Giáo án Bé và các bạn - Phan Thị Duyên Tiên - Nói về tôi
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết ném xa bằng 2 tay, kết hợp chạy nhấc cao đùi phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng
- Rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai, kiên trì vận động
- Tham gia tích cực vào các hoạt động. Thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh .
II . CHUẨN BỊ :
* Cô: Sân trường sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn, vạch chuẩn,
* Trẻ: Quần áo gọn gàng, thuộc những bài thơ, bài hát trong chủ đề .
III . CÁCH TIẾN HÀNH :
1.Hoạt động 1 : Khởi động
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Bóng bay” trò chuyện về bạn trai,bạn gái trong lớp sở thích của các bạn. Cô giáo dục trẻ để có một cơ thể khỏe mạnh cân đối, hài hòa tham gia vào các hoạt động mà con yêu thích thì các con phải ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lí và thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. Hôm nay trời nắng đẹp cô cháu mình cùng ra sân tập thể dục cho khỏe người.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi, chạy các kiểu chân: Đi bình thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi bằng cạnh bàn chân, chạy châm, chạy nhanh, đi bình thường sau đó dừng lại theo đội hình vòng tròn.
2.Hoạt động 2. Trọng động
* Bài tập phát triển chung :
+ Tay 2 tay đưa tới trước lên cao
+ Chân 3 : Đứng đưa một chân tới trước chân sau thẳng .
+ Bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân .
+ Bật 2 : Bật tiến về phía trước .
- Trẻ nhận biết và so sánh, phân biệt được sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái thông qua các đặc điểm hình dáng bên ngoài. - Trẻ biết tính cách các bạn nam là mạnh mẽ, thích giúp đỡ các bạn nữ, thích chơi các trò chơi mạnh như: Đá bóng, xe…. - Trẻ biết tính cách của các bạn nữ là bình tĩnh, dịu dàng, thích được giúp đỡ, chia sẻ công việc. Thích chơi các trò chơi nhẹ nhàng như: Nhảy dây, búp bê… 2. Hoạt động tập thể * Trò chơi vận động:Tìm bạn thân, trốn tìm, bịt mắt bắt dê * Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, bỏ khăn, Chồng đống chồng đe 3. Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo những đồ chơi trẻ thích Hoạt động góc 1 – Góc phân vai : Bán hàng, gia đình, phòng khám bệnh 2 – Góc xây dựng : xây dựng, lắp ghép “Công viên vui chơi”, “Ngôi nhà của bé”. “ bé tập thể dục” 3 – Góc nghệ thuật : Tạo Hình: Cắt dán ảnh trên báo, tô màu tranh bé trai, bé gái, cắt dán “người máy”, nặn bạn trai, bạn gái, vẽ chân dung bạn, chơi xưởng sản xuất đồ chơi búp bê, “đào tạo thiết kế thời trang”. Cát dán “những món ăn tôi yêu thích” Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ những bài hát cháu thích, sử dụng các nhạc cụ, nghe âm thanh từ các nhạc cụ, đoán tên nhạc cụ, trang trí sân khấu… 4 – Góc học tập : Chơi lô tô, học toán, “tìm các chữ cái còn thiếu”, “Xếp đúng tên của tôi”, chơi ghép hình, xem tranh ảnh, Ambuml, chơi đô mi nô, kể lại chuyện đã nghe, “đọc” chuyện tranh, luồn dây, xếp hột hạt... 5 –Góc thiên nhiên : Chơi thả vật nổi vật chìm , chơi với cát, nước, thả