Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 24: Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa. Tập đọc nhạc - Nguyễn Thị Phương Mai
1. Ở tiết trước các em đã học bài gì?
2. Nội dung bài hát nói về điều gì?
3. Tìm hiểu nhạc sỹ Mộng Lân? Kể một số tác phẩm tiêu biểu?
4. Bài TĐN số 7 viết nhịp mấy? Cao độ? Trường độ?
5. Cho biết nốt cao nhất và thấp nhất trong bài là nốt gì?
6. Bài TĐN số 7 chia làm mấy câu?
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: (5’)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ :
* Ở tiết trước các em đã học bài gì?
* Em hãy hát bài hát Khúc ca bốn mùa cho cả lớp nghe.
Yêu cầu HS cho ý kiến: Cao độ, giai điệu, tiết tấu và sắc thái.
GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi chúng ta đã chơi trò ghép tranh và nghe bạn hát bài Ngày đầu tiên đi học, để các em hát hay hơn, thuần thục hơn hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu tiết 24:
- Ôn tập bài hát: Ngày đầu tiên đi học
- Tập đọc nhạc: TĐN số 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÂM NHẠC LỚP 7 TIẾT 24 Ôn tập bài hát : Khúc ca bốn mùa Tập đọc nhạc : TĐN số 7 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ TRONG BÀI HỌC: TIẾT 24 Ôn tập bài hát : Khúc ca bốn mùa Tập đọc nhạc : TĐN số 7 XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI HỌC: -Khúc ca bốn mùa đem tới cho các em một cách nhìn thiên nhiên thú vị và gần gũi với tuổi thơ. Làm quen với làn điệu dân ca Ucraina qua bài TĐN số 7. III. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: HS được ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát : Khúc ca bốn mùa. Hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát Khúc ca bốn mùa. Hát đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài tập đọc nhạc TĐN số 7. 2/ Kĩ năng: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Khúc ca bốn mùa, biết hát liền tiếng và hát nẩy tiếng, làm quen với phương pháp bộ gõ cơ thể, biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm và tập biểu diễn bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca - Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ, ghép lời ca bài TĐN số 7. - Thể hiện bài hát vui tươi, hồn nhiên để nói lên những vẻ đẹp của thiên nhiên gắn bó với tuổi thơ . 3/ Thái độ, phẩm chất Yêu quê hương, yêu quý thiên nhiên, và yêu thích làn điệu dân ca U-crai-na Hướng học sinh thêm tích cực, hứng thú học tập môn âm nhạc. Qua bài hát giúp HS cảm nhận được vai trò của thiên nhiên đối với con người là rất quan trọng, qua đó, bản thân các em sẽ có ý thức với môi trường, yêu cuộc sống hơn. 4/ Phát triển năng lực học sinh: 1 - Năng lực hiểu biết 2 - Năng lực cảm thụ 3 - Năng lực thực hành 4 - Năng lực trình diễn 5 - Năng lực sáng tạo 5/ Các phương pháp và kỹ thuật dạy học - Phương pháp: thực hành, gợi mở, vấn đáp. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi,.... * Chuẩn bị: - Giáo viên: - Đàn phím điện tử, tranh ảnh( thiên nhiên và môi trường, nhạc sĩ Nguyễn Hải, đất nước Ucraina) - Đàn và hát thuần thục bài hát : Khúc ca bốn mùa. - Học sinh: - Tập biểu diễn theo nhóm với bài hát Khúc ca bốn mùa. IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC/ TƯ DUY Nội dung (Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng) Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1.