Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 17 năm 2015

Toán

Tiết 83 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2

I. MỤC TIÊU

 - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

 - Biết số chẵn và số lẻ

 - Cần làm các bài 1, 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Bảng phụ -SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc26 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 17 năm 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 4 
 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trang 
91/ SGK.
 - Biểu đồ cho biết điều gì?
 - Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
 - Yêu cầu HS đọc các câu hỏi a,b của SGK và làm bài.
 - Nhận xét.
 Tính nhanh: (Học sinh trên chuẩn) 25 x 25 + 74 x 25 + 25
- GV nhận xét, chữa bài.
 c. Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống lại bài.
 - Tiết sau: Dấu hiệu chia hết cho 2
 - Nhận xét tiết học.
Bài 4:
- HS cả lớp cùng quan sát.
- Số sách bán được trong 4 tuần.
- HS nêu:
 Tuần 1 : 4500 cuốn 
 Tuần 2 : 6250 cuốn 
 Tuần 3 : 5750 cuốn 
 Tuần 4 : 5500 cuốn 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK.
* 25 x 25 + 74 x 25 +25
= 25 x (25 + 74 + 1)
= 25 x 100 = 2 500
Tiết 17 Lịch sử
 ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII : Nước Văn Lang, Âu Lạc, hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, nước Đại Việt thời L, nước Đại Việt thời Trần. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Nhà trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiờu bài dạy .
Hoạt động1: Thảo luận nhóm
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau( Phiếu):
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Kinh đô đặt ở đâu?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào? Vì sao Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa ?
- Gọi đại diện trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
 Kết luận: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN kinh đô đóng tại Phong Châu - Phú Thọ.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau ( phiếu):
+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối đất nước ta thừi bấy giờ ? 
+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
- Gọi đại diện trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
Kết luận: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
 Hoạt động3: Trò chơi
- GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- GV nêu luật chơi: Gồm 2 đội chơi mỗi đội có 5 bạn . Các bạn còn lại làm trọng tài. Lần lượt một bạn đội 1 nêu lên 1 mốc thời gian 1 bạn đội 2 nêu với 1 sự kiện tương ứng. Trong thời gian 3 phút đội nào nêu nhanh và đúng là đội đó thắng.
- Gv nhận xét và khen đội chơi tốt.
Hoạt động4: Củng cố - dặn dò
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
- HS mở SGK ,theo dõi bài .
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi 
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi 
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS lắng nghe.
 Kể chuyện
Tiết: 17 MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU 
 	 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK) bước đầu kể lại được câu chuyện “Một phát minh nho nhỏ” rõ ý chính, đúng diễn biến.
 	 - Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 	- Tranh minh hoạ trang 167/SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 - Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
 - Nhận xét.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn kể chuyện:
 HĐ 1: GV kể:
 - GV kể chuyện lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
 - GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2: Ma-ri-a tò mò len ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa ở bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé vừa phát hiện.
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho 2 em.
 HĐ 2: Kể trong nhóm: (nhóm 5 HS)
-Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
HĐ 3: Kể trước lớp:
 - Gọi HS thi kể nối tiếp.
 - Gọi HS kể toàn chuyện.
 - GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
 + Theo bạn Ma-ri-a là người thế nào?
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Bạn học tập ở Ma-ri-a điều gì?
 + Bạn nghĩ rằng có nên tò mò như Ma-ri-a không?
 - Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
 c. Củng cố, dặn dò:
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Tiết sau: Ôn tập cuối HKI
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể chuyện.
- Lắng nghe.
- HS kể chuyện trao đổi với nhau về ý nghĩa chuyện.
- 2 nhóm HS kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- 3 HS thi kể.
+ Muốn trở thành HS giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó từ thực tiễn.
+ Chỉ có tự tay mình làm điều đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
Thứ tư , ngày 16 tháng 12 năm 2015.
Tập đọc
	Tiết: 34	RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
 	- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng , chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 168, SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định.
2. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và trả lời câu hỏi nội dung bài.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn?
- Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì?
 - Gọi HS đọc toàn bài và HS nêu ý nghĩa
 - Nhận xét cách đọc.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 HĐ 1: Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài
 - Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn chuyện (3 lượt HS đọc). GV chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý các câu sau:
 - Gọi 1 HS đọc phần chú giải
 - Cho HS luyện đọc theo cặp
 - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
 - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
 HĐ 2: Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Nhà vua lo lắng về điều gì?
 + Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
 - Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
 - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
 - GV ghi nội dung chính lên bảng: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm:
 - Giới thiệu đoạn văn và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (chú hề, công chúa, người dẫn chuyện).
- Nhận xét giọng đọc.
c. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em thích nhân vật nào trong chuyện?Vì sao?
- Tiết sau: Ôn tập và kiểm tra HKI.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
- Câu chuyện cho thấy cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng  đến bó tay.
+ Đoạn 2: Mặt trăng  đến dây chuyền ở cổ.
+ Đoạn 3: Làm sao mặt trăng  đến ra khỏi phòng.
- HS đọc trong SGK
+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả sẽ ốm trở lại.
+Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng trên không làm cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.
+ Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô.
- Đọc và trả lời câu hỏi 4 theo ý hiểu của mình.
- 2 HS nhắc lại.
- Luyện đọc trong nhóm.
- 3 HS đọc.
- 3 HS phân vai, cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc.
Toán
Tiết 83 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU
 	- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 	- Biết số chẵn và số lẻ 
 	- Cần làm các bài 1, 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 	- Bảng phụ -SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ: 
 1. Đặt tính rồi tính: 
 a) 62 321 : 307 
 b) 81350 : 187
- GV nhận xét, chữa bài. 
 2. Bài mới 
 - GV giới thiệu bài 
 a. GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2
 - GV cho HS so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2
 - Sau đó cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có chữ số tận cùng là: 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2” 
 - GV tiếp tục cho HS quan sát để tìm những số không chia hết cho 2: Các số có tận cùng là: 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2
 - GV giới thiệu cho HS biết số chẵn và số lẻ 
 - Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn: 0,2,4,6,8,.
-Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9,
b. Hướng dẫn thực hành
Bài 1:
- GV cho HS chọn ra những số chia hết cho 2 
- Gọi vài HS đọc giải thích bài làm
Bài 2: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài sau đó HS làm vào vở. 
(Học sinh trên chuẩn) : Viết số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau
c .Củng cố – Dặn dò :
 + Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
 - Tiết sau: Dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) 62 321 : 307 = 203 
b) 81350 : 187 = 435(dư 5)
- HS thảo luận nhóm
+ Chia hết cho 2: 12, 24, 48, 50, 36,
+ Không chia hết cho 2: 13, 21, 35, 77, 89, 
- HS nêu kết quả 
- HS nhận xét – nhắc lại
- HS tìm: 13, 21, 35, 77, 89,
“Các số có chữ số tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2” 
- HS nhắc lại
Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu bài – thảo luận nhóm đôi.
- 2 em trình bày kết quả, HS khác nhận xét.
a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401.
Bài 2:
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
a. 42; 78; 56; 34.
b. 721; 453.
- 1 em đọc yêu cầu bài và tự làm vào vở.
346; 364; 436; 634. 
- 2 HS nêu 
* Số nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là: 10234
Tập làm văn
	Tiết: 33	ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn(nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 - Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà emthích.
 - Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
 2 Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Tìm hiểu ví dụ:
 HĐ 1: Nhận xét 1,2,3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Gọi HS đọc bài Cái cối tân (trang 143, 144, SGK). Yêu cầu HS theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi.
 - Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Hỏi: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu em nhận biết được đoạn văn có mấy đoạn.
 HĐ 2: Ghi nhớ:
 - Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
 HĐ 3: Luyện tập:
 Bài 1:
 - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
 - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài.
 - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng.
Bài 2:
 - Yêu cầu HS tự làm bài, 
 - Gọi HS trình bày, GV chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. 
c. Củng cố, dặn dò:
 - Mỗi đoạn văn miêu tả có những ý nghĩa gì?
 +Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
 - Dặn HS về nhà hoàn thành tiếp BT2. Tiết sau: LT xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
 - Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp teo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn.
- Lần lượt trình bày.
- Đoạn văn miêu tả đồ vật thường giới thiệu về đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+ Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Bài 1:
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
-Tiếp nối nhau thực hiện từng yêu cầu.
a. Bài văn gồm có 4 đoạn:
+Đoạn 1: Hồi học lớp 2đến một cây bút máy bằng nhựa.
+Đoạn 2: Cây bút dài gần 1 gang tay đến bằng sắt mạ bóng loáng.
+Đoạn 3: Mở nắp ra , em thấy ngòi bút đến trước khi cất vào cặp.
+Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi đến bác nông dân cày trên đồng ruộng.
 b. Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút.
 c. Đoạn 3: Tả cái ngòi bút.
 d. Trong đọan 3:
 - Câu mở đoạn:Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ không rõ.
 - Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
 - Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS sử dụng ngòi bút.
Bài 2:
- HS Tự viết bài.
- 3 HS trình bày.
- HS trả lời. 
- HS nghe.
Khoa học
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
 	Ôn tập các kiến thức:
