Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 16 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan

I/ Mục Tiêu :

 Biết nội dung câu chuyện.

 Biết tên gọi nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ.

- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Mở đầu : khởi động bài hát Ngày mùa vui. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Ngày mùa vui. . (HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - Giới thiệu bài mới : Kể chuyện âm nhạc : Cá heo với âm nhạc, Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.

2. Hoạt động

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 16 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 15 Lớp 1 	 
Ngày soạn: 08 tháng 12 năm 2013
 Ngày dạy: 10 tháng 12 năm 2013
 Ôn tập bài hát : ĐÀN GÀ CON 
 SẮP ĐẾN TẾT RỒI
I/ Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát
- Biết hát kết hợp VĐPH đơn giản 
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bài hát Sắp đến Tết rồi. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Sắp đến tết rồi. ( HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Ôn tập 2 bài hát : Đàn gà con, Sắp đến tết rồi.
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đàn Gà Con.
- Cho HS nghe giai điệu bài Đàn Gà Con.
- Hỏi HS tên bài hát vừa nghe giai điệu, tên tác giả?
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng nhiều hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp HS hát.
+ Cho HS hát và gõ đệm. 
- Hướng dẫn HS hát kết hợp VĐPH
- Mời HS biểu diễn trước lớp.
b/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Sắp đến tết rồi.
- Cho HS nghe giai điệu bài Sắp đến tết rồi
- Hỏi HS tên bài hát vừa nghe giai điệu, tên tác giả?
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng nhiều hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp HS hát.
+ Cho HS hát và gõ đệm. 
- Dẫn HS hát kết hợp VĐPH
- Mời HS biểu diễn trước lớp.
- HS chú ý nghe giai điệu.
- Chỉ nói tên bài hát
- HS thực hiện : 
+ Hát theo nhạc đệm (HSG) 
+ Hát theo giai điệu (HSY)
- HS biết kết hợp hát vỗ tay theo bài hát.
+ Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca (HSG vỗ tay theo phách)
+ Hát đúng giai điệu và lời ca (HSY vỗ theo tiết tấu)
- HS tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động (HSG)
- HS chú ý nghe giai điệu.
- Chỉ nói tên bài hát
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
+ HSG thực hiện hát kết hợp VĐPH
+ HSY thực hiện hát giai điệu vỗ tay theo tiết tấu
- HS biết kết hợp hát vỗ tay theo bài hát (vỗ tay theo nhịp)
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (tuyên dương)
Tuần 15 Tiết 15 Lớp 2 	 
Ngày soạn: 08 tháng 12 năm 2013
 Ngày dạy: 09 tháng 12 năm 2013
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
NGHE NHẠC
I/ Mục Tiêu :
- Biết Mô - Da là nhạc sĩ người nước ngoài
- Tập biểu diễn bài hát.
ó Biết Mô-Da là nhạc sĩ nổi tiếng người Áo.
ó Nghe một ca khúc thiếu nhi.(nêu cảm nhận khi xong bài hát)
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bài hát Chiến sĩ tí hon. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Chiến sĩ tí hon. (HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Ôn tập 2 bài hát : Kể chuyện âm nhạc, Nghe nhạc.
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc “Mô-Da thần đồng âm nhạc”
- GV kể câu chuyện
- Cho HS xem tranh SGV
sNhạc sĩ Mô - da là người nước nào ?
sMô - da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông ?
sKhi biết rõ sự thật, ông bố của Môda nói gì ?
sKhi xảy ra chuyện, Mô – da mấy tuổi ?
b/ Hoạt động 2: Nghe nhạc
- Cho HS nghe một ca khúc thiếu nhi “Thư gửi Ê –li – sa”
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả (nhạc sĩ Mô – da)
- HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, giai điệu sau khi nghe bài hát
- Cho HS nghe lại lần 2
c/ Hoạt động 3: Trò Chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Hướng dẫn & cách chơi : Các em ngồi hoặc đứng thành vòng tròn. Cho 1 em B ra ngoài lớp. GV đưa một đồ vật cho em A giữ kín. Tất cả cùng hát một bài (GV chỉ định). GVgọi em B vào, tiếng hát nhỏ lại là bạn ở xa người dấu đồ vật phải tìm, tiếng hát to lên là đang đến gần đồ vật. Em B phải nghe tiếng hát to nhỏ để định hướng tim cho ra một vật đang bị cất giấu. Khi bạn B phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
+ Mô – da người nước Áo.
+ Mô – da đến nha người bạn soạn lại bài hát mới
+ Bố Mô – da dự đoán Mô – da sau này sẽ trở thành nhạc sĩ nổi tiếng
+ Khi ấy Mô – da vừa tròn 6 tuổi
- HS nghe
- HS nói lêm cảm nhận của mình
- HS lắng nghe luật chơi
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (tuyên dương)
Tuần 15 Tiết 15 Lớp 3	 
Ngày soạn: 08 tháng 12 năm 2013
 Ngày dạy: 09 tháng 12 năm 2013
Kể chuyện âm nhạc : CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
I/ Mục Tiêu :
 Biết nội dung câu chuyện.
ó Biết tên gọi nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bài hát Ngày mùa vui. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Ngày mùa vui. . (HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - Giới thiệu bài mới : Kể chuyện âm nhạc : Cá heo với âm nhạc, Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
