Giáo án cả năm Công nghệ 7

TIẾT 33: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI

I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh

- Kiến thức:

+ Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.

+ Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.

- Thái độ: có ý thức vận dụng vào lao động của gia đình.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK.

- HS: Đọc SGK, xem hình 54, sơ đồ.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?

- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: để đẩy nhanh năng suất chăn nuôi thì cần tìm hiểu sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.

 

doc133 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm Công nghệ 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nam.
- Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
- Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
III. Phục hồi rừng sau khai thác.
1. Rừng đã khai thác trắng:
- Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
Thúc đẩy tái sinh tự nhiên:
- Chăm sóc cây gieo giống.
- Phát dọn cây cỏ hoang dại.
- Dặm cây đảm bảo mật độ. 
4.Củng cố:
- GV: Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK.
- Phân biệt khai thác trắng và khai thác dần; khai thác dần và khai thác chọn.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài. 
- Đọc và xem trước bài 29 SGK: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
 Ngày soạn: 20/11/2011
TIẾT 29: BẢO VỆ KHOANH NUÔI RỪNG
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh.
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng 
- Thái độ: Có ý thức tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
THMT: Giáo dục hs cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đồng thời có ý thức bảo vệ và trồng rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng ở địa phương.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Đọc SGK, tham khảo tài liệu,hình vẽ 48,49 SGK và nghiên cứu nội dung bài 29
- HS: Đọc trước bài, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ:
- Khai thác rừng hiện nay ở việt nam phải tuân theo các điều kiện nào?
- Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Rừng nước ta đang giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chính các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng. Phá hoại rừng đã gây ra bao nhiêu khó khăn và thảm họa cho cuộc sống và sản xuất của xã hội. Bảo vệ và phát triển rừng cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng dân cư. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng.
GV: Nêu tình hình rừng của nước ta từ năm 1943-1995 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm.
HS: Trả lời.
GV: Minh họa các tác hại của việc phá rừng về không khí, đất, thời tiết, bảo vệ giống, đời sống và sản xuất.
GV: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời. GV: Ghi bảng.
HĐ2.Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng
GV: Tài nguyên rừng bao gồm những gì?
HS: động vật, thực vật, đất có rừng và đồi trọc, đất hoang thuộc sản xuất lâm nghiệp.
GV: Kể tên động thực vât rừng mà em biết?
HS:
GV: Mục đích của bảo vệ rừng là gì?
HS: Trả lời. GV ghi bảng
GV: Để đạt được mục đích trên cần áp dụng biện pháp nào?
HS: Trả lời.
GV: HS tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? Đối tượng nào được kinh doanh rừng?
HS: Trả lời.
GV: Tại sao phải có biện pháp định canh, định cư?
HS: Đời sống nhân dân ổn định sẽ không còn tình trạng phá rừng tràn lang, nhân dân cùng chung tay bảo vệ rừng.
GV: Tại sao phải phòng chóng cháy rừng?
HS: Khí hậu các năm gần đây đang nóng dần lên, rừng bị thiếu nước, cây cối bị khô, có khả năng cháy trên diện rộng nên cần có biện pháp bảo vệ.
GV: Tại sao phải chăn nuôi gia súc?
HS: Đáp ứng lượng thịt cho tiêu dùng để giảm tình trạng săn bắn trái phép.
THMT: 
GV: Phá rừng và cháy rừng có tác hại gì?
HS: Không còn gỗ để sản xuất, động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhiệt độ đang nóng dần lên, thiên tai ngày càng nghiêm trọng...
GV: Tình hình rừng nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng vấn đề cần đặt ra hiện nay là bảo vệ thì chưa đủ mà phải thêm khoanh nuôi và phục hồi lại rừng.
HĐ3.Khoanh nuôi phục hồi rừng.
GV: Khoanh nuôi phục hồi rừng là biện pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh của rừng kết hợp với biện pháp bảo vệ, biện pháp kĩ thuật lâm sinh và trồng bổ sung để phục hồi lại rừng.
GV: Phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời. GV: Ghi bảng.
GV: Em cho biết vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không? Tại sao?
HS:
GV: Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng.
GV: Cần khoanh nuôi phục hồi rừng bằng cách nào?
- Mức độ thấp: áp dụng biện pháp chống phá.
- Mức độ cao. lâm sinh
HS:
GV: Ghi bảng
I. Ý nghĩa:
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân ta.
II. Bảo vệ rừng.
1. Mục đích bảo vệ rừng.
- Giữ gìn tài nguyên rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
2. Biện pháp bảo vệ rừng.
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng
- Nhà nước phải có kế hoạch và biện pháp tổ chức định canh, định cư, phòng chóng cháy rưng và chăn nuôi gia súc.
- Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép và tuân theo các qui định về bảo vệ và phát triển rừng.
III. Khoanh nuôi khôi phục rừng.
1.Mục đích:
- Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi mất rừng phục hồi rừng và phát triển.
2.Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
- Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày 30 cm.
3.Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Bảo vệ: cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy.
- Chăm sóc: phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới xung quanh gốc, dặm bổ xung.
4.Củng cố:
GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Gọi hs đọc phần có thể em chưa biết.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Xem lại nội dung phần II tiết sau ôn tập.
 Ngày soạn: 21/11/2011
TIẾT 30*: ÔN TẬP PHẦN II
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Biết được khái niệm,các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.
+ Biết được ý nghĩa, mục đích, biện pháp khoanh nuôi rừng.
+ Biết được vai trò của rừng và nhiệm vụ cuả trồng rừng
+ Biết được qui trình gieo ươm, trồng cây con và chăm sóc cây rừng.
+ Biết được khái niệm,các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.
+ Biết được ý nghĩa, mục đích, biện pháp khoanh nuôi rừng.
- Kĩ năng: Gieo hạt và cấy cây con đúng kĩ thụât
- Thái độ: Có ý thức tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
- HS: Đọc SGK, chuẩn bị nội dung ôn tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu ý nghĩa của bảo vệ rừng. Nêu mục đích, biện pháp của bảo vệ rừng. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: ôn tập nội dung phần II.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: cho hệ thống câu hỏi và yêu cầu hs thảo luận trả lời trong 15’
HS: Trả lời
GV: Nhận xét theo đáp án sau.
Câu 1: Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Câu 2: Việc phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã gây những hậu quả gì?
Câu 3: Nêu điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng và quy trình tạo nền đất lập vườn gieo ươm cây rừng?
Câu 4. Để kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm người ta dùng các biện pháp nào?
Câu 5. Thời vụ và quy trình gieo hạt ở nước ta?
Câu 6. Giải thích mục đích, nội dung các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?
Câu 7. Thời vụ và quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu, rễ trần?
Câu 8. Đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ? Tuân theo điều kiện gì?
Câu 9. Để phục hồi rừng sau khi khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng biện pháp nào?
1. Vai trò của rừng, vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng.
2.Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng.
3.Khai thác và bảo vệ rừng.
* Hệ thống kiến thức cơ bản.
Câu1: 
- Phải bảo vệ rừng vì: rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất. 
- Dùng các biện để bảo vệ rừng là:
+ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng
+ Nhà nước phải có kế hoạch và biện pháp tổ chức định canh, định cư, phòng chóng cháy rừng và chăn nuôi gia súc.
+ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép và tuân theo các qui định về bảo vệ và phát triển rừng.
Câu2:
Việc phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã gây ra xoí mòn và lũ lụt...
Câu3: 
- Điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng: đất pha cát, thịt nhẹ, độ PH trung tính, mặt đất bằng, gần nguồn nước.
- Quy trình tạo nền đất lập vườn gieo ươm: kích thước luống, phân bón lót, hướng luống.
Câu4. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm bằng đốt hạt, tác động lực, xử lí hạt giống bằng nước ấm.
Câu 5
- Thời vụ gieo hạt: Miền bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, miền trung từ tháng 1 đến tháng 2, miền nam từ tháng 2 đến tháng 3.
- Quy trình gieo hạt: Gieo hạt àLấp đất àChe phủ àTưới nước àPhun thuốc trừ sâu, bệnh bảo vệ luống gieo.
Câu 7. 
-Thời vụ trồng rừng.
+ Các tỉnh miền Bắc: mùa xuân và mùa thu.
+ Miền trung và các tỉnh miền nam: là mùa mưa. 
- Cây con có bầu: Tạo lỗ trong hố đất àRạch vỏ bầu à Đặt bầu vào trong hố đất à Lấp đất lần 1 à Lấp đất lần 2 à Vun gốc.
- Cây con rễ trần: Tạo lỗ trong hố đất à Đặt cây vào lỗ trong hố đất à Lấp đất kín gốc cây à Nén đất à Vun gốc.
Câu 8. 
Đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ: xsgk/71
Tuân theo điều kiện:
- Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
- Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
Câu 9. Để phục hồi rừng sau khi khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng biện pháp: bảo vệ, phát dọn, tỉa, trồng cây con vào đất trống.
4. Củng cố.
GV: Nhận xét đánh giá tiết dạy ôn tập phần II.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn tập tất cả bài học 
- Chuẩn bị giấy thi giờ sau thi học kỳ I.
Ngày soạn: 26/11/2011
PHẦN III: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
TIẾT 31: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi.
- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK.
- HS: Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Nêu mục đích và biện pháp của bảo vệ rừng.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có chức năng chuyển hóa những sản phẩm của trồng trọt và phế phụ phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao. Vậy sản phẩm vật nuôi có vai trò gì và nhiệm vụ của nước ta đối với chăn nuôi ra sao? Bài học này ta tìm hiểu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi: ngành chăn nuôi có vai trò gì?
HS: Thảo luận 3 bàn/ nhóm trả lời.
GV: Kết luận ghi bảng.
GV: Gia đình, địa phương có nuôi những vật nuôi nào? Có vai trò gì?
HS: Trả lời.
HĐ2. Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 và mô tả nhiệm vụ của nước ta trong thời gian tới.
 GV: Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ? Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi toàn diện là thế nào?
HS: Trả lời
GV: Địa phương có những qui mô chăn nuôi nào? Gia đình nuôi những loại vật nuôi nào?
HS: Qui mô trang trại, hộ gia đình, xí nghiệp chăn nuôi... những loại vật nuôi: gà, vịt, dê, dông, thỏ, bò sữa...
GV: Chuyển giao những tiến bộ kĩ thuật nào cho nhân dân?
HS: Làm thức ăn hỗn hợp để bán cho nông dân tiện sử dụng, hiệu quả kinh tế cao, nhập giống ngoại năng xuất cao hoặc giống mới phù hợp với kinh tế vùng, miền của nhân dân; tiêm phòng chữa bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng đúng kĩ thuật, vệ sinh môi trường tốt, thu mua, chế biến các sản phẩm chăn nuôi thuận lợi, có hiệu quả kinh tế cao.
GV: Tăng cường đầu tư quản lí là thế nào?
HS: Đào tạo cán bộ nông nghiệp để phục vụ các địa phương như kĩ sư chăn nuôi, bác sĩ thú y... cho nhân dân vay vốn theo vùng, theo qui hoạch chung của địa phương, của nhà nước.
GV: Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?
HS: Không có chất tăng trọng và đảm bảo vệ sinh.
GV: Mục đích của ngành chăn nuôi nước ta là gì?
HS: Tăng nhanh sản lượng và chất lượng nông sản.
I.Vai trò của chăn nuôi.
Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống.
b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa.
c) Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng, y dược và xuất khẩu.
II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
- Phát triển chăn nuôi toàn diện 
( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ).
- Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ( giống, thức ăn, chăm sóc thú y ).
- Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ)
- Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4.Củng cố.
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Cho hs chơi trò diễn xuất: dùng hành động diễn tả vai trò của vật nuôi.
- HS: Diễn xuất và nhận biết vai trò đó.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 31 SGK: giống vật nuôi.
- Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK.
Ngày soạn: 27/11/2011
TIẾT 32: GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
Kiến thức:	
- Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi.
- Biết phân loại giống vật nuôi.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK.
- HS: Đọc SGK, xem hình vẽ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
- Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
- Em hãy nêu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Để phát triển chăn nuôi thì yếu tố về giống là quan trọng nhất. Vậy giống vật nuôi là gì? Vai trò của giống ra sao? Ta cùng tìm hiểu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi.
- Bằng phương pháp gợi mở, giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại.
GV: Muốn chăn nuôi trước hết phải có điều kiện gì?
HS: Trả lời
GV: Em biết những giống vật nuôi nào?
HS: Trả lời
GV: Treo bài tập sgk/83 và yêu cầu hs làm
HS: làm bài
GV: Thế nào là một giống vật nuôi?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
GV: Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý điều gì?
HS: Lấy ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình theo mẫu.
GV: Em hãy nêu tiêu chí phân loại giống vật nuôi.
HS: Lấy ví dụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Phân tích cho học sinh thấy được cần có 4 điều kiện sau:
- Tại sao có chung nguồn gốc?
- Tại sao có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau, có đặc điểm di truyền ổn định?