Ôn hát: Khúc ca bốn mùa - Biết được tên bài hát, tác giả bài hát, xuất xứ bài hát. - Nêu được nội dung bài hát, kể tên một vài bài hát viết về thiên nhiên. - Hát đúng nhạc và lời của bài hát. - Hát đúng nhạc và lời. - Thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. - Biết kết hợp với bộ gõ cơ thể. 2. Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Biết tên bài TĐN số 7, tác giả, loại nhịp. - Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, ghép lời ca bài TĐN chính xác. - Đọc đúng giai điệu kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu hoặc đánh nhịp. V. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI THEO CÁC MỨC ĐỘ: 1. Ở tiết trước các em đã học bài gì? 2. Nội dung bài hát nói về điều gì? 3. Tìm hiểu nhạc sỹ Mộng Lân? Kể một số tác phẩm tiêu biểu? 4. Bài TĐN số 7 viết nhịp mấy? Cao độ? Trường độ? 5. Cho biết nốt cao nhất và thấp nhất trong bài là nốt gì? Bài TĐN số 7 chia làm mấy câu? VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: (5’) - Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài cũ : * Ở tiết trước các em đã học bài gì? * Em hãy hát bài hát Khúc ca bốn mùa cho cả lớp nghe. Yêu cầu HS cho ý kiến: Cao độ, giai điệu, tiết tấu và sắc thái. GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vào bài: Vừa rồi chúng ta đã chơi trò ghép tranh và nghe bạn hát bài Ngày đầu tiên đi học, để các em hát hay hơn, thuần thục hơn hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu tiết 24: - Ôn tập bài hát: Ngày đầu tiên đi học - Tập đọc nhạc: TĐN số 7 Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cầnđạt Hướng dẫn học sinh ôn tập Bài hát Khúc ca bốn mùa (12’) Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động tập thể, nhóm, cá nhân. - GV cho hs khởi động giọng. - Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma. Mi i i i Mà a a a a ? Em hãy nhắc lại nội dung bài hát nói lên điều gì? Khúc ca bốn mùa đem tới cho các em một cách nhìn thiên nhiên thú vị và gần gũi với tuổi thơ. Bây giờ cả lớp cùng ôn lại bài hát này, để các em hát thuần thục và thể hiện được sắc thái của bài hát. - Cả lớp trình bày bài hát: Thể hiện tình cảm vui tươi, rộn ràng, nhí nhảnh. - Yêu cầu quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát 1 lần. - Hướng dẫn học sinh nhận xét cao độ bài hát. - Đàn giai điệu, yêu cầu học sinh chú ý nghe và hát theo tiếng đàn. - Sửa sai cho học sinh GV hướng dẫn HS ôn tập bài hát theo phương pháp bộ gõ cơ thể (búng ngón tay, vỗ tay và vỗ ngực) Nhịp 3/8: phách 1 vỗ tay, phách 2 vỗ ngực, phách 3 búng ngón tay. - Động viên học sinh hát và thực hành phương pháp bộ gõ cơ thể. GV gọi 1 nhóm hs xung phong hát kết hợp biểu diễn - HS nhận xét, - GV nhận xét, sửa sai cho học sinh. Thực hiện theo nhóm nhỏ tự chọn . - Động tác không cần quá cầu kỳ ,nhưng phải thực hiện đều nhau . - Khi tập chú ý lời hát để tránh tình trạng quên lời hát lúc thực hiện động tác . ? Qua bài hát “ Khúc ca bốn mùa” các em có suy nghĩ gì? - Hãy bảo vệ thiên nhiên và môi trường của chúng