Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 3 - Năm học 2020-2021
Thứ Ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 3: BÀY CỖ TRUNG THU
1. Mục tiêu
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày cỗ trong đêm trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng rôn rã cho HS
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô theo lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các loại hoa quả để bày cỗ
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ trung thu.
4. Tiến hành hoạt động
Thứ Hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020 Tuần 3: ÂM NHẠC : Lớp 1: Tiết 3: Chủ đề: TỔ QUỐC VIỆT NAM ÔN TẬP BÀI HÁT LÁ CỜ VIỆT NAM NHẠC CỤ TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: NÓI THEO TIẾT TẤU RIÊNG CỦA MÌNH I. Mục tiêu: - HS biết hát và kết hợp vận động cơ thể đơn giản cho bài hát . - Biết chơi trống nhỏ đệm cho bài hát. - Biết nói theo tiết tấu một cách đơn giản. - Biết sử dụng nhạc cụ của mình đúng cách đúng chỗ. II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát - Gọi một học sinh trình bày cách sử dụng nhạc cụ trống cơm. + GV nhận xét 3. Bài mới: 1.Nội dung 1: Ôn tập bài hát lá cờ Việt Nam ( khoảng 15 phút) - GV cho nghe lại bài hát “ Lá cờ Việt Nam”: - HS lắng nghe - GV làm mẫu hát và vận động cơ thể: - HS quan sát mẫu Câu 1:Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi. đùi đùi Vỗ vỗ Câu 2:Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng đùi đùi vỗ Vỗ Câu 3:Sao năm cánh huy hoàng biết bao. đùi đùi vỗ Vỗ Câu 4 :Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam đùi đùi vỗ Vỗ * - Đùi- Vỗ tay -Vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần vận động bằng hình thể - HS luyện tập theo từng câu - Cho một học sinh lên trình bày lại cách vận động bằng hình thể. - HS thực hiện - Luyện tập theo nhóm bằng các hình thức : Cá nhân và nhóm. - GV cho một vài nhóm lên trình bày theo giai điệu của bài hát. - GV sữa chỗ sai cho HS và tuyên dương - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm 2.. Nội dung 2: Nhạc cụ. ( khoảng 10 phút) a. Cách chơi trống nhỏ - GV cho HS tập cách chơi trống đúng tư thế và đúng cách. - HS quan sát - Đứng thẳng tay trái cầm chắc móc của trống, tay phài cầm dùi thì khi gõ trống tiếng kêu chuẩn và chính xác hơn. - GV cho một vài học sinh trình bày cách chơi trống nhỏ b. Thể hiện tiết tấu: - GV chơi tiết tấu làm mẫu: Tùng-cách-tùng-tùng(GV đếm 1-2-3-4-5 thay cho đọc đen-đen-đơn-đơn-đen) GV yêu cầu luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn dưới đây - HS luyện tập theo tiết tấu - HS quan sát 1 2 3 4 5 - GV cho học sinh tập luyện. thành thạo. - Gv theo dõi sửa sai. * Ứng dụng đệm đàn cho bài hát : Lá cờ Việt Nam - GV cho HS vừa gõ đệm vừa hát bài : Lá cờ Việt Nam - Cho HS luyện tập hoặc trình bày(gõ đệm,hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm - Gv tuyên dương - GV có thể phân công nhóm gõ đệm,nhóm hát.. Gv nhận xét tuyên dương. 3. Nội dung 3 : Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu của mình. ( khoảng 10 phút) - GV hướng dẫn HS cách vỗ tay theo mẫu tiết tấu trên. - GV vừa vỗ tay,vừa hỏi: Bạn thích học môn gì? HS vừa vỗ tay,vừa trả lời: Tôi thích học âm nhạc. Tương tự, HS trả lời các môn học khác - GV cho HS chơi trò chơi: Từng cặp HS chơi oẳn tù tì, bạn thắng hỏi bạn thua trả lời. - GV hướng dẫn cách vỗ tay theo tiết tấu khác. - GV nhận xét và tuyên dương 4. Củng cố dặn dò ( khoảng 2 phút) - GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động. - Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo chủ đề 2 : Thiên Nhiên Thứ Hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 3: Chủ điểm tháng 9 : MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 3: VUI TRUNG THU 1. Mục tiêu hoạt động : -HS hiểu : Tết trung thu ( Tết trông trăng ) là ngày tết của trẻ em . - Trong tết trung thu, người lớn thường bày cỗ , treo lồng đèn , kết hoa , múa sư tử , múa lân tưng bừng, náo nhiệt. trẻ em vui sướng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. - HS biết cách làm lồng đèn xếp đơn giản. - Rèn đôi tay khéo léo và thói quen tự làm đồ chơi cho mình, cho em bé, 2. Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo lớp 3. Tài liệu và phương tiện : -Một số loại đèn xếp ( nếu có ) - Các nguyên liệu làm đèn xếp : giấy màu , keo dán, kim , chỉ , - Ảnh vẽ các loại đèn xếp , đèn lồng , 4. Các bước tiến hành: Bước 1 : Chuẩn bị -Phổ biến trước tuần một cho HS nám được : Để góp vui trong ngày trung thu , lớp chúng ta sẽ tụư làm một lồng đèn xếp đơn giản để tham gia rước đèn trong đêm trung thu. - Khuyến khích HS có mô hình tranh vẽ mang đến lớp . GV treo những vật mẫu lồng đèn xếp - HS lựa chọn đèn mình sẽ làm. Bước 2 : GV hướng dẫn tập làm ra giấy nháp - Theo trình tự GV tập cho học sinh làm theo các bước làm lồng đèn xếp kiểu 1 theo thứ tự có 6 bước ( xem tranh hình 1 phụ lục ) - Đèn xếp 2: (loại này khó hơn nên khuyến khích HS khá giỏi làm ) - Cũng theo trình tự có 6 bước thực hiện ( GV hướng dẫn học sinh làm từng bước một ) Lưu ý học sinh cần khéo léo , nhẹ tay , Bước 3 : Hoàn thành sản phẩm - HS theo nhóm tự giúp đỡ nhau cùng thực hiện, GV quan sát giúp đỡ hs - Các sản phẩm được treo trên dây bao quanh lớp học . Bước 4 : Nhận xét , đánh giá - GV nhận xét khen ngợi HS . Khuyến khích các em làm thêm nhiều lồng đèn kiểu khác để tặng em bé, Cả lớp dùng sản phẩm này tham gia lễ rước đèn của toàn trường. Dặn dò, nhắc nhở : HS tiểu phẩm “ Đụng xe “ cho hoạt động 4 Tranh ảnh về mạng lưới giao thông, tư liệu về tai nạn giao thông, Thứ Ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 5 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HOẠT ĐỘNG 3: BÀY CỖ TRUNG THU 1. Mục tiêu - HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu. - HS biết cùng các bạn bày cỗ trong đêm trung thu. - Tạo niềm vui và không khí hào hứng rôn rã cho HS 2. Quy mô hoạt động. - Tổ chức theo quy mô theo lớp hoặc toàn trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Các loại hoa quả để bày cỗ - Các bức ảnh minh họa mâm cỗ trung thu. 4. Tiến hành hoạt động a) Bước 1 : Phổ biến mục đích yêu cầu hoạt động. - Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo. - Nêu nội dung thi. ( Văn nghệ ) - Trình bày mâm cỗ - Công bố giải thưởng dành cho mâm cỗ đẹp. Bước 2: Thi văn nghệ - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có). - Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. - Các đội thi tự giới thiệu về đội mình. - MC công bố chương trình biểu diễn. - Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định. b) Bước 3: Tiến hành cuộc thi - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Khai mạc cuộc thi - Thông qua chương trình cuộc thi. - Các đội thi về vị trí tiến hành bày và trang trí mâm quả. - Các thành viên ban giám khảo đi chấm điểm. Bước 4: Tổng kết – Đánh giá - Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất. - Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS. - Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ. 