Giáo án buổi chiều môn Tập làm văn Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hoa - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng

Rèn Tập làm văn tuần 1

Thế Nào Là Văn Kể Chuyện ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về thế nào là văn kể chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành văn kể chuyện.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 3; học sinh khá làm bài tập 3 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc75 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án buổi chiều môn Tập làm văn Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hoa - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 17
Luyện Tập Xây Dựng Đoạn Văn Miêu Tả Đồ Vật
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xây dựng đoạn trong văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về xây dựng đoạn trong văn miêu tả đồ vật. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 câu; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 câu; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Một bạn viết đoạn mở bài theo cách trực tiếp cho bài văn miêu tả một đồ chơi yêu thích như sau: “Một lần, khi đi công tác về, bố tặng em một chiếc quạt chạy bằng pin, thứ đồ chơi mà em rất thích.”. Em hãy viết lại đoạn mở bài cho đồ chơi nói trên theo cách gián tiếp. (Nói chuyện khác để dẫn đến thứ đồ chơi em tả, VD : Những ngày hè nắng nóng, ai cũng thích ngồi làm việc bên chiếc quạt điện hoặc ngồi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ...)
(Mở bài gián tiếp) : ..................................................
Câu 2. Vì sao nói đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách kết bài mở rộng ?
“Chiếc quạt được em mang đến lớp. Các bạn chuyền tay nhau ngắm nghía rồi chạy thử, ai cũng thấy thích thú. Tuy chỉ là thứ đồ chơi nhỏ bé nhưng chiếc quạt được em gìn giữ và sử dụng trong suốt cả mùa hè vì nó vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao.”
(Trả lời) : Đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách kết bài mở rộng vì ...........................................
.................................................................................
.................................................................................
Câu 3. Đọc bài văn tả một đồ chơi yêu thích dưới đây và hoàn chỉnh những nhận xét ở dưới bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “Một lần, khi đi công tác về, bố tặng em một chiếc quạt chạy bằng pin, thứ đồ chơi mà em rất thích. 
 Chiếc quạt dài chừng một gang tay của em. Quạt làm bằng nhựa tím trong, lốm đốm nhũ trắng trông rất đẹp. Bên ngoài chiếc quạt nổi bật những hình vẽ ngộ nghĩnh : một chú bé mắt đen láy với đôi má đỏ đang cầm bút lông, một quả bóng đội mũ chóp cao, trên đỉnh gắn một bông hoa màu xanh da trời nhuỵ đỏ.
 Đầu nắp quạt có một sợi dây màu vàng dùng để đeo vào cổ. Mở nắp quạt ra, em thấy hai cánh quạt mỏng như mảnh giấy nhỏ, màu xanh lá cây nhạt. Cánh quạt được xếp nghiêng để có thể quạt gió ra phía trước. Dưới hai cánh quạt có một hộp động cơ bé tí với nhiều dây điện xanh đỏ chằng chịt. Khi muốn khởi động chiếc quạt, em chỉ cần bật công tắc “on”. Đầu tiên, đèn bên trong thân quạt nhựa bật sáng. Rồi hai cánh quạt xoè ra, quay tít, kêu ro ro nghe thật êm tai. Đưa quạt lên ngang má, em thích thú đón làn gió mát rượi phả vào mặt. Khi muốn tắt quạt, em chỉ cần gạt núm công tắc sang bên “off”. Đèn vụt tắt, cánh quạt chạy chậm dần rồi dừng hẳn.
 Chiếc quạt được em mang đến lớp. Các bạn chuyền tay nhau ngắm nghía rồi chạy thử, ai cũng thấy thích thú. Tuy chỉ là thứ đồ chơi nhỏ bé nhưng chiếc quạt được em gìn giữ và sử dụng trong suốt cả mùa hè vì nó vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao.”
Nhận xét :
a) Bài văn gồm có ........... đoạn văn.
b) Đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc quạt chạy bằng pin là đoạn thứ ......... (từ ......................... đến .............................).
c) Đoạn văn thứ ba (từ Đầu nắp quạt... đến rồi dừng hẳn) tả đặc điểm nổi bật của một số bộ phận của chiếc quạt chạy bằng pin như : .................để quạt gió, ................... để làm cho quạt chạy ; tả ........................của chiếc quạt một cách khá cụ thể, sinh động.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 18
Luyện Tập Viết Đoạn Văn Miêu Tả Đồ Vật
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về viết đoạn văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn văn miêu tả đồ vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 câu; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 câu (câu số 3 và 1 câu khác); học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết: Đoạn văn tả bao quát hay tả cụ thể từng bộ phận của cây bút bi ?
Cây bút bi nước chỉ lớn hơn ngón tay em một chút, dài khoảng 12 cm. Thân và nắp bút đều làm bằng chất nhựa trong nên em nhìn rõ được cả đầu bút và ruột bút. Đuôi bút được gắn một khoanh nhựa nhỏ màu xanh đậm, giống màu của mảnh nhựa cài bút.
(Trả lời) : ..................................................................
..................................................................................
Lời giải : Đoạn văn tả cụ thể từng bộ phận của cây bút bi. 
Câu 2. Đọc từng đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: 
a) Tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp: “Chiếc cặp mới tinh, màu nâu, thơm phức mùi vải nhựa. Cặp hình chữ nhật, chiều dài khoảng ba gang tay, chiều cao độ hai gang tay, đáy dày cỡ nửa gang. Các góc cặp lượn cong. Mỗi cạnh đều được may rất kĩ bằng chỉ dù cùng màu. Quai cặp dày và cong như vành trăng khuyết. Mỗi đầu quai có một khoen sắt vuông gắn với miếng thiếc lót dưới bằng những chiếc đinh tán tròn, trông chắc chắn. Mặt trước cặp in hình hai chú thỏ bông nắm tay nhau đi học. Giữa nắp cặp có khoá bằng kim loại sáng loáng, đóng vào mở ra rất dễ dàng.”
