Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7

Bài tập 2

 Xác định từ loại của từ “đông” , “chè ” trong các câu sau

- Mùa đông1 đã về thật rồi

- Mặn quá , tiết không sao đông2 được

- Nấu thịt đông3 nên cho nhiều mọc nhĩ

- Những nương chè1 đã phủ xanh đồi trọc

- Chè 2đố đen ăn vào những ngày nóng thì thật là tuyệt

- Bán cho tôi cốc nước chè 3xanh bà chủ quán ơi !

Bài tập 3. Đặt câu với các cặp từ đồng âm sau

a) Đá (danh từ) – đá (động từ)

b) Bắc (danh từ) – bắc (động từ)

c) Thân (danh từ) – Thân (tính từ)

* Gợi ý

Bài tập 1

a) - Sáng 1 : Tính chất của mắt, trái nghĩa với mờ, đục, tối

 - Sáng 2 : Chỉ thời gian, phân biệt với trưa, chiều, tối

b) - Trong1: chỉ vị trí, phân biệt với ngoài, giữa

 - Trong2 : Tính chất của mắt, trái nghĩa với mờ, đục, tối

c) - Đường kính1 : dây kính lớn nhất đi qua tâm đường tròn

 - Đường kính2: Sản phẩm được chế biến từ mía, củ cải,

 