- Tại sao có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét ghi bảng.
HĐ2. Tìm hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi.
GV: Cần làm cho học sinh thấy được giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng chăn nuôi.
- Qua ví dụ SGK, học sinh lấy ví dụ khác từ giống vật nuôi ở gia đình, địa phương.
GV: Số lượng trứng của gà Lơ go và gà Ri khác nhau do yếu tố nào?
HS: giống – di truyền.
GV: Tỉ lệ mỡ sữa của trâu Mura và bò Hà Lan do yếu tố nào quyết đinh?
HS: giống – di truyền.
GV: Giống có vai trò gì trong chăn nuôi?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
I. Khái niệm về giống vật nuôi.
1.Thế nào là giống vật nuôi.
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
Tên giống vật nuôi
Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết
- Gà ri
- Lợn móng cái
- Chân thấp, bé, lông màu đỏ thẫm, đen
- Thấp, bụng xệ, má nhăn.
2.Phân loại giống vật nuôi.
a) Theo địa lý
b) Theo hình thái ngoại hình
c) Theo mức độ hoàn thiện của giống.
d) Theo hướng sản xuất.
3) Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi.
- Có chung nguồn gốc.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng.
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
4.Củng cố :
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV: Chia lớp thành hai đội thi “ ai nhanh hơn”
+ Luật chơi: trong 2’ 2 đội lần lượt cử đại diện lên bản viết tên những giống vật nuôi mà em biết, đội nào nhiều giống vật nuôi nhất đội đó chiến thắng.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 32 SGK: sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.
Ngày soạn: 1/12/2011
TIẾT 33: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Kiến thức: 
+ Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. 
+ Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
- Thái độ: có ý thức vận dụng vào lao động của gia đình.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK.
- HS: Đọc SGK, xem hình 54, sơ đồ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: để đẩy nhanh năng suất chăn nuôi thì cần tìm hiểu sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
GV: treo hình 54 sgk/86 và yêu cầu hs xem hình 3 con ngang. Hãy nhận xét khối lượng, hình dáng, kích thước của con ngang?
HS: Trả lời
GV: Người ta gọi sự tăng khối lượng của lợn, của ngang trong quá trình nuôi dưỡng là gì?
HS: Là sự sinh trưởng.
GV: Thế nào là sự sinh trưởng?
HS: Trả lời
GV: Sự sinh trưởng là sự lớn lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng cơ thể, khối lượng bộ phận cơ thể và phân chia tế bào (các tế bào sinh ra sau giống hệt tế bào sinh ra nó).
GV: Mào của con ngang lớn nhất có đặc điểm gì?
HS: Thể hiện rõ về màu sắc và hình dáng.
GV: Con gà trống trưởng thành khác con gà trống nhỏ như thế nào?
HS: Mào đỏ, to, biết gáy, cựa to...
GV: Chứng tỏ đã thành thục về sinh dục.
GV: Thế nào là sự phát dục?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu hs làm bài tập sgk/87
HS: Trả lời theo đáp án:
- Sự sinh trưởng là những biến đổi của cơ thể: xương ống chân dài thêm 5 cm, thể trọng lợn con từ 5 kg tăng lên 8 kg, dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.
- Sự phát dục là: gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng.
GV: Khi vật nuôi sinh trưởng nhanh giúp cho quá trình phát dục phát triển và ngược lại. Nên sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau.
HĐ2.Tìm hiểu đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 8 và làm bài tập sgk/88, chọn ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm của sinh trưởng và phát dục?
HS: Trả lời
VD a. Không đồng đều
VD b. Theo giai đoạn
VD c. Theo chu kỳ.
VD d. Theo giai đoạn
GV: Chu kì là khoảng thời gian được lặp đi lặp lại.
HĐ3.Tìm hiểu sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
GV: Dùng sơ đồ giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi?
GV: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
HS: Di truyền và điều kiện ngoại cảnh.
GV: Để tác động đến các yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh thì con người cần làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Ghi bảng
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1. Sự sinh trưởng.
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
2. Sự phát dục.
Là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể.
* Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau.
II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Gồm 3 đặc điểm.
- Không đồng đều
- Theo giai đoạn.
- Theo chu kỳ
III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
 - Di truyền.
- Điều kiện ngoại cảnh: nuôi dưỡng, chăm sóc.
4. Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 33: một số phương pháp chọn lọc
 	Ngày soạn: 4/12/2011
TIẾT 34: M

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7_20150727_085819.doc