Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 24, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

II. Tổ chức dạy học

1) Chuẩn bị bài giảng

_Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế

_Tham khảo thêm tài liệu về chăn nuôi.

2) Đồ dùng dạy học

_Hình 54: Quan hệ giữa tuổi và khối lượng của ngang (vịt xiêm)

_Sơ đồ 8: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

_Bảng BT/sgk trang 87

doc5 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 24, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24
Tiết : 
Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
Mục tiêu bài học
Qua bài này Hs cần phải :
_Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
_Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
_Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình.
Tổ chức dạy học
Chuẩn bị bài giảng
_Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế
_Tham khảo thêm tài liệu về chăn nuôi.
Đồ dùng dạy học
_Hình 54: Quan hệ giữa tuổi và khối lượng của ngang (vịt xiêm)
_Sơ đồ 8: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
_Bảng BT/sgk trang 87
Các hoạt động dạy học
Oån định lớp: ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
CH: Thế nào là một giống vật nuôi?
CH: Kể tên các cách phân loại giống vật nuôi? Điều kiện công nhận một GVN?
CH: GVN có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Giới thiệu bài mới: ( 2 phút )
Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi thì con người phải chủ động điều khiển được quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo ý muốn của con người. Vậy sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi là gì? Các yếu tố nào đã tác động đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? Đó là nội dung bài học hôm nay:
Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
d.Các hoạt động học tập: ( 30 phút )
Nội dung ghi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Học sinh
I/ Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
Sự sinh trưởng:
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
VD: sgk
Sự phát dục: 
Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
VD: sgk
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
_Gọi hs đọc thông tin
_Treo hình 54
CH: Nhận xét về hình dáng, khối lương, chiều cao của con ngang từ lúc mới nởàlớn?
CH: Sự sinh trưởng ở vật nuôi là gì?
_Tóm ý
_Gọi hs đọc VD phần I2
_Nêu VD: con gà trống còn nhỏ có mảo nhỏ, chưa biết gáy. Khi lớn mào to, có màu đỏ, biết gáy, biết đạp mái.
àĐặc điểm con ngang trưởng thành có mào to, có màu đỏ, biết gáy, biết đạp máithể hiện sự phát dục của con vật.
CH: Thế nào là sự phát dục ở vật nuôi?
_Kết luận
_Treo BT/sgk trang 87.
_Quan sát
_Nhận xét:
Hình dáng: lông vàngàlông đen
Khối lượng: con lớn nặng hơn con nhỏ
Chiều cao: con lớn cao hơn
_Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận 
_Đọc thông tin
_Là sự biến đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể
_Thảo luận nhóm làm BT
II/ Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
Sơ đồ 8 / sgk trang 87
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
_Treo sơ đồ 8 (dạng sơ đồ câm)
_Treo bảng 29/sgk trang 151
CH: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của lợn diễn ra như thế nào?
_Treo bảng 30/stk trang 151
CH: Giai đoạn bào thai, khối lượng tăng bao nhiêu lần?
CH: Giai đoạn từ sơ sinhàtrưởng thành, khối lượng tăng bao nhiêu lần?
CH: Sự tăng trọng 2 giai đoạn có giống nhau không?
CH: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi diễn ra như thế nào?
_Kết luận:
Trong quá trình phát triển của vật nuôi sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều về:
Khả năng tăng trọng: vật nuôi non tăng nhanhàtrưởng thành tăng chậm, sau đó dừng lại không tăng nữa.
Không đồng đều về sự phát triển các cơ quan bộ phận (con non xương phát triển nhanh, càng lớn cơ càng phát triển, xương phát triển chậm lại.
Không đều về khả năng tích luỹ mỡ: càng lớn tích luỹ mỡ càng mạnh.
_Nêu VD: chu kì động dục của
Lợn: 21 ngày
Ngựa: 23 ngày
Gà, vịt: hàng ngày
àSinh trưởng phát dục biểu hiện theo chu kì.
CH: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi diễn ra như thế nào?
_Gọi hs lên điền vào sơ đồ 8
_Treo BT/sgk trang 88. Yêu cầu thảo luận nhóm
_Tổng kết
_Quan sát
_Theo giai đoạn khác nhau
_Quan sát
_2500 lần
_200 lần
_Giai đoạn bào thai tăng nhanh hơn
_Không đồng đều
_Không đồng đều, theo chu kì, theo giai đoạn
_Thảo luận nhóm
III/ Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
Năng suất chăn nuôi = giống+yếu tố ngoại cảnh.
HĐ3: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
_Treo bảng 28/stk trang 151
CH: Nuôi thật tốt một con lợn ỉ có thể tăng khối lượng bằng con lợn Landrace không? Tại sao?
CH: Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì?
_Kết luận: năng suất chăn nuôi là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
CH: Vậy sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
_Tổng kết
_Quan sát
_Không, do gen di truyền quyết định
_Chọn giống tốt, chăm sóc tốt.
_Đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh.
	4) Củng cố: (5 phút)
	_Gọi hs đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Bài tập:
Những biến đổi của cơ thể vật nuôi
Sự sinh trưởng
Sự phát dục
Xương ống chân của bê dài thêm 5cm
Gà trống biết gáy
Gà mái bắt đầu đẻ trứng
Thể trọng lợn con từ 4kg tăng lên 8 kg
Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa thức ăn
X
X
X
X
X
	5) Dặn dò: (1 phút)
	- Học thuộc bài 32
	- Xem bài 33: Một số PP chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
 III/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7_tuan_24_bai_32_su_sinh_truong_va_phat_du.doc
Giáo án liên quan