Giáo án Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021

 Âm nhac

 Khối 2 Ôn 2 bài hát: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG

 HOA LÁ MÙA XUÂN- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

I. Mục tiêu:

 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

 - Tham gia tập biểu diễn bài hát.

 - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.

II. GV chuẩn bị.

 - Đàn- Băng đĩa nhạc.

 - GV nắm vững nội dung câu chuyện

III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.

 1. Ổn định lớp:

 - GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn.

 - HS hát bài Múa vui

 2. Kiểm tra bài cũ:

 HS nêu tên bài và tác giả của 2 bài hát đã học

 HS hát bài: Hoa lá mùa xuân

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Thứ Hai, ngày 15 tháng 03 năm 2021
 Lớp 1 Âm nhac
 CHỦ ĐỀ 8 EM YÊU ÂM NHẠC
 Tiết 1 - HÁT: ĐỘI KÈN TÍ HON
 -ĐỌC NHẠC
-TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG TRỐNG
I. MỤC TIÊU 
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Đội kèn tí hon.Hát kết hợp gõ theo phách .- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son , La theo kí hiệu bàn tay.
- Vận động theo tiếng trống . Học sinh lắng nghe và vận động phù hợp
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
+ Nhạc cụ quen dùng.
+ Đệm đàn bài Đội kèn tí hon.
2. Chuẩn bị của HS
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)
- Gọi nhóm 3-4 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát Thật đáng yêu.
- Cả lớp cùng đứng lên đọc nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay Đô- Mi- Son -La
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
A.NỘI DUNG 1: Học hát: Đội kèn tí hon ( 17 phút)
- GV giới thiệu tên bài hát và tác giả, xuất xứ qua tranh ảnh về nhạc sĩ
- HS lắng nghe
- Trong bài hát kể về những nhạc cụ nào?
- HS trả lời: Kèn, trống
- Theo các em đây là bài hát vui nhộn hay nhẹ nhàng tình cảm?
HS trả lời: vui nhộn
* Hát mẫu : 
- GV trình bày hoặc cho HS nghe băng mẫu
* GV chia câu thành 8 câu hát và cho lớp đọc lời ca : 
- GV đọc mẫu từng câu gõ thước cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.
- HS đọc đồng thanh lời ca
* Khởi động giọng :
- GV đàn mẫu âm thang âm , yêu cầu cả lớp đứng lên luyện thanh.
* Dạy hát :
+ Câu 1 : Te tò.... hơi.
- GV đàn và hát mẫu câu 1
- HS tập hát câu 1
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
+ Câu 2 :Tò tò... chơi
- GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần
- GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát
- HS tập hát câu 2
+Câu 3: Mau vào.. te tí
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
- HS tập hát câu 3
+Câu 4: Tò tò...cùng đi
- GV đàn và yêu cầu lớp , nhóm, cá nhân hát
+ Ghép câu 4 câu lời 1-HS ghép 4 câu đầu
- GV đàn và hát mẫu 4 câu
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Lời 2 : gồm các câu 5,6,7,8 dạy tương tự
:HS hát tốt câu 5,6,7,8 và ghép cả bài
+ Ghép cả bài
 - HS hát toàn bài
- GV đàn và trình hát toàn bộ bài hát
- GV đàn và yêu cầu HS hát với sắc thái tình cảm rộn ràng vui tươi.
* Hát kết hợp vỗ tay theo phách :
- GV làm mẫu câu hát 1 : NC gõ như song loan, thanh phách, mõ, trống con...- HS quan sát và theo dõi
Te tò te đây là ban kèn hơi. 
x x x x x x x
GV cho lớp làm thử câu 1. Sau đó cho lớp làm cả bài
- GV yêu cầu : Cho cả lớp gõ NC theo phách hát bài hát với các hình thức : cá nhân và cả nhómHS thực hiện câu 1
- Cho một nhóm lên bảng hát kết hợp gõ một số nhạc cụ theo nhịp: trống con,trống reo,thanh phách và song loan
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
*Tập hát nối tiếp- đồng ca
+ Nhóm 1: câu 1
+ Nhóm2 : Hát câu 2
+Nhóm 3: Hát câu 3
+Nhóm 4: câu 4
Cả lớp hất đoạn còn lại(Câu 5,6,7,8)
-GV chia nhóm thảo luận hát bằng các hình thức trình bày: GV gọi một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét, động viên khích lệ
- Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng 
- Gv nhắc Hs đúng sắc thái của bài hát
2. Hoạt động 2: (7 phút): 
Đọc nhạc- GV đàn lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn tập lại cao độ và kí hiệu bàn tay của 4 nốt nhạc Đô- Mi- Son- La- HS thực hiện đọc 4 nốt nhạc Đồ- mi – son – la bằng kí hiệu bàn ta
 Đồ Mi Son La La Son Mi Đồ
GV đưa bảng phụ (trình chiếu) bài Tập đọc nhạc 
- HS quan sát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập đọc nhạc các mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. 
-GV tham khảo thêm các mẫu âm tiếp theo để giúp cho HS luyện tập đọc nhạc và thực hiện tốt kí hiệu bàn tay.( Bài tập mở, có thể không thực hiện )
-Cả lớp đọc TĐN kết hợp kí hiệu bàn tay tốt
3. Hoạt động 3: (6phút): 
Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống
Cách cách tùng
- Tùng: giậm chân-Cách: vỗ tay
Cách cách tùng tùng- Tùng: giậm chân
GV dùng trống con gõ theo âm thanh và vận động 
mẫu. Yêu cầu HS quan sát 1-2 lần- HS thực hiện theo.
?Chúng ta thấy cô gõ trống có vui nhộn không?-HS trả lời: vui nhộn
Vậy cả lớp cùng đứng lên vận động theo tiếng trống của cô nhé.HS quan sát
Gv thực hành gõ trên trống nhỏ 
- GV làm mẫu 1-2 lần cho lớp làm 1 lần.
Gv hướng dẫn HS gõ trống và vận động theo trốngCá nhân lên bảng làm – cả lớp thực hiện
- GV cho Hs thực hiện vận động theo dãy với trống nhỏ
- GV gọi 1 Hs lên bảng gõ trống để các cả lớp vận động theo âm thanh của trống
Gọi 1 nhóm lên vận động . GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò (2 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới.
 Thứ Hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Lớp 3	 TRÒ CHƠI “GIÚP MẸ VIỆC GÌ”?
I.MỤC TIÊU:	
-Thông qua trò chơi, giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với mẹ và mong muốn giúp đỡ mẹ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Khoảng không gia đủ rộng để tiến hành trò chơi.
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi
+Cả lớp đứng thành vòng tròn,quản trò đứng ở giữa vòng tròn.Bắt đầu chơi cả lớp vừa nắm tay nhau,vừa hát tập thể 1 bài hát về mẹ
+Quản trò hô:Giúp mẹ! Giúp mẹ!
+ Cả lớp đồng thanh:Việc gì? Việc gì?
+Quản trò hô một việc nào đó phù hợp với khả năng của HS chẳng hạn:Quét nhà! Quét nhà!(hay rửa chén,tưới cây,vo gạo,rửa rau)
+ Cả lớp làm động tác như quét nhà (hay rửa chén,tưới cây,vo gạo,rửa rau)Bạn nào làm chậm hoặc làm sai động tác, bạn đó sẽ bị phạt
 GV phải quy định rõ động tác của từng việc nhà cho HS nắm được trước khi chơi.Nên chọn một số việc nhà phù hợp với khả năng của HS và dễ thể hiện bằng các động tác,cử chỉ,điệu bộ.
-Tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần
-Tổ chức cho HS chơi thật
-Thảo luận sau trò chơi:
+Trò chơi muốn nhắc nhở các em điều gì?
+Hàng ngày em đã làm được ngững việc gì để giúp đỡ mẹ?
+Sau buổi sinh hoạt ngày hôm nay,em còn muốn được giúp mẹ thêm những việc làm nào nữa?
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV khen những HS đã biết thương yêu,giúp đỡ mẹ làm việc nhà phù hợp với khả năng và nhắc nhở HS cả lớp học tập theo các bạn
-GV NX giờ học 
 Thứ Ba, ngày 16 tháng 03 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Lớp 5 . CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO 
 VÀ CÁC BẠN GÁI.
I. Mục tiêu
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày 8-3.
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơnđối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, đẻ chúc mừng cô giáo và các bạn nữ .
- Lọ hoa, khăn trải bàn, phấn màu, hoa và bưu thieepstawngj cô và các bạn nữ.
IV. Các bước tiến hành.
1) Chuẩn bị
- Trước khoảng một tuần HS nam trong lớp chuẩn bị kế hoặc và phân công nhiệm vụ để tổ chức chúc mừng cô và các bạn nữ.
2) Tiến hành cuộc thi :
- Người dẫn chương trình công bố li do và mục đích của buổi liên hoan.
