Giáo án Bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Sự biến đổi hóa học (2 tiết)

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TIẾP)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

- KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Giấm, tăm, giấy, nến.

- Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ ( 3)

? Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

*Giới thiệu bài ( 1)

 GV nêu nhiệm vụ học tập.

*Hoạt động 1: ( 15) Thí nghiệm “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”.

 +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề.

- GVnêu vấn đề: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì?

+Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh

 - HS ghi dự đoán vào phiếu học tập.

 - GV gắn phiếu học tập của các nhóm lên bảng lớp.

 - Gọi đại diện các nhóm trình bày.

 Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của:

+ nhiệt

+ ánh sáng

+ bóng đèn điện

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Sự biến đổi hóa học (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khoa học (PPBTNB)
Sự biến đổi hóa học (Tiết1)
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Làm thí nghiệm về sự biến đổi hóa học. Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
*KNS: Kĩ năng quản lí thời giản trong quá trình tiến hành TN (HĐ1)
II.Đồ dùng:
- Hình trang 78,79,80,81 SGK
- Giá đỡ, ống nghiệm, nến, đường kính trắng, giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Dung dịch là gì?
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
*Hoạt động :(18’) Tìm hiểu về sự biến đổi hóa học 
 +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề.
- GV nêu: Theo các em, thế nào gọi là sự biến đổi hoác học.
+ Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- HS làm việc cá nhân: Ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
- Sự biến đổi hoác học là:
+ Sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
+ Sự chuyển thể này sang thể khác.
+ Sự thay đổi hình dạng này sang hình dạng khác của vật.
+ Sự thay đổi mùi vị của vật
- Em có ý kiến gì khi nghe các bạn trình bày những hiểu biết ban đầu về sự biến đổi hóa học?
+Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
- GV định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
+ Có phải sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác không?
+ Có phải sự biến đổi hóa học là sự chuyển đổi từ thế này sang thể khác?...
+ Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 6 và ghi vào phiếu:
+ Nhóm 1,2: TN1: Chưng đường trên ngọn lửa.
+ Nhóm 3,4: TN2: Đốt một tờ giấy.
- Phiếu học tập: TN1: Chưng đường trên ngọn lửa.
Đường trước khi chưng trên ngọn lửa.
Đường sau khi chưng trên ngọn lửa.
Hình dạng
Màu sắc
Mùi vị
- Phiều học tập TN2: Đốt một tờ giấy
Giấy trước khi đốt
Giấy sau khi đốt
Màu sắc
Tính chất
? Để làm được 2 thí nghiệm này, cần điều kiện gì? ( dưới tác dụng của nhiệt).
 + Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến thức.
? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 ví dụ trên gọi là gì? 
? Thế nào là sự biến đổi hoác học?
- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét, kết luận: Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
 *Hoạt động 2: (12’) Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
- HS quan sát hình trang 79 SGK, thảo luận các câu hỏi:
+Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
+Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Làm việc cả lớp và hoàn thành bảng sau:
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nướcđã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻoquánh kèm theo sự toả nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác 
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát xi măng và nước
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ hoàn toàn khác tính chất của đinh mới
Hình 7
Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai lọ để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng thì tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi
- Đại diện cả nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
? Vậy sự biến đổi hóa học và sự biến đổi hóa học có gì khác nhau?
- GVKL, lưu ý HS : Không đến gần các hố vô đang tôi, vì nó toả nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Sự biến đổi hóa học là gì?
- GV nhận xét giờ học.
Khoa học (PPBTNB)
Sự biến đổi hoá học (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giấm, tăm, giấy, nến.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
? Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài ( 1’)
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
*Hoạt động 1: ( 15’) Thí nghiệm “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”.
 +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề.
- GVnêu vấn đề: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì?
+Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
 - HS ghi dự đoán vào phiếu học tập.
 - GV gắn phiếu học tập của các nhóm lên bảng lớp.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày.
 Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của:
+ nhiệt
+ ánh sáng
+ bóng đèn điện
+ lửa
- HS tìm sự giống nhau và khác nhau giữa kết quả dự đoán của các nhóm.
- GVKL: nhiệt, ánh sáng.
+Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
? Qua dự đoán kết quả, em hãy nêu câu hỏi thắc mắc?
+ Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng không?
 + Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dưới tác dụng của lửa không?
- Để giải quyết được vấn đề thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì? ( hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm)
- ở lớp ta chọn phương án nào? ( thí nghiệm)
+Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- HS làm thí nghiệm viết bức thư mật.
- HS các nhóm thực hành làm TN.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày TN.
- Các nhóm khác nhận xét.
? Vì sao khi chưa hơ bức thư lên ngọn lửa ta không đọc được?
? Muốn đọc được bức thư ta phải làm gì?
? Hiện tượng đó gọi là gì?
+Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến thức.
? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì? ( dưới tác dụng của nhiệt).
- Gọi 1 số HS nhắc lại.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
 *Hoạt động 2: (15’) Vai trò của ánh sáng đổi với sự biến đổi hoá học
* Thí nghệm 2: HS quan sát thí nghiệm ở SGK.
- Cho HS nhận xét phần vải bị che khuất và phần vải không bị che khuất sẽ như thế nào?
? Hiện tượng này là sự biến đổi hóa học hay lí học? ( hóa học)
- Em hãy giải thích hiện tượng này? 
? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì? ( ánh sáng)
? Trong cuộc sống, khi phơi quần áo màu chúng ta cần lưu ý điều gì? ( không nên phơi trực tiếp ngoài tròi nắng to.)
* Thí nghiệm 3: Cho HS đọc thông tin trong SGK.
- Bức tranh vẽ gì? Em hãy giải thích hiện tượng này?
- Qua thí thiệm này, sự biến đổi hóa học có thể diễn ra dưới tác dụng của gì? ( ảnh sáng.)
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
? Thế nào gọi là sự biến đổi hoác học.
- GV nhận xét tiết học.
Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 
1.Dòng nào dưới đây gồm tất cả các từ đồng nghĩa với nhau:
A. vàng mơ, vàng hoe, vàng tươi.
B. nước sôi, sôi nổi, sục sôi.
C. hối hận, hối hả, hối thúc.
2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm tất cả các từ ghép:
A. mầm cây, non nớt, lim dim, mây gió, núi sông.
B. hoa hồng, mưa phùn, mưa nắng, đồng ruộng.
C. tuôn trào, hối hả, mặt đất, dòng sông, cây cối.
3. Từ có nghĩa là: “ giữ lại để dùng về sau”:
A. dành giật
B. dành dụm
C. tranh giành
4.Từ điền vào chỗ trống của câu: “ Hẹp nhà.....bụng” là:
A. nhỏ
B. to
C. rộng
D. tốt
5. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
A. Tết đến, hàng bán rất chạy.
B. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.
C. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
D. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
6. Câu: “ Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.” có:
A. 1 vế câu
B. 2 vế câu
C. 3 vế câu
7. Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
 Không chỉ sáng tác nhạc,Văn Cao còn viết văn, làm thơ.
A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ điều kiện - kết quả.
D. Quan hệ tăng tiến.
Đáp án
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C
Câu 5: D Câu 6: B Câu 7: D
Câu hỏi môn TV
1.Tìm các từ đồng nghĩa với từ: to lớn.
( Đáp án: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, khổng lồ, vĩ đại...)
2. Tìm các từ trái nghĩa với từ: thương yêu
( Đáp án: căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch...)
3. Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình.
( Đáp án: - Chị ngã em nâng
 - Anh em như thể chân tay
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
 - Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 - Chim có tổ người có tông
 - Máu chảy ruột mềm..... )
4. Tìm các từ chứa tiếng ‘’ công’’ có nghĩa là “ không thiên vị”.
( Đáp án: công bằng, công lí, công minh, công tâm...)
5. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “ hạnh phúc”.
( Đáp án: Đồng nghĩa: sung sớng, may mắn...
 Trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực..)
6. Tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh.
( Đáp án: xanh biếc, xanh lè, xanh um, xanh lơ, xanh ngắt, xanh rì...)
7. Trong từ “ Tổ quốc”, tiếng quốc có nghĩa là nước. Hãy tìm những từ chứa tiếng “quốc”.
(Đáp án: quốc gia, quốc kì, quốc tế, quốc huy, quốc hội, quốc ngữ...)
.......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......
......

File đính kèm:

  • docgiao_an_ban_tay_nan_bot_bai_Su_bien_doi_hoa_hoc.doc
Giáo án liên quan