doc68 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình:
          “Ao sâu nước cả, khôn chài cá
          Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”.
          Dân gian có câu: “Khách đến chơi nhà không gà cũng vịt”. Qua  các câu thơ trên, ta thấy Nguyễn Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu thứ, nhưng thực ra chẳng có gì để thết bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức chưa đến lúc, đến thời! Câu thơ thứ bảy tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái “không có”:
“Đầu trò tiếp khách trầu không có”.
          Phải chăng cái nghèo của cụ Tam nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? “Vẻ chi một mớ trầu cay” (ca dao). Nhà thơ đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Một ông quan to triều Nguyễn về quê ở ẩn, với một cơ ngơi “chín sào tư thổ là nơi ở” thì không thể  “miếng trầu là đầu câu chuyện” để tiếp bạn cũng “không có”. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của thực đan Pháp, lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
          Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao, cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá gỏi, mà chỉ có một tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
          Lần thứ hai, chữ “bác” đã xuất hiện trong bài thơ, thể hiện mọt sự trìu mến, kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi đến thăm tôi, còn gì quý hoá bằng! Tình bạn là trên hết. Không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm, tri kỉ. Mọi cái đều “không có” nhưng lại “có”; tình bằng hữu thân thiết. Chữ “ta” là đại từ nhẵnng, trong bài thơ này là “tôi”, là “bác”, là “hai chúng ta”, không có gì cách bức nữa. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn, còn ở đây, trong câu thơ của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình đời và sau nặng tình bạn. Qua đó, ta cảm nhận được phần nào tính cá thể hoá cua ngôn ngữ và sắc điệu trữ tình tạo nên giá trị văn chương trong những bài thơ cổ.
          Có đọc qua một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn, ta mới thấy cái hay, cái ý vị của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:
          “Từ trước bảng vàng nhà sẵn có,
          Chẳng qua trong bác với ngoài tôi”
         	 (Gửi bác Châu Cầu)
          “Đến thăm bác, bác đang đau ốm,
          vừa thấy tôi, bác nhổm dậy ngay.
          Bác bệnh tật, tôi yếu gầy.
          Giao du rồi biết sau này ra sao?”
          	(Gửi thăm quan Thượng thư họ Dương)
          Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất thân thành chương. Đặc biệt bố cục bài thơ không theo qui cách; đề, thực, luận, kết – mà lại cấu trúc theo: (1+6+1) câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến; 6 câu giữa hóm hỉnh, cười vui không có gì để tiếp bạn; câu cuối chỉ có tình bạn đẹp mà thôi!
         Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu  thâm giao, chân tình, một tấm lòng hồn hậu, đẹp đẽ. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong sáng, thanh bạch, đối lập với nhan tình thế thái “còn bạc, còn tiền, còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thuỷ chung, thanh bạch. Tâm hồn đó, tấm lòng đó của tiền nhân đối với ngày nay vẫn xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người soi chung. Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính.
8. Qua ®Ìo Ngang- Bµ HuyÖn Thanh Quan
- H/c: Khi t¸c gi¶ trªn ®­êng vµo HuÕ
- Thể th¬: ThÊt ng«n b¸t có ®­êng luËt
- Néi dung: C¶nh ®Ìo ngang hoang v¾ng, heo hót; t©m tr¹ng buån c« ®¬n, nhí n­íc th­¬ng nhµ cña ng­êi l÷ kh¸ch
- NghÖ thuËt: ®èi, tõ l¸y, ch¬i ch÷
Ngày soạn: 13/01/2015
Ngày dạy: 16/01/2015
CHUYÊN ĐỀ 7 - THƠ ĐƯỜNG
 1. Thành tựu và nguyên nhân phát triển
    1.1. Thành tựu: Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thi ca của nền văn học Trung Quốc, là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại. Thơ Đường hiện còn khoảng 48000 bài trên 2300 thi sĩ, trong đó có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.
    1.2. Nguyên nhân phát triển
    - Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có lúc thăng trầm, nhưng xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao.
    - Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc đạt đến trình độ cao, chói sáng.
    Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh đạt. Các tao nhân mặc khách được trọng vọng.
    -> Đó là những nguyên nhân tạo nên bước phát triển kỳ diệu của thơ Đường.
1.3. Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường    
a. Nội dung: - Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết gió mây.... thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê hương đất nước (Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tứ 
- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên, lâm tuyền. Có những vần thơ nói về sinh hoạt thôn dã, đồng nội; thú vui cầm, kỳ, thi tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là một đề tài có nhiều tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rất phong phú và đa dạng, là một bức tranh rộng lớn xã hội Trung Quốc thời Đường trong 300 năm.
    	b. Nghệ thuật: * Thể thơ: Từ, Cổ phong, Đường luật.
     * Luật thơ
- Vần thơ (vần chân vần cách, vần trắc và vần bằng). Bằng, trắc. Niêm (dính). Đối.
- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.
    + Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.
    + Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.
* Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm xúc, Thi trung hữu hoạ. Thi trung hữu cầm. Coi trọng lời thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã...) ước lệ tượng trưng....
* Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hoá, khơi gợi...
    Tóm lại, làm thơ Đường phải giỏi, phải có tay nghề cao và giàu tâm hồn thi sĩ . Học và cảm thụ thơ Đường phải hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Đường.
NGUYÊN TIÊU 
          “Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán củ Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “
Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
          “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
          Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
          Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
          Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
          Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.
          Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ dẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh củ “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
          “Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
          (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
          “Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi tre, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tang. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
          Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sống, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
          Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
          “Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
          Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
          Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăg ước hẹn, báo trước nhưng mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”,  mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ “Đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.
          Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (Dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
        “Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ thi hoa lệ:
-         “Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
	(Triệu Hỗ - Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông”
	(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
	(Nguyễn Trãi)
          Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương  thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
          Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
          “Nguyên tiêu” được viết theo thẻ thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
          Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng  và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp. “Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.
2. Xa ngắm thác núi Lư 
 2.1. Giới thiệu tác giả: Lí Bạch (701 – 762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.
 2.2. Tìm hiểu bài
- “Xa ngắm thác núi Lư” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Hương Lô được ngắm nhìn từ xa.Từ điểm nhìn đó có thể làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước.
- Mở đầu bài thơ tác giả đã phác thảo cái phông nền của bức tranh toàn cảnh : hơi khói bao trùm lên đỉnh núi Hương Lô dưới ánh nắng mặt trời chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.
- Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ thác nước đã biến thành một dãy lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
 Các từ “quải , phi ,trực , nghi” và hình ảnh Ngân Hà gợi cho người đọc hình dung được cảnh Hương Lô vừa là thế núi cao, sườn núi dốc đứng vừa là một nơi có vẻ đẹp huyền ảo.
Tác giả vừa miêu tả một danh thắng của quê hương với thái độ trân trọng, ca ngợi. Ngòi bút của Lí Bạch thác nước hiện lên thật hùng vĩ và kì diệu. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên thật đằm thắm và tính cách hào phóng,mạnh mẽ của nhà thơ.
3. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch)
 3.1. Giới thiệu
- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê nhà khi tác giả nhìn thấy ánh trăng.
 3.2. Tìm hiểu bài
 a) Mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ:
- Hai câu đầu gợi tả đêm trăng thanh tĩnh. Trăng quá sáng khiến cho nhà thơ ngỡ là lớp sương mờ phủ trên mặt đất. Đó là một cảm giác trong khoảnh khắc khi giấc mơ ngắn ngủi vừa tan.
- Tác giả ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng, như để kiểm tra ý nghĩ (trăng hay sương). Nhưng nhìn thấy ánh trăng sáng lạnh, cô đơn, nhà thơ chạnh lòng, liền cúi đầu nhớ cố hương.
à Nhớ quê, thao thức không ngủ được ,nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê.
 b) Phép đối trong bài thơ
 Cử đầu >< đê đầu
Vọng minh nguyệt >< tư cố hương
à Tình cảm Lí Bạch đối với quê hương.
Với những từ ngữ giản dị và tinh luyện, bài thơ đã thể hiên nhẹ nhàng và thắm thía tình quê hương của một người xa nhà trong một đêm thanh tĩnh.
4. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư – Hạ tri Chương)
 4.1. Giới thiệu
- Hạ Tri Chương (659 – 744) tự Qúy Chân, hiệu Tứ Minh cuồng Khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (Chiết Giang)
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
 4.2 . Tìm hiểu bài
- Qua đề bài nhà thơ cho thấy tình cảm quê hương sâu nặng, luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
- Hai câu đầu sử dụng phép đối
 Li gia >< đại hồi.
Hương âm >< mấn mao.
Thiếu tiểu >< lão đại
 Vô cải >< tồi.
à Câu đầu giới thiệu khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan của tác giả, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người ; tuối tác. Câu thứ hai dùng yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (giọng nói quê hương) qua đó cho thấy tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương.
- Tình cảm của tác giả đối với quê hương thể hiện qua các giọng điệu khác nhau của 
+ Hai câu đầu dường như bình thản nhưng ẩn chứa nỗi buồn.
+ Hai câu cuối bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật hóm hỉnh.
Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê huơng thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ..
5. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ)
 5.1. Giới thiệu
- Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.
- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo loại cổ thể, là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.
 5.2. Tìm hiểu bài
 a) Các phương thức diễn đạt ở mỗi phần trong bài thơ
- Phần 1 : miêu tả kết hợp tự sự.
- Phần 2: tự sự kết hợp miêu tả
- Phần 3 : miêu tả kết hợp biểu cảm
- Phần 4 : biểu cảm trực tiếp.
 b) Nỗi khổ của nhà thơ
- Mất mát về của cải
+ Gió thu thổi phá hư nhà.
+ Bị ước lạnh trong đêm mưa dai dẳng.
 - Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế thái.
+ Lo lắng vì loạn lạc.
 + Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ con.
 c) Tình cảm cao quí của nhà thơ
- Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian” cho mọi người hân hoan vui sướng.
- Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của mọi người “Lều ta nát chịu chết rét cũng được”
à Ước mơ thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ
Ngày soạn: 14/01/2015
Ngày dạy: 17/01/2015
CHUYÊN ĐỀ 8- VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
(CUỐI THẾ KỈ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX)
I. T×nh yªu quª h­¬ng, ®Êt n­íc trong th¬ Hå ChÝ Minh
 C¶nh khuya – Hå ChÝ Minh
 1. Giới thiệu tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
2. Tìm hiểu bài
- Bài “Cảnh khuya” thuộc thể thơ tứ tuyệt. Về cấu trúc có chỗ khác biệt với mô hình chung ở cách ngắt nhịp ở câu 1 và 4 (3/4 và 2/5).
 * Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng và tâm trạng của tác giả trong bài “Cảnh khuya”:
- So sánh âm thanh “tiếng suối” với “tiếng hát xa” làm cho tiếng suối như gần gũi có sức sống trẻ trung hơn.
- Với hai từ “lồng” trong câu thơ “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” đã gợi lên bức tranh mang vẻ lung linh chập chờn, lại ấm áp hòa hợp quấn quít.
- Hai từ “chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, nhà thơ – người chiến sĩ.
2. R»m th¸ng giªng – HCM
- Hoµn c¶nh ra ®êi: N¨m ®Çu cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p
- Bµi th¬ ®­îc viÕt bµng ch÷ H¸n
- ThÓ th¬: ThÊt ng«n tø tuyÖt
- Néi dung: C¶nh rõng ViÖt B¾c vÒ ®ªm trªn s«ng trong ®ªm r»m th¸ng giªng, c«ng viÖc cña ng­êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng yªu n­íc
- NghÖ thuËt: §iÖp tõ, tõ l¸y, Èn dô
* Hình ảnh – không gian trong bài “Rằm tháng giêng”
- “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” à khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật lên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng xuống khắp trời đất.
- “xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” à không gian xa rộng như không có giới hạn con sông xuân, mặt nước xuân tiếp liền với bầu trời xuân đã gợi lên vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
 * Phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, bận rộn việc quân nhưng tâm hồn Bác vẫn hòa nhập với cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của vị lãnh tụ kính yêu.
II. Sù g¾n bã gi÷a t×nh yªu quª h­¬ng, ®Êt n­íc vµ t×nh c¶m gia ®×nh trong th¬ Xu©n Quúnh
1. TiÕng gµ tr­a – Xu©n Quúnh
- XuÊt xø: TËp th¬ “Hoa däc chiÒn hµo”
- ThÓ th¬: 5 ch÷

File đính kèm:

  • docGiao_an_boi_duong_HSG_Van_7.doc