Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016

Tiết 2 + 3: Tiếng Việt.

LUYỆN VIẾT

I.Mục tiêu

- Luyện viết đoạn 3 của bài Bài tập làm văn

- Mở rộng vốn từ về trường học

II. Hoạt động dạy học

1. Luyện viết đoạn 3 của bài Bài tập làm văn

- Gv đọc đoạn chính tả

? Suy nghĩ của các nhân vật được trình bày thế nào ?

? Trong bài những từ nào cần viết hoa ?

- Gv đọc

 - Học sinh viết bài

 - Gv nhận xét

 2. Ôn eo/oeo , các từ về trường hoc

Bài 1: Nối từ ở cột bên trái với nghĩa thích hợp ở bên phải

 A B

a) lên lớp 1: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường

b) sách giáo khoa 2 : được học lên lớp trên

c) thời khóa biểu 3: lịch học trong nhà trường

d) ra chơi 4: người phụ nữ dạy học

e) giảng giải 5: nghỉ trưa giũa buổi

g) cô giáo 6: thầy cô nói cho học sinh hiểu bài

 Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : giá sách , sách , vở , sách vở

a) Em đã được chuẩn bị .cho ngày khai giảng

b) Cạnh bàn học của em là một cái .nhỏ

c) Thư viện trường của em có rất nhiều .quý

d) Mẹ mua cho em hai quyển .tập viết

3. Bài tập nâng cao

Bài 1: Tìm và gạch chân các sự vật nhân hóa

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi chiều Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gv nhận xét giờ học
- Về nhà giúp ông bà bố mẹ một số việc làm em đã kể ở lớp và đọc trước bài 6B
? Qua tiết học này em biết thêm điều gì ?
- Biết giúp đỡ ông bà , cha mẹ những việc làm phù hợp khả năng
- Biết được : lời nói phải đi đôi với thực hành
Chiều
Tiết 1: Tiếng Việt.
ÔN TẬP
I.Mục tiêu
- Luyện đọc bài Bài tập làm vănt
- Ôn về câu so sánh
II. Hoạt động dạy học
1. Luyện đọc bài Bài tập 
- Học sinh luyện đọc trong nhóm ( đọc nối tiếp đoạn và cả bài )
 - Gv hướng dẫn đọc : 
 + Giọng nhân vât “ tôi ” giọng tâm sự nhẹ nhàng ,hồn nhiên
 + Giọng mẹ : dịu dàng
 ? Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện thấy khó viết bài văn theo đề tài “ Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ ” ?
 - Gv nhận xét
2. Ôn về so sánh
Bài tập 1. Tìm các hình ảnh so sánh 
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trong lồng cổ thụ bong lồng hoa
- Trong như tiếng hạc bay xa
 Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
? Phân tích cấu tạo của câu 
Sự vật được so sánh
Phương tiện so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống 
a) S hay X
iêng năng áng trong ông hơi
Phố ..á a xôi nước ôi
..óng đôi ..à đơn ..à xuống
b) Ươn/ ương
M..sách đào m... giải th..
x.sống hướng d. l.thực
3.Bài tập nâng cao
Bài 1:Gạch dưới các từ chỉ hoạt động , trạng thái có trong đoạn văn
 Cũng như tôi, mấy cậu học trò đứng nép bên nguwoif thân ,chỉ dám đi từng bước nhẹ .Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng lại ngập ngừng e sợ .
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( con gì , cái gì ) là gì ?
Những cánh cò trắng muốt lững thững bay trên bầu trời em ả
Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời 
Chị gió xuân chạy tung tăng trên cánh đồng
III. Củng cố - dặn dò
-Gv nhận xét giờ học
 ..
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP
Mục tiêu
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải toán
A. Phụ đạo
HS làm bài cá nhân các bài tập sau :
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) của 15 kg là ..kg b) của 28m là .m c) của 35 giờ là . giờ
2.
 a) Tìm của 25cm b) Tìm của 18l c) của 48 ngày 
3. Giải bài toán:
 Bạn Tùng có 24 viên bi, trong đó viên bi là màu vàng. Hỏi bạn Tùng có bao nhiêu viên bi màu vàng.
