Giáo án buổi chiều môn Rèn Luyện từ và câu Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hoa - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về từ chỉ sự vật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
u cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Nối từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng câu: Tày Nùng Ê Đê Khơ Me Ba Na Dao Tà Ôi miền Bắc miền Trung và Tây Nguyên miền Nam Đáp án: - Miền Bắc: Tày, Dao, Tà Ôi. - Miền Trung: Ba Na, Nùng. - Miền Nam: Ê Đê, Khơ Me. Bài 2. Khoanh tròn chữ cái trước các từ ngữ chỉ sự vật có ở vùng các dân tộc có ít người sinh sống. a. nhà sàn b. suối c. ruộng bậc thang e. thuyền g. nương rẫy h. trâu bò Đáp án: a. nhà sàn b. suối c. ruộng bậc thang g. nương rẫy Bài 3. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. B. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. C. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao xa. Đáp án: A. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. B. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. C. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao xa. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 17 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh từ ngữ về thành thị - nông thôn; từ chỉ đặc điểm; so sánh; kiểu câu Ai thế nào? 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Xếp những từ sau đây vào hai nhóm cho thích hợp: siêu thị, cánh đồng, công viên, luỹ tre, sân bay, cánh cò, đồi chè, ruộng bậc thang, khách sạn, nương ngô, trường đại học, ruộng lúa. a) Những vật thường có ở thành thị: ................. ............................................................................ b) Những vật thường có ở nông thôn: ............................................................................ Đáp án: a) Những vật thường có ở thành thị: siêu thị, công viên, sân bay, khách sạn, trường đại học. b) Những vật thường có ở nông thôn: cánh đồng, luỹ tre, cánh cò, đồi chè, ruộng bậc thang, nương ngô, ruộng lúa. Bài 2. Gạch dưới dòng thơ có hình ảnh so sánh trong đoạn thơ: “Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu. Bạn bè ríu rít tìm nhau, Qua con đường đất rực màu rơm phơi. Bóng tre mát rợp vai người, Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.” Đáp án: “Gặp trăng gặp gió bất ngờ, Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu. Bạn bè ríu rít tìm nhau, Qua con đường đất rực màu rơm phơi. Bóng tre mát rợp vai người, Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.” Bài 3.a) Khoanh tròn vào kiểu câu Ai thế nào? A. Tiếng sáo diều trong ngần. B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng. C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân. 3.b) Khoanh tròn vào những dòng chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật: A. thả diều, phơi, gặt hái B. trong ngần, chơi vơi, xanh C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm D. mênh mông, trắng ngần, bạc phết E. đỏ lựng, vàng hoe, bàn tay G. tím ngắt, lung lay, vàng rực Đáp án: A. Tiếng sáo diều trong ngần. B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng. C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân. A. thả diều, phơi, gặt hái B. trong ngần, chơi vơi, xanh C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm D. mênh mông, trắng ngần, bạc phết E. đỏ lựng, vàng hoe, bàn tay G. tím ngắt, lung lay, vàng rực c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 18 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về từ chỉ đặc điểm, dấu phẩy; kiểu câu Ai thế nào? 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1.a) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: a) Nụ cười của các cô gái thân tình, tươi tắn. b) Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành. c) Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành. 1.b) Câu nào dưới đây đặt đúng dấu phẩy? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Khi gà gáy sáng, anh Đóm mới lui về nghỉ. B. Khi gà gáy sáng anh Đóm, mới lui về nghỉ. C. Khi gà gáy sáng anh Đóm mới lui, về nghỉ. Đáp án: a) Nụ cười của các cô gái như thế nào? b) Ai rất thẳng thắn, chân thành? c) Người Sài Gòn như thế nào? A. Khi gà gáy sáng, anh Đóm mới lui về nghỉ. B. Khi gà gáy sáng anh Đóm, mới lui về nghỉ. C. Khi gà gáy sáng anh Đóm mới lui, về nghỉ. Bài 2. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 3 câu in nghiêng: Xưa có con chim bé choắt nhưng ba hoa lắm lời và luôn kêu: “Đây là của ta của ta!”. Một lần, chim nhìn thấy một cây trĩu trịt quả chín. Nó khoái chí sà xuống từ cành này sang cành khác mổ quả ăn lấy ăn để. Chẳng mấy chốc đã no căng. Sợ những con chim khác nhìn thấy cây này và ăn hết nó đã lấy hết sức gào lên: “Đây là của ta của ta!”. Tiếng gào khiến chim chóc quanh đấy nghe rõ liền bay tới. Thấy cây nhiều quả, chúng sà xuống, ăn hết không sót quả nào. Đáp án: Xưa, có con chim bé choắt nhưng ba hoa lắm lời và luôn kêu: “Đây là của ta của ta!”. Một lần, chim nhìn thấy một cây trĩu trịt quả chín. Nó khoái chí sà xuống từ cành này sang cành khác, mổ quả ăn lấy, ăn để. Chẳng mấy chốc đã no căng. Sợ những con chim khác nhìn thấy cây này và ăn hết, nó đã lấy hết sức gào lên: “Đây là của ta của ta!”. Tiếng gào khiến chim chóc quanh đấy nghe rõ liền bay tới. Thấy cây nhiều quả, chúng sà xuống, ăn hết không sót quả nào. Bài 3. Đặt 3 câu theo mâu Ai thế nào? để nói về: c. Nắng, gió (hoặc cơn mưa, phố phường, con người) Sài Gòn. ........................................................................... b. Vẻ đẹp của Hồ Gươm (Hà Nội). ........................................................................... a. Tính tình của con chim nhỏ luôn kêu: Đây là của ta của ta! ........................................................................... Đáp án tham khảo: c. Nhà cửa ở Sài Gòn nằm san sát cạnh nhau. b. Mặt Hồ Gươm trong xanh. a. Con chim nhỏ rất xấu tính, tham ăn. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 19 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về so sánh, dấu chấm, dấu phẩy. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Gạch dưới những từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau: a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. b. Con tàu trườn mình vào ga. Nhả khói như ống hút. c. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản. Đáp án: a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. b. Con tàu trườn mình vào ga. Nhả khói như ống hút. c. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản. Bài 2. Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn: a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng. b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo. c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu dì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Đáp án: a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng. b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo. c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu dì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Bài 3. Điền dấu chấm câu thích hợp vào ô trống: Một tối £ Nam đi xem phim. Sợ muộn giờ, Nam hỏi một cụ già qua đường: - Cụ ơi! Bây giờ là mấy giờ ạ? Cụ già lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Sau đó £ lại lấy đồng hồ ra xem, cất đi £ Cuối cùng, cụ lấy đồng hồ ra xem một lần nữa: - 7 giờ £ 10 phút 20 giây. Nam ngạc nhiên: - Cụ xem đồng hồ ba lần ạ? - Cụ có 3 chiếc đồng hồ £ Mỗi đồng hồ cụ chỉ có 1 kim. Đáp án tham khảo: Một tối, Nam đi xem phim. Sợ muộn giờ, Nam hỏi một cụ già qua đường: - Cụ ơi! Bây giờ là mấy giờ ạ? Cụ già lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Sau đó, lại lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Cuối cùng, cụ lấy đồng hồ ra xem một lần nữa: - 7 giờ, 10 phút 20 giây. Nam ngạc nhiên: - Cụ xem đồng hồ ba lần ạ? - Cụ có 3 chiếc đồng hồ. Mỗi đồng hồ cụ chỉ có 1 kim. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nhân hóa; trả lời câu hỏi “Khi nào?”; so sánh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau: “Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.” Đáp án: “Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.” Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ. b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện. c. Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc. Đáp án: a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ. b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện. c. Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc. Bài 3. Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi : “ Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê! Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ; Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió; Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.” a) Những con vật nào đã được nhân hoá? Trả lời: Những con vật đã được nhân hoá: b) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ nào? Trả lời: Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ: Đáp án: a) Những con vật đã được nhân hoá: con nhện, con sáo, con kiến. b) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ: bắc cầu, qua, sang sông, qua ngòi. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .......................................
File đính kèm:
- giao_an_buoi_chieu_mon_ren_luyen_tu_va_cau_lop_3_nam_hoc_201.doc