thuyền, trồng hoa, làm bánh, trồng cây, lau lá … Hoạt động chiều - Hướng dẫn trò chơi: “Cắp cua”. PTNN: Chuyện:Gấu con bị đau răng. - Nghe hát DC:Lý cây bông - Ôn tự chọn PTNN : -HĐ: LQCC: Ôn nhóm chữ e, ê - Biểu diễn văn nghệ - Nhặt rác sân trường -Nêu gương cuối tuần KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 3 : BÉ VÀ CÁC BẠN Thực hiện 1tuần từ ngày 03/11 đến ngày 07/11/2014 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Góc phân vai Gia đình, phòng khám bệnh, bán hàng. - Trẻ biết về nhóm chơi - - Biết tự thỏa thuận với nhau về vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai mình đã nhận. - ĐD Đ C trong gia đình. - Đ D Đ C của cô giáo, bán hàng . - Đóng vai cô giáo, dạy trẻ trong 1 hoạt động cụ thể ở chủ đề: Cơ thể của tôi. - Vai các thành viên trong GĐ biết chăm sóc lẫn nhau. - Vai chơi bán hàng, bán các loại đồ dùng gia đình, đồ dùng xây dựng -Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau 2. Góc xây dụng lắp ghép Xây khu công viên vui chơi giải trí cho bé. - Trẻ xây được khu vui chơi giải trí. - Khối gỗ,hàng cây - Cây xanh , ghế đá, cổng ra vào. - Cô cùng trẻ trò chuyện về cơ thể của bé. - Xây khu vui chơi giải trícủa trẻ. - Dạy trẻ biết sắp xếp ĐDĐC hợp lí. 3. Góc nghệ thuật - Ôn kĩ năng vẽ, nặn, cắt dán - Vẽ bạn trai, bạn gái. - Làm trang phục cho búp bê trai, gái. Âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ những bài hát cháu thích, sử dụng các nhạc cụ, nghe âm thanh từ các nhạc cụ, đoán tên nhạc cụ, trang trí sân khấu… -Trẻ biết cách nặn, biết cầm bút,vẽ phần còn thiếu, tô màu, cắt dán đẹp… - Biết sử dụng nhạc cụ để múa hát các bài hát trẻ thích - Giấy ,bút chì, màu tô, giấy màu, kéo, album đóng tập, - Đất năn, đĩa, khăn lau tay - Len, xốp màu, hũ sữa nhựa - Tranh ảnh của bạn trai, bạn gái. - Trò chuyện với trẻ xem ý tưởng chơi gì, chơi như thế nào? - Vẽ, nặn về cơ thể của tôi. - Trẻ vẽ các phần còn thiếu của cơ thể. Cắt dán ảnh trên báo, tô màu tranh bé trai, bé gái, cắt dán bạn trai, bạn gái, trang phục của bạn trai bạn gái, nặn bạn trai bạn gái, vẽ chân dung bạn, chơi xưởng sản xuất đồ chơi búp bê, Cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái. Âm nhạc: Hướng dẫn trẻ chơi trang trí sân khấu, chọn nhạc cụ biểu diễn 4. Góc học tập - Xem tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. - Chơi đô mi nô chữ cái. - Trẻ xem tranh ảnh về bạn trai, bạn gái - Biết chơi cờ đô mi nô. - Sưu tầm tranh ảnh về bạn trai , bạn gái. - Bộ chữ cái. - Chơi đô mi nô. - Trẻ xem tranh cơ thể, nói được các bộ phận, các giác quan của cơ thể. - Lật truyện tranh xem đọc tuyện tranh, đọc thơ về chủ đề, ghép hình cơ thể bé, xác định ví trí của đồ vật so với bạn khác… 5. Góc KPKH - Trồng cây. - Chăm sóc cây. - Trẻ cùng cô trồng cây xanh - Tưới cây, nhặt lá vàng, lau lá cây. - Cây góc thiên nhiên. - Dụng cụ để tưới. - Xô, bình. - Hằng ngày trẻ tưới nước, chăm sóc cây xanh. - Trẻ phát hiện cây ra hoa màu sắc đẹp và biết được ích lợi của việc trồng cây - Cho trẻ quan sát sự lớn lên của cây. - Cô cùng chơi với trẻ, tưới nước, nhặt lá vàng. Dự kiến tình huống xảy