B. Bài tập nâng cao
 Một đội thể dục có 48 người, trong đó số đội viên là nam. Hỏi đội có bao nhiêu đội viên nam ? Có bao nhiêu đội viên nữ ?
Bài giải
Đội có số đội viên nam là :
48 : 6 = 8 ( người )
Đội có số đội viên nữ là :
48 - 8 = 40 ( người )
Đáp số: 40 người
C. Hoạt động ứng dụng
HS về nhà làm bài tập sau : 
Một đoàn thể thao có 42 vận động viên tham gia môn bắn súng. số vận động viên đó đoạt huy chương vàng. Hỏi đoàn có bao nhiêu huy chương vàng ?
Bài giải
Đoàn có số huy chương vàng là :
42 : 7 = 6 ( huy chương )
Đáp số:6 huy chương
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2015
Tiết 1 +2: Tiếng Việt.
BÀI 6B : EM LÀ CON NGOAN, TRÒ GIỎI
( Tiết 1 ,2 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
A. HĐ cơ bản
 1. HĐ nhóm
2. HĐ nhóm
3. HĐ chung
 4. HĐ chung 
PBT
- Thực hiện theo sgk
Đoạn 1: Cô giáo ra đề văn gì ? Cô - Li- A bắt đầu viết về những việc gì ?
Đoạn 2: Ở nhà Cô-li-a ai làm moị việc ? Cô- li-a nhớ ra việc gì ?
Đoạn 3: Cô-li –a viết them viêc gì ? Kết thúc bài ra sao ?
Đoạn 4: Mẹ nhờ Cô-li-a làm gì ?
- Thực hiện theo sgk
- Thực hiện theo sgk
Đoạn 1 – Tranh 3
Đoạn 2 – Tranh 4
Đoạn 3 – Tranh 2
Đoạn 4 – Tranh 1
Dòng 2 : Diễu hành 
Dòng 3 : Sách giáo khoa
Dòng 4 : Thời khóa biểu
Dòng 5 : Cha mẹ
Dòng 6 : Ra chơi
Dòng 7 : Học giỏi
Dòng 8 : Lười học
Dòng 9 : Giảng bài
Dòng 10 : Thông minh
Dòng 11 : Cô giáo
Từ khóa: Lễ khai giảng
B. HĐ thực hành
 1: HĐ cá nhân
Mẫu chữ hoa C
? Kim Đồng là ai ?
-Câu ứng dụng khuyên chúng ta điều gì ?
- Tên thật là Nông Văn Dền quê ở huyện Hà Quảng tỉnh Cao bằng là người dân tộc Nùng.Là người liên lạc cho cách mạng ,rất dũng cảm và mưu trí
- Khuyên chúng ta phải cố gắng học hành mới có tri thức
C. HĐ ứng dụng.
tìm hiểu thêm về Kim Đồng
- Gv nhận xét giờ học
? Qua tiết học này các em biết thêm điều gì ?
- Biết thêm về anh Kim Đồng , mở rộng vốn từ về trường học
- Dặn học sinh về nhà kể lại các đoạn truyện cho bố mẹ nghe tìm hiểu thêm về Kim Đồng.
Tiết 3: Toán
Bài 16: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SÔ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( Tiết 1)
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
B. HĐ cơ bản
 1,2 HĐ chung
3:HĐ cặp đôi
- Thực hiện theo sgk
- Thực hiện theo sgk. 
84 4 63 3 
8 21 6 21
04 03
 4 3 
 0 
 0
C) Hoạt động ứng dụng
- Gv nhận xét giờ học
- Hs về nhà thực hiện theo yêu cầu trong SGK.
Chiều
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP
Mục tiêu
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải toán
A. Phụ đạo
HS làm bài cá nhân các bài tập sau :
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) của 21 kg là ..kg b) của 24m là .m c) của 42 giờ là . giờ
2.
 a) Tìm của 20cm b) Tìm của 14l c) của 30 ngày 
3. Giải bài toán:
 Bạn Tùng có 42 viên bi, trong đó viên bi là màu vàng. Hỏi bạn Tùng có bao nhiêu viên bi màu vàng.
B. Bài tập nâng cao
 Một đội thể dục có 54 người, trong đó số đội viên là nam. Hỏi đội có bao nhiêu đội viên nam ? Có bao nhiêu đội viên nữ ?
Bài giải
Đội có số đội viên nam là :
54 : 6 = 9 ( người )
Đội có số đội viên nữ là :
54 - 9 = 45 ( người )
Đáp số: 45 người
C. Hoạt động ứng dụng
HS về nhà làm bài tập sau : 
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt.
LUYỆN VIẾT
I.Mục tiêu
- Luyện viết đoạn 3 của bài Bài tập làm văn
- Mở rộng vốn từ về trường học
II. Hoạt động dạy học
1. Luyện viết đoạn 3 của bài Bài tập làm văn
- Gv đọc đoạn chính tả 