- Lớp trưởng đại diện nói lời chúc mừng cô giáo và các bạn nữ. Tặng hoa và bưu thiếp chúc mừng cô.
- Cô giáo phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn bốc thăm tặng hoa và bưu thiếp cho các bạn nữ.
- Chương trình văn nghệ.
3) Nhận xét tiết học;
- GV nhận xét tiết học phổ biến yêu cầu để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Thứ Ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021
 Âm nhac
 Khối 2 Ôn 2 bài hát: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG 
 HOA LÁ MÙA XUÂN- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
 - Tham gia tập biểu diễn bài hát.
 - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. 
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn- Băng đĩa nhạc.
 - GV nắm vững nội dung câu chuyện
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
 1. Ổn định lớp:
 - GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn.
 - HS hát bài Múa vui
 2. Kiểm tra bài cũ:
 HS nêu tên bài và tác giả của 2 bài hát đã học 
 HS hát bài: Hoa lá mùa xuân
 GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Trên con đường đến trường
 GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
-HS lắng nghe 
 GV đàn và bắt nhịp
- HS hát ôn bài hát
 GV nhận xét sửa sai cho HS về sắc thái và cao độ của bài
 HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
 GV gọi 2 nhóm HS thực hiện
 GV cho thực hiện theo dãy: Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách 
 Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp 
 HS hát kết hợp vận động theo nhạc
 Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm
 GV gọi 1 số HS lên biểu diễn trước lớp
 HS chơi trò chơi Rồng rắn lên mây
 GV nhận xét và biểu dương
 b.Hoạt động 2: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân
 Tiến trình tương tự
 c. Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc Tiếng đàn Thạch Sanh
 GV tóm tắt nội dung câu chuyện
- HS lắng nghe 
 GV kể diễn cảm câu chuyện
- HS ghi nhớ
 GV gọi một số HS kể tóm tắt theo đoạn 
 ? Vì sao công chúa lại nói được?
 ? Vì sao quân giặc lại rút lui?
 GV gọi một số HS kể lại câu chuyện
 GV nhận xét và biểu dương
 GV nêu bài học: Tiếng đàn tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến con người 
 GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
 HS hát bài Hoa lá mùa xuân 
 GV nhắc nhở HS học bài
 ____________________________________ 
 Thứ Năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
 Âm nhạc
Khối 3: Học hát bài: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 Nhạc và lời: Tân Huyền
I. Mục tiêu: 
 - Biết hát theo giai điệu cà lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca,theo nhịp. 	
II. Gv chuẩn bị:
 - Đài, đĩa nhạc, đàn
 - GV thể hiện chính xác bài hát 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1.Ổn định lớp:
 HS hát bài Xoè hoa
 GV hướng dẫn HS luyện âm theo trục âm: Đ- M- S- L- Đ
 2. Kiểm tra bài cũ:
 HS hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
 GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
 GV dẫn dắt vào bài hát
- HS lắng nghe và ghi nhớ
 HS nghe hát bài Chị Ong Nâu và em bé từ đĩa nhạc chương trình âm nhạc lớp 3
 GV trình bày bài hát
 GV hướng dẫn HS đọc lời ca
 HS tập hát theo móc xích
 GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và cách ngắt nghỉ lặng đơn
 HS thực hiện toàn bài theo đàn
 ? Các con học tập được gì ở chị Ong Nâu ? 
 GV bổ sung ý trả lời của HS
 Luyện tập: Nhóm 2 hát – Nhóm 1 lắng nghe sau đó đổi bên
 HS luyện tập cá nhân
 GV nhận xét và biểu dương
 b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 GV làm mẫu và hướng dẫn
- HS ghi nhớ
 2/4
 Chị Ong nâu nâu nâu nâu
 Nhịp * * 
 Phách * * * 
 GV bắt nhịp
- HS hát kết hợp gõ đệm
 GV lưu ý HS cách gõ đệm theo nhịp phách mạnh rơi vào từ : Ong
 HS thực hiện toàn bài
 GV gọi một số HS thực hiện
 Luyện tập theo nhóm và cá nhân 
