Giáo án An toàn giao thông - Tiết 4: An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn

*Bước 1: Xem tranh

- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.

* Bước 2: Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.

- Câu hỏi: Các em nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn

* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh

- Có 3 thanh niên đi xe máy và một bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông - Tiết 4: An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
Bài 5: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé !
I. Mục tiêu
 - Học sinh nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh to in các tình huống bài học.
- Giáo viên chuẩn bị một mũ bảo hiểm người lớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng ( nếu có)
III. Thời lượng: 20 phút
IV. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:
* Gọi 1 – 2 em chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp phải trên đường và cách phòng tránh.
* Giới thiệu bài mới:
* Bước 1: Nhấn mạnh học sinh:
- Câu hỏi 1: Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể người là quan trọng nhất không?
 *Bước 2: Bổ sung và nhấn mạnh
- Đầu là quan trọng nhất. Đầu chứa bộ não – nơi lưu trữ toàn bộ ký ức của các em về gia đình, mái trường, bạn bè, thầy cô,vv Hơn nữa, bộ não còn là bộ phận điều khiển mọi hoạt động của con người. Do vậy, các em phải luôn nhớ bảo vệ đầu của mình.
- HS trả lời đầu là quan trọng nhất.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn
*Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.
- HS xem tranh
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Các em nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Có 3 thanh niên đi xe máy và một bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Có 3 thanh niên đi xe máy và một bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn.
* Bước 1: Nhấn mạnh học sinh:
- Câu hỏi 1: Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không? 
- Câu hỏi 2: Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh.
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm:
- Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy, nếu không đội mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, các em có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng cách( Gv vừa giải thích vừa làm mẫu):
- Trước tiên, các em hãy nhắc bố mẹ chọn cho mình một chiếc mũ bao hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng, vừa cỡ đầu của các em. Có như vậy, trong quá trình đội, mũ không bị sụp xuống mặt che mất tầm nhìn hay lệch sang một bên đầu các em.
- Các em nhớ đội mũ bảo hiểm ngay ngắn và cài quai mũ chắc chắn. Nếu không cài quai mũ thì khi ngã, mũ sẽ văng ra ngoài và không có tác dụng bảo vệ các em nữa, đầu các em có thể bị chấn thương nặng. Không những thế, mũ bảo hiểm khi rơi ra đường còn có thể gây tai nạn cho những người cùng tham gia giao thông.
- Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng. Nếu các em cài quai mũ quá lỏng mũ có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của các em, điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã, cổ của các em sẽ bị dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ quá chật sẽ tạo cảm giác vướng víu khó chịu cho các em. Vì vậy, sau khi cài quai mũ, các em hãy kiểm tra lại bằng cách cho hai ngón tay xuống dưới cằm, nếu cho được hai ngón tay là vừa.
* Bước 3: Thực hành đội mũ:
- Gọi 3 em học sinh lên thực hành đội mũ bảo hiểm.
- Nhận xét về cách đội mũ bảo hiểm của từng em đúng, sai như thế nào.
Hoạt động 3: Góc vui học
*Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Các bức tranh bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm với các kiểu khác nhau.
- Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào là đúng. 
* Bước 2: Học sinh em tranh để tìm hiểu
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích câu trả lời của học sinh
* Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Các cách đội mũ bảo hiểm sai là:
+ Đội mũ sụp xuống mặt, che tầm mắt ( tranh thứ 1)
+ Đội mũ lệch (tranh thứ 2)
+ Đội mũ nhưng không cài quai (tranh thứ 3)
+ Đội mũ ngược (tranh thứ 5)
+ Không đội mũ mà cầm trên tay (tranh thứ 6)
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng là:
+ Đội mũ vừa đầu, có cài dây mũ vừa vặn, không quá chật hay quá lỏng (tranh thứ 4)
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò.
- Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
- Hãy nhớ nhắc nhở bố mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi lên xe đểm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà.
- Chia sẻ với bố mẹ, anh chị trong gia đình cách đội mũ bảo hiểm an toàn.
- Để bảo vệ phần đầu của người đội khi không may xảy ra tai nạn.
- HS nêu theo ý hiểu.
- HS lăng nghe
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- 3 em học sinh lần lượt lên thực hành đội mũ bảo hiểm
- HS quan sát tranh trong sách tham khảo để tìm hiểu cách nào đúng, cách nào sai
- Học sinh trình bày cá nhân trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_tiet_4_an_toan_giao_thong_cho_nu.doc
Giáo án liên quan