- GV đọc toàn bộ câu chuyện
- Đọc từng đoạn ngắn.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
sỞ vùng Bắc Cực xảy ra chuyện gì ?
sSau khi đường băng được mở ra, các chú cá heo có chịu ra biển không ?
sĐiều gì đã khiến các chú cá heo ra biển ?
- Gọi HS kể lại câu chuyện.
- Âm nhạc không chỉ ảnh hưênng đối với con người mà còn tác động tới cả một số loài vật.
- Cho HS thư giản (hát 1¦ 2 bài hát đã học)
b/ Hoạt động 2: Giới thiệu 7 nốt nhạc 
- Các nốt nhạc có tên gọi là : “Đô – Rê – Mi -Son – La - Si”
- Trò chơi anh em (Mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đô – Rê - Mi – Son – La - Si.). Bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tư nói trên. GV gọi nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói “có” và nói tiếp “Tên tôi là..” theo tên nốt đã quy định rồi giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc. Giáo viên gọi em khác vào thế và cuộc chơi tiếp tục. Vài lần sau GV gọi tên nhanh hơn và học sinh trả lời nhanh hơn.
- GV nhận xét tinh thần tham gia trò chơi của các em
- “ Khuông nhạc bàn tay”
- Giới thiệu các nốt nhạc trên khuông nhạc tượng trương qua bàn tay.
- Trong tiết này, các em học vị trí 5 nốt Đô-Rê-Mi-Son (chưa học nốt La-Si )
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS trình bày.
+ HSG kể cả câu chuyện
+ HSY kể từng đoạn theo hướng dẫn
- Lắng nghe GV giới thiệu
- HS nghe luật chơi
- HS tham gia chơi
- Nghe phổ biến và thực hiện theo trên bàn tay của từng HS.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ HSG nhớ vị trí của 7 nốt
+ HSY nhớ tên gọi 7 nốt
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (tuyên dương)
Tuần 15 Tiết 15 Lớp 4	 
Ngày soạn: 08 tháng 12 năm 2013
 Ngày dạy: 09 tháng 12 năm 2013
Ôn tập 3 bài hát : EM YÊU HÒA BÌNH ;
 BẠN ƠI LẮNG NGHE;
 CÒ LẢ
I/ Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
ó Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca.
ó Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: SGK, nhạc cụ gõ,
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bài hát Quãng 8, TĐN số 4. Giới thiệu bài mới : Ôn tập 3 bài hát : Em yêu hòa bình ; Bạn ơi lắng nghe; Cò lả
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu hoà bình
- GV cho HS nghe giai điệu 
- GV đệm đàn và hướng dẫn HS ôn tập.
- GV chú ý sửa chỗ HS sai
- Tổ chức HS biểu diễn bài hát 
b/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe
- GV cho HS nghe giai điệu 
- GV đệm đàn và hướng dẫn HS ôn tập.
- GV chú ý sửa chỗ HS sai
- Tổ chức HS biểu diễn bài hát 
c/ Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Cò Lả
- GV cho HS nghe giai điệu 
- GV đệm đàn và hướng dẫn HS ôn tập
- GV chú ý sửa chỗ HS sai
- Tổ chức HS trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hoà giọng
- GV chỉ định một vài nhóm trình bày kết hợp vận động bài Cò Lả
- GV nhận xét 
- HS nhận ra đó là bài hát gì?
- Cả lớp ôn bài hát :
+ Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (HSY)
+ Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát (HSG)
+ Tập biểu diễn bài hát (HSG)
- HS nhận ra đó là bài hát gì?
- Cả lớp ôn bài hát :
+ Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (HSY), biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát (HSY)
+ Tập biểu diễn bài hát (HSG)
- HS nhận ra đó là bài hát gì?
- Cả lớp ôn bài hát :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (cả lớp)
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát (HSY)
- Tập biểu diễn bài hát (HSG)
- HS trình bày
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (tuyên dương)
Tuần 15 Tiết 15 Lớp 5	 
Ngày soạn: 08 tháng 12 năm 2013
 Ngày dạy: 09 tháng 12 năm 2013
Học hát bài: HOA CHĂM PA
Bài hát Lào
I/ Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
ó Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: SGK, nhạc cụ gõ,
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bài hát Quãng 8, TĐN số 4. Giới thiệu bài mới : Học hát bài : Hoa Chăm Pa
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài: Hoa Chăm Pa 
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu. Liên kết câu
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS – Nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp chia đôi.
Hoa Chăm Pa ơi, nức muôn hương trời...
- Hướng dẫn HS đứng hát nhún chân nhịp nhàng
- GV nhận xét
- HS chú ý nghe
- HS nghe
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV (Chú ý tư thế ngồi của HS)
- Hát theo giai điệu và lời ca.
 Chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh (cả lớp)
+ Hát theo nhóm (HSY)
+ Hát cá nhân (HSG)
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
theo hướng dẫn của GV.
+ HSG gõ theo nhịp chia đôi
+ HSY hát theo giai điệu và gõ tiết tấu
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (tuyên dương)

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_16_nam_hoc_2013_2014_vo_th.doc