 GV nhận xét và biểu dương
 4.Củng cố dặn dò:
 HS hát bài: Chị Ong Nâu và em bé
 Nhắc nhở HS về nhà học bài
 GV nêu ý nghĩa giáo dục: Chăm chỉ học tập vâng lời ông bà bố mẹ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè 
 _ ___________________________________________
 Thứ Năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
 Âm nhạc
 Khối 4 Ôn 2 bài hát: CHÚC MỪNG- BÀN TAY MẸ
 - NGHE NHẠC 
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Biết hát đúng giai điệu giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
 - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc nhạc không lời.
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 - HS hát bài: Gà gáy
 - Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình ôn tập
 - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
 - GV giới thiệu nội dung bài học mới
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Ôn bài hát  Chúc mừng
 GV đàn giai điệu – HS hát ôn
 GV sửa sai cho HS trong khi ôn về phách nhịp sắc thái của bài hát, các chỗ ngân dài 3 phách.
 HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp phân đôi
 GV gọi 1 số HS thực hiện
 ? Nội dung bài hát muốn nói lên điều gì?
 HS hát kết hợp vận động theo nhạc
 Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
 Một số HS lên thực hiện trước lớp
 GV nhận xét và biểu dương 
 b. Hoạt động 2: Ôn bài hát Bàn tay mẹ
 GV đàn giai điệu câu hát 2 trong bài
- HS lắng nghe và nhận biết
 GV gọi HS hát bài hát
 GV đàn giai điệu và bắt nhịp
 HS hát ôn theo đàn
 GV sửa sai cho HS các tiếng luyến và những từ ngân dài 3 phách, chổ luyến
 Các qui trình khác tương tự bài 1 
 Gv nhận xét và biểu dương 
 c. Hoạt động 3: Nghe nhạc
 GV giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung lời ca của bài nhạc
 HS nghe nhạc sau đó nêu cảm nhận
 HS nghe nhạc lần 2
 GV trình bày bài hát
- HS lắng nghe
 HS vỗ tay đệm theo giai điệu bài hát
 3. Phần kết thúc:
 HS hát bài: Chim sáo
 GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài
 GV nhận xét tiết học
 ____________________________________________
 Thứ Năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
Lớp 1 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM
1. Mục tiêu
- Biết được những công trình công cộng của quê hương mình.
- Phấn khỏi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương.
2. Chuẩn bị
- Một vài hình ảnh về công trình công cộng.
- Giấy vẽ, bút màu.
3. Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Kể tên các công trình công cộng của quê em.
a. Mục tiêu
HS biết và gọi tên được một số công trình công cộng quê hương
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh về công trình công cộng có trong SGK. HS có thể trao đổi với bạn bên cạnh về những công trình công cộng mà e đã biết ( tên công trình công cộng, công trình đó ở đâu, công trình công cộng nói về cái gì)
- Kết thức hoạt động 1, Gv có thể mời một vài HS giới thiệu về những công trình công cộng mà em biết sau khi quan sát, chia sẻ cùng các bạn.
c. Kết luận
HS biết được một bài công trình công cộng có ý nghĩa đối với bản thân, với quê hương.
Hoạt động 2: Thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em.
a. Mục tiêu
HS biết thực hiện các việc làm cụ thể của mình để tham gia giữ gìn công trình công cộng ở quê hương.
b. Cách tiến hành
HS quan sát tranh có trong SGK. Sau đó, GV tổ chức cho HS thể hiện các hành động để giữ gìn công trình công cộng bằng hoạt động đóng vai. GV mời một nhóm HS gồm 3 em: 1 em cầm túi đựng rác và bỏ rác vào túi đựng, 1 em thì đang xóa những vết bẩn trên tường của công trình công cộng, 1 em cầm chổi quét rác xung quanh. Kết thúc hoạt động, GV cho HS tự nêu và gọi tên các hoạt động các em đã làm đó là gì để giúp các em khắc sâu việc cần làm.
c. Kết luận