ra : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH NGÀY Thứ Hai ngày 03/11/2014 A. HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HĐ THỂ DỤC: BÉ THỬ LÀM VẬN ĐỘNG VIẾN NÉM XA BẰNG HAI TAY- CHẠY NHẤC CAO ĐÙI I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết ném xa bằng 2 tay, kết hợp chạy nhấc cao đùi phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng - Rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai, kiên trì vận động - Tham gia tích cực vào các hoạt động. Thường xuyên tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh . II . CHUẨN BỊ : * Cô: Sân trường sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn, vạch chuẩn, * Trẻ: Quần áo gọn gàng, thuộc những bài thơ, bài hát trong chủ đề . III . CÁCH TIẾN HÀNH : 1.Hoạt động 1 : Khởi động - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Bóng bay” trò chuyện về bạn trai,bạn gái trong lớp sở thích của các bạn. Cô giáo dục trẻ để có một cơ thể khỏe mạnh cân đối, hài hòa tham gia vào các hoạt động mà con yêu thích thì các con phải ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lí và thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. Hôm nay trời nắng đẹp cô cháu mình cùng ra sân tập thể dục cho khỏe người. - Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi, chạy các kiểu chân: Đi bình thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, đi bằng cạnh bàn chân, chạy châm, chạy nhanh, đi bình thường sau đó dừng lại theo đội hình vòng tròn. 2.Hoạt động 2. Trọng động * Bài tập phát triển chung : + Tay 2 tay đưa tới trước lên cao + Chân 3 : Đứng đưa một chân tới trước chân sau thẳng . + Bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân . + Bật 2 : Bật tiến về phía trước . Cô dẫn dắt giới thiệu hôm nay cô sẽ day cho các con vận động: Ném xa bằng 2 tay chạy nhấc cao đùi *Vận động cơ bản: ném xa bằng 2 tay chạy nhấc cao đùi - Trẻ tập theo đội hình sau x x x x x x x x x x x x x x Hôm nay, cô cháu ta sẽ tập bài vận động : Ném xa bằng 2 tay- chạy nhấc cao đùi - Cô làm mẫu lần 1 : không phân tích - Cô làm mẫu lần 2 : phân tích chậm rõ ràng Từ đầu hàng cô bước đến vạch xuất phát.TTCB: đứng chân trước chân sau hai tay cầm túi cát đưa cao trên đầu thân người hơi ngã ra sau. Khi có hiệu lệnh dùng lực 2 tay ném mạnh túi cát về phía trước sau đó chạy nhấc cao đùi khi chạy đánh tay nhịp nhàng tay nọ chân kia nâng cao đùi, đến vạch đích và đứng cúi hàng - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện . - Mời cả lớp thực hiện cô quan sát sửa sai - Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần - Mời tổ thi đua . + Cô cho trẻ quan sát và chọn ra những vận động viên giỏi , - Mời vận động viên xuất sắc để tham dự hội thi sắp tới của trường . 