Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 16 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân

TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN

 DẤU PHẨY

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1 và BT2).

- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3).

- HS khá giỏi: Yêu thích học tiếng việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.

- Bản đồ Việt Nam

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 16 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 16: Đạo đức
 	BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (t.1)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
KNS: 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức.
III.Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32phút) 
- GTB: Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
HĐ 1: Phân tích truyện: Một chuyến đi bổ ích. (15phút)
- GV kể chuyện 2 lần.
- Đàm thoại theo các câu hỏi:
+ Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7?
+ Qua câu chuyện, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thương binh, liệt sĩ?
- GV nhận xét.
KL: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh tính mạng hoặc một phần xương máu của mình để đấu tranh bảo vệ tổ quốc. 
 Chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
HĐ 2: Thảo luận nhóm(15phút)
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Phát phiếu giao việc và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các việc a, b, c là những việc nên làm, việc d là không nên làm.
4. Cũng cố: (2phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại câu ghi nhớ cuối bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò: (1phút)
- Dặn HS về sưu tầm những bài hát, bài thơ,... về thương binh, liệt sĩ.
- HS hát.
- Vài HS đọc ghi nhớ bài trước.
- HS nhận xét bạn.
- Cả lớp lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.
+ Đi theo các cô, các chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng.
+ Là những người đã hy sinh tính mạng hoặc một phần xương máu của mình để đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
+ Chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình đối với các quan niệm liên quan đến bài học. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS nhắc lại câu ghi nhớ ở cuối bài.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe thực hiện.
Tiết 5: Kĩ năng sống
NĂNG KHIẾU CỦA EM (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Phát hiện và rèn luyện năng khiếu của bản thân.
- Thể hiện và phát huy năng khiếu của bản thân một cách tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập, Vở thực hành kỹ năng sống, bảng phụ, tranh minh họa.
III.Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Ktbc: Cùng học, cùng chơi.
3. Bài mới: -GTB: Năng khiếu của em.
HĐ 1: Đọc truyện
- Ca sĩ nhí.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và TLCH.
+ Vì sao Chức không có kết quả tốt khi tập luyện bóng bàn?
+ Điều gì đã khiến Chức đạt giải nhất trong cuộc thi hát?
 (Gợi ý: Do có năng khiếu, do luyện tập, do luyện tập đúng năng khiếu...)
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2:
- Y/c HS quan sát tranh và thể hiện năng khiếu của mỗi HS. 
+ Đánh dấu x vào o ở hình em chọn:
- Hình ảnh thể hiện năng khiếu của em:
 o Bơi lội.
 o Vẽ.
 o Võ thuật.
 o Chơi cờ vua.
 o Làm toán.
 o Đá bóng.
 o Nhảy múa.
 o Chơi cầu lông.
 o Kể chuyện; làm văn, thơ.
 o Ngoại ngữ.
 o Khám phá thiên nhiên.
 o Chơi đàn, hát.
- GV nhận xét đánh giá.
+ Em đã làm gì để rèn luyện và thể hiện năng khiếu của mình với bố mẹ người thân, bạn bè?
+ Em hãy thảo luận cùng bạn bè và nêu ra các lợi ích của việc rèn luyện và phát huy năng khiếu.
- GV nhận xét đánh giá.
(tiết 2)
Thực hành:
HĐ 3:
- Yêu cầu HS nêu:
*. Cách phát hiện và rèn luyện năng khiếu của em.
*. Những việc em không nên làm.
*. Rèn luyện và phát huy năng khiếu của bản thân giúp em.
4. Cũng cố: 
- Y/c HS tự đánh giá trước và sau khi học bài này.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà rèn luyện và phát huy năng khiếu của cá nhân. 
- HS hát.
- HS nhắc lại.
 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ ...
- HS nhận xét.
- HS quan sát tranh.
+ HS tự chọn và đánh x dấu vào hình ảnh năng khiếu của mình.
- HS lắng nghe.
+ HS nêu...
 (Thực hành kĩ năng sống. Trang 33).
+ HS thảo luận và nêu các lợi ích...
 (Thực hành kĩ năng sống. Trang 33).
- HS nhận xét và lắng nghe.
- HS nêu...
*...
*...
*...
