Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần thứ 22 - Pham Thanh Lam
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 43 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
Ngày soạn: 26/1/2016 - Ngày dạy: 2/2/2016
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2).
- Biết thêm vế câu tạo thành câu ghép (BT3).
- Có ý thức sử dụng câu ghép và nối câu ghép bằng quan hệ từ phù hợp khi nói, khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học.
- HS: SGK, phiếu tự đánh giá; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (5 phút)
- PCTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Nhắc lại cách nối câu ghép bằng QHT nguyên nhân – kết quả.
- GV nêu nhận xét kết quả ôn bài.
hói của các chất đốt gây ra tác hại cho môi trường. nên cần xử lí làm sạch , khử độc trước khi cho ra môi trường. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 43 NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ Ngày soạn: 26/1/2016 - Ngày dạy: 2/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2). - Biết thêm vế câu tạo thành câu ghép (BT3). - Có ý thức sử dụng câu ghép và nối câu ghép bằng quan hệ từ phù hợp khi nói, khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK, phiếu tự đánh giá; giấy A3, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt trả lời câu hỏi: + Nhắc lại cách nối câu ghép bằng QHT nguyên nhân – kết quả. - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 14 phút 12 phút 3 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Trong tiết Luyện từ và câu trước, các em đã học cách nối các vế câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả bằng một QHT hoặc một cặp QHT. Trong tiết học hôm nay các em sẽ được học nối các câu ghép chỉ quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả bằng quan hệ từ. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS đọc nội dung BT2 rồi thực hiện theo nhóm. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - Kết luận: a/ Nếu..................thì hoặc: Nếu mà.....................thì.............. Nếu như....................thì............... b/ Hễ.................thì........... c/ Nếu (giá).............thì............ 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bài tập 3. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - Kết luận: a) Hễthì cả nhà vui mừng. Hễlà cả nhà vui nừng. b) Nếuthì việc này khó thành công. c) Giá mà (giá như) Hồng chịu khó học hành thì Hồng Nếu (nếu mà) chịu khó học hành thì Hồng 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. - Bài sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Nhóm trưởng điều khiển. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. * Trưởng nhóm điều khiển các bước: - Mời 1 bạn đọc bài tập. - Làm việc cá nhân vào vở BT. - Trao đổi bài làm trong nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Có ý thức sử dụng câu ghép và nối câu ghép bằng quan hệ từ phù hợp khi nói, khi viết. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 TOÁN Tiết 108 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 27/1/2016 - Ngày dạy: 3/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản. - Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 2 bạn thực hiện các yêu cầu sau: + Làm lại BT1, 2. - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 phút 20 phút 3 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. Vận dụng qui tắc để giải các bài toán. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau nối tiếp từng bạn trong nhóm. + Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào? + Viết công thức tình Sxq và Stp? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. + Sxq = a x a x 4 + Stp = a x a x 6 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài 1, 2, 3. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. Kết quả: 1. Giải: 2m5cm = 2,05m. Diện tích xung quanh của hình lập phương 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương: 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 (m2) ĐS: Sxq= 16,81 m2 Stp= 25,215 m2 2. Hình 3, 4 có thể gấp thành hình lập phương. 3. Đáp án: b, d Đúng; a, c Sai 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. - Bài sau: Luyện tập chung. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. * Nhóm trưởng điều khiển các bước: - Mời 1 bạn đọc bài tập. - Thảo luận cách giải bài tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 TẬP ĐỌC Tiết 44 CAO BẰNG Ngày soạn: 27/1/2016 - Ngày dạy: 3/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4. - Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện được nội dung từng khổ thơ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ. HS khá, giỏi thuộc được toàn bài thơ. - Tình cảm yêu mến Cao Bằng mảnh đất biên cương của Tổ quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh họa trong SGK; 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) CTHĐTQ Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 3 HS lần lượt đọc bài tiết trước; trả lời câu hỏi: + Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? + Câu chuyện nói lên điều gì? - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15 phút 11 phút 3 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - GV cho HS quan sát tranh. - Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Tỉnh lỵ Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 300 cây số về phía bắc. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng với nhà thơ Trúc Thông lên thăm vùng đất Cao Bằng. Mảnh đất Cao Bằng có gì đẹp? Con người Cao Bằng như thế nào? Tìm hiểu bài thơ Cao Bằng, các em sẽ biết được điều đó. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới. - Nhận xét và đọc diễn cảm toàn bài. c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học: - Yêu cầu HS tìm hiểu bài theo nhóm. - Theo dõi các nhóm làm việc và hỗ trợ - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. 1. Phải qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc mới tới Cao Bằng. Qua đó tác giả muốn nói lên Cao Bằng rất xa xôi và địa hình hiểm trở. 2. Khách đến được mời thứ quà đặc biệt của Cao Bằng: mận ngọt. Sự đôn hậu của người Cao Bằng được thể hiện “chị rất thương”, “em rất thảo”, “Ông lành như hạt gạo”, “Bà hiền như suối trong”. 3. Tình yêu đất nước của người Cao Bằng như núi cao, không đo hết được và trong trẻo, sâu sắc như suối sâu. - Nội dung chính: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Giúp đỡ HS luyện đọc. - Theo dõi HS thi đọc. - Nêu nhận xét. 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. -Bài sau: Phân xử tài tình. - Quan sát tranh. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Mời NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Mời 1 bạn (giỏi) đọc cả bài. - Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn, đọc theo cặp, gạch chân từ khó. - Đọc chú giải SGK, nêu các từ khó. - Mời 1 bạn đọc lại cả bài. - Mời 1 bạn đọc các câu hỏi SGK. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. Đèo gió Đèo Giàng Đèo Cao Bắc - Mời 1 bạn khá (giỏi) đọc lại cả bài. - Luyện đọc đoạn thơ bạn thích. - Thi đọc. - Cả lớp nhận xét, góp ý. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Tình cảm yêu mến Cao Bằng mảnh đất biên cương của Tổ quốc. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 TẬP LÀM VĂN Tiết 43 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN Ngày soạn: 27/1/2016 - Ngày dạy: 3/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Củng cố kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. - Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể. - Bồi dưỡng tính sáng tạo, chuyên cần trong lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK; bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết BT1; bảng phụ viết nội dung BT2., 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK; giấy A3, bút dạ, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện yêu cầu sau: + Đọc lại một đoạn văn đã sửa chữa ở tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 phút 20 phút 3 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Tiết TLV hôm nay chúng ta học bài ôn tập về văn kể chuyện. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau : + Thế nào là văn KC ? + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - Kết luận: + Là kể một chuỗi sự việc có đầu,cuối,liên quan đến một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa . + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua: Hành động của nhân vật; lời nói, ý nghĩ của nhân vật; những đặc điểm tiêu biểu c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sau : + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - Kết luận: + Bài văn KC có cấu tạo 3 phần : * Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) * Diễn biến (thân bài) * Kết bài ( kết bài không mở rộng hoặc mở rộng ) 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện ở BT2 thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: 1) Câu chuyện trên có mấy nhân vật ? 2 )Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? 3) Ý nghĩa của câu truyện trên là gì? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. - Kết luận: 1) c. Bốn 2) c. Cả lời nói và hành động 3) c. Khuyên người ta lo xa và chăm chỉ làm việc. 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. – Bài sau: Làm bài viết kể chuyện. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Mời 1 bạn đọc đọc yêu cầu đề bài. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. * Nhóm trưởng điều khiển các bước: - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. * Nhóm trưởng điều khiển các bước: - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể. Bồi dưỡng tính sáng tạo, chuyên cần trong lao động. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 LỊCH SỬ Tiết 22 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI Ngày soạn: 27/1/2016 - Ngày dạy: 3/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”). - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. - Hưởng ứng tinh thần “Đồng khởi” trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 3 bạn lần lượt thực hiện các yêu cầu sau: + Nêu tình hình dất nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ? +Vì sao đất nước ta , nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt? - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15 phút 10 phút 4 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Trong bài học hôm nay, chúng ta phải tìm hiểu về phong trào“Đồng khởi “của nhân dân tỉnh Bến Tre. Đây là phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ - Diệm? + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu ? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi, ghi nhận. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. Kết luận : + Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. + Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre. c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học: - Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi”ở Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác, Nhân dân cùng với các chiến sĩ tự vệ phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ-Diệm ở các xã, ấp. 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK và thực hiện các ý sau: + Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. - Kết luận: Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Chỉ trong một tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp. 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. - Bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. Nhân Dân miền Nam nổi dậy phá thế kìm kẹp - Thực hành theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. - Mời các bạn lần lượt đọc phần ghi nhớ. - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: Chỉ được giới tuyến quân sợ tạm thời trên bản đồ. Ghi nhớ nổi đau nước nhà bị chia cắt. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 TOÁN Tiết 109 LUYỆN TẬP CHUNG Ngày soạn: 28/1/2016 - Ngày dạy: 4/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. - Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: SGK, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui. 2.- Ôn bài: (5 phút) - PCTHĐTQ mời 3 bạn thực hiện yêu cầu sau: + Làm lại BT1, 2 tiết trước. - GV nêu nhận xét kết quả ôn bài. TL Hoạt động dạy Hoạt động học 6 phút 20 phút 3 phút 3. Hoạt động cơ bản: a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: - Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Vận dụng qui tắc để giải bài toán. - Ghi tựa bài lên bảng. - Giao CTHĐTQ điều khiển các bước học tập tiếp theo. b/. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau nối tiếp từng bạn trong nhóm. + Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm như thế nào? + Viết công thức tình Sxq và Stp hình hộp chữ nhật và hình lập phương? - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng. 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài 1, 3. - Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ. - Theo dõi HS trình bày. - Nêu nhận xét và xác nhận kết quả. Kết quả: 1a. Giải: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: (2, 5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2) ĐS: Sxq= 3,6 , m2 Stp= 9,1 3. Giải: Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương sẽ gấp lên 9 lần. Vì khi đó diện tích 1 mặt tăng lên 9 lần. 5. Hoạt động ứng dụng: - Gợi ý cho HS các khả năng có thể ứng dụng bài học vào thực tế. - Nhận xét tuyên dương. - Dặn dò: Ôn bài. Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình và người thân và cộng đồng. - Bài sau: Thể tích một hình. - Lắng nghe. - Đọc nối tiếp tựa bài. * PCTHĐTQ điều khiển các bước: - Làm việc theo nhóm, NT điều khiển HĐ của nhóm. - Đọc tên bài học và viết vào vở. - Đọc mục tiêu bài học. - Làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. * Nhóm trưởng điều khiển các bước: - Mời 1 bạn đọc bài tập. - Thảo luận cách giải bài tập. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ghi nhận ý kiến của GV. 1b. Giải: 15dm = 1,5m Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1 (m2) ĐS: Sxq= 8,1 m2 , Stp= 17,1 m2 - Lần lượt nêu khả năng ứng dụng bài học vào thực tế: tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 22 KHOA HỌC Tiết 44 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY Ngày soạn: 28/1/2016 - Ngày dạy: 4/2/2016 I. MỤC TIÊU: - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió trong đời sống và sản xuất: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất: quay guồng nước, chạy máy phát điện, - GDKNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin; đánh giá. GDBVMTBĐ (Liên hệ): Giao thông trên biển hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. GDSDNL (Toàn phần): Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: SGK, 6 phiếu ghi mục tiêu bài học. - HS: Hình trang 90, 91 SGK; giấy A3, bút dạ, phiếu tự đánh giá. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.- Khởi động: (1 phút)
File đính kèm:
- Tuan_22_VNEN.doc