 	- Tháp dinh dưỡng cân đối.
 	- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
 	- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 	- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
GT: Không yc tất cả vẽ tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 	 - HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Không khí gồm những thành phần nào?
- GV nhận xét.
 2.Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn 
 Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu khoảng 5 phút.
- GV thu bài, chấm 5 bài tại lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
 Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người:
 + Vai trò của nước.
 + Vai trò của không khí.
 + Xen kẽ nước và không khí.
-Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
+Nội dung đầy đủ.
+Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
+Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
- GV đánh giá trực tiếp cho mỗi nhóm.
 - GV nhận xét chung.
 c.Củng cố- dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- Thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc,hơi nước, bụi, vi khuẩn,
- HS nhận phiếu và làm bài.
- HS lắng nghe.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.
- Trong nhóm thảo luận cách trình bày 
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2015.
Luyện từ và câu
Tiết: 34	VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
 	- Nắm được kiến thức cơ bản của để phục vụ cho việc nhận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?( nội dung ghi nhớ).
 	- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gi? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập(mục III).
 	- HS trên chuẩn nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động các nhân vật trong tranh(BT3, mụcIII).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
1. KTBC:
 - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS đặt 1 câu kể theo kiểu Ai làm gì?
 - Gọi HS trả lời câu hỏi: Câu kể Ai làm gì? thường có những bộ phận nào?
- Nhận xét
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn:
 Nhận xét 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Nhận xét 2:
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét, chữa bài.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 +Vị ngữ trong câu nêu lên hoạt động của người, của vật trong câu.
Nhận xét 3:
 +Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
Nhận xét 4:
 - Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Có thể là động từ hoặc động từ kèm theo các từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm từ.
 * Ghi nhớ:
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
 - Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?
 HĐ 2:Luyện tập:
 Bài 1:
 - Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS. HS làm bài trong nhóm. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm bài, GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi.
 - Gọi HS đọc bài làm. GV chữa lỗi dùng từ, diễn đạt.
 c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi : Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì? 
- Tiết sau: Ôn tập và kiểm tra HKI
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 3 HS lên bảng viết.
- Câu kể Ai làm gì? thường có 2 bộ phận, bộ phận CN và VN
1.
- 1 HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
2)-1 HS lên làm bảng lớp, cả lớp làm bằng bút chì vào SGK 
- Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng.
1. Hàng trăm con voi / đang tiến vềbãi. VN
2. Người các buôn làng / kéo về nườm nượp. VN
 3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng
 VN
3) 1 HS đọc thành tiếng.
- Nêu lên hoạt động của con người, của vật (đồ vật, cây cối được nhân hoá)
4)Vị ngữ trong câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ ) tạo thành.
- 3 HS lần lượt đọc.
- Phát biểu theo ý hiểu.
Bài 1:
- Hoạt động theo cặp.
-Bổ sung hoàn thành phiếu.
+ Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
+ Phụ nữ /giặt giũ bên giếngnước.
+ Em nhỏ / đùa vui trước nhà sàn.
+ Các cụ già/chụm đầu bên những ché rượu cần. 
+ Các bà, các chị/sửa soạn khung cửi.
Bài 2:
+ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội giúp dân gặt lúa.
Bài 3:
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Tự làm bài.
- 3 HS trình bày.
Toán
Tiết 84 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU
 	- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
 	- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 
 - Cần làm các bài 1,4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 	- Bảng phụ -SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC
 + Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
 + Các số như thế nào thì không chia hết cho 2?
- GV nhận xét.
2. Bài mới
HĐ1:Hướng đẫn HS tìm dấu hiệu chia hết cho5
 - GVhướng dẫn tương tự bài dấu hiệu chia hết cho 2
 - GV cho HS nêu ví dụ về các số chia hết cho 5, các số không chia hết cho 5 viết thành 2 cột. Sau đó cho HS chú ý đến các số chia hết cho 5, rút ra nhận xét.
 - Các số có tận cùng là chữ số 0 hoặc chữ số 5 thì chia hết cho 5.
 - GV tiếp tục cho HS chú ý đến cột ghi phép tính không chia hết cho 5 từ đó nêu được những số không chia hết cho 5 là các số tận cùng không không phải là 0; 5.
 - GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5.
 - GV: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: 
 - Cho HS nêu miệng
 - GV nhận xét tuyên dương.
Bài 4: 
 - Cho HS nêu đề bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
*Viết tiếp 3 số nữa vào dãy số sau: (Học sinh trên chuẩn)
a. 1, 4, 7, 10, 13,.,..,.. 
b. 1, 2, 4, 8, 16,.,.,.
 c. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
 - Nhận xét tiết học.
- Các số có chữ số tận cùng là: 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2” 
- Các số có chữ số tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết ch

File đính kèm:

  • docTUAN_17_LOP_4.doc