Hoạt động thực hành sẽ tạo cho HS niềm vui, hứng thú khi tự mình làm ra sản phẩm cụ thể, đó là làm cho công trình công cộng luôn được sạch đẹp.
Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV có thê đưa HS tới một công trình công cộng như nhà văn hóa, hoặc cổng trường học để thực hành.
 Thứ Sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021
 Âm nhac
 Khối 5 Ôn bài hát: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Biết đọc bài TĐN số 7
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 7 
 - GV đọc chuẩn xác bài TĐN 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 - Ổn định lớp: HS hát bài: Bạn ơi lắng nghe 
 - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
 - Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài TĐN số 6 
 - GV giới thiệu nội dung bài học và ghi bảng
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Ôn bài hát  Màu xanh quê hương 
 GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- HS lắng nghe
 GV bắt nhịp 
-HS hát ôn theo đàn kết hợp gõ đệm theo bài hát
 GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ, lưu ý HS các chổ có luyến và sắc thái của bài hát
 HS thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 
 GVgọi một số HS thực hiện lại bài hát
 GV nhận xét biểu dương 
 GV hướng dẫn HS hát và vận động theo nhạc
- HS theo dõi và thực hiện
 GV uốn nắn sửa sai 
 HS hát kết hợp vận động theo bài hát
 Luyện tập: HS luyện tập theo tổ và cá nhân
 GV nhận xét biểu dương
 b. Hoạt động 2 : Tập đọc nhạc số 7 : Em tập lái ô tô
 GV treo bài TĐN số 7 lên bảng
- HS theo dõi
GV hướng dẫn để HS nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc như : Hình nốt tên nốt, vạch nhịp, số chỉ nhịp v v
 HS luyện cao độ: 
 HS luyện tiết tấu:
 GV đàn giai điệu toàn bài
- HS lắng nghe
 HS tập đọc nhạc theo giai điệu đàn
 GV sửa sai cho HS và cần lưu ý HS cách thể hiện đúng cao độ và trường độ
 HS thực hiện toàn bài
 GV hướng dẫn HS cách gõ đệm theo nhịp và ghép lời ca
 HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài
 Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát lời ca
- Nhóm 2 gõ đệm theo nhịp
 HS luyện theo cá nhân
 GVnhận xét biểu dương
 3. Phần kết thúc
 HS hát bài: Màu xanh quê hương
 HS đọc bài tập đoc nhạc số 7
 Nhắc nhở HS về nhà học bài
 Thứ Sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL .
Lớp 2 KỂ VỀ MỘT NGÀY CỦA MẸ EM
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu được sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với em và cả gia đình; hiểu được sự hy sinh thầm lặng vì chồng, vì con của mẹ, cảm thông với những vất vả, lo toan hàng ngày của mẹ.
- Yêu thương và tự hào về mẹ của mình.
II. Chuẩn bị:
Ảnh của mẹ HS (có thể là ảnh chân dung hoặc ảnh chụp chung với cả gia đình).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Chuẩn bị
- Phổ biến nội dung và yêu cầu hoạt động, yêu cầu HS quan sát xem hàng ngày, từ sáng đến tối mẹ thường làm những công việc gì có thể ghi chép ra giấy và chuẩn bị kể với các bạn.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện
- GV giới thiệu hoạt động
- HS chia sẻ theo nhóm đôi, có thể giới thiệu ảnh của mẹ với bạn
- GV mời một số HS kể trước lớp
3. Hoạt động 3: Thảo luận lớp
- Sau khi HS kể xong, GV tổ chức cho lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+ Qua các câu chuyện vừa kể, các em thấy những người mẹ hàng ngày có phải làm nhiều việc không?
+ Mẹ đã làm việc vất vả để làm gì? Làm nhiều việc để chăm sóc ai?
+ Chúng ta cần làm gì để mẹ đỡ vất vả? Để đền đáp công ơn của mẹ?
4. Củng cố dặn dò: 
GV kết luận: Trong gia đình mẹ thường là người vất vả nhất. Hàng ngày mẹ vừa phải đi làm, vừa phải lo đi chợ nấu cơm dọn dẹp nhà cửa chăm sóc dạy dỗ con cái mẹ đã hi sinh rất nhiều cho con cái và gia đình. Chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của mẹ và chăm học, chăm làm để mẹ vui lòng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan