Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý 7

Câu 3: Dựa vào lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á:

 ( Hình 6.1 ) SGK/ 20.

a) Nhận xét sự phân bố dân cư châu Á.

b) GT tại sao có sự phân bố đó.

BÀI LÀM.

* NX sự phân bố dân cư: Dân cư châu Á phân bố không đều.

 - DC Tập trung đông ở những vùng đồng bằng, ven biển của khu vực Đông Á, ĐNA, Nam Á: Những vùng có trên 100 người/ km2 như Nhật Bản; đông Trung Quốc; ven biển Ấn Độ, Việt Nam, Phi- lip-pin; 1 số đảo của In-đô-nê-xi-a.

 * GT:

 + Các đồng bằng ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống : Như sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp, giao thông thuận tiện.

 + Vị trí gần biển, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế bằng đường biển.

 

doc34 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo nên có đầy đủ các đới khí hậu.
- Do lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa, do ảnh hưởng của gió mùa... nên châu Á có nhiều kiểu khí hậu phức tạp.
 Phân tích biểu đồ nhiệt ẩm.
* VẬN DỤNG:
- Phân tích biểu đồ khí hậu 3 địa điểm: Y-an-gun( Mi-an-ma ) ; E-ri-at( A-râp-xê-ut) ; U-lan-ba-to ( Mông Cổ ).
 a) BĐ trạm Y-an-gun.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ TB năm trên 25oC
- Tháng có nhiệt độ cao nhất : T5 : 32,5oC.
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất : T1: 25oC.
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhât và thấp nhất khoảng 7,5oC.
=> Nhiệt độ cao quanh năm, có 2 lần nhiệt độ tăng cao vào tháng 5 và tháng 10.
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa khoảng 2730mm / năm.
- Các tháng có mưa nhiều : T5 => T10. Mưa nhiều nhất là tháng 7: 570 mm
- Các tháng có mưa ít: T11 => T4 . Mưa ít nhất là tháng 1, 2, 3: 35 mm.
=> Mưa theo mùa, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hạ, mưa ít vào mùa đông.
=> Kết luận: Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
* Giải thích: 
- Do vị trí nằm ven vịnh Ben-gan thuộc khu vực ĐNA, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô.
- Nằm trong vành đai nhiệt đới nên nhiệt độ cao quanh năm.
 b) BĐ trạm E-ri-at.
* Nhiệt độ.
- Nhiệt độ TB năm khoảng trên 20oC.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất : T7: khoảng 37,5oC.
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất: T1: khoảng 15oC.
- Biên độ nhiệt chênh lệch lớn: 22,5oC.
- Có 5 tháng nhiệt độ dưới 20oC.
=> Nhiệt độ chênh lệch lớn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa trong năm : 82 mm.
- Tháng có mưa nhiều :T2: khoảng 30 mm.
- Có 5- 6 tháng không mưa .
=> Lượng mưa trong năm quá ít. Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
=> Kết luận: Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới khô.
* Giải thích: Do vị trí nằm trong khu vực TNA, xa biển, chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa châu Á.
 - Nằm kề châu Phi, có khí hậu chí tuyến nóng khô.
 c) BĐ trạm U-lan-ba-to.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ TB năm khoảng 10- 15oC.
- Tháng có nhiệt độ cao : T7: khoảng 23oC.
- Tháng có nhiệt độ thấp : T12; 1: Khoảng -6oC.
- Biên độ nhiệt chênh lệch lớn khoảng 31oC.
- Có 4- 5 tháng nhiệt độ dưới 0oC.
=> Nhiệt độ chênh lệch lớn, mùa đông rất giá rét.
* Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa cả năm : 220mm.
- Tháng có mưa nhiều nhất: T6: 66mm.
- Tháng có mưa ít nhất : T1: 10mm.
- Có 3 tháng không mưa ( T10, 11, 12 ).
=> Lượng mưa trong năm ít. Mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh khô.