3.Hoạt đông 3 : Hồi tỉnh - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. Hát : “ Đường và chân” B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 1.Hướng dẫn trẻ chơi : “Cắp cua” I. Mục đích -Yêu cầu: - Trẻ biết cách chơi trò chơi cắp cua - Rèn kỉ năng khéo léo - Giáo dục trẻ hòa đồng, kiên trì chơi cùng bạn II.Chuẩn bị: - Sỏi nhỏ, sân trường III.Cách tiến hành: - Cô tập trung trẻ. Cho trẻ hát một bài hát về chủ đề : “ Bé và các bạn” - Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi. * Cách chơi: 2 bạn sẽ chơi cùng nhau. Bạn chơi trước sẽ dùng 2 bàn tay đan vào nhau. Dùng 2 ngón gắp từng viên sạn bỏ vào khe trống ở giữa 2 bàn tay. Bạn nào gắp được nhiều sỏi mà khi gắp không làm rơi và không chạm vào các viên khác sẽ là bạn thắng cuộc. - Cô cho trẻ kết bạn chơi cùng nhau. Trong qúa trình trẻ chơi cô chú ý bao quát, quan sát trẻ chơi. 2. Nêu gương cuối ngày 3. Vệ sinh trả trẻ. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH NGÀY Thứ ba ngày 04/11/2014 I. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HĐKPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ BẠN TRAI, BẠN GÁI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết, phân biệt và so sánh được sự khác và giống nhau giữa hình dáng, đặc điểm, sở thích của bạn trai và bạn gái . - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ đích. - Giáo dục có ý thức về giới tính từ đó biết cư xử, ăn mặc phù hợp với giới tính của mình.đồng thời giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ . II . CHUẨN BỊ : * Cô: - Tranh ảnh , búp bê bạn trai, bạn gái -Tranh ảnh trang phục của bạn trai, bạn gái, các hoạt động của bạn trai bạn gái. * Trẻ: - Tranh trang phục của bạn trai, bạn gái III . TIẾN HÀNH : 1.Hoạt động1: Trò chuyện gây hứng thú. - Tập trung trẻ. Hát và vận động: “Tìm bạn thân”. - Tạo tình huống có 2 bạn ở xa đến thăm lớp mình các con hãy xem đó là ai 2. Hoạt động 2: Bé cùng trò chuyện về bạn trai bạn gái. - Bạn búp bê gái xuất hiện: Xin cháo các bạn, Tôi tên là Lan hôm nay tôi đến thăm lớp các bạn. + Các bạn nhìn thấy tôi đang mặc đồ gì?( Váy) + Chiếc váy của tôi có màu gì?( Màu đỏ) + Thế các bạn có biết tôi là bạn trai hay bạn gái không?( Bạn gái). Bạn gái hay còn gọi là bạn gì? ( Bạn nữ) + Vì sao các bạn biết tôi là bạn gái?( Vì bạn mặc váy, có mái tóc dài, đeo hoa tai) + Thế lớp mình có những bạn nào là bạn gái có thể giới thiệu cho tôi biết cùng được không?( Trẻ lần lượt giới thiệu về các bạn gái trong lớp.) + Thế các bạn gái lớp mình thường thích chơi những trò chơi gì?( Chơi búp bê, chơi nhảy dây, chơi bán hàng… ) + Các bạn gái có tính cách như thế nào? ( Hiền, dịu dàng) + Các bạn thích ăn mặc như thế nào?(Trẻ kể theo ý thích) - Búp bê giới thiệu cùng đi với tôi còn có một người bạn các bạn hãy làm quen với bạn ấy nha. - Búp bê trai xuất hiện. tự giới thiệu mình tên Nam. Mời các bạn hãy đoán xem mình là bạn trai hay bạn gái? ( Bạn trai) Bạn trai hay còn gọi là bạn gì? ( Bạn nam) + Vì sao bạn biết? ( Quần áo, tóc ngắn, không đeo hoa tai) + Lớp mình ai là bạn trai?( Trẻ tự giới thiệu) + Bạn trai thường có tính cách như thế nào?