Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 13 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan

I /Mục Tiêu

 - Hát theo giai điệu và lời ca .

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.

 Biết gõ đệm theo phách

II/ Đồ dùng dạy học

- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ.

- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ

III/ Các hoạt động dạy học

1. Mở đầu : khởi động bài hát Xòe hoa. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Cộc cách tùng cheng ( HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Học hát Bài Chiến sĩ tí hon

2. Hoạt động

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 13 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 13 Lớp 1 	 
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2013
Ngày dạy: 19 tháng 11 năm 2013
NGHE QUỐC CA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I/ Mục tiêu
- HS làm quen với bài Quốc Ca
- Biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
- Biết nội dung câu chuyện Nai Ngọc.
ó Nhớ và nhắc lại một vài chi tiết ở nội dung câu chuyện Nai Ngọc
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Mời bạn vui múa ca. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Đàn gà con ( HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Nghe Quốc ca Việt Nam và Kể chuyện âm nhạc “ Tiếng hát Nai Ngọc”
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Nghe Quốc Ca
- Giới thiệu: Quốc Ca là bài hát chung của cả nước, bài Quốc Ca Việt Nam nguyên là bài Tiến Quân Ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác . Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạc Quốc Ca. Tất cả mọi người phải đứng nghiêm trang hướng về Quốc Kì.
- Cho HS nghe bài hát Quốc ca 
- Tập cho HS đứng chào cờ, nghe Quốc Ca 
- GV mở rộng thêm cho HS biết bài hát gồm 2 lời ca. Nhưng khi chào cờ thì chỉ hát lời 1
- GV nhận xét khi HS thực hiện chào cờ 
b/ Hoạt động 2 : Kể chuyện âm nhạc
- GV đọc diễn cảm câu chuyện “Nai Ngọc”.Sau đó đặt ra câu hỏi
s Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng?
sTại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về nhà?
- GV gợi ý cho HS nhắc lại nội dung chính của câu chuyện (HSG)
- GV kết luận: Tiếng hát Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được các loài muôn thú đến phá hoại nương rẫy, lúa ngô. Mọi người đều yêu quý tiếng hát của em bé. Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn tác động đến loài vật
- HS tập trung nghe GV giới thiệu về bài hát
- HS nghe
- HS tập đứng nghiêm, mắt hướng về Quốc kì, không đùa giỡn.
+ HSG nói tên bài Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca
+ HSY biết được đây là bài quốc ca Việt Nam
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe câu chuyện. Biết nội dung câu chuyện Nai Ngọc để trả lời các câu hỏi của GV
+ HSY biết được vì muôn thú do mãi nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé mà quên phá hoại mùa màng
+ HSG biết được do tiếng hát của Nai Ngọc mà muôn thú ngừng việc phá hoại vì tiếng hát vô cùng hấp dẫn.
 - Lắng nghe GV rút ra kết luận
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài hát Đàn gà con
- Chuẩn bị xem trước bài Sắp đến Tết rồi
 Tuần 13 Tiết 13 Lớp 2	 
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2013
Ngày dạy: 18 tháng 11 năm 2013
Học hát bài : CHIẾN SĨ TÍ HON
Nhạc : Đinh Nhu
 Theo bài : Cùng nhau đi hồng binh
 Lời: Việt Anh
I /Mục Tiêu
 - Hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
ó Biết gõ đệm theo phách
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
Mở đầu : khởi động bài hát Xòe hoa. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Cộc cách tùng cheng ( HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Học hát Bài Chiến sĩ tí hon
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy bài hát: Chiến sĩ tí hon
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu 
- Dạy hát từng câu. Liên kết câu