=> Kết luận: BĐ thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
* Giải thích: Do vị trí nằm xa biển, nằm sâu trong nội địa nên khí hậu khắc nghiệt.
 Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.
* Thuận lợi: TNTN phong phú, đa dạng:
- Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, than đá, sắt, thiếc...
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật đa dạng.
- Các nguồn năng lượng: Thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời rất dồi dào...
=> Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp.
* Khó khăn: 
- Núi cao hiểm trở, hoang mạc khô cằn rộng lớn. Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt... gây khó khăn trở ngại cho việc giao lưu giữa các vùng và việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
- Thiên tai: Núi lửa, động đất, bão, lũ lụt, hạn hán... gây thiệt hại lớn.
Ngày giảng: 19/2/2014 ( tiếp CĐ3)
SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á.
DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á
Câu 1: Đặc điểm sông ngòi châu Á.
Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (kÓ tªn c¸c s«ng.)
Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp
* Sông ngòi Bắc Á:
- Mạng lưới sông dày. Các sông chính như: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.
- Các sông lớn đều chảy theo hướng từ Nam lên Bắc.
- Về mùa đông, các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
* Các sông ở Đông Á, ĐNA và Nam Á.
- Do có mưa nhiều nên mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn.
- Các sông lớn như: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Kông, sông Ấn, sông Hằng.
- Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, 
đầu thu. Thời kì cạn nhất vào cuối đông, đầu xuân.
* Sông ngòi ở TNA và Trung Á.
- Đây là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển.
- Lưu lượng nước các sông ít, càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát.
- Nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao, nên ở đây vẫn có 1 số sông lớn như : Ti-grơ, Ơ-phrat, Xưa-đa-ri-a, A-mu đa-ri-a.
* Giải thích:
- Do sự phân hoá khí hậu,l­îng m­a,h­íng cu¶ ®Þa h×nh giữa các khu vực, nên sông ngòi giữa các khu vực Bắc Á; Đông Á, ĐNA, NA; TNA, Trung Á có sự khác nhau về:
- Mật độ sông.
- Lưu lượng nước sông.
- Nguồn cung cấp nước cho sông.
- Chế độ nước sông.
- H­íng ch¶y
Đặc điểm các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á? Giải thích vì sao lại có sự phân hoá như vậy ?
 Cảnh quan tự nhiên của châu Á phân hoá đa dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ duyên hải vào nội địa.
* Tính từ Bắc xuống Nam, châu Á có các đới cảnh quan sau:
- Đài nguyên - Hoang mạc và bán hoang mạc.
- Rừng lá kim - Xa van và cây bụi.
- Thảo nguyên - Rừng nhiệt đới ẩm.
* GT: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực B đến vung xích đạo, nên châu Á có đầy đủ các đới khí hậu và các đới cảnh quan tự nhiên.
* Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của địa hình và biển nên cảnh quan tự nhiên có sự thay đổi từ duyên hải vào nội địa.
 Tính từ duyên hải vào nội địa ( Từ Đ sang T ), có các kiểu cảnh quan TN sau:
- Rừng nhiệt đới ẩm.
- Rừng cận nhiệt ẩm
- Thảo nguyên.
- Xa van, cây bụi.
- Hoang mạc và bán hoang mạc.
- Rừng cây bụi lá cứng ĐTH.
( Phía Tây, do nằm sâu trong nội địa, khí hậu khô hạn, ít mưa. Phía Đông giáp biển, chịu ảnh hưởng rất lớn của biển nên mưa nhiều, rừng phát triển. )
- Do ảnh hưởng của địa hình, nên khu vực núi cao có cảnh quan núi cao. 
