Giáo án Bản thân 2014

Cô cho trẻ xem tranh ảnh chân dung bạn trai,bạn gái, bố, mẹ

Cô giới thiệu bức tranh ( chân dung bạn trai, bạn gái , cách bố cục, trang phục.)

- Cô hỏi trẻ vừa được xem những bức tranh gì?

- Tranh vẽ về ai?

- Cô cho trẻ nhận xét bức tranh như đầu là nét cong tròn, mắt mũi miệng,cổ ,tóc

- Cô đàm thoại về màu sắc, bố cục

Lưu ý cho trẻ cách vẽ( vẽ chân dung , vẽ cả người

Cô gởi ý cho trẻ các bộ phận trên cơ thể bạn trai, bạn gái ( mắt, mũi , tay chân .)

*cùng thi tài:

Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi , cách cầm bút , cách đặt giấy

Cô quan sát , hướng dẫn , gởi ý cách vẽ các nét mặt , cách tô màu .

Cô bao quát trẻ vẽ, cô hướng dẫn riêng với những trẻ còn lúng túng , gởi ý và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ

 

doc80 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4086 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bản thân 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nhạc:
 - Có những vận động minh họa ,múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô .
- Bài hát: : Tập Đếm 
. Phát triển ngôn ngữ:
* Làm quen chữ cái:
- Trao đổi ý kiến của mình để thỏa thuận với các bạn .(HĐG)
- Sử dụng các danh từ ,động từ ..biểu cảm trong câu phù hợp với tình huông trong giao tiếp .(HDDC )
- LQCC: a ,ă ,â
* Làm quen tác phẩm văn học:
- Đọc biểu cảm biểu cảm bài thơ ca dao, đồng dao
-Thơ :Tâm sự cái mũi 
s
 MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 2	
 “ CƠ THỂ TÔI ”
Phát triển nhận thức
- KPKH:
 Cơ Thể Tôi 
LQVT:
 -Ghép thành cặp những đối tượng có kiên quan 
Phát triển ngôn ngữ
- LQVCC:
 - Tập tô a ,ă ,â 
 - Thơ :Tâm sự cái mũi 
- Các bài thơ , ca dao , đồng dao trong chủ đề.
CƠ THỂ TÔI 
PT tình cảm xã hội
+ Thể hiện những trạng thái ,cảm xúc vui ,buồn ,ngạc nhiên ,những gương mặt xinh xắn 
- TC PV : bán cửa hàng ăn uống 
- TCXD : xây cửa hàng ăn uống .
- TCAN : tai ai tinh.
- TCVĐ : kéo co.
Phát triển thẩm mỹ
TẠO HÌNH: 
- Vẽ các gương mặt biểu lộ cảm xúc .
ÂM NHẠC: 
 - Dạy hat : Tập đếm 
- Nghe hát : năm ngón tay ngoan 
- Trò chơi : tai ai tinh. 
Phát triển thể chất
 + Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Lấy tay che miệng khi ho ,hắt hơi ,ngáp 
-Thực hiện 1 số công việc tự phục vụ .
+ Vận động :
-Đập và bắt bóng bằng hai tay
- Trò chơi: chuyền bóng qua đầu 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ TÔI. 
Thời gian: 01 tuần : (Từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 2014 )
 Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Đón trẻ:
 - Đón trẻ vào lớp.
- Trao đổ với phụ huynh về sở thích, khả năng của trẻ có thể làm được 
- Cho trẻ chơi theo ý thích, xem tranh chuyện liên quan đến chủ đề. 
* Điểm danh:
Các từ
Đầu ,tóc ,quần áo ,mắt ,mũi ,miệng ,tay ,tai ..
- Các từ 
Tách ra ,gộp vào
Các từ 
Ồn ào
Nắng mưa 
Ông mặt trời 
Ôn lại các từ trong tuần 
Ôn lại các từ trong 
tuần 
THỂ DỤC ĐẦU GIỜ
* Thể dục sáng:
Tập trên nền nhạc của trường với bài “ ồ sao bé không lắc ” các động tác : Hô hấp; Tay; Chân; bật…
Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 
*Trong động:Vận động theo nhạc “ ồ sao bé không lắc ” 
-Hô hấp: Thổi bóng bay.
-ĐT tay : Hai tay đưa lên cao,gập vào vai lên Hai lần 8 nhịp
-ĐT chân : 2 tay chống hông đưa một chân ra trước. 
( 2 lần 8 nhịp )
- Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ 
+ Bật: bật chụm chân, kết hợp đưa 2 tay sang ngang và lên cao. 
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa. 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Khám phá khoa học :
- Phân biệt các chức năng, hoạt động chính của cơ thể
+ TDKN
+ Vận động:
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay
 + LQVH:
- Thơ: tâm sự cái mũi .
 LQ với toán:
Ghép thành từng cặp những đối tượng có liên quan. 
LQCC
- Tập tô a ,ă ,â
Tạo hình :
- Vẽ các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc .
+ Âm nhạc:
- Dạy hát “ Tập Đếm ”
- trò chơi :tai ai tinh .
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI 
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
I/ Hoạt động chủ đích: 
Trò chuyện đàm thoại các giác quan trên cơ thể của bé 
- Ôn kiến thức cũ 
- Làm quen kiến thức mới 
-Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú 
-Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời 
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên
- Trẻ nhớ lại các bài thơ bài hát đã học 
- Trẻ làm quen với kiến thức mới 
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ
-Sân trường cảnh quan trong trường,
-Một số tranh ảnh về các hoạt động trong trường lớp
Cô giới thiệu buổi dạo chơi cho trẻ. Quan sát đồ chơi trên sân trường, quan sát sự thay đổi thời tiết , trang phục bạn trai bạn gái.
- Cô bắt nhịp cho lớp hát bài “ cái mũi ” Cho trẻ xem tranh ảnh bạn trai, bạn gái. 
- Cô đàm thoại với trẻ các giác quan trên cơ thể của trẻ 
+ Ôn kiến thức cũ : 
- Cho trẻ cầm phấn vẽ chữ o,ô,ơ hát bài vì sao mèo rửa mặt …
+ Làm quen kiến thức mới: 
- Cô cho trẻ làm quen các kiến thức sắp học, kiến thức vệ sinh răng miệng. 
- Cô giáo dục trẻ vệ sinh giữ gìn và bảo vệ các giác quan. 
-Sau khi đàm thoại xong cô cho trẻ chơi trò chơi vận động, dân gian
-Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
-Cho trẻ về nhóm chơi tự do
 -Cô cùng trẻ nhận xét buổi dạo chơi
II/ Trò chơi vận động :
TC: mèo đuổi chuột 
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể
-Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ
-Trang phục cô và trẻ gọn gàng 
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu , cô chọn 2 trẻ có sức khỏe tương đương nhau để làm “mèo” và “chuột” đứng tựa lưng vào nhau.. khi cô có hiệu lệnh thì “chuột” chạy, “mèo”đuổi, “chuột” chui vào lỗ nào thì “mèo” phải chui vào lỗ ấy,“mèo” bắt được “chuột” xem như “mèo”thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột” thì coi như “mèo” bị thua 
-Cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ chơi, mỗi lần chơi không quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi
TC: chó sói xấu tính 
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi : 
-Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể
-Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ
- mũ sói, mũ thỏ. 
Mục đíchRèn phản xạ nhanh, phát triển cơ chân cho trẻ.Luậtchơi: Thỏ không được chạm vào Sói.Khi nào Sói mở mắt mới được chạy.Sói chỉ được bắt các con Thỏ không kịp chạy vào chuồng của mình. 
Cáchchơi Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị một mũ sói, vẽ một vạch chuẩn quy ước là nhà của thỏ.Giáo viên hướng dẫn đóng vai Sói, trẻ đóng vai Thỏ.Sói sẽ ngồi ở một góc sân, Thỏ ngồi ở ghế hoặc đứng sau vạch đối diện, cách Sói 1 khoảng từ 3m đến 5m.Trẻ đóng vai thỏ và nhảy đi chơi.Thỏ tiến về nơi Sói đang ngủ và nói:    _”Ngủ đấy à Sói xấu tính?Hãy vểnh tai lên để nghe chúng tôi hát đây.” 
Bầy thỏ con ,trên bãi cỏ 
Các chú thỏ, nhảy tung tăng 
Rất vui vẻ, thỏ nhớ nhé. 
Có cáo gian, đang rình đấy 
Cẩn thận nhé, kẻo sói gian.
Tha đi mất  Khi trẻ đọc hết bài thơ thì Sói bắt đầu đuổi.Thỏ phải lo chạy nhanh về nhà của mình(nơi có sẵn đường vạch).Thỏ nào chạy chậm sẽ bị Sói bắt và phải thế chỗ cho Sói.Nếu Sói không bắt được Thỏ nào thì Sói phải nhắm mắt để chơi tiếp.Khi trẻ đã biết chơi, có thể thay đổi cách chơi:
_Thay vì Sói ngủ thì  nó lẩn tránh chỗ khác và bất thình lình xuất hiện.Các chú thỏ sẽ chạy ra khỏi nhà để vui chơi.Đến khi gặp Sói thì Thỏ phải nhanh chân chạy về nhà.Có thể thay “thỏ” bằng một con vật khác….
TCDG: bịt mắt bắt dê 
- trẻ biết định hướng trong không gian, chơi một cách thành thạo 
- khăn 
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp
III/ Chơi tự do
Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo
Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi
-Phấn, vòng, bóng, cát, nước…
-đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo
Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.
Lưu ý : Cho trẻ chơi nhẹ nhàng , chơi đúng nơi qui định
 Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,cho trẻ vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
Góc phân vai
- Gia đình, của hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị 
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi
- Biết liên kết các nhóm chơi
Bộ đồ nấu ăn ,các thực phẩm bằng nhựa 
-Yêu cầu trẻ đi về đúng nhóm chơi
- Cô bao quát chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi 
Góc xây dựng 
- Xây ngôi nhà của bé, xây công viên, xếp hình bé tập thể dục 
-Nhớ vị trí góc chơi
-Tập lắp một vài chi tiết đơn giản 
-Rèn tính kỷ luật
- Vật liệu xây dựng
- Gạch, sỏi, Hàng rào, cây xanh….
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời , khối lắp ráp Sắp xếp đồ chơi đẹp thuận tiện cho việc lấy , cất
Cô giới thiệu với trẻ vị trí góc chơi, giới thiệu tên , cách chơi một số đồ chơi lắp ráp, các khối nhựa
Cô gây hứng thú để trẻ tham gia vào các nhóm chơi, gởi ý cho trẻ cách lắp ráp.
Góc học tập – sách
- Xem tranh về các giác quan 
- tìm chữ cái còn thiếu. 
Trẻ nhớ vị trí góc sách 
Biết cầm và giở sách đúng 
- Chuẩn bị thêm truyện về đề tài vui tết trung thu
-Cô nhắc trẻ về vị trí chơi, qui tắc khi vào nhóm chơi
-Rèn trẻ cách mở sách theo trình tự, xếp đúng tên tôi 
- Làm sách tranh chuyện về các giác quan, món ăn bé thích, tìm chữ cái còn thiếu 
Nhắc trẻ giữ gìn góc sách truyện sạch sẽ
Góc tạo hình
- Ôn kỹ năng về nặn, xé dán 
- Cắt dán,những bộ phận còn thiếu 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình 
- Trang trí , nhóm hấp dẫn ( có đủ giấy , bút màu ....) ở trạng thái mở.
-Cô cùng trẻ quan sát tranh về ngày tết trung thu , trẻ nêu nhận xét về chi tiết màu sắc
Cô giới thiệu vật liệu, hướng dẫn cách tô....
Góc âm nhạc
Trẻ minh họa động tác bằng điệu múa 
-Băng nhạc có bài hát về chủ đề bản thân 
-Cô làm người dẫn chương trình 
- Bật nhạc để trẻ hát múa biễu diễn bằng các dụng cụ gõ đệm. 
Góc khám phá khoa học
-Chăm sóc cây,rau lá.
Tưới cây
Nhặt lá khô
- Hứng thú tham gia hoạt động : lau lá cây và chăm sóc cây
- Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát 
- Thau nước, bình nước ca,để trẻ tự chăm sóc cây 
- Làm biểu đồ chiều cao cân nặng, chơi trò chơi chiếc túi kỳ lạ 
 - HD trẻ tỉa cây, tưới cây, chăm 
sóc cây hàng ngày cho sạch bụi trong goác thiên nhiên
Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng , nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống 
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA, ĂN PHỤ
- Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát.
- Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn.
- Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa, đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc.
- Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa.
- Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc nhở trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài.
- Cho trẻ chơi ngón tay nhúc nhíc 
-Nêu gương 
-Trả trẻ.
HĐ có chủ đích:
- PTNN: Tâm Sự Cái Mũi 
-Nêu gương.
-Trả trẻ..
Trò chơi : 
Bé thực hiện vào vở bé làm quen với toán 
-Trả trẻ
HĐ có chủ đích: 
Tạo hình
Vẽ Khuôn mặt biểu lộ cảm xúc 
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần 
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
-Trả trẻ.
 Thứ 2 ngày 6 tháng 10 năm 2014
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC 
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT CÁC CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHÚNG. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1.kiến thức 
- Trẻ biết phân biệt một số bộ phận của cơ thể, mắt, mũi, miệng , tai, tay, chân, vân tay. 
- Trẻ biết một số chức năng và hoạt động chính của một số bộ phận trên cơ thể.
2.Kĩ năng 
- Phát triển khả năng quan sát so sánh.
- Biết trả lời đủ câu,rõ ràng, mạch lạc 
3.Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể như đánh răng, rửa mặt.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng dính trong, đồng xu 
- Một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể. 
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Các Bước 
 Hoạt Động Của Cô 
Hoạt Động Của Trẻ
1.gây hứng thú 
Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “ Hãy xoay nào ” 
CC vừa hát bài hát gì nào? 
 Bài hát nói đến về điều gì ? 
Mắt và mũi là những bộ phận trên cơ thể chúng ta và trên cơ thể chúng ta còn có rất nhiều các bộ phận khác nưa chúng mình hãy cùng tìm hiểu nhé !
Cả lớp hát 
Tc:hãy xoay nào 
Nói về mắt ,về mũi 
2.nội dung chính 
Cùng khám phá 
- Hôm nay nghe nói lớp mình ngoan và học giỏi, bạn Phương đến thăm dự lớp mình đấy,xem lớp mình học giỏi không nha, CC nhìn xem hãy đoán xem trên cơ thể của bạn phương có những bộ phận gì nhé ! 
- Cô cho trẻ nhận xét các bộ phận trên cơ thể như mắt,mũi miệng,tai, tay, đầu gối, chân 
- Cô cho trẻ tìm hiểu kỹ các chức năng, tác dụng các bộ phận trên cơ thể, mắt mũi, lông mi,tai ,miệng ,tay, chân có nhiệm vụ gì? 
- Bàn tay, bàn chân có máy ngón ? 
- Các ngón tay, ngón chân có nhiệm vụ gì?
+ Thí nghiệm : Dùng băng dính trong dán đè lên vân tay và nhặt đồng xu trên một mặt phẳng 
+ Kết quả: Rất khó nhặt đồng xu.
+ Kết luận: vân tay giúp ta dễ dàng cử động hơn 
Tại sao khủy tay và đầu gối lại có nhiều nếp nhăn? ( để cử động )
Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn, vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. Ăn uống điều độ,siêng năng tập thể dục thể thao chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh đấy.
- Mở rộng: ngoài những bộ phận trên chúng ta còn có các bộ phận,tim, phổi ,gan ruột … 
* trò chơi 
-Cắt dán các hình ảnh biểu thị cho chân và tay. 
-Mỗi trẻ một tờ giấy có hình ảnh 
+ Nhóm 1: Mắt, mũi, miệng, tay, chân
+Mỗi nhóm cắt các hình ảnh ở nhóm 1 dán bên cạnnh nhóm 2 sao cho phù hợp 
Ví dụ : kính, mắt, bánh, miệng 
Lớp chú ý 
Mắt để nhìn 
Mũi để thở 
Tai để nghe 
Miệng để nói ,tay để cầm nắm ,chân để đi ,chạy nhảy 
Bàn tay và bàn chân có 5 ngón 
Để cử động được
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi cùng bạn
3.kết thúc 
hát cái mũi 
Lớp hát 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
YÊ U CẦU:
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
trẻ biết cách chơi
Những bài hát theo chủ đề 
Cô cho trẻ giơ ngón tay trỏ ra một ngón tay nhúc nhích, hai ngón tay cả bàn tay nhúc cho tay lên co xuống
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY. 
Nội dung chưa dạy được ( lý do ) 
………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….	………………………………………………………………………………………………………………..
Những thay đổi cần thiết: 
………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
…………………………………………………………………………………………………………………………..
 Thứ 3 ngày07 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : TDKN 
ĐỀ TÀI : ĐẬP VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1 Kiến thức: 
 - Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay , khi bóng nảy lên bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực.
 2. Kiến thức: 
 - Qua trò chơi củng cố vận động cho trẻ
 3 Thái độ: 
 - Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát 
 II. CHUẨN BỊ :
 - 10 quả bóng 
 - Hai bàn để đồ chơi
 - Không gian ngoài sân
 - Băng đĩa nhạc , các động tác BTPTC
 III.CÁCH TIẾN HÀNH
CÁC BƯỚC 
 HĐ CỦA CÔ 
HĐ CỦA TRẺ
1. ổn định tổ chức- vào bài
* Cô trò chuyện với trẻ, về các bộ phận trên cơ thể trẻ
Giới thiệu dẫn dắt câu chuyện “gà …học” chú gà tơ vì lười đi học nên khi lớp của chú tổ chức trò chơi tung bóng và bắt bóng nhưng chú gà không làm được bây giờ lớp chúng ta hãy tung bóng giúp cho chú gà đi nào.
*Nào mời các con cùng lên tàu đến với hội thi nào!
A .Khởi động : 
 - Cùng đi tàu vừa đi vừa hát bài “Em là bông hồng nhỏ”.
 - Cho trẻ đi chạy, kết hợp đi các kiểu chân,chuyển đội hình hàng dọc theo tổ.
B- Trọng động :
* BTPTC:
 - Hô hấp 1 : Gà gáy ò… ó…o…
 - Tay vai 4 : Tay đưa ngang trước lên cao.
 - Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
 - Bụng lườn 2: Đứng quay người sang 2 bên .
 - Bật nhảy 1: Bật tiến về phía trước. 
- Hát bài “ Quả bóng tròn’’ chuyển đội hình
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Lớp khởi động, đi chạy các kiểu
2.nội dung chính 
* VĐCB: “Đập và bắt bóng bằng 2 tay”
 - CC xem cô có mấy quả bóng ?
 + Cô làm mẫu lần 1.
 + Cô làm mẫu lần 2 + phân tích.
 - Cô cầm bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng, cô dùng sức của tay đập mạnh bóng xuống sàn bóng nảy lên cô bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng
- Trẻ làm mẫu:
+ Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu cô quan sát sửa sai
* Trẻ thực hiện :
 - Cho trẻ làm cô theo dõi động viên nhắc nhở trẻ làm đúng các thao tác , và chú ý sửa sai cho trẻ . 
 - Trẻ đứng thành 2 hàng dọc 2 trẻ ở 2 hàng thực hiện cho đến hết . 
 - Lần sau 2 tổ thi đua nhau . 
 - Cho cháu yếu làm lại lần cuối .
* Trò chơi “ Cáo và Thỏ”.
 - Cách chơi : Cô mời 2 đội lên chơi.
 - Luật chơi :
 - 1 đội đội mũ thỏ giả làm Thỏ.
 - 1 bạn đội mũ cáo giả làm Cáo.
 - Khi nghe hiệu lệnh của cô “ trời tối” là
 Thỏ ngủ, “ Trời sáng” Thỏ đi ăn. Vừa đi vừa hát khi nghe tiếng Cáo gầm gừ các
 chú Thỏ nhớ chạy cho nhanh vào chuồng nếu ai bị bắt là bị thua phải ra ngoài 1 lần chơi , hoặc phải nhảy lò cò 
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần , cô theo dõi động viên trẻ chơi 
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
-2 trẻ làm mẫu
- Cả lớp thực hiện
- Cháu chơi trò chơi
- trẻ đi nhẹ nhàng
3Kết Thúc
Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở sâu
Trẻ thực hiện 
 **********************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
ĐỀ TÀI: THƠ “ TÂM SỰ CÁI MŨI ”
(Lê Thu Hương )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.kiến thức 
- Nhận biết các chức năng quan trọng của cái mũi trong sinh hoạt hàng ngày 
- Đọc thuộc thơ,hiểu nội dung dí dỏm bài thơ.
2 .kĩ năng 
