Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh một cách công bằng và khách quan.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng hát đơn ca, đọc nhạc và đánh nhịp

3. Thái độ: Giáo dục các em ý thức học tập và thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Phổ biến trước cho hs biết về nội dung và hình thức kiểm tra

- Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Ôn bài chuẩn bị kiểm tra

3. Phương pháp: thực hành, vấn đáp.

III. Tiến trình kiểm tra:

1.Ổn định lớp: 7a . vắng.

 7b .vắng.

 

doc112 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo dõi và ghi vào vở.
Gv ; lấy vd dấu # trong bài hát Khúc hát chim sơn ca.
Hs theo dõi.
Gv giới thiệu dấu hóa bất thường.
Vd 
 Những nốt nào được tăng lên ½ c trong ví dụ trên ?
Hs trả lời
Gv hướng dẫn hs quan sát trên đàn.
Hs theo dõi
I. Ôn tập bài hát (19’)
Khúc hát chim sơn ca.
II. Nhạc lí: Cung, nửa cung - Dấu hoá (20’)
1. Cung và nửa cung.
a. Khái niệm.
Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh liền bậc. Một cung bằng hai nửa cung.
 b. Kí hiệu:
1 cung:
½ cung:
2. Dấu hoá
a. Khái niệm: Dấu hoá là kí hiệu dùmg để thay đổi độ cao của các nốt nhạc.
- Dấu thăng (#): Tăng độ cao của nốt nhạc lên ½ c.
- Dấu giáng (b): Giảm độ cao nốt nhạc xuống ½ c.
- Dấu bình: ( ): Huỷ bỏ hiệu lực của dấu # và dấu b.
b. Dấu hoá suốt: Dấu hóa suốt đặt ở đầu khuông nhạc gọi là hóa biểu nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc.
c. Dấu hoá bất thường.
Đặt ở trước nốt nhạc, chỉ có hiệu lực với nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một nhịp.
d. Quan sát các nốt nhạc cách nhau 1c và ½ c trên đàn phím.
- Các nốt đen trên bàn phím là các nốt thăng hoặc giáng.
4. Củng cố (4’)
Gv cho cả lớp hát lại một lần theo nhạc kết hợp vận động theo nhạc.
Hs thực hiện.
5. Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
- Học thuộc bài và ghi nhớ các kí hiệu 
- Chuẩn bị tiết sau bài TĐN số 5 và tìm hiểu trước về nhạc sĩ Bet- tô - ven
IV. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/11/2019
Ngày giảng 7a .................7b .............7c.
Tiết 14 
ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA.
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÉT-TÔ-VEN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hát đúng giai điệu của bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Hiểu biết vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Bettoven - một nhạc sĩ nổi tiếng người Đức, là một trong những danh nhân âm nhạc thế giới
2. Kỹ năng: Biết trình bày bài hát ở các hình thức hát đơn ca, song ca, lĩnh xướng và hoà giọng.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5, kết hợp đánh đúng nhịp 4/4 .
3. Thái độ: Qua bài học giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về nền âm nhạc của các nước khác trên thế giới và biết trân trọng nền âm nhạc Việt Nam
4. Định hướng phát triển năng lực: HS cảm nhận được nét đặc trưng trong âm nhạc của Bêtoven.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn ocgan
- Tư liệu về nhạc sĩ Bet-to-ven và một số tác phẩm của Bet- to- ven.
2. Chuẩn bị của hs: SGK, vở ghi bài.
3. Phương pháp: thuyết trình, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp (1’) 7a ...................vắng ...................................
 7b ...................vắng ...................................
 7c ...................vắng ...................................
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Nêu khái niệm cung và nửa cung. Dấu hoá là gì, có mấy loại dấu hoá, tác dụng của mỗi loại?
Hs lên bảng trả lời - Gv nhận xét bổ sung 
3. Bài mới: Vào bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca.
Gv đàn hướng dẫn ôn tập
Gv yêu cầu hs hát và vận động theo nhạc
Hs thực hiện
Gv chia nhóm hát lĩnh xướng và hát hòa giọng
Hs hát theo nhóm