* Trong các đới cảnh quan thì rừng lá kim có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng tây Xi-bia, sơn nguyên trung Xi-bia và 1 phần ở đông Xi-bia.
- Khu vực Đông Á, ĐNA, Nam Á là những khu vực có những rừng giàu bậc nhất TG ( Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm ).
- Ngày nay, phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, các khu dân cư và khu công nghiệp.
DÂN CƯ- XÃ HỘI CHÂU Á.
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: B5.1 SGK / 16.
 Dân số các châu lục qua 1 số năm ( Triệu người )
1950
2000
2002
Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) năm 2002.
Châu Á
1402
3683
3766 (1)
1,3
Châu Âu
 547
729
 728 (2)
-0,1
Châu Đại Dương
 13
30,4
32
1,0
Châu Mĩ
339
829
 850
 1,4 (3)
Châu Phi
221
784
 839
2,4
Toàn thế giới.
 2522
6055,4
 6215
1,3
Chưa tính số dân của LB Nga.
Kể cả số dân của LB Nga thuộc châu Á.
Bắc Mĩ có tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,6%.
 Dựa vào bảng số liệu trên và hiểu biết của bản thân, em hãy:
Tính mức gia tăng tương đối của dân số các châu lục và thế giới năm 2002 so với năm 1950 ( Quy định dân số năm 1950 là 100% ).
Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và thế giới ?GT?
BÀI LÀM
Tính mức gia tăng tương đối, ta có bảng số liệu sau:
Châu lục
Mức tăng tương đối dân số 2002 so víi 1950
Châu Á
268,6
Châu Âu
133,1
Châu Đại Dương
246,2
Châu Mĩ
250,7
Châu Phi
379.6
Toàn thế giới
246,4
2) NX:
a Sè d©n:
- Châu Á là châu lục đông dân nhất TG. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người ( chưa tính số dân của LB Nga ), chiếm 60,6% dân số TG. Trong khi đó diện tích chỉ chiếm 23,4% so với TG.
-Gap Chau Aulan, Mi...., §ai Duong.Phi 
* GT: 
+ Do có nhiều đồng bằng tập trung đông dân.
+ Do sản xuất nông nghiệp trên các đồng bằng cần nhiều lao động .
- Dân số châu Á tăng nhanh thứ 2 sau châu Phi và cao hơn so với TG.
* GT:
+ Châu Á có nhiều nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng la đét ... Các nước này đã và đang thực hiện chính sách giảm gia tăng dân số. Bên cạnh đó lại 
có những quốc gia dân số tương đối ít nên thực hiện chính sách khuyến khích dân số gia tăng như Singapo, Ma-lai-xi-a.
b/ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số châu Á là 1,3% ( năm 2002 ) ngang với mức trung bình TG, thấp hơn châu Phi và châu Mĩ La tinh, cao hơn châu Đại Dương và châu Âu. (SL) 
Câu 2: Cho bảng SL sau:
 Dân số châu Á qua 1 số năm. ( Triệu người ) 
Năm
1800
1900
1950
1970
1990
2002
Số dân
600
880
1402
2100
3110
 3766 *
* Chưa tính số dân LB Nga thuộc châu Á.
Vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á thời kì 1800- 2002.
Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á.
BÀI LÀM
Vẽ biểu đồ:
Vẽ biểu đồ cột ( ho¨c ®­êng ), trục ngang thể hiện năm, trục đứng thể hiện số dân.
Khoảng cách năm không đều nhau nªn chia kho¶ng c¸chTG cho hîp lÝ
Có số liệu ghi trên đầu cột, có tên biểu đồ.
NX:
Qua biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số của châu Á thời kì 1800- 2002, ta thấy:
 - Dân số châu Á đông nhat TG . Năm 2002 dân số châu Á là 3766 triệu người ( Chưa tính số dân của LB nga ) Chiếm 60,6% dân số thế giới.
 - Tốc độ gia tăng dân số của châu Á vào loại nhanh. Cụ thể :
 + Từ năm 1800- 1900, trong vòng 100 năm dân số châu Á tăng 280 triệu người. Trung bình mỗi năm tăng 2,8 triệu người. 
 + Từ năm 1900- 1950, trong vòng 50 năm dân số châu Á tăng 529 triệu người. TB mỗi năm tăng 10,5 triệu người.
 + Từ 1950- 1970, trong vòng 20 năm dân số tăng thêm 698 triệu người. TB mỗi năm tăng 34,9 triệu người...