( Mạnh mẽ, thích giúp đỡ người khác) + Các bạn trai thích chơi gì? ( Chơi các trò chơi mạnh mẽ: Đá bóng, xây dựng) + Các bạn thích trang phục như thế nào? ( Năng động, tự tin) * So sánh bạn trai bạn gái: - Cô cho trẻ quan sát so sánh sự khác và giống nhau giữa bạn trai bạn gái - Cô khái quát lại - Giáo dục các bạn phải ăn mặc gọn gàng hợp theo giới tính các bạn gái phải dịu dàng, nhẹ nhàng trong ăn nói, cư xử, đi đứng, các bạn nam phải biết giúp đỡ bạn nữ, tự tin mạnh dạn thể hiện mình là bạn nam 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Trang trí trang phục cho bạn trai bạn gái - Tập trung trẻ chia trẻ làm 3 đội cùng trang trí trang phục cho các bạn trai bạn gái Cách chơi: Chạy thật nhanh lên mỗi bạn gắn chi tiết trang trí cho bộ trang phục của các bạn được đẹp Luật chơi: Đội nào gắn nhanh nhất và đúng vị trí nhất sẽ chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi cô bao quát lớp * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ Hát vận động “Hãy xoay nào” HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển ngôn ngữ: Truyện “ GẤU CON BỊ ĐAU RĂNG” I. Mục đích – yêu cầu: - Cháu nghe cô kể và hiểu được nội dung câu truyện “Gấu con bị đau răng”. và có thể kể lại được câu truyện theo gợi ý - Trả lời mạch lạc câu hỏi của cô về nội dung câu chuyện - Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ II. Chuẩn bị: - Tranh kể chuyện. - Mũ đội các nhân vật cháu chơi trò chơi III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé - Cả lớp hát bài “Dậy đi thôi”. - Bài hát nói về gì? ( Buổi sáng bé thức dậy đánh răng, tập thể dục ). - Sáng các con thức dậy lúc mấy giờ? - Buổi sáng sau khi thức dậy thì các con làm những công việc gì? - Rửa mặt đánh răng để làm gì? - Vậy các con cần đánh răng vào những lúc nào?(Buổi sáng, sau khi ăn cơm và tối đi ngủ ). - Để cho răng trắng đẹp và chắc khỏe thì các con nên làm gì? (Ít ăn bánh kẹo ngọt và socola, thường xuyên đánh răng, và ăn những thức ăn tốt cho răng). - Đúng rồi đó các con,để cho răng được trắng đẹp, chắc khỏe thì các con nên đánh răng thường xuyên, ngoài ra các con nên ăn kẹo vì như thế sẽ bị sâu răng.Cũng từ việc đánh răng hàng ngày của chúng ta, cô cũng có 1 câu chuyện của cô Tạ Liên Tịch nói về việc giữ gìn vệ sinh răng miệng rất quan trọng. Bây giờ các con lắng nghe cô kể nha. 2. Hoạt động 2: Kể chuyện bé nghe - Cô kể lần 1. Vừa kể vừa làm động tác minh họa. Giọng kể thật nhẹ nhàng, hấp dẫn cháu. Nội dung: Gấu con rất thích ăn kẹo, đến ngày sinh nhật bạn bè tặng cho cho gấu con rất nhiều sôcôla và bánh kẹo, Gấu ăn sau đó lên ngủ ngay không đánh răng. Hậu quả là Gấu bị đau răng và đưa đến bác sĩ. Bác sĩ khuyên Gấu không nên ăn kẹo, và phải thường xuyên vệ sinh răng miệng và ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng để cho răng được chắc khỏe. - Cô kể lần 2 ( sử dụng tranh ). Trích dẫn làm rõ ý: - Đoạn 1: “ Từ đầu ...bánh kẹo”. - Chú sâu răng sống trong miệng của Gấu con đụt khoét răng chú hàng ngày. - Đoạn 2: “ Phần tiếp theo .... nhức răng ”. - Gấu con ăn rất nhiều sôcôla trong đêm sinh nhật mà không đánh răng nên mới bị đau răng, chú kêu gào thảm thiết suốt đêm. - Đoạn 3: Phần còn lại. -Nhớ lời bác sĩ dặn Gấu con đánh răng thường xuyên. * Giải thích từ mới: - Lười: Làm biếng không làm việc. - Mở tiệc linh đình: Rất nhiều món ăn. - Nhảy tót lên giường: Nhảy nhanh lên giường. Câu hỏi đàm thoại: - Câu chuyện có tên là gì? ( Gấu con bị đau răng ). - Câu