? Suy nghĩ của các nhân vật được trình bày thế nào ?
? Trong bài những từ nào cần viết hoa ?
- Gv đọc
 - Học sinh viết bài
 - Gv nhận xét 
 2. Ôn eo/oeo , các từ về trường hoc
Bài 1: Nối từ ở cột bên trái với nghĩa thích hợp ở bên phải
 A B
a) lên lớp 1: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường
b) sách giáo khoa 2 : được học lên lớp trên
c) thời khóa biểu 3: lịch học trong nhà trường
d) ra chơi 4: người phụ nữ dạy học
e) giảng giải 5: nghỉ trưa giũa buổi
g) cô giáo 6: thầy cô nói cho học sinh hiểu bài
 Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : giá sách , sách , vở , sách vở 
Em đã được chuẩn bị .cho ngày khai giảng
Cạnh bàn học của em là một cái ..nhỏ 
Thư viện trường của em có rất nhiều .quý
Mẹ mua cho em hai quyển .tập viết
3. Bài tập nâng cao
Bài 1: Tìm và gạch chân các sự vật nhân hóa
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run rung ngã giũa vườn cây cải ngồng
? Những từ nào thể hiện sự nhân hóa đó ?
Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
 Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
? Trong đoạn thơ có hình ảnh so sánh nào ?
? Hình ảnh so sánh đó diễn tả điều gì ?
 III. Củng cố - dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
 Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tiết 1: Toán. 
Bài 16: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SÔ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( Tiết 2)
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
B. HĐ thực hành
 1,2,3,4 cá nhân
- Thực hiện theo sgk
a) của 69kg là 23kg ; của 36m là 12m
b) của 80cm là 20cm ; của 40l là 10l
4.	Bài giải
An đã đọc được số trang là :
84 : 4 = 21 (trang)
Đáp số : 21 trang
C) Hoạt động ứng dụng
- Gv nhận xét giờ học
- Hs về nhà thực hiện theo yêu cầu trong SGK.
 Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 6B : EM LÀ CON NGOAN, TRÒ GIỎI
( Tiết 3 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
B. HĐ thực hành
 2: HĐ nhóm
3:HĐ cá nhân
4 . HĐ chung
5. HĐ cặp đôi
Bảng nhóm
(3 bảng )
Phiếu bài tập
? Để làm bà vui bạn nhỏ đã làm gì ?
? Để làm ông bà , bố mẹ vui các em sẽ làm gì ?
- Viết từ khó ra bảng con : Cô-li-a, giúp me, giặt quần áo 
- Thực hiện theo sgk. 
- Khoeo chân , người lẻo khoẻo ,ngoéo tay
a) Sáng , sách, xòe , xếp 
b) ở , vẫn , chỉ , chỉ, giỏi, điểm
- Học thật giỏi, đạt nhiều điểm mười
- Học tập chăm chỉ , vâng lời ông bà cha mẹ.
C) Hoạt động ứng dụng
? Qua bài học này các em biết thêm điều gì ?
- Biết thêm các từ có vần eo/oeo, s/x, dấu hỏi/ dấu ngã
- Gv nhận xét giờ học
- Về nhà tìm thêm các từ ngữ có vần eo /oeo
Tiết 4: Đạo đức
Bài 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Tự làm lấy việc của mình nghĩa là luôn luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
2. Thái độ:
+ Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại.
+ Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
3. Hành vi:
+ Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Nội dung tiểu phẩm: “Chuyện bạn Lâm”.
+ Phiếu ghi 4 tình huống (hoạt động 2-tiết 1).
+ Giấy khổ to in nội dung phiếu bài tập (4 tờ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc có yêu cầu thảo luận và đóng vai xử lý tình huống sau:
Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam những khi Nam bị điểm kém. Thương bạn, ở trên lớp hể có dịp là Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế, Nam ít bị đánh đòn hơn. Nam cảm ơn bạn rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt, em sẽ làm gì?