 - Những năm gần đây, dân số châu Á tăng rất nhanh. TB mỗi năm tăng khoảng hơn 50 triệu người. Số dân tăng lên mỗi năm bằng dân số của 1 quốc gia. 
 * NN:
- Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhiều nước có chính sách khuyến khích gia tăng dân số.
- Châu Á có nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ, tập trung đông dân. Sản xuất nông nghiệp trên các đồng bằng cần nhiều lao động.
- 1 số nước có số dân đông dân như TQ, ÂĐ, In-đô-nê-xi-a, NB...
Câu 3: Dựa vào lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á: 
 ( Hình 6.1 ) SGK/ 20.
Nhận xét sự phân bố dân cư châu Á.
GT tại sao có sự phân bố đó.
BÀI LÀM.
* NX sự phân bố dân cư: Dân cư châu Á phân bố không đều. 
 - DC Tập trung đông ở những vùng đồng bằng, ven biển của khu vực Đông Á, ĐNA, Nam Á: Những vùng có trên 100 người/ km2 như Nhật Bản; đông Trung Quốc; ven biển Ấn Độ, Việt Nam, Phi- lip-pin; 1 số đảo của In-đô-nê-xi-a...
 * GT: 
 + Các đồng bằng ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống : Như sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp, giao thông thuận tiện...
 + Vị trí gần biển, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế bằng đường biển.
 - Dân cư thưa thớt ở những vùng : Bắc Á, Khu vực núi – cao nguyên Trung Á, hoang mạc TNA ( bán đảo A-rap)...
 * GT:
 + Bắc Á có mùa đông rất giá lạnh.
 + Khu vực Trung Á có khí hậu khắc nghiệt: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô. Địa hình núi cao hiểm trở...
 + Cơ sở hạ tầng kém phát triển , nhất là giao thông vận tải.
 + Xa các trung tâm kinh tế. 
Ngày giảng: 26/2/2014 ( tiếp CĐ3)
 KINH TẾ- XÃ HỘI CHÂU Á.
 MỘT SỐ BÀI TẬP
Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội châu Á.
 Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Trong thời kì cổ đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của TG. Các trung tâm văn minh cổ đại như: TQ, ÂĐ, Lưỡng Hà....
 Nhưng trong 1 thời gian dài, việc xây dựng nền kinh tế- xã hội bị chậm lại do sự kìm hãm kéo dài của chế độ thực dân phong kiến.
 Sau chiến tranh TG II, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đánh giá tình hình kinh tế- xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:
 - Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt ra các nhóm nước sau:
 + NB là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ 2 TG, sau Hoa Kì. Đây là nước có nền KT- XH phát triển toàn diện.
 + Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ CNH cao và nhanh được gọi là những nước công nghiệp mới như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan...
 + Một số nước đang phát triển có tốc độ CNH nhanh song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như TQ, ÂĐ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan...
 + Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp như Mi-an-ma
Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, CPC...
 + Một số nước nhờ có nguồn dầu khí phong phú, được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ KT- XH chưa cao như : Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-ut...
 - Một số quốc gia tuy thuộc vào nước nông- công nghiệp nhưng lại có ngành CN hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ...: TQ, ÂĐ, Pa-ki- xtan...
 - Hiện nay ở châu Á vẫn còn số lượng lớn các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nghèo khổ...
 Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á ? 
 Nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh trị vào nửa cuối thế kỉ XIX. Đây là cuộc cải cách lớn lao của đất nước NB. Sau khi vua Mut-xô Hi-tô lên ngôi, lấy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng vào năm 1868, ông ta bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất nhằm đưa NB thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Nội dung cuộc cải cách khá toàn diện:
Xoá bỏ dần cơ cấu PK lỗi thời.
Ban hành các chính sách mới về tài chính, ruộng đất ( cải cách ruộng đất )
Phát triển công nghiệp hiện đại
Mở rộng quan hệ buôn bán với phương Tây
Phát triển giáo dục...
Nhờ đó làm cho nền kinh tế NB phát triển nhanh chóng.
 Bài tập:
Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Bảng 7.2 SGK/22.
 Một số chỉ tiêu KT-XH ở 1 số nước châu Á năm 2001.
Quốc gia
Cơ cấu GDP (%)
Tỉ lệ tăng GDP bình quân năm ( %)
GDP/ người (USD )
Mức thu nhập
NN
CN
DV
Nhật Bản
1,5
32,1
66,4
-0,4
33400,0
Cao
Cô-oét
58,0
41,8
 1,7
19040,0
Cao
Hàn Quốc
4,5
41,4
54,1
 3
 8861,0
TB trên
Ma-lai-xi-a
8,5
49,6
41,9
0,4
 3680,0
TB trên
Trung Quốc
 15
52,0
33,0
7,3
 911,0
TB dưới
Xi-ri
 23,8
29,7
46,5
3,5
 1081,0
TB dưới
U-dơ-bê-ki-xtan
 36
21,4
42,6
 4
 449,0
Thấp
Lào
 53
22,7
24,3
5,7
 317,0
Thấp
Việt Nam
 23,6
37,8
38,6
6,8
 415,0
Thấp
Em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người ( GDP / người ) của 1 số nước : NB, HQ, TQ, Lào, VN. Rút ra nhận xét cần thiết.
Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của NB và Lào.
Dựa vào bảng số liệu để nhận xét và so sánh tình hình phát triển KT-XH của 1 số 
quốc gia :NB, HQ, TQ, Lào, VN.
BÀI LÀM.
Vẽ biểu đồ cột. Yêu cầu đảm bảo tính mĩ thuật, chính xác, có tên biểu đồ, bảng chú giải.
* Nhận xét: Thu nhập bình quân của 1 số nước châu Á năm 2001 có sự chênh lệch lớn.
Cụ thể:
 - NB là nước có nền kinh tế phát triển. GDP/ người đạt ở mức cao 33400 USD/ người.
 - HQ là nước CN mới, GDP/ người đạt ở mức TB trên 8861 USD/người.
 - TQ là nước đang phát triển, có tốc độ CNH nhanh song NN vẫn đóng vai trò quan trọng, thu nhập bình quân đầu người đạt ở mức TB dưới 911 USD/ng.
 - VN và Lào là 2 nước đang phát triển, GDP/ ng đạt ở mức thấp dưới 500 USD/ng.
 - Chênh lệch GDP/ ng giữa nước cao nhất và thấp nhất rất lớn.( GDP/ người của NB gấp khoảng 80 lần GDP/người của VN.)
 => Như vậy những nước có tỉ trọng NN cao, dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP đều có bình quân GDP/ng thấp và mức thu nhập chỉ ở mức TB dưới. Trái lại những nước có tỉ trọng NN thấp và tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì có GDP/ ng cao, nghĩa là nước có thu nhập cao.
 => Tóm lại: Nền kinh tế 1 số nước châu Á ngày nay đã có sự thay đổi rõ rệt nhưng còn có sự chênh lệch lớn giữa các nước, thể hiện rõ ở thu nhập bình quân đầu người.
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP của NB và Lào. Yêu cầu đảm bảo mĩ thuật, chính xác, có bảng chú giải cho kí hiệu phân biệt.
Nhận xét và so sánh tình hình phát triển KT-XH...
 - Trình độ phát triển giữa các nước rất khác nhau. Có những nước phát triển ở trình độ cao của TG như Nhật Bản. NB là quốc gia có nền KT phát triển toàn diện. Nhưng bên cạnh đó lại có các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ như Lào. Trình độ phát triển giữa các quốc gia còn lại cũng không giống nhau. Cụ thể:
 + NB: Cơ cấu GDP có dịch vụ chiếm tỉ trọng cao tuyệt đối, NN chiếm tỉ trọng rất nhỏ, GDP/ người cao nhất. Tỉ lệ tăng GDP âm.
 + HQ: Giống NB ở chỗ có tỉ trọng dịch vụ cao, NN nhỏ nhưng tăng trưởng dương. Mức thu nhập chỉ ở mức TB trên, được gọi là nước CN mới.
 + TQ: Có tỉ trọng CN cao nhất, NN nhỏ nhất trong cơ cấu GDP nhưng vẫn ở mức 2 con số vì đang trong thời kì đẩy mạnh CNH, NN vẫn đóng vai trò quan trọng. Thu nhập ở mức TB dưới.
