2 không trừ đợc 8 , lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1
 8	 - 1 trừ 1 bằng 0,
 4
2. Thực hành:
Bài 1(Tr54)( a): - Yêu cầu HS tự nhẩm và nối tiếp nhau ghi kết quả.
- Học sinh làm. Các nhóm đổi chéo bài kiểm tra kết quả
- Chấm chữa bài
Bài 2: - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ rồi làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trong bài.
Bài 3: HS đọc đề bài, cho HS tự làm bài vào vở.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán yêu cầu tìm gì?
	 Bài giải
 Số qủa trứng vịt là:
 12 - 8 = 4 ( quả)
	 Đáp số: 4 quả trứng vịt
Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS khác nhận xét chữa bài.
Đáp án: a. Điền số: 11; b. 12.
- GV chấm, chữa bài.
3.Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ.
- Về nhà làm bài tập trong SGK.
 Kể chuyện
 Bà cháu 
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện: Bà cháu.
- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra :
 - 3 học sinh kể lại 3 đoạn của câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
 - GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài: Để củng cố câu chuyện Bà cháu cô cùng các em kể lại bài này.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
 - Học sinh nêu yêu cầu bài : Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
 - Học sinh quan sát từng tranh lần lợt kể từng đoạn câu chuyện
 - Đoạn 1: Trong tranh có những nhân vật nào?
 Cô tiên nói gì?
 - Kể theo nhóm
 - Đại diện nhóm thi kể. Cả lớp nhận xét bổ sung
 - Hướng dẫn kể đoạn 2 , 3, 4, tương tự đoạn 1.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - HS kể 4 đoạn theo 4 tranh
 - 1 - 2 học sinh kể toàn bộ nội dung câu chuyện
 - Sau khi kể HS khác và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 
 - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
 - Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Thủ công
Ôn tập chuơng 1: Kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu: 
- Củng cố ôn tập các kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong số những hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
 - Hôm nay chúng ta ôn tập kĩ thuật gấp hình
2.Thực hành gấp:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các sản phẩm mình đã gấp
- Quan sát các mẫu gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui 
- Giáo viên treo tranh qui trình gấp: thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành gấp một trong 2 mẫu vừa ôn. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
3. Đánh giá sản phẩm:
 -	Hoàn thành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
	Gấp hình đúng quy trình
	Gấp hình cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị giấy, kéo, keo cho giờ hoc sau.
 Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2013
 Tập đọc
 Cây xoài của ông em
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Đọc đúng từ khó: lẫm chẫm, đu đa, xoài tượng, nếp hương.
- Hiểu nghĩa các từ mới: lẫm chẫm, đu đa, đậm đà, trảy, 
- Hiểu nội dung bài: Tả cây xoài cát do ông trồng và tình cảm yêu thương lòng biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với ngời ông đã mất.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc,
- Quả xoài thật
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	- 3 học sinh đọc bài : Bà cháu
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu. 1 học sinh đọc 
- Học sinh luyện đọc từ khó: lẫm chẫm, đậm đà, nếp hương, xoài tượng
- Đọc nối tiếp câu, đọc câu khó
- Đọc chú giải SGK
- Luyện đọc nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cây xoài ông trồng thuộc loại xoài nào? (Xoài cát.)
- Nêu những từ ngữ, hình ảnh tả cây xoài rất đẹp? (Hoa nở trắng cành)
- Quả xoài chín có mùi vị, màu sắc như thế nào? (- Mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.)
- Vì sao mẹ lại chọn những quả xoài to và ngon nhất bày lên bàn thờ ông? (Để 
tưởng nhớ biết ơn ông đã trồng xoài cho con cháu có quả ăn.)
- Bài văn nói lên điều gì? (- Tình cảm thương nhớ của ai mẹ con đối với người ông đã mất.)
4.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò về nhà: Đọc lại bài.
 Toán
 32 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8
- Biết tìm số hạng của một tổng. 
+ Làm BT 1( dòng1), 2( a/b), 3, 4.	
II. Đồ dùng dạy học:
 - 3 bó que tính, 12 que tính rời, bảng cài
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn thực hiện bảng trừ dạng: 32 - 8
 -	Lấy 3 bó và 2 que tính rời. Có bao nhiêu que tính
 -	Giáo viên ghi bảng 32
 -	Bớt đi 8 que tính. Ghi 8 dưới 2
 -	Muốn biết 32 bớt đi 8 bằng bao nhiêu ta làm tính gì?
 -	Giáo viên ghi dấu trừ, kẻ ngang.
 -	Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả?
 -	Học sinh nêu cách làm.
 -	Hướng dẫn đặt tính và tính:
 32	 2 không trừ được 8 ,lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ1
 - 8 3 trừ 1 bàng 2, viết 2
24
2.Thực hành:
 Bài 1( Tr55): - Các nhóm thi đua làm bài rồi chữa bài.
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Nêu cách thực hiện phép tính 62 - 9; 82 - 7; 52 - 4
-Nhận xét cho điểm HS.
 Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
H: Để tính được hiệu ta làm như thế nào? ( Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.)
 -GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. Học sinh đặt tính vào bảng con.
 Bài 3: - Học sinh làm bài vào vở bài tập vào vở rồi chữa bài.
- HS viết tiếp câu hỏi: Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu quả táo?
- Chấm chữa bài: 	
 Bài giải
 Số quả táo Hoa còn lại là:
	 32 - 9 = 23 ( quả )
	Đáp số: 23 quả táo
 Bài 4. GV cho HS nhắc lại cách tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia.
- GV cho HS tự làm bài, rồi chữa bài.
 a. x + 9 = 22 b . 6 + x = 32
 x = 22 - 9 x = 32 - 6 
 x = 13	x = 26
Bài 5: - Cho HS vẽ hình vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò: 
 - HS nêu lại cách thực hiện phép tính: 31 - 7
 - Về nhà làm bài tập còn lại SGK.
 Chính tả (Tập chép)
 Bà cháu
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bà cháu 
- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh, s/ x, ơn/ ơng ( BT 2 , 3 , 4 a , b )
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng đã chép sẵn bài viết
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra :
 Cả lớp viết bảng con, 2 học sinh viết bảng lớp: kiến, con công, nước non, 
công lao
B. Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài:
 - Hôm nay các em chép lại một đoạn trong bài Bà cháu.
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
 - Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại.
 - Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?
 - Lời nói ấy đợc viết dới dấu câu nào?
 - Chữ nào đợc viết hoa trong đoạn văn trên.
 - Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay
b. Học sinh chép bài vào vở
Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
 - GV cho HS đổi chéo bài , chữa lỗi.
 - Chấm 7 - 10 bài 
 - Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: tìm các tiếng có nghĩa viết vào bảng
Học sinh đọc các tiếng viết đúng
Bài 3. HS đọc yêu xcầu bài 
2 HS làm bảng phụ , cả lớp làm bài vào vở.
Gh : i , e , ê
G : a , ă , â , o , ô , ơ , u ,  
Bài 4: Điền vào chỗ trống x/ s, ơn/ ơng: ( HS làm bài tập b)
b. Vươn vai, vương vãi, bay lượn, số lượng
4.Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Về nhà viết lại lỗi sai.
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì 1
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành một số kỉ năng cơ bản về các hành vi đạo đức đã học.
- Rèn cho học sinh có thói quen học tập và sinh hoạt đúng giờ, chăm chỉ trong học tập, chăm làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
- Hôm nay chúng ta thực hành một số kĩ năng đã học.
2. Hướng dẫn thực hành kĩ năng:
HĐ1:Thảo luận
- Một số học sinh đọc thời gian biểu hàng ngày. Cả lớp nhận xét
- Nêu các công việc em đã làm để giúp đỡ mẹ?
- Em hãy kể lại một trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận lỗi hoặc sửa lỗi với em?
HĐ2: Học sinh đóng vai theo tình huống:
a. Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Mẹ hỏi Châu “ Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”
	Em sẽ làm gì nếu em là Châu?
b, Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm . Em sẽ.
c, Hòa đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Hòa sẽ.
d, Anh của Hòa nhờ Hòa gánh nước, cuốc đất, .Hòa sẽ.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Thảo luận lớp:
	Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn không? Vì sao?