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
NS: 7/12/2015 ND:Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2015
Tiết 1: Mỹ thuật (Gv chuyên)
Tiết 78: Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC 
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng BT điền dấu: =, .
- Bài tập cần làm; Bài 1, 2, 3.
- Giáo dục HS thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. (1phút)
2. Bài cũ: (4phút)
- Gọi 2 HS lên bảng cho VD 1 biểu thức, tính và nêu giá trị của biểu thức đó.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (32phút)
- GTB: Tính giá trị của biểu thức.
*Giới thiệu 2 quy tắc: (10phút)
- Ghi ví dụ: 60 + 20 - 5 lên bảng.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?
- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.
- Viết lên bảng biểu thức: 49 : 7 x 5
- GV nhận xét, chữa bài.
HĐ: - Luyện tập: (18phút)
Bài 1: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả từng cột tính.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét bài làm của HS. 
Bài 3: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giúp HS tính biểu thức ban đầu và điền dấu.
- Yêu cầu tự làm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố: (2phút)
- Gọi vài HS nhắc lại quy tắc vừa học.
+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia thì ta thực hiện như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1phút)
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
60 + 20 - 5 = 80 - 5
 = 75
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
 49 : 7 x 5 = 7 x 5 
 = 35 
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài.
 1 HSG lên bảng thực hiên mẫu 1 biểu thức. 
- Hai HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 268 – 68 + 17 = 200 + 17 
 = 217
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 2 : 
- Một HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp tự làm bài. 
a) 15 x 3 x 2 = 45 x 2 
 = 90 
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
- Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện chung một phép tính. 
- Cả lớp làm vào vở các phép tính còn lại 
 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 55 : 5 x 3 > 32
 47 = 84 - 34 - 3
 20 + 5 < 40 : 2 + 6
- HS lắng nghe.
- Vài HS nhắc 2 quy tắc vừa học.
+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về nhà học và làm bài tập.
Tiết 48: Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng các từ: đầm sen, bất ngờ, ríu rít, mát rợp...
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (trả lời được các câu hỏi trong SGK thuộc 10 dòng thơ đầu).
- HS khá giỏi: biết giữ gìn phong cảnh quê hương mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. (1phút)
2. Bài cũ: (4phút)
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện "Đôi bạn".
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: - Về quê ngoại. (3phút)
HĐ 1: Luyện đọc: (12phút)
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV sửa lỗi HS phát âm sai. 
- Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các câu và giúp HS hiểu nghĩa các từ: Hương trời, chân đất...
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10phút)- Mời HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm khổ thơ 1.
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Những điều gì ở quê khiến bạn thấy lạ?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2.
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
- GV kết luận. - Liên hệ thực tế.
HĐ 3: - Học thuộc lòng bài thơ: (8phút)
- GV đọc lại bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo PP xóa dần.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ. 
- GV nhận xét bình chọn tuyên dương HS đọc hay nhất. 
4. Củng cố: (2phút)
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài thơ. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1phút)
- Dặn về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 3 HS thực hiện.
- HS biểu dương bạn (vỗ tay).
- HS nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu (mỗi em đọc 2 dòng thơ), kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. 
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
 1 HS đọc khổ thơ 1, lớp đọc thầm.
+ Bạn ở thành phố về thăm bà ngoại ở nông thôn.
+ Đầm sen nở ngát hương thơm, gặp trăng gió bất ngờ, con đường rực rơm vàng, bờ tre....
+ Bạn thấy họ rất thật thà, thưong họ như thương người ruột thịt như bà ngoại mình.
+ Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của GV.