b) Đoạn văn tả bên trong chiếc cặp: “Mỗi lần mở cặp ra, em dễ dàng tìm được những cuốn vở hay cuốn sách giáo khoa đựng ở ngăn to. Ngăn nhỏ của cặp, em để hộp bút, ê-ke, thước kẻ và vài thứ lặt vặt cần thiết khi đến trường. Riêng ngăn phụ ở ngoài cùng, em thường đựng quyển vở nháp và dăm ba tờ giấy trắng để làm bài kiểm tra. Đôi khi, ngăn này được dùng để đựng những thứ cần thiết cho tiết thực hành về môn Kĩ thuật. Khi cặp được đóng lại, dù em có nô đùa chạy nhảy, sách vở và đồ dùng cũng không thể rơi được ra ngoài.”
 * Yêu cầu :
(1) Gạch dưới những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật của hình dáng bên ngoài chiếc cặp (màu sắc, chất liệu, kích cỡ, quai xách, khoá cặp, trang trí,...) ở đoạn a.
 (2) Chép lại câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn a: ................................................
Đáp án: Quai cặp dày và cong như vành trăng khuyết.
(3) Đoạn b tả bên trong chiếc cặp có mấy ngăn? Hãy kể tên các đồ vật đựng trong từng ngăn cặp.
Đáp án: Bên trong chiếc cặp có ba ngăn. Các đồ vật đựng trong từng ngăn cặp: Ngăn to đựng vở, sách giáo khoa; Ngăn nhở để hộp bút, ê-ke, thước kẻ và vài thứ lặt vặt cần thiết; Ngăn phụ thường đựng vở nháp và dăm ba tờ giấy trắng để làm bài kiểm tra.
(4) Gạch dưới câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn b.
Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) tả bao quát một đồ dùng học tập của em.
 * Gợi ý : 
a) Viết câu mở đoạn để nêu ý chung của toàn đoạn.
b) Thân đoạn cần nêu một vài nét bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay đặc điểm nổi bật về cấu tạo, của đồ dùng học tập được chọn tả ; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hoá để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
c) Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về đồ dùng học tập được tả. 
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 19
Luyện Tập Viết Đoạn Mở Bài Cho Văn Miêu Tả Đồ Vật
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xây dựng đoạn mở bài trong văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn mở bài trong văn miêu tả đồ vật. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 câu; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 câu (câu số 3 và 1 câu khác); học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Đọc các đoạn mở bài (a, b, c) trong bài tập 1, SGK Tiếng Việt 4, tập hai (trang 10), sau đó trả lời câu hỏi :
a) Các đoạn mở bài (a, b, c) đều có mục đích giới thiệu đồ vật gì cần tả ? .........................................
 ..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
b) Trong số các đoạn a, b, c, đoạn nào giới thiệu ngay đồ vật định tả ? Đó là cách mở bài nào ?
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
c) Đoạn nào nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả ? Đó là cách mở bài nào ?
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
Câu 2. Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em (hoặc cái trống trường em) theo cách mở bài trực tiếp.
* Gợi ý : Có thể giới thiệu vị trí hoặc hoàn cảnh sử dụng, hoặc đặc điểm nổi bật nhất... của chiếc bàn (VD : Chiếc bàn học của em đặt sát cạnh tủ quần áo.).
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
Câu 3. Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em (hoặc cái trống trường em) theo cách mở bài gián tiếp.
* Gợi ý : Có thể nêu hoàn cảnh có chiếc bàn hoặc kể lại kỉ niệm liên quan đến chiếc bàn rồi giới thiệu chiếc bàn định tả (VD : Từ lúu em ước mơ có một bàn học riêng, không phải ngồi học ở chiếc bàn chung của cả gia đình. Đầu học kì này, bố đã mua cho em một chiếc bàn học mới và kê ở góc buồng.).
.....................................................................
..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... 
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy: Thứ ., ngày  /  / 201
Rèn Tập làm văn tuần 20
Luyện Tập Viết Đoạn Kết Bài Cho Văn Miêu Tả Đồ Vật
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xây dựng đoạn kết bài trong văn miêu tả đồ vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn kết bài trong văn miêu tả đồ vật. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm câu 2; học sinh khá, giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Câu 1. Đọc bài Cái nón (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11), điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các nhận xét dưới đây.
a) Bài văn có .... đoạn. Đoạn thứ .... là đoạn kết bài (từ .................. đến ...................................).
(Bài văn có 3 đoạn. Đoạn thứ 3 là đoạn kết bài: từ Má bảo ...đến... bị méo vành).
b) Đoạn kết bài có .... câu : 
- Câu 1 ghi lại lời dặn của má về ............................;
- Câu 2 và 3 ghi lại hành động gìn giữ cẩn thận chiếc nón chứng tỏ nhân vật tôi đã làm theo ............................ 
- Đó là cách kết bài .................................................
(Đoạn kết bài có 3 câu: Câu 1 ghi lại lời dặn của má về ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ; câu 2 và 3 ghi lại hành động gìn giữ cẩn thận chiếc nón chứng tỏ nhân vật tôi đã làm theo lời má dặn. Đó là cách kết bài mở rộng.)
Câu 2. Hãy viết kết bài mở rộng (MR) cho bài văn làm theo một trong 3 đề sau :
a) Tả cái thước kẻ của em. (Gợi ý kết bài MR : Nêu rõ tác dụng của thước kẻ đối với người học sinh, hoặc nêu ý thức giữ gìn cẩn

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_mon_tap_lam_van_lop_4_nam_hoc_2013_2014_n.doc