 + Lào: Là nước NN vẫn còn lạc hậu, tỉ trọng NN vẫn chiếm tới 53%. Thu nhập thấp, chỉ đạt 317 USD.
 + VN: Có tỉ trọng GDP khá cân bằng giữa 3 khu vực và đang có sự chuyển dịch tỉ trọng từ NN sang CN và DV do VN ®ang thùc hiÖn qu¸ tr×nh CNH và HĐH ®Êt n­íc. Tuy nhiên mức thu nhập vẫn còn thấp (415us®)
 - Mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các nước có sự chênh lệch rất lớn. NB có GDP/ng cao nhất ( 33400 USD ), trong khi đó Lào có GDP/ng thấp nhất chỉ đạt 317 USD.
 Ngày giảng: 05/3/2014 ( Tiếp CĐ3)
 HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
 Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước ĐNA đã thay đổi qua thời gian như thế nào ?
 Hiệp hội các nước ĐNA được thành lập năm 1967, đó là thời điểm 3 nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường XHCN. Do đó 1 số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế XDXHCN trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn.
 Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở HN.
 Câu 2: Các nước ĐNA có những ĐKTL gì cho sự hợp tác phát triển kinh tế ? Phân tích những lợi thế và khó khăn của VN khi trở thành thành viên của ASEAN.
 a) ĐKTL:
 - Vị trí gần gũi, đường giao thông cơ bản thuận lợi cả về đường bộ, đường hàng không, đường biển.
 - Truyền thống văn hoá, sản xuất có nhiều nét tương đồng.
 - Lịch sử đấu tranh, XD đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ dàng hợp tác với nhau.
 b) Những lợi thế và khó khăn của VN...
 - Từ khi trở thành thành viên của hiệp hội ASEAN, VN đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác KT- VH- GD- KH và CN... Tham gia vào ASEAN, VN có những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao. Từ 1990- 2000: Tăng 
26,8%. ( gần 30% ).
+ Tỉ trọng giá trị hàng hoá buôn bán với các nước này chiếm 32,4% tổng buôn bán quốc tế của VN ( chiếm tới 1/3 ).
+ Hàng hoá xuất nhập khẩu đa dạng: Mặt hàng xuất khẩu chính của VN sang các nước ASEAN là gạo với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a ; mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử. 
 - Về hợp tác kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông- Tây tại lưu vực sông Mê- kông tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của 1 số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo. 
 * Khó khăn:
 - Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của ta còn thấp, chất lượng hàng hoá sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước sản xuất.
 - Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ KT- VH- XH khác nhau nhiều khi gây khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển.
 - Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi VN mở rộng giao lưu với các nước...
 => Tóm lại: Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong KT- VH- XH của mỗi nước. Tham gia vào ASEAN, VN vừa có nhiều cơ hội để phát triển KT- XH nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.
 Câu 3: Cho bảng số liệu sau: B17.1 SGK / 61.
Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) bình quân đầu người
của 1 số nước ĐNA năm 2001 (Đơn vị: USD ).
Nước
GDP/người
Nước
GDP/người
Nước
GDP/người
Bru-nây
12300
Lào
 317
Thái Lan
 1870
Cam-pu-chia
 280
Ma-lai-xi-a
 3680
VN
 415
In-đô-nê-xi-a
 680
Phi-lip-pin
 930
Xin-ga-po
 20740
 a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện bình quân GDP/người của các nước

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_BDHSG_DIA_20150726_024051.doc