 3 HS thi đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
 2 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
 2 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài mới.
Tiết 16:	 Luyện từ và câu: 
TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN 
 DẤU PHẨY 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị và nông thôn (BT1 và BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
- HS khá giỏi: Yêu thích học tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
- Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát(1phút)
2. Bài cũ: (4phút)
- Y/c 2 HS làm lại BT2 và BT3 tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (32phút)
Giới thiệu bài:- Từ ngữ về thành thị, nông thôn - dấu phẩy. (3phút)
Hướng dẫn làm bài tập: (27phút)
Bài 1: (9phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện từng cặp kể trước lớp.
- Treo bản đồ VN, chỉ tên từng TP.
- Gọi 2 HS dựa vào bản đồ, nhắc lại tên các TP theo vị trí từ Bắc vào Nam.
- Gọi 2 HS kể tên 1 số vùng quê (tên làng, xã, huyện).
- GV nhận xét.
 Bài 2: (9phút)
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét chốt lại những ý chính. 
- GV nhận xét.
Bài 3: (9phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở BT.
- Mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi 3-4 HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy đúng.
4. Củng cố: (2phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại tên 1 số TP của nước ta.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1phút)
- Dặn về nhà đọc lại đoạn văn của BT3 và chuẩn bị trước bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm BT2 và BT3.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
Bài 1:
 1 HS đọc yêu cầu BT: Kể tên 1 số TP, tên 1 số làng quê.
- Từng cặp làm việc.
- Đại diện từng cặp lần lượt kể.
- Theo dõi trên bản đồ.
- 2 em dựa vào bản đồ nhắc lại tên các TP từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đã Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, thành phố HCM, Cần Thơ.
 2 HS kể tên 1 số làng quê, lớp bổ sung. 
- HS lắng nghe.
Bài 2:
 2 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo nhóm và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung:
Thành phố:
- Sự vật
- Công việc
- đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, bến xe buýt,... 
- kinh doanh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học,...
Nông thôn:
- Sự vật 
- Công việc
- nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, lũy tre, con đò,...
- cày bừa, cấy lúa, gieo mạ, gặt hái, phun thuốc,...
- HS lắng nghe.
Bài 3:
 1 HS đọc yêu cầu BT, lớp đọc thầm.
- Tự làm bài vào VBT.
 3 HS lên bảng thi làm bài. Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
- HS lắng nghe sửa sai (nếu có).
 3 HS đọc lại đoạn văn.
 2 HS nhắc lại tên các TP trên đất nước ta.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS về đọc lại đoạn văn của BT3 và chuẩn bị trước bài mới.
Tiết 5: Tự nhiên xã hội:
CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI 
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
- HS khá giỏi: Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.
- GDHS có ý thức gắn bó yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trang 60, 61 SGK.
- Tranh ảnh sưu tầm về chơ, cảnh mua bán, 1 số đồ chơi, hàng hóa.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp mà em biết.
- GV nhận xét đánh giá. 
3. Bài mới: - GTB: 
Các hoạt đông công nghiệp, thương mại.
HĐ1: - Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu các cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Giới thiệu thêm các hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép, lắp ráp ô tô, xe máy... đều gọi là hoạt động công nghiệp.
- GV nhận xét.
HĐ2: - Hoạt đông nhóm..
- Yêu cầu từng em quan sát các hình trong SGK.
+ Em hãy nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp?
- Mời đại diện nhóm trình kết quả thảo luận.
KL: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt... gọi là hoạt động công nghiệp.
HĐ3: - Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Những hoạt động mua bán như hình 4, 5 SGK thường gọi là hoạt động gì?
KL: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. 
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tốt bài mới.
- HS hát.
 2 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS làm việc theo cặp.
- Một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Các cặp khác theo dõi bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Từng cá nhân quan sát các bức tranh.