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
Kết luận: Việt thương bạn nhưng làm như thế cũng là hại bạn. Hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
+ Tiến hành thảo luận nhóm và đóng vai. Sau đó, đại diện 4 nhóm lên đóng vai, giải quyết tình huống, sau mỗi lần có nhóm đóng vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ 1- 2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hiểu được như thế nào là tự làm lấy công việc của mình và tại sao phải tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
+ Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải gắn lên bảng kết quả.
Điền đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động sau:
¨ Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
¨ Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén, công việc mà Tùng được bố giao.
¨ trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
¨ Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
¨ Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang vui chơi với các bạn Hương cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
Kết luận: Luôn luôn phải tự làm lấy việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
+ Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
a) Sai.
b) Sai.
c) Đúng.
d) Sai.
e) Đúng.
+ 1- 2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”.
Mục tiêu: HS khắc sâu thêm về những công việc mà mình phải tự làm.
Cách tiến hành:
Cách chơi:
+ Chọn hai đội chơi, mỗi đội có từ 5- 7 học sinh.
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc nhà bằng hành động (như kịch câm).
Ví dụ: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn (lau bàn) hai tay làm giả động tác như cầm chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà ...
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu đúng, được 2 điểm, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được 2 điểm.
+ Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội trả lời ra 5 câu hỏi tiếp theo.
Tùy vào thời gian mà giáo viên có thể tổ chức các lượt chơi cho thích hợp.
Giáo viên làm trọng tài, nhận xét, đánh giá k1 hoạt động và dặn dò các em nên cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như lao động ở nhà, ở trường.
Chiều 
Tiết 1: Tiêng Việt.
ÔN TẬP
I.Mục tiêu
- Ôn về dấu phẩy
- Ôn chữ hoa K
II. Hoạt động dạy học
1. Luyện viết chữ hoa K
- Gv nêu yêu cầu để học sinh viết 
+ Viết 4 chữ hoa K cỡ vừa
+ Viết 4 chữ hoa K cỡ nhỏ
+ 2 lần Kim Đồng
+ 1 lần 
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
- Gv nhận xét 
 2. Ôn dấu phây
Bài 1: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau :
Hôm nay trong giờ học tiếng việt bạn nam bạn Hương đều được cô khen
Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu .Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa.
Bài 2: Viêt tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu văn :
a) Chúng em luôn thi đua học tốt ,..
b) Khi đến lớp em cần mang đầy đủ sách vở ,..
3. Bài tập nâng cao
Cho các tiếng : Thợ , nhà ,viên
Hãy thêm 1 hoặc 2 tiếng vào trước hoặc sau để thành các từ ghép chỉ người lao động 
Mẫu: Thợ hàn, Nhà văn , Đội viên .
( Thợ hàn, thợ bánh, thợ xây, thợ điện .)
( Nhà thơ, nhà báo , )
( Đội thi công , đoàn đội )
III. Củng cố - dặn dò
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2. TOÁN
ÔN TẬP
Mục tiêu
- Biết chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Luyện tập tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
A. Phụ đạo
HS làm bài cá nhân các bài tập sau :
1. Đặt tính rồi tính :
 48 : 4 69 : 3 
 82 : 2 84 : 4 
 55 : 5 60 : 6 
2. Giải bài toán:
Lan có 22 cái bánh, Lan chia cho em Mai số bánh. Hỏi em Mai được bao nhiêu cái bánh ? 
3. 
 a) Tìm của 96kg b) Tìm của 28l c) Tìm của 55m
B. Bài tập nâng cao
Nhà Hoa có 4 chuồng gà, mỗi chuồng nuôi 15 con gà. Hôm nay nhà Hoa bán đi số gà. Hỏi nhà Hoa hôm nay bán bao nhiêu con gà ?
Bài giải
Nhà Hoa có số con gà là :
15 x 4 = 60 ( con gà )
Nhà Hoa hôm nay bán số con gà là :
60 : 3 = 20 ( con gà )
Đáp số: 20 con gà
C. Hoạt động ứng dụng
HS về nhà làm bài tập sau : 
Trong một đại hội thể thao có 84 vận động viên đua tranh môn lặn, số vận động viên đó đoạt huy chương vàng. Hỏi môn lặn của đại hội có bao nhiêu huy chương vàng ?
Bài giải
Môn lặn của đại hội có số huy chương vàng là :
84 : 4 = 21 ( huy chương )
Đáp số: 21 huy chương vàng
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2015
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
BÀI 6C : BUỔI ĐẦU ĐI HỌC CỦA EM
( Tiết 1+ 2 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
A. HĐ cơ bản
1. HĐ cặp đôi
2: HĐchung
3. HĐ cặp đôi
4. HĐ chung
5. HĐ nhóm 
6. HĐnhóm
? Tình cảm em dành cho cô và người bạn lớp 1 thế nào ?
Hướng dẫn đọc : 
+ Đọc toàn bài với giọng hồi tưởng ,nhẹ nhàng
- Thực hiện theo sgk.
- Thực hiện theo sgk.
- Thực hiện theo sgk.
? Nội dung của cả bài nói lên điều gì ?
1- b , 2- d , 3 – a, 
4 – c, 5 - e
- Hằng năm cứ vào mùa thu lá ngoài đường rụng nhiều tác giả lại nhớ đến ngày khai trường
- Tác giả thấy mọi vật thay đổi vì Hôm nay tôi đi học
- Những hình ảnh cho thấy sự bỡ ngỡ ,rụt rè của đám học trò là : Đứng nép bên người thân chỉ dám đi từng bước nhẹ 
- Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà vănThanh Tịnh vè buổi đầu đi học
B. HĐ hành
1 HĐ cặp đôi
2: HĐ nhóm
3. HĐ cá nhân
Thẻ chữ
Bảng nhóm ( 3 bảng )
- Thực hiện theo sgk.
? Đặt một câu với các từ em tìm được ?
- Thực hiện theo sgk.
? Dấu phẩy dùng làm gì ?
a) Nhà nghèo b) Ngoằn ngoèo c) Ngặt nghẽo d)Ngoẹo đầu
a) siêng năng, xa, siết
b) mướn , thưởng, nướng
VD: Bạn An rất sieng năng
a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội , đều là con ngoan trò giỏi
c) Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy ,tuân theo Điều lệ của Đội và giữ gìn danh dự Đội .
- Cách dấu dấu phẩy,hiểu nội dung bài tập đọc 
C. Củng cố - dặn dò.
? Qua bài này em biết thêm điều gì ?
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm thêm các từ có vần ươn ương
Tiết 4: Toán
BÀI 17. PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
( tiết 1 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
A. HĐ cơ bản
 1, 2 HĐ nhóm
3 HĐ cặp đôi
- Thực hiện theo sgk
- Thực hiện theo sgk
. b) Tám chia ba bằng hai, dư hai 
C) Hoạt động ứng dụng
- Gv nhận xét giờ học
- Hs về nhà thực hiện theo yêu cầu trong SGK.
CHIỀU
Tiết 1. TOÁN
ÔN TẬP
Mục tiêu
- Ôn lại bảng nhân, bảng chia từ bảng 2 đến bảng 6.
- Biết vận dụng vào làm tính và giải toán.
A. Phụ đạo
HS làm bài cá nhân các bài tập sau :
1. Ôn lại các bảng nhân, bảng chia từ bảng 2 đến bảng 6.
2. Tính nhẩm :
 3 x 4 = 6 x 5 = 4 x 9 = 
 12 : 4 = 30 : 6 = 36 : 4 =
 12 : 3 = 30 : 5 = 36 : 9 = 
2. Tính chu vi của hình tam giác ABC biết : AB = 20cm, BC = 20cm, AC = 20cm 
3. Giải bài toán: 
Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 sọt quả táo, mỗi sọt có 25 quả táo. Hỏi buổi sáng cửa hàng đó bán được bao nhiêu quả táo ?
B. Bài tập nâng cao