Gv chỉ định hs lên bảng trình bày bài hát.
Hs trình bày cá nhân
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs bài tập TĐN số 5
? Bài TĐN viết ở nhịp gì, em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên của bài? 
Hs trả lời
? Về cao độ có sử dụng độ cao của những nốt nhạc nào? 
Hs trả lời
? Kể tên các hình nốt có trong bài?
? Bài có sử dụng những kí hiệu gì? (Dấu nhắc lại, khung thay đổi).
Gv chỉ định đọc tên nốt nhạc
Hs đọc tên nốt nhạc
Tập đọc từng câu: 
Gv hướng dẫn luyện gam Cdur
Hs dọc gam Cdur
- GV cho hs nghe giai điệu của bài TĐN 1 -2 lần
- GV đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần cho hs nghe, yêu cầu các em đọc nhẩm theo sau đó gọi một vài cá nhân đọc => Cả lớp cùng đọc kết hợp gõ phách nhẹ nhàng.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1 => Nối câu 1 với câu 2=> Đọc thuần thục cả 2 câu.
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết bài.
GV cần chú ý nghe để phát hiện và sửa sai kịp thời cho các em.
- Tập đọc theo từng nhóm kết hợp gõ phách.
Hs thực hiện.
Gv - Chia lớp thành 2 nửa: 1 nửa đọc nhạc và gõ phách - 1nửa hát lời và gõ tiết tấu sau đó đổi ngược lại.
Hs thực hiện
- Cả lớp hát lời kết hợp đánh nhịp 4/4.
- GV đệm đàn (Ttấu Dissco – TP 110) cho hs đọc nhạc, hát lời ca và đánh nhịp 4/4 khoảng 2-3 lần.
* Trò chơi âm nhạc: Thẩm âm
-GV đàn 2-3 nốt nhạc bất kì cho các em nghe và hát lại theo âm la sau đó cho biết đó là cao độ các âm nào.
- Gọi 2 nhóm: 1 đọc nhạc -1 gõ tiết tấu -> HS khác nhận xét.
Hoạt động 3: 
Giới thiệu nạc sĩ Bet- tô- ven ( 1770- 1827)
Gv chỉ định hs đọc 
Hs đọc
? Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bê- tô- ven?
Hs trả lời.
Gv - Tên đầy đủ là Lút- vích van Bê- tô- ven, sinh ngày 17/17/1770 tại thành phố Bon, là nhạc sĩ thiên tài người Đức.
Gv -Được mệnh danh là “Vị đại tướng của các nhạc sĩ” do đặc điểm âm nhạc và tính cách của ông.
? Âm nhạc của ông có dặc điểm là gì 
“Bùng nổ, mới lạ, sáng tạo”
? Sáng tác nổi bật nhất của ông ?
Gv Cho hs nghe một đoạn nhạc của Bet- tô- ven và cảm nhận về tính chất âm nhạc của ông.
Gv - Kể 1 chuyện về Bet- tô- ven 
I. Ôn bài hát : Khúc hát chim sơn ca. (10’)
II. Tập đọc nhạc số 5 (15’)
1. Nhận xét:
- Bài TĐN viết ở nhịp 4/4
Ô nhịp đầu tiên là nhịp lấy đà
- cao độ: rê, mi, pha, sol, la,
- hình nốt đen, nốt trắng.
- trong bài sử dụng kí hiệu: dấu 2 chấm, dấu lặng đen, 
2. Đọc tên nốt nhạc của bài.
3. Chia câu: 4 câu 
4. Luyện đọc gam Đô trưởng
5. Tập đọc từng câu: 
6. Ghép lời ca.
7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài.
Trò chơi
III. Âm nhạc thường thức: (10’)
Giới thiệu nạc sĩ Bê- tô- ven ( 1770- 1827)
- Tên đầy đủ là Lút- vích van Bê- tô- ven, sinh ngày 17/17/1770 tại thành phố Bon, là nhạc sĩ thiên tài người Đức.
- ông được mệnh danh là “Vị đại tướng của các nhạc sĩ” do đặc điểm âm nhạc và tính cách của ông.
- Âm nhạc của ông có dặc điểm là “Bùng nổ, mới lạ, sáng tạo”
- Sáng tác nổi bật nhất của ông là các bản giao hưởng và Sô nát. Ông chỉ viết 9 bản giao hưởng nhưng đều đồ sộ và rất hay. Ông có 32 bản sô nát cho đàn Pi-a- nô và người ta coi Bet- tô- ven đã viết nhật kí cuộc đời mình bằng các bản Sô nát đó.
4. Củng cố (4’)
Gv cho cả lớp hát lại bài hát và đọc bài TĐN một lần.
? Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử nhạc sĩ Bet- to -ven.
5. Hướng dẫn học ở nhà.(1’)
- Tập trình bày đơn ca bài hát, đọc nhạc thuần thục kết hợp vỗ tay theo phách.
- Ôn lại các bài đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..
Ngày soạn: 29/11/2019
Ngày giảng: 7a ............7b ...............7c..
Tiết 15: 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Ôn lại các bài hát và bài TĐN 
- Ôn lại các kiến thức nhạc lí đã học và vận dụng tốt các kiến thức đó vào bài học.
