Giáo án Gia đình của bé - Phạm Thị Phượng

* Kết luận: Khối chữ nhật có cạnh và góc, khối chữ nhật không lăn được. khối chữ nhật có hai cạnh đối diện bằng nhau, các mặt phẳng là hình chữ nhật.

- So sánh khối chữ nhật và khối vuông:

+ Các con tìm điểm khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật nào?

+ Vậy còn điểm giống nhau là gì?

- Cô nhận xét và chốt lại

=> Liên hệ: Xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ vật có hình dạng giống khối cầu, khối vuông, và khối chữ nhật bạn nào giỏi lên tìm giúp cô và nói tên hình mình tìm được.

 

doc42 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Gia đình của bé - Phạm Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
- Cô giới thiệu về buổi biểu diễn văn nghệ 
- Cô mời cả lớp cùng biểu diễn
- Mời tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn
- Cô lắng nghe, quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Cô tuyên bố buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc, hẹn gặp lại buổi biểu diễn lần sau.
- Cho trẻ nêu gương bình cơ cuối tuần.
- Cô nhận xét, khen trẻ 
3. Hoạt đông3: Kết thúc.
- Cho trẻ ra chơi
- Trả trẻ
- Cô dọn vệ sinh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ra chơi theo ý thích
Thứ ba, ngày 14 tháng 10 năm 2014
TOÁN
DẠY TRẺ NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
 KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG , KHỐI CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Lấy trẻ làm trung tâm
- Trẻ nhận biết và phân biệt được khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối nhật 
- Trẻ có thể gọi tên và nêu đặc điểm của các hình khối 
- Nhận biết được các đồ dùng, đồ vật có dạng hình khối vuông, cầu, chữ nhật.....
- Trẻ biết cách chơi trò chơi. 
2. Kỹ năng
- Phát triển khả năng tư duy của trẻ
- Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ
3. Giáo dục
- Trẻ yêu quý trường, lớp học và chăm ngoan học giỏi.
- Biết giữ vệ sinh nơi mình sinh sống, yêu mến các thành viên trong gia đình.
- Trẻ hứng thú trong giờ học	.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: + Các khối cầu, khối trụ, vuông, chữ nhật.
 + Các đồ vật có dạng hình khối cầu, vuông, chữ nhật.
2. Của trẻ : Rổ đựng các khối cầu, vuông, chữ nhật ( Có kích thước hợp lý )
- Cô và trẻ trang phục gọn gàng phù hợp với bài dạy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở, trò chuyện về chủ để. 
Tin vui - tin vui
- Cô nghe tin lớp mình hát rất hay bây giờ cô con mình cùng hát bài hát : “Nhà của tôi”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Nhà con ở đâu? 
- Nhà con có đẹp không?
- Trong gia đình chúng mình có những ai ?
- Con có yêu quý các thành viên trong gia đình mình không nào?
* Giáo dục: Các con ạ ngôi nhà là nơi gia đình chúng mình sinh sống và lớn lên để ngôi nhà luôn mới và tươi đẹp thì các con hãy giữ gìn vệ sinh nhé.
2. Hoạt động 2: Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Các con ơi sáng nay khi đến lớp cô gặp bạn Búp Bê bạn ấy biết lớp mình học giỏi, chăm ngoan lên nhờ cô gửi tặng các con một túi quà chúng mình xem là quà gì nào?
- Cho trẻ mở quà
+ Bạn ấy tặng các con gì vậy? quả bóng là khối gì các con biết không?
+ Bạn ấy còn tặng chúng mình hộp bánh là khối gì?
+ Rất nhiều quà phải không nào? Bạn ấy còn tặng chúng mình gì nữa?
- Cô hỏi trẻ về hình khối mà Búp Bê tặng
3. Hoạt động 3: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật.
* Nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 
+ Khối cầu:
- Lắng nghe - Lắng nghe
- Các con hãy lấy rổ ở phía sau chúng mình để xem cô đã chuẩn bị gì cho chúng mình nhé.
- Trong rổ của chúng mình có những gì ?
- Có những khối gì trong rổ nào?