	Nếu ở vào tình huống đó em sẽ làm gì?
HĐ3.Trò chơi : Truyền điện Kết thúc tiết học.
Hình thức : Mỗi em nêu một tên về một công việc nhà mình đã làm không được lặp lại với bạn. Ngời nào không nêu được phải hát 1 bài.
4. Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài học
 Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Luyện từ và câu
Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh ( BT1); 
- Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ : Thỏ thẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập ở SGK
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh làm bài tập 2, 1học sinh làm bài tập 4 trang 10	
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - Hôm nay ta hệ thống hoá vốn từ liên quan đến đồ dùng trong nhà
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài1: Hoạt động nhóm
- 1 học sinh nêu yêu cầu. Các nhóm làm việc
Tô màu các đồ dùng, gọi tên và công dụng các đồ dùng đó
Bài2: - 1 học sinh đọc yêu cầu:
 - 2 học sinh đọc bài thơ Thỏ thẻ
 -Tìm những từ ngữ chỉ việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông mình? ( đun nớc, rút rạ)
 - Bạn nhỏ muốn ông giúp những việc gì?( xách siêu nớc, ôm rạ, dập lửa, thổi khói)
 - Bạn nhỏ trong bài thơ có nét gì ngộ nghĩnh?
 - Em ở nhà thờng làm những việc gì giúp gia điình?
 - Em thường nhờ người lớn giúp những việc gì?
GV KL : Các từ ngữ các con vừa tìm đợc trong bài là từ ngữ chỉ công việc trong gia đình.
4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học
- Tìm các từ chỉ đồ vật trong gia đình em?
Toán
52 - 28
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28 .
- Biết giải toán có một phép trừ dạng 52 -28.
- Làm BT 1( dòng 1), 2( a/b), 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 5 bó và 12 que tính rời, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu phép trừ: 52 - 28:
- Có 5 bó và 2 que tính . Có bao nhiêu que tính?
- Bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính, ta làm tính gì?
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
- Một số học sinh nêu cách làm?
	Vậy 52 trừ 28 bằng bao nhiêu?
- Học sinh đặt tính và tính vào bảng con
	52	- 2 không trừ đợc 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1
	28	- 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2
	24
2.Thực hành:
Bài 1( Tr56). Gọi học sinh đọc yêu cầu BT 1.( 2 phép tính)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 3 học sinh lên bảng làm.
- Gọi học sinh nêu lại cách thực hiện phép tính: 72 - 58; 92 - 69.
- GV nhận xét ghi điểm cho học sinh.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu BT 2.(a,b)
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở, 1 học sinh lên chữa bài.
- Hỏi học sinh về cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của từng phép tính.
* Lưu ý: HS cách đặt tính và viết kết quả tính thẳng cột.
Bài 3: Cho học sinh đọc bài tập.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh ghi tóm tắt.
- Học sinh tự làm vở. 1 em nêu kết quả.
 Bài giải
 Buổi chiều bán được là:
72 - 28 = 44 ( cây)
 Đáp số: 44 cây
Bài 4: - HS tự làm tự làm vòa vở.
 -GV chấm bài, nhận xét.
IV.Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 52 - 28.
- Nhận xét chung tiết học. Dặn dò về nhà.
Thể dục
Đi thuờng theo nhịp. Trò chơi bỏ khăn. 
(GV chuyên trách dạy) 
 Tập viết
 Chữ hoa I
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa I theo cỡ vừa và nhỏ
- Viết đúng mẫu chữ, cở chữ đều nét cụm từ ứng dụng: Ich nuớc lợi nhà
II. Đồ dùng dạy học:
 Chữ hoa I
 Bảng phụ viết sẵn chữ ứng dụng
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Học sinh viết bảng con: H, Hai
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
- Chữ I (Độ cao, sổ nét, cách viết) 
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu chữ I
 ? Chữ I hoa gồm có mấy nét? 
? Cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ?
 - Vừa nêu quy trình viết vừa tô chữ mẫu trong khung chữ.
- Gọi 3 học sinh nhắc lại quy trình
- Cho học sinh viết vào không trung. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con.
- GV nhận xét chữ viết của học sinh.
b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng Ich nuớc lợi nhà.
- Giáo viên giải nghĩa từ : - Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước-gia đình.
+ GV viết mẫu cụm từ ứng dụng
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Cho học sinh viết bảng con chữ Ich 
- GV nhận xét chữ viết của học sinh. 
c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở TV.
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ I hoa
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết và viết bài vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn những em viết chưa đúng với yêu cầu.
- Chấm, chữa bài cho học sinh
. Chấm, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò về nhà tự luyện viết thêm chữ I hoa ở nhà.
Tự nhiên và xã hội
Gia đình
I. Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được trong gia đình có những ai? Công việc hàng ngày của mỗi người?
 - Biết quý trọng tình cảm gia đình.
- GDKNS : Kỹ năng tự nhận thức.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 24, 25.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: 
- Khởi động: hãy nêu các thành viên trong gia đình em?
- Cả lớp hát bài Ba ngọn nến
2.Các hoạt động:
HĐ1: Làm việc theo cặp
- Quan sát các tranh 1, 2, 3, 4, 5trang 24, 25
- Nêu các công việc của mỗi người trong gia đình Lan
- Đại diện nhóm trình bày
Giáo viên kết luận:
HĐ2: Nêu công việc thường ngày của mỗi người trong gia đình em?
- Từng học sinh nối tiếp nêu
Giáo viên kết luận:
IV.Củng cố dặn dò: 
 - HS nêu nội dung bài học
 - Học thuộc nội dung bài.
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số.
- Thực hiện đợc phép trừ dạng 52 - 28.
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 -28.
- Làm BT 1, 2( cột 1,2) , 3( a / b), 4.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập dạng toán vừa học
2.Thực hành: 
- Học sinh lần lượt nêu các yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài:
Bài (Tr57) - Yêu cầu học sinh tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài. 
- Học sinh thông báo kết quả theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. (HS làm cột 1,2)
- Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì? ( Viết số sao cho đơn vị thẳng với cột đơn vị, chục thẳng cột với chục.)
- Tính từ đâu tới?( Tính từ phải sang trái).
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi 3 học sinh lên bảng chữa bài.
Bài 3: ( a/b) - Học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết.
- HS tự làm bài, rồi chữa bài.
 a. x + 16 = 32 b. x + 27 = 52
 x = 32 -16 x = 52 - 27
 x = 16 x = 25
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề và tóm tắt.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
Bài giải
Số con vịt ở trên bờ là:
	 	92 - 65 = 27( con)
Đáp số: 27 con vịt
Bài 5: ( HS khá giỏi)
- GV vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu học sinh tìm số hình tam giác.
- Yêu cầu học sinh khoanh vào đáp án đúng. D. có 8 hình tam giác.
4.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò về nhà.
Tập làm văn
Chia buồn, an ủi
I. Mục tiêu: 
- Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể.
- Biết viết bức thư ngắn, để hỏi thăm ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão.
- Biết nhận xét lời nói của bạn.
- GDKNS:Thể hiện sự cảm thông; giao tiếp cởi mở.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh đọc bài làm của bài tập 2 tuần 10.
- GV nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh đọc câu của mình. Sau mỗi lần học sinh nói GV sửa từng lời nói.
 Bài 2: 
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà?
- Treo bức tranh và hỏi: Chuyện gì xảy ra với ông?
- Nêu là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông?
- Nhận xét tuyên dương những học sinh nói tốt.
Bài 3: Học sinh đọc lại bài Bưu thiếp
- Học sinh viết bài vào vở. Học sinh viết lời hỏi thăm ngắn gọn
- Nhiều học sinh đọc bài viết. 
- Giáo viên chấm một số bài
4.Củng cố dặn dò:
 - Khi người thân, bạn bè buồn chúng ta phải biết hỏi thăm, chia buồn, an ủi
- Tuyên dương những học sinh viết tốt.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Sơ kết HĐ của lớp trong tuần 11.
- Nêu kế hoạch tuần 12.
II. Nội dung:
1. Nhận xét HĐ của l

File đính kèm:

  • docLop_2_Tuan_11.doc