Có 69 cái kẹo chia đều cho 6 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo và con dư ( thừa) bao nhiêu cái kẹo ?
Bài giải
Số kẹo của mỗi bạn là :
69 : 6 = 11 ( dư 3 )
Đáp số: 11 cái kẹo, dư 3 cái.
C. Hoạt động ứng dụng
HS về nhà làm bài tập sau : 
 5 x 8 + 123 45 : 5 + 216 300 x 3 : 3
Tiết 2: Tiếng Việt.
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Luyện đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học 
- Ôn s/x, dấu hỏi/dấu ngã
II. Hoạt động thực hành
1. Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp đoạn, bài trong nhóm
- GV sửa lỗi sai.
- Thi đọc
? Câu chuyện này nói lên điều gì
2. Ôn so sánh, dấu câu
Bài 1:
a) Điền s/x vào chỗ trống 
 Mặt trời lặn uống bờ ao
Ngọn khói anh lên lúng liếng
Vườn au gió chẳng đuổi nhau 
 Lá vẫn bay vàng ân giếng
b) Điền dấu ngã/ dấu hỏi
Trăng nằm ngu trưa màn mây
Gió tinh nghịch cuốn trăng bay giua trời
Trăng còn say với giấc mơ
Gió nhè nhẹ thôi hưng hờ tấm bông
Bài 2: Xếp các bộ phận câu vào ô trống thích hợp
a) Phần thưởng của cô giáo là một cây sen đá
b) An là một bạn học sinh giỏi của lớp ta
c) Cô giáo của Vân và Việt là người nhân hậu
Thứ tự
Ai
Là gì ?
a)
b)
c)
3. Bài tập nâng cao
Bài 1:Ghi rõ 3 hình ảnh so sánh và nêu cảm nhận của em
	Mùa xuân ,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim .Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ.Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi .Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
	Xa xa mấy chiếc thuyền nữa chạy ra khơi cánh buồm lòng vút cong thon thả mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái cố rướn cao sắp cất lên tiếng hót.
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2015
BÀI 17. PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
( tiết 2 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
B. HĐ thực hành
 1, 2 cá nhân
3,4 cá nhân
- Thực hiện theo sgk
- Thực hiện theo sgk
. Bài giải
Số học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ là:
20 : 4 = 5 ( học sinh )
Đáp số : 5 học sinh
4. Chọn ý B. 2
C) Hoạt động ứng dụng
- Gv nhận xét giờ học
- Hs về nhà thực hiện theo yêu cầu trong SGK.
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 6C : BUỔI ĐẦU ĐI HỌC CỦA EM 
( Tiết 3 )
Tên hoạt động 
Đồ dùng dạy học 
Bổ sung kiến thức dự kiến câu hỏi
Dự kiến kết quả và câu trả lời
B. HĐ thực hành
 4. HĐ cặp đôi
5. HĐ cá nhân
6. HĐ chung
- Thực hiện như SGK
- GV hướng dẫn cách viết 
Trình bày : Đầu dòng lùi vào 1 ô, viết hết dòng hết câu mới xuống dòng.
 ? Tình cảm em dành cho thầy cô ?
C. HĐ ứng dụng
? Để tỏ lòng kính trọng và yêu quý thầy cô em sẽ làm gì ?
- Gv nhận xét giờ học
- Kể cho người thân về buổi đầu đi học 
của em.
TIẾT 5: SINH HOẠT
Điểm lại tình hình hoạt động của tuần qua
Đề ra phương hướng cho tuần tới.
CHIỀU
Tiết 1: Tiếng Việt.
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Luyện viết đoạn 1 bài Nhớ lại buổi đầu đi học
- Ôn dấu phẩy 
II.Hoạt động thực hành
1.Luyện viết đoạn 1 bài Nhó lại buổi đầu đi học
- Gv đọc đoạn 1 của bài Buổi đầu đi học của em
- Học sinh đọc trong nhóm
- Tìm và viết vào bảng con các từ khó : ngoài đường , nao nức , mơn man, tựu trường, trong sáng, nảy nở , bầu trời ,quang đãng..
GV nhận xét và sửa sai
- Gv đọc bài cho học sinh viết bài
- Học sinh đổi vở cho nhau soát lỗi
2. Ôn
Bài 1.Đặt dấu phẩy vào văn sau:
 a) Từ đấy trở đi, sớm sớm, cứ khi Gà trống cất tiếng gáy là Mặt trời hiện ra. Phân phát ánh 

File đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc