Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa, Tập đọc nhạc số 7, Âm nhạc thường thức Âm nhạc thiếu nhi Việt Nam

Hoạt động 1: On tập 2 bài hát.(20p)

- GV: ghi nội dung.

- HS: ghi bài.

- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo gam trưởng.

- HS: luyện thanh 2-3 lần.

- GV: Yêu cầu HS trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát “Đi cắt lúa” và bài “Khúc ca bốn mùa” mỗi bài hát 1 lần theo nhạc.

- HS: cả lớp hát.

- GV: lắng nghe, nhận xét, sửa những chỗ còn sai cho HS.

- GV: Đàn câu đầu tiên của bài “ Khúc ca bốn mùa” cho HS nhận biết và yêu cầu HS trả lời đúng hát hoàn chỉnh cả bài kết hợp diễn tả tình cảm.

- HS: cá nhân thực hiện.

- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá cho HS.

- GV: cho HS xung phong trình bày bài hát theo hình thức song ca, tam ca hoặc tốp ca.

- HS: tự chia nhóm và hát.

- GV: nhận xét, sửa sai và đánh giá.

- GV: đặt câu hỏi: bài hát Đi cắt lúa là dân ca của dân tộc nào? Và yêu cầu HS trả lời đúng trình bày lại bài hát thật diễn cảm.

- HS: cá nhân thực hiện.

- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét và đánh giá HS.

- GV: yêu cầu HS trình bày bài hát Đi cắt lúa theo lối hát lĩnh xướng và đồng ca như sau: 1 HS hát lĩnh xướng câu 1, 3 các câu còn lại cả lớp hát đồng ca.

- HS: cả lớp thực hiện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa, Tập đọc nhạc số 7, Âm nhạc thường thức Âm nhạc thiếu nhi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26	
Tuần 26
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
HS biết hát đúng giai điệu và lời ca 2 bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa. 
HS hiểu ôn tập để củng cố cho HS nắm vững kiến thức nhạc lí về quãng. 
HS biết đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 6, 7.
2. Kĩ năng: 
HS thực hiện thành thạo: Luyện kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca; lối hát hòa giọng, hát lĩnh xướng và hát đối đáp.
HS thực hiện được: Đọc nhạc, hát lời thuần thục kết hợp vỗ tay theo phách và đánh nhịp ; biết lấy ví dụ về quãng.
3. Thái độ: 
Thói quen: Qua tiết học giúp HS nắm vững các kiến thức đã học hơn.
Tính cách: HS tích cực hơn trong các hoạt động học tập của mình để kết quả kiểm tra được tốt hơn.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Oân tập 2 bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa.
Oân tập 2 bài TĐN số 6, số 7.
Oân tập về quãng.
III/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Đàn, máy, đĩa; hát thuần thục 2 bài Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa; đọc nhạc, hát lời thuần thục 2 bài TĐN số 6, 7 và một số bài tập về quãng.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào nội dung ôn tập.
3. Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Oân tập 2 bài hát.(20p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo gam trưởng.
- HS: luyện thanh 2-3 lần.
- GV: Yêu cầu HS trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát “Đi cắt lúa” và bài “Khúc ca bốn mùa” mỗi bài hát 1 lần theo nhạc.
- HS: cả lớp hát.
- GV: lắng nghe, nhận xét, sửa những chỗ còn sai cho HS.
- GV: Đàn câu đầu tiên của bài “ Khúc ca bốn mùa” cho HS nhận biết và yêu cầu HS trả lời đúng hát hoàn chỉnh cả bài kết hợp diễn tả tình cảm.
- HS: cá nhân thực hiện.
- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá cho HS.
- GV: cho HS xung phong trình bày bài hát theo hình thức song ca, tam ca hoặc tốp ca.
- HS: tự chia nhóm và hát.
- GV: nhận xét, sửa sai và đánh giá.
- GV: đặt câu hỏi: bài hát Đi cắt lúa là dân ca của dân tộc nào? Và yêu cầu HS trả lời đúng trình bày lại bài hát thật diễn cảm.
- HS: cá nhân thực hiện.
- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét và đánh giá HS.
- GV: yêu cầu HS trình bày bài hát Đi cắt lúa theo lối hát lĩnh xướng và đồng ca như sau: 1 HS hát lĩnh xướng câu 1, 3 các câu còn lại cả lớp hát đồng ca.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương cả lớp.
Hoạt động 2: Oân tập 2 bài TĐN.(15p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: Hướng dẫn : GV gõ hình tiết tấu câu đầu của 2 bài TĐN cho HS nhận biết.
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: yêu cầu HS cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp vỗ tay theo phách lần lượt 2 bài TĐN số 6, 7.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS nếu có và tuyên dương cả lớp.
- GV: Cho HS xung phong đọc nhạc hát lời 1 trong 2 bài TĐN số 6, 7.
- HS: cá nhân hoặc tổ, nhóm xung phong thực hiện.
- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét, sửa sai, đánh giá nếu HS thực hiện tốt.
Hoạt động 3: Oân tập về quãng.(5p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: Hỏi: Hãy nêu khái niệm về quãng? Và cho ví dụ minh họa.
- HS: cá nhân thực hiện.
- GV: gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá.
I. Ôn tập 2 bài hát:
1. ĐI CẮT LÚA.
2. KHÚC CA BỐN MÙA.
II. Ôn tập 2 bài TĐN:
1. TĐN số 6 - Xuân về trên bản.
2. TĐN số 7 - Quê hương.
III. Ôn tập nhạc lí:
Sơ lược về quãng
4. Tổng kết: (3p)
- GV: Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời 2 bài TĐN số 6, 7 kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS: cả lớp thực hiện
- GV: nhận xét sửa sai, tuyên dương HS cả lớp.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hát thuần thục diễn cảm 2 bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa.
- Đọc nhạc, hát lời thuần thục 2 bài TĐN số 6, 7.
- Học bài và ghi chép bài đầy đủ để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V/ PHỤ LỤC: Không có

File đính kèm:

  • docTiet_24_On_TDN_TDN_so_7_ANTT_Am_nhac_thieu_nhi_Viet_Nam.doc