+ Cô cầm khối cầu trên tay và giơ cho trẻ quan sát, cô giới thiệu với trẻ khối cầu
- Các con ơi đây là khối gì?
- Chúng mình nhắc lại từ “ Khối cầu” nào
( cả lớp, tổ, nhóm, các nhân phát âm)
- Khối cầu có mầu gì?
- Các con cùng cầm khối cầu lên tri giác và trải nhiệm cùng cô nhé:
- Bạn nào có nhận xét gì về khối cầu?
- Theo các con khối cầu có lăn được không? Chúng ta cùng thử nào?
- Cô mời cả lớp cùng cô xếp chồng khối cầu lên nhau xem điều gì sảy ra nhé.
* Cô chốt lại: Khối cầu có đường bao tròn, có thể lăn được và không thể xếp chồng lên nhau được vì không có điểm tựa. Trong cuộc sống các con sẽ gặp rất nhiều đồ vật có hình dạng là khối cầu.
+ Khối trụ:
- Trời tối, trời sáng
- Chúng mình nhìn xem cô đang cầm trên tay là khối gì?
- Nhắc lại từ “ khối trụ”( cả lớp, tổ , các nhân)
- Khối trụ có màu gì?
- Các con cầm khối trụ lên tay và trải nhiệm cùng cô nào.
- Ai có nhận xét gì về khối trụ?
- Hai mặt của khối trụ là hình gì?
- Theo con khối trụ có lăn được không? Chúng mình cùng lăn thử nào?
- Bây giờ các con giúp cô xếp chồng hai khối trụ lên nhau xem điều gì sảy ra?
* Cô chốt lại: Khối trụ có hai mặt đáy là hình tròn. Khối trụ có thể lăn được và có thể xếp chồng lên nhau.
- So sánh hai khối: Khối trụ và khối cầu.
+ Bạn nào giỏi tìm giúp cô điểm giống nhau giữa hai khối?
+ Còn điểm khác nhau là gì?
- Cô nhận xét và chốt lại
* Khối vuông:
- Các con ơi đây là khối gì?
- Nhắc lại từ “ Khối vuông”
- Khối vuông có màu sắc như thế nào?
- Các con cùng lấy khối vuông và trải nghiệm cùng cô nào?
- Bạn nào có nhận xét gì về khối vuông?
- Khối vuông có lăn được không vì sao? Vậy chúng mình cùng lăn thử nhé ?
- Khối vuông có bao nhiêu cạnh và bao nhiêu góc? Các con quan sát xem các cạnh, góc của khối vuông như thế nào? Có bằng nhau không? 
- Các mặt phẳng tạo lên khối vuông là hình gì?
- Các con xếp chồng hai khối vuông lên nhau và cho cô nhận xét nào?
* Kết luận: Khối vuông không lăn được vì có các cạnh và các góc và chúng bằng nhau, các mặt phẳng là hình vuông.
- Trời tối, trời sáng.
- Các con nhìn xem đây là khối gì?
- Nhắc lại từ “ Khối chữ nhật” 
- Khối chữ nhật có màu gì?
- Cùng cầm khối chữ nhật lên và tri giác cùng cô nào:
- Khối chữ nhật có các cạnh và các góc không? Ai có nhận xét gì về các cạnh và các góc của khối chữ nhật?
- Có bao nhiêu cạnh ?
- Bao nhiêu góc?
- Các con hãy lăn khối chữ nhật xem điều gì sảy ra? Khối chữ nhật có lăn được không?
- Vậy có xếp chồng hai khối chữ nhật lên nhau được không?
* Kết luận: Khối chữ nhật có cạnh và góc, khối chữ nhật không lăn được. khối chữ nhật có hai cạnh đối diện bằng nhau, các mặt phẳng là hình chữ nhật.
- So sánh khối chữ nhật và khối vuông:
+ Các con tìm điểm khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật nào?
+ Vậy còn điểm giống nhau là gì?
- Cô nhận xét và chốt lại
=> Liên hệ: Xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ vật có hình dạng giống khối cầu, khối vuông, và khối chữ nhật bạn nào giỏi lên tìm giúp cô và nói tên hình mình tìm được.
* Phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Các con ơi bây giờ chúng mình cùng phân biệt các khối cùng cô nào:
- Các con giúp cô xếp các khối lăn được sang một bên, và các khối không lăn được sang một bên
- Sau đó chúng mình xếp các khối xếp chồng được lên nhau sang một bên và không chồng lên nhau sang một bên
- Cô quan sát và nhận xét trẻ thực hiện
3. Hoạt động 3: Ôn nhận biết, phân biệt khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Chúng mình vừa học rất giỏi để thưởng cho lớp mình cô sẽ cho chúng mình chơi trò ai nhanh nhất nhé. Chúng mình sẽ chơi trò chơi thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội có số lượng bằng nhau nhiệm vụ của các đội là bật nhảy qua vòng và lên lấy khối về đội 
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được lấy một khối đội nào nhanh nhất lấy được nhiều khối nhất là đội chiến thắng. 
- Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 - 4 lần )
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ 
- Hỏi lại tên trò chơi?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Hôm nay chúng mình chơi rất giỏi.
- Cô khen cả lớp. 
* Trò chơi: Chiếc túi bí mật.
- Các con thích chơi trò chơi cùng cô nữa không nào?
- Chúng mình cùng chơi trò “ Chiếc túi bí mật nhé”
+ Cách chơi: Cô có một chiếc túi bên trong có các khối vuông, cầu, chữ nhật. Nhiệm vụ của các con là cho tay vào trong túi và sờ và đoán xem đó là khối gì?
- Bạn nào đoán đúng được tặng một tràng pháo tay, đoán sai phải hát một bài.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát động viên trẻ kịp thời
- Nhận xét và khen trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
Bây giờ chúng mình hãy làm nhũng chú chim bay nhẹ nhàng ra ngoài nào
- Cho trẻ ra ngoài chơi
- Tin gì, tin gì?
- Trẻ hát
- Nhà của tôi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ kể
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời 
( 3- 4 trẻ)
- Nghe gì? Nghe gì?
- Trẻ lấy rổ
- Các khối 
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ trải nhiệm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lăn
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe
- Khối trụ
- Trẻ phát âm( cả lớp, tổ, nhóm).
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ lăn khối trụ
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh
- Khối vuông
- Trẻ cầm khối vuông
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm cùng cô
- Bằng nhau
- Hình vuông
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
( 3- 4 trẻ)
- Trẻ thực hiện
- Không lăn được
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ so sánh
- Trẻ lên tìm và gọi tên
- Lắng nghe
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi 3- 4 lần
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi
___________________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
VẼ THEO Ý THÍCH TRÊN SÂN
TC: KÉO CO
CHƠI TỰ DO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ theo ý thích trên sân 
- Qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với không khí bên ngoài và thoả mãn được nhu cầu vui chơi của trẻ
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Phát triển óc tư duy, sáng tạo.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết với bạn bè
- Biết yêu quý gia đình
II. CHUẨN BỊ
- Trang phục: Cô và trẻ gọn ngàng
- Địa điểm: Ngoài trời
- Đồ dùng: Phấn, rổ đựng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Xúm xít, xúm xít.
- Các con ơi chúng mình đang học chủ đề lớn là gì?
- Còn chủ đề nhánh?
- Bạn nào giỏi kể tên các kiểu nhà mà con biết?
* Cô chốt lại: Các con ạ, ngôi nhà để gia đình mình chung sống có rất nhiều kiểu nhà, như nhà đất, nhà gỗ, nhà xây, nhà hai tầng…..để ngôi nhà luôn đẹp các con nhớ giữ gìn không vứt rác bừa bãi nhé.
2. Hoạt động 2: Vẽ tự do trên sân trường.
- Cô chú ý trang phục và sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời.
- Cho trẻ trải nghiệm thời tiết và sân trường.
- Các con ơi hôm nay chúng mình vẽ tự do trên sân trường nhé.
- Các con hãy vẽ những người thân trong gia đình, hoặc ngôi nhà và các kiểu nhà mà con thích….