2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện tốt sắc thái của các bài hát Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca.
- Biết biểu diễn các bài hát ở các hình thức đơn giản như: Đơn ca, tốp ca, lĩnh xướng và hoà giọng
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 4, 5 kết hợp đánh đúng nhịp.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích âm nhạc và tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc của lớp, nhà trường. 
4. Định hướng phát triển năng lực: Thể hiện được năng khiếu của bản thân và phát huy được những kiến thức âm nhạc đã được học trong nhà trường vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn ocgan
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã được học
- SGK, vở ghi
3. Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 7a ....................................
 7b ...................................
 7c ................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới: Ôn tập: 
Hoạt động của Gv - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn cho hs hát tập thể mỗi bài từ 1-2 lần
Hs thực hiện.
- Hướng dẫn ôn tập theo nhóm
Hs trình bày
Gv kiểm tra từng nhóm
Hs trình bày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập nhạc lí.
? Nêu khái niệm về cung và nửa cung, khoảng cách 1c và ½ c của bậc âm tự nhiên?
Hs trả lời.
? Cho biết khoảng cách 1 cung và ½ cung giữa các âm sau: Đô#- Rê#; Mib- Fa; La- Sib; Đô#- Rê#; Sib- Đô; Fa- Son# ?
? Dấu hoá là gì? Có mấy loại dấu hoá, tác dụng của mỗi loại?
Hs trả lời.
Gv củng cố thêm.
- Dấu #: Tăng độ cao nốt nhạc lên ½ c
- Dấu b: Giảm độ cao của nốt nhạc xuống ½ c
- Dấu bình: Huỷ bỏ hiệu lực của dấu # và dấu b
Hoạt động 3 : Ôn tập TĐN
- GV cho hs nghe lại giai điệu từng bài TĐN để các em nhớ lại
- Hướng dẫn hs ôn tập từng bài.
Hs ôn từng bài.
- Ôn luyện theo từng nhóm- đọc nhạc và đánh nhịp- đọc nhạc và gõ phách.
Hs trình bày.
- Kiểm tra một vài cá nhân
Hs thực hiện.
I. Ôn bài hát: 
1. Chúng em cần hoà bình. 
2. Khúc hát chim sơn ca.
II. Ôn tập nhạc lí
1. Cung và nửa cung
2. Dấu hoá
III. Ôn tập TĐN
Tập đọc nhạc số 4, 5
4. Củng cố.
- Gv cho hs hát lại 2 bài hát và 2 bài TĐN
- hs thực hiện 
5. Hướng dẫn về nhà.
-Ôn lại các bài từ đầu năm đã học để chuẩn bị cho tiết học sau.
IV.Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/12/2019
Ngày giảng: 7a ............7b .........7c ..............
Tiết 16: 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Ôn lại các bài hát và bài TĐN 
2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện tốt sắc thái của các bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa.
- Biết biểu diễn các bài hát ở các hình thức đơn giản như: Đơn ca, tốp ca, lĩnh xướng và hát hoà giọng
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 1, 2, 3 kết hợp đánh đúng nhịp.
3. Thái độ: Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích âm nhạc và tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc của lớp, nhà trường. 
4. Định hướng phát triển năng lực: Luyện tập trình bày cá nhân.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đàn ocgan
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã được học
 - SGK, vở ghi
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1’) 7a ............vắng ...........................
 7b ............vắng ..........................
 7c .............vắng...........................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới: Ôn tập: 
Hoạt động của Gv - HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1.
Gv ghi bảng, hướng dẫn HS ôn tập bài hát.
Gv đàn giai điệu bài Mái trường mến yêu một lần sau đó bắt nhịp hs hát 
Hs thực hiện.
Gv chỉ định từng nhóm hát
Hs trình bày.
Gv yêu cầu hs hát vài lần
Hs thực hiện
Chỉ định hs hát đơn ca.
Hs trình bày.
Gv đàn giai điệu bài Lí cây đa yêu cầu hs nghe sau đó hát 
Hs thực hiện.