chuyện có những nhân vật nào? ( Gấu con, chú sâu răng, gấu mẹ, bác sĩ , các bạ của Gấu con). - Gấu con thích ăn gì? ( Sôcôla và bánh kẹo ). - Vào ngày sinh nhật bạn bè tặng Gấu những gì? ( Sôcôla và bánh kẹo ). - Khi Gấu ăn bánh kẹo xong đi ngủ liền thì chuyện gì xảy ra với Gấu con? ( Gấu con không đánh răng nên đau nhức răng cả đêm ). - Bác sĩ làm gì giúp Gấu con? Bác sĩ khuyên Gấu con không nên ăn nhiều bánh kẹo và nhớ đánh răng thường xuyên? - Gấu con chăm sóc răng miệng như thế nào? Gấu con đánh răng thường xuyên và giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Qua câu chuyện nhắc nhỡ các con những gì? Không nên ăn nhiều bánh kẹo và phải đánh răng thường xuyên. * Giáo dục trẻ: Các con phải nhớ không nên ăn nhiều bánh, kẹo ngọt, phải ăn nhiều các chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, rau...để cho răng chắc khỏe và phải đánh răng thường xuyên để bảo vệ và tránh bị sâu răng. 3.Trò chơi: Đóng vai. - Cách chơi: Cô cho trẻ lên đóng vai ( Gấu con, chú sâu răng, gấu mẹ, bác sĩ ). - Cô là người dẫn chuyện. Tới nhân vật nào thì cháu sẽ nói lời thoại của nhân vật đó. Cô nhận xét trẻ đóng vai * Kết thúc : Nhận xét, tuyên dương trẻ Cả lớp hát bài “ Khúc hát dạo chơi ”. 2.Nghe hát dân ca: Lý cây bông 3. Nêu gương cuối ngày 4. Vệ sinh, trả trẻ ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ....……………….. …………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH NGÀY Thứ Tư ngày 05/11/2014 A. HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : HĐTH : BÉ NẶN BẠN TRAI, BẠN BẠN GÁI I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cháu biết vận dụng các kỹ năng cơ bản: Xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, gắn nối, vuốt lán để nặn hoàn chỉ cơ thể bạn trai, bạn gái với các chi tiết đầu, cổ, minh, tay, chân - Rèn kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, gắn nối, vuốt lán.Củng cố sự hiểu biết của trẻ về bản thân, các bộ phận trên cơ thể. - Giáo dục trẻ biết quí trọng bản thân mình cũng như các bạn của mình, yêu thích và cố gắng hoàn thành sản phẩm. II . CHUẨN BỊ * Cô: Bạn trai, bạn gái bằng đất nặn * Trẻ: Đất nặn, bảng con, khăn lau tay, đĩa III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1. Hoạt động 1 : Trò chuyện cùng bé - Hát: “ Tìm bạn thân” - Trò chuyện về bạn trai, bạn gái. - Cô dẫn dắt giới thiệu bài 2. Hoạt động 2 : Quan sát và đàm thoại về bạn trai, bạn gái bằng đất nặn - Cô cho quan sát : Bạn trai bằng đất nặn do cô chuẩn bị - Đàm thoại: + Cô nặn hình gì đây ? (Bạn trai) + Cô nặn các chi tiết, bộ phận chính nào? ( Đầu,cổ, mình, tay chân ) + Đầu có dạng hình gì? ( Hình tròn) + Để nặn được đầu thì con phải làm gì? (Xoay tròn) + Mình và đầu dính với nhau bằng bộ phận gì? ( Cổ) - Cô nói sau khi nặn cổ gắn nối đầu với cổ lại với nhau và vuốt lán + Mình có dạng hình gì? ( Hình chữ nhật) + Mình được nặn như thế nào? Xoay tròn sau đó lăn dọc vuốt hai đầu rồi gắn nối cổ và mình lại với nhau vuốt lán. + Còn đây là bộ phận gì? ( Chân, tay) + Mấy chân? ( Hai chân) + Chân như thế nào? ( Hơi dài) + Chân có gì ?(Bàn chân) + Bàn chân như thế nào? ( Hơi dẹp) - Sau khi nặn chân, tay xong con gắn nối các chi tiết lại với nhau và vuốt lán sau đó nặn mắt mũi, miệng gắn vào. - Tương tự cho trẻ quan sát bạn gái.Bổ sung thêm chi tiết bạn gái các con nặn tóc để bạn đẹp hơn - Trẻ đọc bài đồng dao và chuyển thành đội hình 3 nhóm cùng nhau thảo luận về nặn bạn trai, bạn gái. Trong khi trẻ thảo luận. Hỏi từng nhóm thích nặn bạn gì? - Cô khái quát lại cách nặn. Cho trẻ tìm chỗ ngồi đẹp để nặn bạn trai, bạn gái 3. Hoạt động 3: Bé trổ tài - Cô giới thiệu các nguyện vật liệu cô chuẩn bị . - Cho trẻ nặn - Cô bật đĩa nhạc về bản thân nhỏ nhẹ - Cô xem từng trẻ nặn, hướng dẫn khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ 4. Hoạt động 4 : Đi tìm ai nặn khéo - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm - Cả lớp hát múa một bài . - Cô mời cháu chọn sản phẩm trẻ thích và nói vì sao cháu thích? - Cô nhận xét thêm. *Kết thúc : Nhận xét chung và cùng hát một bài “Tìm bạn thân” B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 1. Ôn kiến thức cũ: Ôn nhận biết chữ số từ 1 đén 10 và đếm trên từng đối tượng * Yêu cầu: Củng cố hiểu biết của trẻ về chữ số và rèn kỹ năng đếm trên từng đối tượng cho trẻ * Chuẩn bị: Thẻ số từ 1-10 Các đồ dùng, đồ chơi số lượng trong phạm vi 10, que tính * Tiến hành: Cô cho trẻ hát bài một cây số đi chơi và đến từng góc đồ chơi trong lớp cho trẻ tìm nhóm đồ chơi có số lượng cô yêu cầu và cho trẻ đếm, chọn số tương ứng đặt vào Cho trẻ về lớp và lấy đồ chơi trong rổ ra tập xếp, đếm Cô theo dõi hướng dẫn thêm cho trẻ 2. Nêu gương cuối ngày 3. Vệ sinh trả trẻ ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 5 ngày 06/11/2014. A . HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HĐÂN : Đường và chân Vận động theo lời ca Nghe hát: Năm ngón tay ngoan Tc Âm nhạc: Nghe âm thanh tìm nhạc cụ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Cháu hát thuộc bài hát, đúng lời, và vận động theo lời ca nhịp nhàng theo lời bài hát “Đường và chân” . - Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc tai nghe, tính mạnh dạn, khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc - Giáo dục trẻ tích cực hứng thú và biết phối hợp cùng bạn trẻ biết quí trọng bạn bè II . CHUẨN BỊ : *Cô : Đàn, dụng cụ âm nhạc, mũ chóp *Trẻ: Các bài đồng dao ,thơ .. III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1.Hoạt động 1 : Bé cùng khám phá - Tập trung trẻ. Chơi: “ Nu na nu nống” -Hỏi trẻ chân để làm gì? Có một bài hát cũng nói về tình bạn của đôi chân và con đường đó là bài hát gì? 2.Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm: Dạy vận động minh họa bài hát “Đường và chân” - Cô đệm đàn cho trẻ đoán tên bài hát .(2l) - Cả lớp cùng hát lại hai lần với nhạc . - Bài hát hay khi phối hợp vận động theo lời ca. - Cô hát kết hợp vận động mẫu:Vừa hát vừa vận động minh họa hết bài. + Cô phân tích chậm rõ ràng cụ thể : Vận động theo lời ca là mỗi tiếng trong bài hát vỗ một cái. Bài hát vỗ vào từ: “Đường- và- chân- là –đôi…. cứ như vậy vỗ cho đến hết bài - Cô mời cả lớp hát c
File đính kèm:
- GIAO AN BAN THAN 5 TUOI NHANH BE VA CAC BAN.doc