- Hướng dẫn trẻ vẽ
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ yếu 
- Cô nhận xét và khen trẻ.
3. Hoạt Động 3 : Trò chơi: “Kéo co”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi lại trẻ luật chơi, cách chơi
( Cô gợi ý cho trẻ nếu trẻ không nhớ)
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 
- Hỏi lại tên trò chơi?
- Nhận xét và khen trẻ
4. Hoạt động 4: Chơi tự do.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi cô chuẩn bị trên sân
- Cô bao quát trẻ chơi
- Bên cô, bên cô
- Gia đình
- Ngồi nhà của bé
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vẽ tự do trên sân
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi 2- 3 lần
- Trẻ trả lời 
- Trẻ chơi theo ý thích
_______________________________________
SINH HOẠT CHIỀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kiến thức 
- Trẻ biết loại bỏ các đối tượng không cùng nhóm.
- Biết trả lời câu hỏi của cô
2. Kỹ năng 
- Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.
- Khả năng nhanh nhẹn
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi .
II. CHUẨN BỊ 
- Một số đối tượng thuộc cùng một nhóm và khác nhóm
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Cô và trẻ hát bài: “ Cháu yêu bà”
- Trong bài hát có những ai?
- Con có yêu ông bà cha mẹ của chúng mình không?
- Để là con ngoan trò giỏi chúng mình phải làm gì?
* Các con ạ, ông bà, cha mẹ là người sinh thành ra chúng mình vì thế các con nhớ phải yêu thương, chăm sóc và vâng lời các con nhớ chưa nào?
2. Hoạt động 2: Loại bỏ đối tượng không cùng nhóm.
- Hôm nay cô và các con cùng nhau đi loại bỏ đối tượng không cùng nhóm nhé.
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng đồ dùng.
- Trong rổ các con có gì?
- Các con hãy xếp tất cả các bông hoa trong rổ của mình ra 
- Các con hãy đếm số lượng hoa trong nhóm? Các bông hoa có giống nhau không?
- Hãy loại bỏ những bông hoa không cùng nhóm và đếm lại số lượng hoa?
- Tương tự các con làm như vậy với nhóm trang phục quần áo có trong rổ và loại ra đối tượng không cùng nhóm.
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
- Nhận xét và khen trẻ.
3. Hoạt đông3: Kết thúc.
- Cho trẻ ra chơi
- Trả trẻ
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Vâng ạ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ra chơi theo ý thích
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
VĂN HỌC
TRUYỆN: BA CÔ GÁI
(Kể chuyện cho trẻ nghe)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Lấy trẻ làm trung tâm
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ hiểu câu chuyện, hiểu thái độ của ba cô gái khi ghe tin mẹ ốm, lòng hiếu thảo của cô út.
2. Kỹ năng
- Rèn phát triển ngôn ngữ, trả lời câu hỏi liền mạch.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
3. Giáo dục 
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc các thành viên trong gia đình
- Biết tôn trọng, ông, bà, cha mẹ
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm: Trong lớp
- Đồ dùng của cô: + Tranh thơ minh hoạ câu truyện
 + Bài hát “ Cả nhà thương nhau”
 + Video truyện 
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo gọn gàng
	III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu.
- Xin chào tất cả các bé đến với chương trình “ Vườn cổ tích” ngày hôm nay.
- Đến với chương trình ngày hôm nay cô xin giới thiệu gồm 3 phần: 
+ Phần thứ nhất mang tên: Văn nghệ chào mừng
+ Phần thứ hai đó là: Quà tặng văn học
+ Phần thứ ba với tên gọi: Ai giỏi nhất
Đến với phần thứ nhất văn nghệ chào mừng cô mời các bé cùng biểu diễn bài hát có tên “ Cả nhà thương nhau”
- Các bé hát rất hay vậy các bé cho cô biết bài hát nói về điều gì?
- Trong gia đình các bé có thương yêu ông, bà cha mẹ, của mình không?
* Giáo dục: Các bé hãy nhớ phải yêu thương, chăm sóc ông, bà, cha mẹ…của mình nhé.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe.
- Sau đây cô mời các bé đến với phần thứ hai của chương trình đó là “ Quà tặng văn học” với câu chuyện “ Ba cô gái” của tác giả:
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô nói nội dung bài: Câu chuyện nói về gia đình bà lão có ba cô con gái, các cô gái đều đi lấy chông, khi biết mẹ ốm thì chỉ có cô ba nghe tin mẹ ốm và về thăm mẹ…
+ Cô kể lần hai: Kết hợp tranh minh hoạ
- Hỏi trẻ tên bài? Tên tác giả?
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải.
- Và cuối cùng là phần thứ ba của chương trình với tên gọi “ Ai giỏi nhất” ở phần thi này các bé hãy trổ tài nhanh nhẹn của mình qua các câu hỏi của cô.
Trước tiên cô mời cả lớp quay lại với đoạn đầu của câu chuyện:
Trích: “ Ngày xưa……….bà ở nhà một mình”
- Nội dung nói về bà mẹ nghèo sinh được ba cô con gái bà yêu thương chăm sóc và làm lụng vất vả nuôi con, lớn lên ba cô xinh đẹp như trăng giằm, và họ đi lấy chồng hết bà mẹ sống một mình.
- Từ “ Làm lụng” có ngĩa là làm việc vất vả, cực nhọc
Và từ “ đẹp như trăng giằm” miêu tả vẻ đẹp lung linh, vẻ đẹp hoàn hảo, các con rõ chưa nào?
- Cô và trẻ đàm thoại:
- Trong câu chuyện bà lão có mấy người con? Đó là những ai?
- Bà mẹ nuôi các con bằng cách nào? Bà có yêu thương các con không?
- Các cô ấy đi lấy chồng bà lão ở nhà với ai?
* Cô chốt lại: Đúng rồi trong câu chuyện bà mẹ chỉ có ba người con gái bà chăm sóc các con từng li từng tí, yêu thương và làm lụng vất vả để nuôi con, khi lớn lên ba cô đều đi lấy chồng.
Trích: “ Năm tháng trôi qua…………..quý mến cô”
- Nội dung đoạn chuyện nói về thái độ tình cảm của ba cô con gái dành cho mẹ và kết quả của người con không hiếu thảo.
- Từ “ hốt hoảng” có nghĩa là sự lo sợ vội vàng
- Khi hay mẹ bị bệnh thái độ của các cô gái như thế nào?
- Cô cả đã trả lời sóc như thế nào?
- Và cô cả có đi thăm mẹ ngay không?
- Kết cục của cô cả là gì?
- Vì sao cô cả và cô hai bị biến thành rùa và thành nhện?
- Các con thấy cô út có hiếu thảo với mẹ không? Và sau này cuộc đời cô như thế nào?
- Bé thích nhân vật nào nhất? vì sao?
- Vậy các bé có thương mẹ mình không nào?
- Vậy các con làm gì để giúp đỡ mẹ mình?
* Giáo dục: Các con ạ cha mẹ là người nuôi chúng ta khôn lớn vì thế các con hãy yêu thương, cha mẹ của mình phải hiếu thảo, chăm sóc và không được giống như chị cả và chị hai như trong câu truyện nhé.
- Bây giờ cô mời các bé cùng quay trở lại với câu chuyện một lần nữa 
+ Cô mở cho trẻ xem video chuyện
- Hỏi lại tên bài? Tác giả?
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
- Chương trình của chúng ta đến đây là kết thúc cô chúc các bé chăm ngoan học giỏi và biết vâng lời ông, bà cha, mẹ của mình nhé.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Có 3 người con, chị cả, chị hai và chị út
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- “Thật à sóc…..”
- Không
- Biến thành rùa
- Vì hai cô không hiếu thảo với mẹ
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ xem video
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
__________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: CHO TRẺ CHƠI VỚI SỎI
TRÒ CHƠI: VỀ ĐÚNG NHÀ
CHƠI TỰ DO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ biết chơi với sỏi, biết xếp hình người thân trong gia đình..
- Biết giữ gì vệ sinh cơ thể.
