Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 23 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan

I/ Mục tiêu

- Biết hát theo giai điệu và lời ca

 Biết đây là bài hát nhạc của nước ngoài, lời Việt

II/ Đồ dùng dạy học

- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,

- HS : SGK, thanh phách,

III/ Hoạt động Dạy – Học

1. Mở đầu : khởi động bài hát Hoa lá mùa xuân. Kiểm tra bài : HSG hát kết hợp vỗ tay theo phách. Giới thiệu bài mới : Học hát : Bài Chú chim nhỏ dễ thương.

2. Hoạt động

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 23 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 23 Lớp 1	 
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2014
 Ngày dạy: 18 tháng 02 năm 2014
Ôn tập 2 bài hát: BẦU TRỜI XANH, TẬP TẦM VÔNG
NGHE NHẠC
I/ Mục tiêu 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
ó Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
ó Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một bài dân ca ( Đường và chân )
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,
- HS : SGK, thanh phách,
III/ Hoạt động Dạy – Học.
1. Mở đầu : khởi động bài hát Sắp đến Tết rồi - Giới thiệu bài mới : Ôn tập 2 bài hát : Bầu trời xanh, Tập tầm vông, Nghe nhạc
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn bài Bầu trời xanh
- Cho cả lớp hát cả bài
- Gọi từng tổ hát cả bài
- Cho hát song ca, đơn ca
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho HS hát kết hợp VĐPH.
b/ Hoạt động 2: Ôn bài Tập tầm vông
- Cho cả lớp hát cả bài
- Gọi từng tổ hát cả bài
- Cho hát song ca, đơn ca
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho HS hát kết hợp trò chơi.
- GV nhận xét HS tham gia trò chơi 
c/ Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Giới thiệu tên bài hát : Đường và chân (nhạc không lời), tác giả ( Nhạc : Hoàng Long, Lời : Thơ Xuân Tửu)
- Cho HS nghe bài hát 2 lần, đặt câu hỏi :
+ Tên bài bài hát là gì ?
+ Nội dung bài hát nhắc đến là gì ?
- Gọi HS hát lại bài hát nếu thuộc ( HSG)
- Nhận xét, tuyên dương
- Giáo dục HS phải biết yêu quý bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
- HS thực hiện
- Nghe và thực hiện theo hướng dẫn 
+ HSG – đơn ca kết hợp VĐPH
+ HSY – hát kết hợp vỗ tay 
- HS lắng nghe 
- Cả lớp thực hiện.
- HS thực hiện
- Nghe và thực hiện theo hướng dẫn 
+ HSG – đơn ca kết hợp vỗ tay theo bài hát
+ HSY – hát theo giai điệu 
- HS lắng nghe 
- Cả lớp thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS lắng nghe bài hát để trả lời câu hỏi.
- HSG thể hiện bài hát.
- Nghe GV nhận xét.
- Lắng nghe GV nói.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV cho cả lớp hát lại bài hát Bầu trời xanh..
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát.
- Nhận xét chung.
Tuần 23 Tiết 23 Lớp 2	 
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2014
 Ngày dạy: 18 tháng 02 năm 2014
Học hát : Bài CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
 Nhạc :Pháp
 Lời Việt:Hoàng Anh
I/ Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
ó Biết đây là bài hát nhạc của nước ngoài, lời Việt
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,
- HS : SGK, thanh phách,
III/ Hoạt động Dạy – Học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Hoa lá mùa xuân. Kiểm tra bài : HSG hát kết hợp vỗ tay theo phách. Giới thiệu bài mới : Học hát : Bài Chú chim nhỏ dễ thương.
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chú chim nhỏ dễ thương
- Cho HS nghe mẫu.
- Đọc lời ca theo tiết tấu, cho HSY đọc riêng.
- Dạy hát từng câu. Liên kết từng câu.
- Cho HS hát ghép các câu khó, sau đó hát cả bài
- Cho hát nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi
- Gõ đệm theo nhịp chia đôi
“Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương ” 
- HD gõ từng câu theo nhịp
- HD gõ ghép câu, cả bài.
- Gọi HSG thực hiện lại.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục HS phải yêu thương loài vật.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lần lượt thực hiện.
- HS thực hiện theo
+ Nhóm (HSY)
+ Cá nhân (HSG).
- HS lắng nghe.
- Cả lớp hát cả bài
- Quan sát GV thực hiện mẫu. 
- HS lần lượt thực hiện theo từng câu.
- HS thực hiện theo 
+ Nhóm – HSY
+ Cá nhân - HSG
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe để thực hiện cho tốt.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV cho cả lớp hát lại bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát.
- Nhận xét chung.
 Tuần 23 Tiết 23 Lớp 3 
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2014
 Ngày dạy: 18 tháng 02 năm 2014
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC
Bài đọc thêm : DU BÁ NHA – CHUNG TỬ KÌ
I/ Mục tiêu
- Tập biễu diễn một số bài hát đã học
- Biết nội dung câu chuyện.
ó Nhận biết một số hình nốt nhạc.
ó Tập viết các hình nốt nhạc.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,
- HS : SGK, thanh phách,
III/ Hoạt động Dạy – Học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Cùng múa hát dưới trăng. Kiểm tra bài Cùng múa hát dưới trăng : HSG hát kết hợp vỗ tay theo phách. Giới thiệu bài mới : Giới thiệu một số hình nốt nhạc, Bài đọc thêm : Du Bá Nha – Chung Tử Kì.
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình dạng nốt nhạc
- Cho cả lớp hát khởi động giọng bằng một bài hát ( do lớp chọn)
- Hỏi vài HS về khuông nhạc, khóa Son và kiểm tra vài nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay ( gồm : Đô - Rê - Mi - Pha - Son – La- Si )
- GV giới thiệu cho HS hình dạng các nốt:
+ Nốt tròn
+ Nốt trắng
+ Nốt đen
+ Nốt móc đơn
+ Nốt móc đôi
+ Dấu lặng đơn
+ Dấu lặng đen
- Nhận xét tuyên dương
- Cho HS bắt giọng hát một bài hát
b/ Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc
- GV kể cho HS nghe lần 1, đặt ra câu hỏi:
+ Tên hai người bạn trong câu chuyện ?
+ Điều gì đã đưa 2 người đi đến tình bạn sâu nặng ?
+ Sau khi Tử Kì mất, Bá Nha đến mộ làm gì?
- GV rút ra kết luận : nhờ âm nhạc đã đưa con người đến gần nhau hơn, âm nhạc mang đến niềm vui cho con người.
- GV kể lần 2 sau đó gọi HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương.
- Lớp trưởng bắt giọng
- HS nhớ lại bài cũ trả lời:
+ HSG - nnhớ được vị trí khóa son, các nốt nhạc
+ HSY – nhắc tên 7 nốt nhạc.
- HS nghe và viết vào bảng con
+ HSG lên viết trên bảng 
+ HSY viết trên bảng con và so sánh với bạn trên bảng 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- Hs lắng nghe câu chuyện
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn:
+ HSG kể toàn câu chuyện
+ HSY kể từng đoạn ngắn
3. Củng cố – dặn dò :
- GV cho cả lớp hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát.
- Nhận xét chung.
Tuần 23 Tiết 23 Lớp 4 
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2014
 Ngày dạy: 18 tháng 02 năm 2014
Học hát : Bài CHIM SÁO
 Dân ca Khơ –me (Nam Bộ)
 Sưu tầm:Đặng Nguyễn
I/ Mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
ó Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ-me ở Nam Bộ
ó Biết gõ theo phách.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,
- HS : SGK, thanh phách,
III/ Hoạt động Dạy – Học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Bàn tay mẹ. Kiểm tra bài Bàn tay mẹ : HSG hát kết hợp vỗ tay theo phách. Giới thiệu bài mới : Học hát bài Chim sáo.
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy hát
- Cho HS nghe bài hát (GV thể hiện hoặc cho nghe đĩa)
- Đọc lời ca theo tiết tấu, riêng HSY đọc từng câu
- Dạy hát từng câu. Liên kết từng câu.
- Cho HS hát ghép các câu khó, sau đó hát cả bài
- Cho hát nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách
- Gõ đệm theo phách
“ Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay”
 x X x x x X
- HD gõ từng câu theo phách
- HD gõ ghép câu, cả bài
- Cho HS luyện tập
- Nhận xét tuyên dương
- Giáo dục HS biết yêu thích ca hát, đặc biệt là các bài dân ca.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lần lượt thực hiện.
- HS thực hiện theo
+ Nhóm (HSY)
+ Cá nhân (HSG).
- HS lắng nghe.
- Nghe, quan sát GV thực hiện
- Quan sát gõ theo hướng dẫn.
- HS thực hiện ghép câu.
- HS thực hiện theo
+ HSG hát kết hợp gõ phách
+ HSY hát gõ theo tiết tấu
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò :
- GV cho cả lớp hát lại bài hát Chim sáo.
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát.
- Nhận xét chung.
Tuần 23 Tiết 23 Lớp 5	 
Ngày soạn: 14 tháng 02 năm 2014
 Ngày dạy: 18 tháng 02 năm 2014
Ôn tập 2 bài hát: HÁT MỪNG
TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
ÔN TẬP TĐN SỐ 8
I/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
-Biết hát kết hợp VĐPH
ó Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
ó Biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 8.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Đàn, Nhạc cụ gõ,
- HS : SGK, thanh phách,
III/ Hoạt động Dạy – Học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Quãng 8. Kiểm tra bài Tre ngà bên lăng Bác: HSG hát kết hợp vỗ tay theo phách. Giới thiệu bài mới : Ôn tập 2 bài Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác, Ôn tập TĐN số 8.
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn bài hát Hát mừng
- Cho HS hát bài Hát mừng
- Cho cả lớp hát cả bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi
- Gọi từng tổ hát lại bài hát
- Cho hát song ca, đơn ca
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho HS thực hiện hát kết hợp VĐPH
- GV nhận xét
b/ Hoạt động 2: Ôn tập bài Tre ngà bên lăng Bác
- Cho HS hát bài Tre ngà bên lăng Bác
- Cho cả lớp hát cả bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi
- Gọi từng tổ hát lại bài hát
- Cho hát song ca, đơn ca
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho HS thực hiện hát kết hợp VĐPH
- GV nhận xét, tuyên dương
c/ Hoạt động 3: Ôn TĐN số 8
- Luyện cao độ
- Luyện tiết tấu
- Cho cả lớp đọc nhạc và lời ca
- Cho đọc và gõ theo phách, tiết tấu
- Cho HS luyện tập
- Nhận xét tuyên dương
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Nghe và thực hiện theo hướng dẫn 
+ HSG – đơn ca kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi
+ HSY – thể hiện bài hát theo tổ
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện:
+ HSG hát kết hợp VĐPH
+ HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Nghe và thực hiện theo hướng dẫn 
+ HSG – đơn ca kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi
+ HSY – thể hiện bài hát theo tổ
- HS lắng nghe 
- HS thực hiện:
+ HSG hát kết hợp VĐPH
+ HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu 
- HS lắng nghe
- HS quan sát bài TĐN
- HS thực hiện đọc nhạc và lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm
 - HS thực hiện theo hướng dẫn:
+ HSG đọc đúng cao độ, gõ phách
+HSY đọc đúng tên nốt
- HS lắng nghe.
3. Củng cố – dặn dò :
- GV cho cả lớp hát lại bài hát Tre ngà bên lăng Bác.
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát.
- Nhận xét chung.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_23_nam_hoc_2013_2014_vo_th.doc
Giáo án liên quan