Giáo án Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 34 - Năm học 2020-2021
Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021
Lớp 1. Hoạt Động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
SAO NHI ĐỒNG CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Hiểu được hoạt động của Sao Nhi đồng là rất thiết thực cho bản thân mỗi người HS lớp 1.
- Rèn luyện kĩ năng tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.
- Hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của Sao Nhi đồng.
2. Chuẩn bị
- Tranh cờ Đội và huy hiệu Đội trong SGK. Nếu có cờ và huy hiệu Đội thi HS sẽ được nhìn thực tế hơn.
- Bảng lời hứa của nhi đồng.
- Một vài dụng cụ để tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng.
3. Các hoạt động cụ thể
1.Khởi động. Tc cho học sinh hát bài sao của em.
Cả lớp cùng hát và vận động .
Gv tuyên dương.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Giới thiệu về cờ Đội và huy hiệu Đội
a. Mục tiêu
Giúp HS nhận biết được cờ Đội và huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
b. Cách tiến hành
TUẦN 34.,35 Thứ Hai, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Âm nhạc Lớp 1. NỘI DUNG ÔN TẬP TỰ CHỌN I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng. 1.Kiến thức: - Hát đúng ca cao độ bài hát đã học .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ, Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay . đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. 2 Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay. 3. Thái độ: - - Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học. II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con. Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Khởi động: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. - Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động bằng hình thể bài hát Mẹ đi vắng hát và vận động bằng hình thể. - Gọi một học sinh thực hiện cách chơi nhạc cụ Tem-bơ-lin + GV nhận xét 2. Khám phá. Luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH a.Nội dung 1: Đọc nhạc. - GV giới thiệu bài đọc nhạc. ( trích đoạn nhạc S l s m s l Đ M R S M Đ GV giới thiệu tên các nốt nhạc. ? Trong bài hát có những nốt nào? * Gv đọc mẫu : - GV đàn âm * Đọc tên nốt : - GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm * Dạy đọc nhạc : - GV đàn và đọc mẫu - GV đàn và yêu cầu HS đọc từ 1 đến 2 lần GV đàn - GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần Gv gọi cá nhân đọc - Gv nhận xét tuyên dương b.Nội dung 2 : Nhạc cụ. Đọc kết hợp thế tay - GV làm mẫu : - GV yêu cầu : Cho cả lớp thực hiện theo thế tay 2-3 lần Trình bày với hình thức : Cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên thực hiện. Đọc kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích - Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, động viên khích lệ - Gv cho cả lớp hát kết hợp gõ nhịp nhàng - Gv nhắc HS thực hiện đúng sắc cao độ , trường độ. c. Hoạt động 3. Thể hiện bài hát “ Thật là hay” với động tác tay chân. Gv hướng dẫn. Gv đàn . Gv theo dõi nhận xét. HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS đọc - HS lắng nghe - HS tập đọc - HS lắng nghe - HS tập đọc câu 1,2 - HS lắng nghe và thực hiện - HS đọc toàn bài theo nhóm - Đọc cá nhân - HS quan sát và theo dõi - HS theo giai điệu theo đàn kết hợp theo thế tay - HS quan sát và theo dõi Nhóm thực hiện HS thực hiện theo - HS thực hiện - Các nhóm thực hiện - Hs lắng nghe - HS trình bày bài và thể hiện sắc thái - HS biểu diễn - Hs theo dõi - Hs nghe và thể hiện theo 4. Vận dụng. Tc trò chơi. Nghe câu hát đoán tên bài hát. Gv đàn câu hát bất kì. Hs nghe và giơ tay nhanh đoán tên đúng, Gv tuyên dương khen ngợi. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV chốt lại mục tiêu của bài học, - Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong Thứ Hai, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Lớp 3. Hoạt Động ngoài giờ lên lớp Tham quan nhà tưởng niệm Bác Hồ tại địa phương I.Mục tiêu hoạt động: -Thông qua hoạt động này giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ II.quy mô hoạt động -Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối. III.Tài liệu và phương tiện -Hương,hoa -Lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ -Phương tiện đi lại nếu Nhà tưởng niệm ở xa IV.Các bước tiến hành: 1. Khởi động. Tc trò chơi Đi tìm đồ vật. Tập hợp lớp thành vòng tròn. Cho một em bịt mắt đứng giữa vòng tròn. Cử một em cầm đồ vật