Gv chỉ định một vài cá nhân hát.
Hs trình bày.
Hoạt động 2. Hướng dẫn hs ôn TĐN.
Gv đàn giai điệu bài TĐN số 1.
Chỉ định hs đọc 
Hs đọc bài.
Yêu cầu hs đọc và ghép lời.
Hs thực hiện.
Gv đàn từng câu yêu cầu hs phát hiện rồi đọc .
Hs lắng nghe.
Gv đàn giai điệu bài TĐN số 2 và 3 
Yêu cầu cá nhân luyện đọc.
Hs đọc bài
Hoạt động 3 
? Thế nào là nhịp 4/4
? Vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 4/4?
? Thế nào là nhịp lấy đà?
Hs trả lời.
Gv củng cố.
I. Ôn bài hát (15’)
1. Ôn bài Mái trường mến yêu
2. Ôn bài Lí cây đa.
II. Ôn tập đọc nhạc (15’)
Tập đọc nhạc sô 1,2, 3
III. Nhạc lí .(10’)
- Nhịp 4/4
- sơ đồ.
- N hịp lấy đà.
4. Củng cố (3’)
Gv nhắc hs khi hát cần thể hiện được sắc thái bài hát sao cho phù hợp
- Đọc đúng cao độ và trường độ các bài TĐN
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Ôn kĩ toàn bộ các bài hát và có thể hát lại các bài vào những lúc làm việc nhà (hát nhỏ) để thuộc hơn để chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
IV. Rút kinh nghiệm.
.
Ngày soạn: 9/12/2019
Ngày giảng 7a ................7b ............7c............
Tiết 17	KIỂM TRA HỌC KÌ I
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biểu diễn tốt các bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca.
- Đọc chính xác 5 bài TĐN.
2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện tốt sắc thái của các bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca. 
- Biết cách thể hiện đúng nội dung tình cảm và tính chất của từng bài hát cụ thể.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 1,2, 3,4 kết hợp đánh đúng nhịp.
- Xác định được giọng của các bài TĐN đã học.
3. Thái độ: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs một cách công bằng, khách quan và chính xác.
- Giáo dục các em ý thức học tập và thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực: Trình bày cá nhân một cách thuần thục.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Làm thăm để kiểm tra.
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã được học để hoàn thành tốt phần kiểm tra của cá nhân.
III. Tiến trình dạy học:
1 Ổn định lớp: 7a ................vắng ............................
 7b ................vắng ............................
 7c ................vắng ............................
2. Kiểm tra: Kiểm tra trong giờ.
3 Bài mới: Kiểm tra học kì I.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Học hát
Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung sắc thái tình cảm của bài hát.
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
3,5
1
3,5
Đ
Nhạc lí
Nhận biết được thế nào là nhịp lấy đà?
Nắm được thế nào là nhịp 4/4?
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
2
2
1
1
2
2
Đ
Tập đọc nhạc
Đọc đúng cao độ, trường độ, giai điệu bài TĐN
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
3,5
1
3,5
Đ
Âm nhạc thường thức
Nhận biết được tên tác giả, tên bài hát.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
1
1
1
Đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3
Đ
3
Đ
3,5
Đ
3,5
Đ
10
Đ
Phần thi lí thuyết
Câu 1: Điền vào chỗ trống? (1đ)
Nhịp lấy đà là ô nhịp .......đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
Câu 2: Thế nào là nhịp 4/4? (1đ)
Câu 3: Bài hát Hành quân xa của nhạc sĩ nào? (1đ)
a. Đỗ Nhuận
b. Lưu Hữu Phước c. Hoàn Lân
Đáp án;
Câu 1: không
Câu 2: Nhịp 4/4 là trong một ô nhịp có 4 phách giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ.
Câu 3: a
Phần II đề thi thực hành.
Đề số 1: Em hãy hát bài Mái trường mến yêu và đọc bài TĐN số 3?
Đề số 2: Em hãy hát bài Lý cây đa và đọc bài TĐN số 2 ?
Đề số 3: Em hãy hát bài Chúng em cần hòa bình và đọc bài TĐN số 1?
Đề số 4: Em hãy hát bài Khúc hát chim sơn ca bài TĐN số 4 ?
4. Củng cố: GV nhận xét, đánh giá chung ( Nêu rõ ưu, khuyết điểm) để hs rút kinh nghiệm
5. Hướng dẫn học ở nhà: Tiếp tục ôn tập lại các bài để giờ sau kiểm tra.
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày soạn: 15/12/2019
Ngày giảng 7a ................7b ..........7c.............. 
Tiết 18	KIỂM TRA HỌC KÌ I
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biểu diễn tốt các bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca.
- Đọc chính xác 5 bài TĐN.
2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện tốt sắc thái của các bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca. 
- Biết cách thể hiện đúng nội dung tình cảm và tính chất của từng bài hát cụ thể.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 1,2, 3,4 kết hợp đánh đúng nhịp.
- Xác định được giọng của các bài TĐN đã học.
3. Thái độ: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs một cách công bằng, khách quan và chính xác.
- Giáo dục các em ý thức học tập và thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực: Trình bày cá nhân một cách thuần thục.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Làm thăm để kiểm tra.
2. Học sinh: Ôn tập các nội dung đã được học để hoàn thành tốt phần kiểm tra của cá nhân.
III. Tiến trình dạy học:
1 Ổn định lớp: 7a ................vắng ............................
 7b ................vắng ............................
 7c ................vắng ...........................
2. Kiểm tra: Kiểm tra trong giờ.
3 Bài mới: Kiểm tra học kì I.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Học hát
Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung sắc thái tình cảm của bài hát.
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
3,5
1
3,5
Đ
Nhạc lí
Nhận biết được thế nào là nhịp lấy đà?
Nắm được thế nào là nhịp 4/4?
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
2
2
1
1
2
2
Đ
Tập đọc nhạc
Đọc đúng cao độ, trường độ, giai điệu bài TĐN
Số câu
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
3,5
1
3,5
Đ
Âm nhạc thường thức
Nhận biết được tên tác giả, tên bài hát.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
1
1
1
Đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3
Đ
3
Đ
3,5
Đ
3,5
Đ
10
Đ
Phần thi lí thuyết
Câu 1: Điền vào chỗ trống? (1đ)
Nhịp lấy đà là ô nhịp .......đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp.
Câu 2: Thế nào là nhịp 4/4? (1đ)
Câu 3: Bài hát Khúc hát chim sơn ca do ai sáng tác ? (1đ)
a. Đỗ Hòa An
b. Lưu Hữu Phước c. Hoàng Lân
Đáp án;
Câu 1: không
Câu 2: Nhịp 4/4 là trong một ô nhịp có 4 phách giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách nhẹ, phách thứ 3 là phách mạnh vừa, phách thứ 4 là phách nhẹ.
Câu 3: a
Phần II đề thi thực hành.
Đề số 1: Em hãy hát bài Mái trường mến yêu và đọc bài TĐN số 4?
Đề số2: Em hãy hát bài Lý cây đa và đọc bài TĐN số 3?
Đề số 3: Em hãy hát bài Chúng em cần hòa bình và đọc bài TĐN số 2?
Đề số 4: Em hãy hát bài Tiếng hát chim sơn ca và đọc bài TĐN số 1 ?
4. Củng cố: GV nhận xét, đánh giá chung (Nêu rõ ưu, khuyết điểm) để hs rút kinh nghiệm
5. Hướng dẫn học ở nhà: Xem trước bài sau; Đi cắt lúa.
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 HỌC KÌ II
Ngày soạn:5/1/2019 
Ngày giảng: 7a ...............7b ..............7c.............
Tiết 19 
HỌC HÁT BÀI: ĐI CẮT LÚA
NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện được sắc thái tình cảm bài hát.
- Ghi nhớ được khái niệm sơ lược về quãng
2. Kỹ năng: Biết cách lấy hơi hát đúng những chỗ ngân luyến.
3. Thái độ: Thêm yêu các làn điệu dân ca.
4. Định hướng phát triển năng lực: Thể hiện đúng sắc thái tình cảm bài hát.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng
2. Học sinh: SGK, Vở ghi.
3. Phương pháp: Thuyết trình, thực hành.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1’) 7a .................vắng .......................................
 7b

File đính kèm:

  • docam nhav 7_12733014.doc