- Lần lượt từng em nêu tên một hoạt động công nghiệp trong tranh. 
- Ích lợi của các hoạt động công nghiệp:
+ Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt.
+ Dệt cung cấp vải, lụa...
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hoạt động mua bán còn gọi là Thương mại Nêu ra một số tên chợ, siêu thị và các hoạt động công nghiệp.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
NS: 8/12/2015 ND:Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tiết 89: Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. Mục tiêu: 
- Biết cách tính các giá trị biểu thức có các phép tính công, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức. 
- Bài tập cần làm bài 1, 2, 3.
- GDHS yêu thích học toán. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. (1phút)
2. Bài cũ: (4phút)
- Gọi 3 HS làm BT 2/79 tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32phút)
-GTB: Tính giá trị của biểu thức (tt).
HĐ 1: - Hướng dẫn thực hiện: (10phút)
- Gọi HS đọc biểu thức: 60 + 35 : 5 
+ Biểu thức này gồm có mấy phép tính?
- Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
- H/dẫn HS tính giá trị của biểu thức
60 + 35 : 5 và viết bảng:
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
+ Muốn tính giá trị của biểu thức có các phép tính: cộng , trừ, nhân, chia ta làm thế nào?
HĐ 2: - Luyện tập. (18phút)
Bài 1: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: (6phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
4. Củng cố: (2phút)
- Gọi vài HS nêu lại qui tắc thực hiện biểu thức.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: (1phút) 
- Dặn về nhà hoc bài, xem lại bài tập và chuẩn bị cho bài sau. 
- HS hát.
 3 HS lên bảng làm BT2/79.
- HS khác nhận xét bạn. 
- HS nhắc lại tên bài. 
- Đọc: Biểu thức 60 cộng 35 chia 5.
+ Gồm 2 phép tính: cộng và chia
- HS lắng nghe.
- Thực hiện miệng.
 60 + 35 : 5 = ? 
 60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
+ Ta thực hiện nhân, chia trước rồi mới thực hiện cộng, trừ sau.
- Vài HS đọc lại quy tắc vừa lập. 
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87
- HS nhận xét chữa bài (nếu sai).
Bài 2
 1 HS nêu yêu cầu BT: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Cả lớp tự làm bài.
 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 37 - 5 x 5 = 12 Đ 13 x 3- 2 = 13 S
 180:6 +30 = 60 Đ 180+30:6 = 35 S
 282-100:2 = 91 S 282-100:2 = 232 Đ
 1 HS nhận xét bài bạn.
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
 1 HS lên bảng làm bài.
 Giải:
Số quả táo chị và mẹ hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
Số quả táo mỗi đĩa có là:
 95 : 5 = 19 (quả)
 Đáp số: 19 quả táo.
- HS lắng nghe.
- Ta thực hiện nhân, chia trước rồi mới thực hiện cộng, trừ sau.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
Ns: 9/12/2015 Nd:Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015
Tiết 32:	 Chính tả (nghe - viết) 
VỀ QUÊ NGOẠI 
I. Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 a/b.
- Học sinh khá giỏi: Rèn chữ viết đúng đẹp giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung BT2b.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (32phút)
 - GTB: - Về quê ngoại. (3)
HĐ 1: - Hướng dẫn viết chính tả: (25phút))
- Đọc 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng lại.
- Lớp theo dõi đọc thầm theo suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Bài chính tả thuộc thể thơ gì? 
+ Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát?
+ Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai và từ nào cần viết hoa?
- Yêu cầu HS lấy bảng con nhớ lại và viết các tiếng khó.
- Yêu cầu nhớ - viết đoạn thơ vào vở. 
- GV theo dõi uốn nắn cho HS. 
- GV nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: (5phút)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2b lên bảng.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- Yêu cầu 2 nhóm mỗi nhóm cử 3 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài.
- GV nhận xét đánh giá.
- Gọi 3-5 HS đọc lại kết quả.
4. Củng cố: (2phút)
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò: (1phút)
- Dặn về nhà xem lại bài tập đã làm và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng viết các từ: cơn bão, vẻ mặt, sửa soạn ...
- Lớp viết vào bảng con.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại tên bài. 
- Lớp theo dõi GV đọc bài.
 2 HS đọc

File đính kèm:

  • docTuan_16_Doi_ban.doc