đứng ngoài vòng tròn cả lớp hát một bài đến khi kết thúc bài hát mà tìm được bạn giấu đồ vật thì thắng Gv theo dõi thi đua. Hoạt động của giáo viên HĐ học sinh 2. Khám phá. *Bước 1:Chuẩn bị -GV liên hệ trước với Ban quản lí Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở địa phương -Phổ biến trước kế hoạch hoạt động cho HS và phân công HS chuẩn bị hương hoa và viết lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ *3. Thực hành. Bước 2: Tiến hành hoạt động -HS tập trung ở sân trường,nghe GV dặn dò về việc tuân thủ các quy định của Nhà tưởng niệm Bác Hồ và lên xe ô tô để đến Nhà tưởng niệm -Đến Nhà tưởng niệm,HS xếp hàng thứ tự đến trước bàn thờ Bác Hồ dâng hoa,thắp hương và 1 bạn thay mặt cả lớp đọc lời hứa học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy. -Sau khi dâng hoa xong, HS có thể đi tham quan Nhà tưởng niệm nghe các cán bộ nhân viên ở đây giới thiệu thêm về Bác Hồ. 4, Vận dụng. Gv tổ chức cho học sinh trả lời một số tình huống liên quan đến nhà tưởng niệm. Gv theo dõi bổ sung. Tuyên dương một số em hoàn thành tốt, ý thức học tập tốt. Củng cố dặn dò. Nhận xét tiết học. nhắc nhở hs chuẩn bị tiết sau. -thực hiện HS lắng nghe HS lắng nghe HS thực hiện HS thực hiện HS thực hiện Hs trả lời Thứ Ba, ngày 11 tháng 5 năm 2021 Lớp 3. Hoạt Động ngoài giờ lên lớp KỈ NIỆM SINH NHẬT BÁC HỒ VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I.Mục tiêu: Giáo dục học sinh ý thức của người Đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và lòng kính yêu biết ơn đối với Bác Hồ. - Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, II.Tài liệu và phương tiện: - Tranh ảnh về Bác, cờ đội, huy hiệu .. - Một số câu hỏi và đáp án tìm hiểu về Bác , về đội , đất nước , con người một số dân tộc III.Tiến trình: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Khởi động: - Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể - Phổ biến nội dung, kế hoạch. Ban tổ chức giới thiệu thể lệ cuộc giao lưu 2.Khám phá.: - Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Lễ rước ảnh Bác và cờ đội - Gv lên phát biểu và nêu vài nét về công lao của Bác 3. Thực hành. - Tổ chức giao lưu: Thực hiện giao lưu theo các câu hỏi và hình ảnh xen kẽ chuẩn bị để HS trả lời không nhàm chán, căng thẳng. - Văn nghệ chúc mừng 4. Vận dụng. Tuyên dương khen thưởng. Gv nêu một vài ý nghĩa về tháng 5. - Hát tập thể - HS chuẩn bị - HS chuẩn bị để giao lưu - Thưởng thức văn nghệ chúc mừng. Hs lắng nghe. Thứ Ba, ngày 11 tháng 5 năm 2021 Âm nhạc Lớp 2 ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN I. MỤC TIÊU: - Ôn tập một số bài hát ở học ki 1 và tham gia biểu diễn các bài hát đó II. GV CHUẨN BỊ: - Đài, đĩa nhạc, đàn, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1.Khởi động: HS hát tập thể bài GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn HS nêu tên các bài hát đã học GV nhận xét biểu dương 2.Khám phá.luyện tập a. Hoạt động 1: Hát ôn bài Thật là hay GV cho HS nghe 1 câu giai điệu bài hát Thật là hay - HS lắng nghe và nhận biết đó là câu hát nào trong bài và yêu cầu HS hát lại câu hát đó GV đàn giai điệu bài hát - HS lắng nghe GV bắt nhịp - HS hát ôn toàn bài theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái của bài hát HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên. HS luyện cá nhân HS hát kết hợp vận động theo nhạc GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Hát ôn bài Xòe hoa Một số tiến trình tương tự HS hát kết hợp các động tác múa GV gọi HS lên biểu dễn trớc lớp GV nhận xét và biểu dương c. Hoạt động 3: Ôn tập bài Múa vui GV cho HS ôn bài hát theo qui trình trên GV cần cho HS tự chọn bạn lên biểu diễn trớc lớp GV nhận xét 3 Vận dụng.Củng cố dặn dò. GV nhắc nhở HS học bài ở nhà GV nhận xét tiết học Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021 Âm nhạc ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN Lớp 3: I. MỤC TIÊU: - Ôn tập một số bài hát ở học ki 1 và tham gia biểu diễn các bài hát đó II. GV CHUẨN BỊ: - Đài, đĩa nhạc, đàn, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1.Khởi đồng : HS hát tập thể bài GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn HS nêu tên các bài hát đã học GV nhận xét biểu dương 2. Khám phá, luyện tập a. Hoạt động 1: Hát và biểu diễn Bài ca đi học GV cho HS nghe 1 câu giai điệu bài hát Bài ca đi học - HS lắng nghe và nhận biết đó là câu hát nào trong bài và yêu cầu HS hát lại câu hát đó GV đàn giai điệu bài hát - HS lắng nghe GV bắt nhịp - HS hát ôn toàn bài theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái của bài hát HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên. HS luyện cá nhân HS hát kết hợp vận động theo nhạc GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Hát và biểu diễn bài Ngày mùa vui Một số tiến trình tương tự HS hát kết hợp các động tác múa GV gọi HS lên biểu dễn trước lớp GV nhận xét và biểu dương - Hát và vận động cơ thể 2-3 lần Gv theo dõi sửa sai. Chia nhóm thực hiện. Gv tuyên dương c. Hoạt động 3: Ôn tập bài Em yêu trường em, Chị Ong Nâu và em bé GV cho HS ôn bài hát theo qui trình trên GV cần cho HS tự chọn bạn lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét 3. Vận dụng. .Củng cố dặn dò: HS hát kết hợp gõ đệm bài Tiếng hát bạn bè mình. GV nhắc nhở HS học bài ở nhà GV nhận xét tiết học Thứ Năm , ngày 13 tháng 5 năm 2021 ÂM NHẠC Lớp 4 Ôn 2 bài TĐN: Ôn tập đọc nhạc số 5 Ôn tập đọc nhạc số 6 I. MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát trong học kì 2 - HS đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2 II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ- Bảng phụ TĐN III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1.Khởi động: HS hát bài Chim sáo GV nhận xét biểu dương - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2. Khám phá, thực hành: a. Hoạt động 1 : Ôn tập đọc nhạc số 5 GV gợi ý để HS nhớ lại các ký hiệu trong bài TĐN số 5 GV gọi 2 HS: Một em đọc cao độ và 1 em đọc tiết tấu GV nhận xét GV đàn giai điệu và bắt nhịp - HS đọc nhạc GV lưu ý HS độ dài của các hình nốt trắng HS thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2 : Ôn tập đọc nhạc số 6 GV gõ câu tiết tấu bài TĐN số 6 - HS nhận biết và trả lời HS thực hiện lại câu tiết tấu đó GV bắt nhịp- HS đọc nhạc GV sửa sai về cao độ và trường độ GV gọi một số HS thực hiện HS đọc nhạc hát lời ca và gõ đệm theo phách và nhịp 2 Luyện tập: Dãy hát ca, dãy gõ đệm theo nhịp sau đó đổi bên HS đọc nhạc và gõ đệm theo tiết tấu GV nhận xét và biểu dương Trò chơi: Tập làm nốt nhạc GV hướng dẫn luật chơi- HS ghi nhớ GV kẻ khuông nhạc lên bảng, GV đọc tên nốt kết hợp hình nốt - HS nghe xác định đúng vị trí nốt của mình HS tham gia trò chơi GV nhận xét 3. Vận dụng: HS hát bài: Em yêu hoà bình GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021 Lớp 1. Hoạt Động trải nghiệm HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: SAO NHI ĐỒNG CỦA EM 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được hoạt động của Sao Nhi đồng là rất thiết thực cho bản thân mỗi người HS lớp 1. - Rèn luyện kĩ năng tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng. - Hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của Sao Nhi đồng. 2. Chuẩn bị - Tranh cờ Đội và huy hiệu Đội trong SGK. Nếu có cờ và huy hiệu Đội thi HS sẽ được nhìn thực tế hơn. - Bảng lời hứa của nhi đồng. - Một vài dụng cụ để tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng. 3. Các hoạt động cụ thể 1.Khởi động. Tc cho học sinh hát bài sao của em. Cả lớp cùng hát và vận động . Gv tuyên dương. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Giới thiệu về cờ Đội và huy hiệu Đội a. Mục tiêu Giúp HS nhận biết được cờ Đội và huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. b. Cách tiến hành - HS xem hình ảnh cờ Đội và huy hiệu Đội trong SGK. - GV gọi một vài HS phát biểu những gì em thấy trong hình ảnh cờ Đội và huy hiệu Đội. - GV giới thiệu, mô tả rõ hơn về cờ Đội, huy hiệu Đội và giải thích tại sao trên cờ và huy hiệu Đội lại dùng hình ảnh búp măng non, có chữ “SẴN SÀNG”. Ngoài ra, GV có thể giới thiệu thêm cho HS về khăn quàng đỏ và Đội ca. + Cờ Đội: nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tương trưng cho lòng yêu Tổ quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ. + Huy hiệu Đội: hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ “SẴN SÀNG”. Nền đỏ sao vàng lá cờ Tổ quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ “SẴN SÀNG” là khẩu hiệu hành động của Đội Thiên niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc. + Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ): hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng Sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội. + Đội ca: là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học. - GV mời một vài HS đọc Lời hứa nhi đồng: Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu. c. Kết luận HS biết rằng cờ Đội và huy hiệu Đội là biểu tượng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 3. Thực hành. Hoạt động 2: Sinh hoạt Sao a. Mục tiêu Giúp HS hào hứng khi tham gia các hoạt động trong buổi sinh hoạt Sao Nhi đồng. b. Cách tiến hành - Anh/chị phụ trách Sao tổ chức cho đội viên nhi đồng tham gia các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như: tập bài hát mới, kể chuyện, chơi trò chơi, chọn lựa tên sao cho sao của mình. c. Kết luận Sinh hoạt Sao Nhi đồng vừa là quyền lợi, vừa là dịp để HS được thể hiện khả năng của mình trước các bạn. 4. Vận dụng. Gv tc trò chơi tìm sao giỏi. Các tổ thi đua thể hiện một bài hát . tổ nào hát tốt đều thì tổ đó là sao giỏi. Củng cố dặn dò. Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt bài học. Thứ Sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2021 ÂM NHẠC Lớp 5 TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT I. MỤC TIÊU: - Hát đúng giai điệu sắc thái và thuộc lời ca của 2 bài hát - Tập biểu diễn vận động phụ hoạ II. CHUẨN BỊ: - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 8 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: - Ổn định lớp: HS hát bài: Hát mừng - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn - Kiểm tra bài cũ: HS hát bài Ước mơ - GV giới thiệu nội dung bài học 2. Khám phá, luyện tập: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát Em vẫn nhớ trường xưa GV đàn giai điệu và bắt nhịp - HS hát ôn toàn bài GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát HS thực hiện toàn bài theo đàn GV gọi một số HS thực hiện lại bài hát HS hát kết hợp gõ đệm HS hát có lĩnh xướng, nối tiếp và đồng ca HS hát kết hợp vận động theo nhạc Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Ôn bài hát Dàn đồng ca mùa hạ Tiến trình tương tự bài Dàn đồng ca mùa hạ GV cần lưu ý trong bài này cần cho HS thực hiện hát đúng sắc thái của bài HS lên biểu diễn trước lớp HS nêu cảm nhận GV nhận xét biểu dương c. Hoạt động 3 : Ôn tập đọc nhạc số 8 GV gọi 2 HS đọc cao độ các nốt: Đ- M- S- L GV đàn giai điệu toàn bài- HS lắng nghe GV bắt nhịp- HS ôn tập đọc nhạc GV sửa sai cho HS các nốt ngân dài 3 phách HS thực hiện toàn bài GV hướng dẫn thêm cho HS cách gõ đệm theo nhịp 3 HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân Gv nhận xét biểu dương 3. Vận dụng. Cho học sinh hát lại bài hát và vận động cơ thể bài hát Ước mơ Gv nhận xét tiết học. Thứ Sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 2 QUÀ THÁNG NĂM DÂN BÁC I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giáo dục cho HS hiểu biết về Bác Hồ. Hiểu được công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc nói chung và với thiếu nhi nói riêng. Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại. II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Nội dung : Tiểu sử của Bác Hồ. Bác Hồ đối với dân tộc Việt nam. Bác Hồ đối với thiếu nhi. 2/Hình thức hoạt động : Thi trả lời câu hỏi. Hát + đọc thơ ca ngợi Bác Hồ. III/ CÁC KHÂU TỔ CHỨC : 1-Chuẩn bị : GV đặt một số câu hỏi để HS các tổ tham gia thảo luận. HS sưu tầm thơ ca, tục ngữ ca ngợi Bác Hồ. 2/ Phương tiện hoạt động : GV thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu về Bác Hồ. Gợi ý cho HS các nội dung chính của hoạt động. IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1.Khởi động. Hát tập thể bài Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh Người dẫn chương trình tuyên bố lý do : Trong không khí tưng bừng cả nước tiến về ngày trọng đại của đất nước kỹ niệm 118 năm ngày sinh của Bác Hồ vĩ đại, Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt nam. 2/ Khám phá, thực hành *Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu về Bác. GV nêu thể lệ cuộc thi. GV lần lượt đọc từng câu hỏi, HS trong tổ thảo luận câu hỏi và giơ tay nhanh để trả lời. Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào? Bác Hồ quê quán ở đâu? Kể các tên của Bác Hồ mà em biết? Đọc những bài thơ ca ngợi Bác Hồ? Em hiểu như thế nào qua câu thơ sau: “Tháp mười đẹp nhất bông sen . Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” *Hoạt động 2 : Công bố kết quả - tuyên dương. Thư ký tổng kết điểm của mỗi tổ và công bố kết quả. Các tổ giao lưu văn nghệ hát về chủ đề ca ngợi Bác Hồ. GVCN lên phát biểu ý kiến. GV nhận xét tiết học. 3 Vận dụng : GV nhắc nhở thông qua tiết này cần ghi nhớ và biết ơn Bác Hồ. Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Đăng ký thi đua học tốt.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_34_nam_hoc_2020_2021.doc