2.Kỹ năng 
- Phát triển óc tư duy sáng tạo cho trẻ
- Rèn kỹ năng quan sát và diễn đạt lời nói mạch lạc cho trẻ
3.Thái độ 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với nhau trong lớp. 
- Biết yêu thương kính trọng người thân trong gia đình
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Sỏi cho trẻ chơi
- Trang phục: Quần áo gọn ngàng
- Địa điểm: Ngoài trời
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Cô và trẻ hát: Cả nhà thương nhau
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Trong gia đình con có những ai? Con có yêu thương các thành viên trong gia đình mình không?
* Giáo dục: Các con ạ, trong gia đình mình có ông, bà, cha mẹ, chúng mình phải yêu thương và chăm sóc người thân yêu nhé.
- Đến giờ hoạt động ngoài trời rồi hôm nay cô và các con cùng nhau chơi với sỏi nhé.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ chơi với sỏi.
- Cô bao quát điểm danh sĩ số, trang phục, sức khoẻ của trẻ.
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời
- Vậy bây giời cô có rất nhiều cát nhiệm vụ của chúng mình là xếp hình khuân mặt, xếp hình búp bê....người thân yêu bằng sỏi.
- Cho trẻ chơi với sỏi
- Cô hướng dẫn trẻ còn lúng túng
- Cô bao quát động viên khích lệ trẻ
- Các con đang xếp gì vậy?
- Khuân mặt hình gì?....
- Cô nhận xét khen trẻ
3. Hoạt động 3: Trò chơi: '' Về đúng số nhà''
- Các con có thích chơi trò chơi cùng cô không nào?
- Vậy chúng mình cùng nhau chơi trò " Về đúng số nhà '' nhé
- Hỏi trẻ cách chơi và luật chơi?
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô quan sát động viên trẻ kịp thời
- Hỏi lại tên trò chơi?
- Nhận xét và khen trẻ
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
- Nhận xét và khen trẻ
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
(3- 4 trẻ )
- Vâng ạ
- Trẻ chơi với sỏi
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ chơi 3- 4 lần
- Về đúng số nhà
- Trẻ chơi theo ý thích
SINH HOẠT CHIỀU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1 . Kiến thức 
- Trẻ biết xếp các chữ cái đã học bằng hột, hạt
- Biết phát âm chữ cái 
2 . Kỹ năng 
- Phát triển trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ.
- Khả năng sáng tạo, tư duy.
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi .
II. CHUẨN BỊ 
- Đồ dùng cho trẻ chơi: Sỏi cho trẻ xếp hình
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Xúm xít, xúm xít.
- Các con ơi chúng mình đang học chủ đề gì?
- Vậy các con nhìn xem cô giáo tặng các con gì đây?
- Dưới bức tranh có từ gì?
- Bạn nào giỏi tìm các từ đã học? Ngoài ra còn từ nào các con đã được học?
- Hôm nay cô và các con cùng nhau đi tham gia hoạt động chiều xếp chữ cái bằng hột và hạt nhé.
2. Hoạt động 2: Xếp chữ cái bằng hột, hạt.
- Cô cho trẻ phát âm và quan sát các chữ cái đã học
- Chia cho trẻ rổ đựng hột, hạt
- Cô hướng dẫn trẻ xếp chữ cái đó
- Sau khi trẻ xếp cô hỏi trẻ đó là chữ gì? Cấu tạo của chữ?
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu
- Nhận xét và khen trẻ.
3. Hoạt đông 3: Kết thúc.
- Cho trẻ ra sân chơi theo ý thích
- Cho trẻ vệ xinh và trả trẻ.
- Bên cô, bên cô
- Gia đình
- Bức tranh
- Gia đình của bé
- Trẻ tìm
- Vâng ạ.
- Trẻ phát âm
- Trẻ xếp chữ cái đã học bằng hột hạt.
- Trẻ chơi tự do
Thứ hai, ngày 20 tháng 10 năm 2014
THỂ DỤC
VĐCB: TUNG VÀ BẮT BÓNG
TC: CHẠY 

File đính kèm:

  • docGA GIA DINH T23.doc
Giáo án liên quan