5. Kết thúc hoạt động - Đánh giá và trao giải thưởng. Thứ Ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Khối 2 Âm nhạc Học hát bài THẬT LÀ HAY Nhạc và lời: Hoàng lân I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát hoặc vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Biết gõ đệm theo phách II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn, bộ gõ - Tranh minh hoạ và bảng phụ ghi lời bài hát III. Hoạt động dạy-học 1. Ổn định lớp: - Gv nhắc Hs tư thế ngồi hát 2. Kiểm tra: Nhắc lại một số bài hát đã học ở lớp 1 3. Bài mới a.Hoạt động 1: Học hát bài Thật là hay Gv giới thiệu bài hát, tác giả nội dung bài hát: Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều ca khúc dành cho trẻ em cùng với người anh em sinh đôi của mình: Đường và chân, Đi học về, Những bông hoa những bài ca Gv đệm đàn và hát mẫu Hỏi Hs về nhịp độ bài hát(vui tươi rộn ràng) Hướng dẫn Hs đọc lời ca theo tiết tấu lời ca Dạy hát từng câu Sau khi tập xong, cho Hs hát lại nhiều lần theo đàn đẻ Hs nhớ lời ca và giai điệu Gv sửa sai cho Hs. + Hs luyện hát theo tổ nhóm cá nhân Gv nhận xét b.Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Hướng dẫn Hs hát gõ đệm - Hs theo dõi. 2/4 Nghe véo von trong vòm cây Nhịp * * Phách * * * * Tiết tấu * * * * * * - Hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm - Hs tập luyện 3-4 lần - Gv nhận xét tuyên dương Hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ hoạ Gv hướng dẫn các động tác nhún chân theo nhịp kết hợp động tác tay đưa lên miệng làm chim hót, hai tay đưa ra hai bên làm động tác bay, nhảy của chim - Hs theo dõi. HD tập luyện. Học sinh thập luyện. Gv tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò Gv điều khiển cho Hs hát thi đua theo tổ Hs nhắc lại tên bài vừa học của nhạc sĩ nào? Nhận xét và dặn dò Hs về ôn bài đầy Thứ Năm,ngày 01 tháng 10 năm 2020 Âm nhạc Khối 3: Học bài hát: QUỐC CA VIỆT NAM (Lời 2) I. Mục tiêu. - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. - Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca. - Biết hát đúng giai điệu. II. Chuẩn bị của giáo viên - Nhạc cụ quen dùng. - Đĩa nhạc bài Quốc ca. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: Nhắc h/s tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra: 3. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Học hát Quốc ca lời 2. - Tóm tắt nội dung lời 2. - Cho học sinh nghe băng Quốc ca lời 2. - Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu. - Giải thích các từ khó như: Lầm than, gông xích, căm hờn.) - Dạy hát từng câu nối tiếp đến hết bài. Lưu ý cho HS về cao độ các tiếng : Ngừng, thù. - Cho học sinh hát lại nhiều lần để các em nhớ giai điệu và lời ca. Giữ nhịp cho HS trong quá trình hát. b. Hoạt động 2: Hát và tập tư thế chào cờ. - HS tư thế chào cờ và hát Quốc ca. Đứng nghiêm mắt hướng nhìn về hướng Quốc kì, thái độ nghiêm túc. - Mời một vài HS lên làm tư thế mẫu. - Cho HS tập đứng chào cờ và hát Quốc ca - GV Nhận xét. - Gv cho hs ra trước sân để thực hiện. 4. Củng cố. - Nhận xét giờ học. - HS về học thuộc 2 lời ca. Thứ Năm ngày 01 tháng 10 năm 2020 Khối 4 Âm nhạc Học hát bài: EM YÊU HOÀ BÌNH Nvl: Nguyễn Đức Toàn I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. - Biết gõ đẹm theo phách theo nhịp. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc - Gv thể hiện chuẩn xác bài hát III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu: Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn Gv giới thiệu nội dung bài học 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Em yêu hoà bình Gv dẫn dắt vào bài : Là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết về chủ đề quê hương có cây đa bến nước như 1 làng quê thu nhỏ của quê hương Việt Nam. Gv đàn giai điệu và hát mẩu toàn bài - Hs lắng nghe. Gv gọi Hs đọc lời ca . Gv tập hát - Hs tập hát theo trình tự. Gv sửa sai cho Hs trong khi tập về phách nhịp các chỗ luyến và đảo phách. Hs thực hiện toàn bài theo đàn. Luyện tập: Gv cho lớp phó phụ trách văn nghệ điểu khiển cho cả lớp hoạt động: Theo nhóm: Nhóm 4, cặp đôi và cá nhân. Lớp phó báo cáo - Gv nhận xét và biểu dương trước lớp. b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm Gv làm mẩu - Hs theo dõi và ghi nhớ . Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam Nhịp * * * * Tiết tấu * * * * * * * * * Gv đàn và bắt nhịp. Hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu. Gv sửa sai cho Hs về cách gõ đệm. Hs thực hiện toàn bài theo đàn. Luyện tập: Gv cho lớp phó phụ trách văn nghệ điểu khiển cho cả lớp hoạt động: Theo nhóm: Nhóm 4, cặp đôi và cá nhân. - Gv nhận xét và biểu dương trước lớp. 3. Phần kết thúc: Hs hát bài: Em yêu hoà bình. Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài. Gv nêu ý nghĩa giáo dục: Chăm chỉ học tập yêu quê hương đất nước. Thứ Năm ngày 01 tháng 10 năm 2020 Khối 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM. ( TIẾT 2) HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG 1. Mục tiêu Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vuichơi. Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. 2. Chuẩn bị Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học. 3.Các hoạt động cụ thể 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn” a)Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vuichơi. b)Cách tiến hành: Thực hiện trò chơi theo nhóm HS chia thành các nhóm 6- 10 người. GVphổ biến luật chơi:HS các nhóm đứng theo vòng tròn,một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba” Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. Làm việc cả lớp HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...) c)Kết luận Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn. 2. Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường a)Mục tiêu: Liên hệ và tự đánh giá những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. Học sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường. b)Cách tiến hành: Làm việc cả lớp HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? Làm việc theo nhóm 2 đến 4 họcsinh HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kếtluận. c)Kết luận: Khi ở trường,các em nên tự thực hiện những việc như: sắpxếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học và tuyên dương những em tham gia học tốt.Dặn học sinh về nhà cùng người thân tham gia những việc làm bổ íchtrong gia đình và ngoài xã hội. Thứ Sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020 Khối 5 Âm nhạc Học hát bài: REO VANG BÌNH MINH Nvl: Lưu Hữu Phước I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoăch gõ đệm theo bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Biết gõ đệm theo nhịp theo phách. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc - Gv hát chuẩn xác bài hát III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu: - Ổn định lớp: Hs hát bài: Em yêu hoà bình - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn. - Kiểm tra bài cũ : Hs nêu tên các bài hát ở lớp 4. - Gv giới thiệu nội dung bài học. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Reo vang bình minh Gv dẫn dắt vào bài - Hs lắng nghe. Nội dung bài hát viết về khung cảnh thiên nhiên thật đẹp mà nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã bắt gặp. Gv đàn giai điệu và hát mẩu toàn bài - Hs lắng nghe. Gv gọi Hs đọc lời ca theo tiết tấu . Gv tập hát - Hs học hát theo trình tự. Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát. Hs thực hiện toàn bài theo đàn. Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm. Gv nhận xét biểu dương. b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. Gv làm mẩu - Hs theo dõi. Reo vang reo ca vang ca cất tiếng hát vang đồng xanh. * * * * Gv bắt nhịp - Hs thực hiện. Hs hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo đàn. Gv yêu cầu lớp phó phụ trách văn nghệ điều khiển cho cả lớp hoạt động Luyện tập: Hs luyện tập theo tổ nhóm, cặp đôi, cá nhân. Gv nhận xét biểu dương. 3. Phần kết thúc: Hs hát bài: Reo vang bình minh. Nhắc nhở Hs về nhà học bài. Gv nêu ý nghĩa bài học. Thứ Sáu, ngày 02 tháng 10 năm 2020 Lớp 2 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẾT TRUNG THU I/ MỤC TIÊU : - Biết Tết trung thu được tổ chức vào mùa thu và vào rằm tháng 8. - Tết trung thu là một đêm trăng tròn sáng và đẹp. - Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc, quí mến của cha mẹ đối với con cái một cách cụ thể. Vì thế tình cảm gia đình ngày càng thêm khăng khít. - Các em hát thuộc bài hát : Rước đèn ông sao II/ CHUẨN BỊ : Đèn ông sao, đèn kéo quân.câu hỏi, thang điểm. Lớp trưởng điều khiển trò chơi.chọn 3 bạn làm ban giám khảo. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : * /Hát tập thể bài : Tết Trung thu Người dẫn chương trình tuyên bố lý do . 1. Hoạt động 1 : Cuộc thi hiểu biết Mục tiêu : HS biết : HS biết tết trung thu là ngày tết vào mùa thu.và biết ngày tết trung thu là ngày 15 tháng 8. Đêm trung thu là đêm trăng tròn và đẹp. Tiến hành : GV chia lớp làm 3 đội để tham gia cuộc thi. -Lớp trưởng điều khiển trò chơi. -Các đội cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi về cho đội mình trả lời, mỗi dội trả lời một câu hỏi. Trong vòng 2 phút đội nào trả lời đúng sẽ ghi được điểm, đội nào trả lời sai đôi bạn biết sẽ trả lời và giành điểm từ đội đó (5 điểm cho câu trả lời đúng). Mỗi đội sẽ trả lời một câu hỏi: -Tết trung thu được tổ chức để chúc mừng vào mùa nào? -Tết trung thu được tổ chức vào ngày nào? -Đêm trung thu mặt trời và mặt trăng như thế nào? -Các đội bốc thăm trả lời câu hỏi,BGK nhận xét ghi điểm. 2.Hoạt động 2 : Cuộc thi nhanh Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa ngày tết trung thu cho các em và người lớn vui chơi. Tiến hành : Người DCT đọc câu hỏi các nhóm giơ tay giành quyền trả lời, khi người DCT vừa đọc xong câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước sẽ giành quyền trả lời, nếu nhóm nào giơ tay mà trả lời sai quyền ưu tiên thuộc về nhóm khác (5 điêm/1 câu trả lời đúng). Tết trung thu để chúng ta làm gì? Tết trung thu có ý nghĩa gì? Tết trung thu người ta thường làm gì? Các đội giơ tay giành quyền trả lời, BGK nhận xét ghi điểm. Công bố kết quả cuộc thi. GV giới thiệu lồng đèn cho HS quan sát. GV nhận xét tiết học. Cho HS trình diễn lồng đèn. Dặn HS về nhà tìm hiểu về truyền thống của trường. - Đêm trăng rằm trăng như thế nào? - Tháng này trường chúng ta phát động phong trào gì cho các anh chị khối 4, 5? Kết luận : Tháng này là tháng 9 (dương lịch), nhưng âm lịch thì là tháng 8. Hằng năm cứ vào ngày 15 tháng 8 (âm lịch) là chúng ta được ăn tết trung thu. Tết trung thu được tổ chức vào mùa thu. Trong đêm trung thu trăng rất tròn và đẹp. Tết trung thu là phong tục có ý nghĩa. Đó là sự báo hiếu, săn sóc, biết ơn, đoàn tụ, yêu thương. 3.Hoạt động 3 : Tập hát bài “Rước đèn tháng 8” : HS biết bài hát : “Rước đèn tháng 8’’ GV giới thiệu và hướng dẫn HS hát bài “Rước đèn tháng 8” HS hát bài hát “rước đèn tháng 8” - Cả lớp hát chung bài “Rước đèn tháng 8” HS về tìm hiểu trước về truyền thống trường em.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_hoat_dong_ngoai_gio_khoi_tieu_hoc_tuan_3_nam.doc