ta. GV dẫn dắt: Thực hành Tập đọc nhạc Tập đọc nhạc số 7 ( 20 phút ) Hình thức tổ chức dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi. GV giới thiệu Đất nước U-crai-na nằm ở Trung Âu, giáp một số nước như Nga, Hugari, Balan Cho HS xem 1 số hình ảnh về đất nước U-crai-na. GV cho HS nghe mẫu bài TĐN Các em nhìn lên bài cho cô biết bài TĐN được viết ở nhịp gì? Nhịp 3/4 Định nghĩa nhịp 3/4? Mỗi ô nhip gồm có 3 phách, 1 phách mạnh, 2 phách nhẹ, giá trị một phách =1 nốt đen. Cao độ: LA, SI, ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SOL. -Trường độ gồm có những hình nốt gì? Nốt móc đơn, nốt đen, trắng, trắng chấm dôi. -Kí hiệu âm nhạc ( dấu nhắc lại, dấu luyến). Bài TĐN số 7 có thể thể chia làm mấy câu? Chia làm 4 câu: Câu 1 từ la đô. đô đô si Câu 2 từ rê mi. đô si la Câu 3 từ mi la. fa mi rê Câu 4 từ rê fa. đô si la Mở nhạc nền cho HS nghe mẫu 1 lần Trước khi vào bài tập đọc nhạc chúng ta sẽ cùng đọc gam ( La thứ). Một em đứng dậy đọc nốt toàn bài TĐN. GV đàn mẫu cho hs sau đó yêu cầu hs đọc theo đàn. Câu 1 từ la đô. đô đô si và bắt nhịp cho HS đọc nhạc ( 2-3 lần) F Gọi tổ 2 đọc lại câu 1. Câu 2 từ rê mi. đô si la và bắt nhịp cho HS đọc nhạc (2- 3 lần) Ghép câu 1 và 2 cho hs đọc (2- 3 lần) F Gọi tổ 3 đọc lại câu 1và 2(1 lần) Câu 3 từ mi la. fa mi rê và bắt nhịp cho Hs đọc nhac (2- 3 lần) -Câu 4 từ rê fa. đô si la và bắt nhịp cho HS đọc nhac (2- 3 lần) F Gọi các tổ khác đọc câu 3, câu 4 Ghép câu 3 và 4 cho HS đọc theo 3 lần FMột nhóm đọc lại câu 3 và câu 4 Ghép toàn bài TĐN cho HS đọc Sửa sai ( nếu có ) FMời 1 dãy (bàn) đọc GV nhận xét và sửa sai (nếu có) Sau khi đọc nhạc chuẩn xác, GV cho HS ghép lời F Mời một dãy (tổ) đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ phách. Chú ý: tiết nhạc thứ ba và tiết nhạc thứ tư có dấu nhắc lại nên chúng ta sẽ hát 2 lần. Gọi nhóm 1-2 đọc lại câu 2. Cho HS đọc hoàn chỉnh bài TĐN 1-2 lần Cho HS đọc kết hợp gõ phách (từ 1-2 lần) Cho HS đọc nhạc và ghép lời kết hợp với gõ phách( từ 1-2lần) Gọi 1 nhóm HS đọc lại bài tập đọc nhạc. GV nhận xét và sửa sai( nếu có). Chia lớp làm 2 nhóm: 1 nhóm đọc nốt nhạc, 1 nhóm hát lời ca. GV nhận xét. củng cố bài HS đọc nốt 1 lần và hát lời 1 lần. 1.Ôn tập bài hát “Khúc ca bốn mùa” Nhạc và lời: Nguyễn Hải. Cả Lớp hát Từng dãy hát Cá nhân hát 2.Tập đọc nhạc: TĐN số 7 Quê hương Dân ca: U-crai-na - Nhịp ¾ - Giọng La thứ - Cao độ: A, B C, D, E, F,G - Trường độ: nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng, nốt trắng chấm dôi. - Tiết tấu: 3. Hoạt động luyện tập - GV yêu cầu cả lớp đọc TĐN Vừa đọc nhạc, vừa gõ theo phách, chú ý phách mạnh, phách nhẹ - GV sửa sai (nếu có) 4.Hoạt động vận dụng - 2 nhóm HS (5 em trở lên) lên trình bày bài hát theo sự sáng tạo của mình - Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV cùng cả lớp nhận xét, góp ý. 3. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Trò chơi đoán chữ trong âm nhạc. Yêu cầu học sinh học thuộc bài cũ, làm bài tập SGK trang 48, xem bài tiết 25: Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa, Ôn tập đọc nhạc số 7, Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_7_tiet_24_on_tap_bai_hat_khuc_ca_bon_mua.doc