- Rèn kỹ năng nhận biết số lượng qua trò chơi 
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, óc tưởng tượng thẩm mỹ.
3. Thái độ 
-Gd trẻ yêu thích đọc thơ .
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ ,an toàn .
II. CHUẨN BỊ: 
- Giấy, tranh ảnh bài thơ. 
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Các Bước 
 HĐ Của Cô 
 HĐ Của trẻ 
1.gây hứng thú 
Lớp hát bài :hãy xoay nào 
-Các con vừa hát bài gì ?
-Trong bài hát nhắc đến cái gì ?
-Cái mũi dùng để làm gì ?
-Mắt để làm gì ?
-Mắt và mũi là các bộ phận trên cơ thể và chúng rất quan trọng vì vậy chúng ta phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhé ,và cô có biết 1 bài thơ cũng nói về cái mũi đó là bài thơ “tâm sự cái mũi “của cô Lê Thu Hương ,Hôm nay chúng mình sẽ cùng học bài thơ này nhé !.
-lớp hát 
-hãy xoay nào 
-cái mũi .đôi mắt 
-để thở 
-mắt để nhìn 
Dạ 
2.nội dung chính 
Dạy thơ “ tâm sự cái mũi ” của tác giả Lê Thu Hương 
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
- Cô giới thiệu tên tác giả Lê Thu Hương 
- Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa. 
- Giảng nội dung bài thơ: Tôi là cái mũi xinh,giúp bạn biết bao điều ,ngửi hương thơm của lúa ,hương ngạt ngào của hoa ,như vậy đã hết đâu ,giúp bạn thở nữa đấy ,chúng ta cùng giữ sạch để cái mũi thêm xinh .
+ Dạy trẻ đọc thơ. 
-Cô cho lớp đọc thơ 3 - 4 lần 
-Cô mời từng tổ đọc thơ
-Cô cho trẻ đọc thơ nối tiếp 
-Nhómbạn trai,bạn gái đọc thơ 
-Cá nhân đọc. 
-Cô chú ý sửa sai phát âm của trẻ. 
+ Đàm thoại: 
-CC vừa đọc bài thơ gì? 
-Bài thơ nói về điều gì? 
-Cái mũi giúp ta những điều gì ?
-Ngoài ra mũi còn dùng để làm gi ?? 
-Để có cái mũi xinh chúng ta phải làm gì ?
 -Cô giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất siêng năng tập thể dục sẽ có một cơ thể khỏe mạnh đấy ! 
Trò chơi: Tay ai khéo. 
-Cô phát cho trẻ các vật liệu bút sáp vẽ đồ chơi tặng bạn. 
-Sau 3 phút đội nào vẽ được nhiều đội đó chiến thắng. 
-Đội nào thua phạt nhảy lò cò nhé ! 
-Sau khi trẻ chơi cô nhận xét tuyên dương hoạt động của trẻ. 
-Cô cho lớp đọc lại bài thơ lần nữa. 
Trẻ chú ý 
Trẻ chú ý cô 
Lớp đọc 
Tổ đọc 
Nhóm đọc 
Cá nhân đọc 
-tâm sự cái mũi 
-ngửi mùi thơm của lúa ,và mùi thơm của hoa 
-mũi còn để thở 
-vệ sinh mũi sạch sẽ ko nhét hột hạt vào mũi sẽ ko thở được 
Trẻ chơi cùng bạn 
3.kết thúc 
hát :xòe bàn tay 
Lớp hát cùng cô 
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY. 
 Nội dung chưa dạy được ( lý do ) 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Những thay đổi cần thiết: 
……………………………………………………………………………………………….
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
……………………………………………………………………………………………….
Thứ 4 ngày 08tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LQVT
ĐỀ TÀI: 
 THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 5 NHẬN BIẾT VỀ THỜI GIAN 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến Thức 
-Bước đầu hình thành ở trẻ tư duy về phép cộng, trừ đơn giản qua thao tác têm bớt trong phạm vi 5.Trẻ biết so sánh nhiều hơn, ít hơn trong phạm vi 5. Biết phân biệt chủ nhật , thứ 2, thứ 3 trong tuần
 2 .Kĩ Năng 
- Trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi trong nhà bé theo dấu hiệu : kích thước , hình dạng, màu sắc , chất liệu....
3 .Thái Độ 
- Giaùo duïc treû tinh thần đoàn kết , thân ái , nhường nhịn nhau trong khi chơi, học tập
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng cô, cháu:
- Tranh , ảnh , truyện , sách về bản thân 
- Một chiếc túi thật đẹp dùng đựng đồ chơi
- Hệ

File đính kèm:

  • docgiao an chu de ban than.doc