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS 
- Nhận xét.
b/Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo phách
 x x x x x x
- Hướng dẫn HS đứng hát nhún chân nhịp nhàng (HSG)
- GV nhận xét sửa sai cho HS
- HS chú ý nghe
- HS nghe
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV (Chú ý tư thế ngồi của HS)
- Hát theo giai điệu và lời ca .Chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh ( cả lớp)
+ Hát theo nhóm ( HSY)
+ Hát cá nhân (HSG)
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV 
+ HSG thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo phách
+ HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu
- Lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò
- Cả lớp hát bài
- Dặn HS ôn lại bài hát.
- Nhận xét chung (Tuyên dương)
 Tuần 13 Tiết 13 Lớp 3	 
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2013
Ngày dạy: 18 tháng 11 năm 2013
Ôn tập bài hát : CON CHIM NON
I /Mục Tiêu
 - Hát theo giai điệu và đúng lời ca .
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
ó Biết hát đúng giai điệu và vận động theo nhịp 3/4
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: Tập bài hát, nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Con chim non ( HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Ôn tập bài hát Con chim non
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non
- Hướng dẫn HS nghe lại bài hát 1 lần.
- GV đàn giai điệu cho HS nghe để nhớ lại bài hát
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc giai điệu và đúng lời.
- Sửa cho HS – HS Nhận xét.
- GV nhận xét 
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động theo nhịp 
- GV nhắc lại cho HS cách gõ đệm nhịp
- GV hướng dẫn HS vận động phụ họa theo bài hát (HSG chuẩn bị động tác phụ họa lên thực hiện)
- GV nhận xét khen ngợi những nhóm thực hiện đẹp, chỉnh sửa chỗ sai cho HS
- Lần lượt cho cả lớp ôn luyện.
- Hát theo giai điệu và đúng lời
Chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh ( cả lớp)
+ Hát theo nhóm (HSY)
+ Hát cá nhân (HSG)
- HS thực hiện
- Nhớ lại cách gõ đệm theo nhịp ¾
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
- HS thực hiện bài hát theo
+ Nhóm ( HSY) hát kết hợp vỗ tay 
+ Cá nhân ( HSG)
- HS lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài kết hợp vận động
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tuần tới.
- Nhận xét chung (Tuyên dương)
 Tuần 13 Tiết 13 Lớp 4	 
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2013
Ngày dạy: 18 tháng 11 năm 2013
 Ôn tập bài hát: CÒ LẢ
 Tập Đọc Nhạc : TĐN số 4
I/ Mục Tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp VĐPH.
óBiết đọc bài TĐN số 4
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: SGK, nhạc cụ gõ,
III/ Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng quãng 8. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Cò lả (HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Ôn tập bài hát Cò lả, TĐN số 4
2. Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát : Cò Lả
- GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát đã học ở tiết trước. Hỏi HS nhắc lại tên bài hát và tác giả.
- GV đệm đàn và hướng dẫn HS ôn tập.
- Tổ chức HS biểu diễn bài hát kết hợp vỗ tay:
 - GV nhận xét
b/ Hoạt động 2:
- GV gọi HS chuẩn bị động tác lên thực hiện (GV thực hiện mẫu)
+ Câu 1,2 : Nhún chân nhịp nhàng.
+ Câu 3.4 : Tay trái vẫy sang trái, tay phải vẫy sang phải.
+ Câu 5,6 : Nhún cân nhịp nhàng.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HShát theo hình thức lĩnh xướng (HSG)
+ Phần 1 (Xướng) : 1 HS hát “Con còcánh đồng”
+ Phần 2 (Xô) : cả lớp hát “Còn lại”
- GV nhận xét
c/ Hoạt động 3: Học bài TĐN số 4
- GV giới thiệu bài TĐN
- Treo bảng bài TĐN số 4
- GV đàn giai điệu bài TĐN
- GV đọc các nốt có trong bài TĐN
- Trong bài TĐN nốt thấp nhất, cao nhất là nốt nào? Thứ tự các nốt từ thấp -> cao?
- HS luyện tập cao độ (Đồ-Rê-Mi-Pha-Son)
- Nêu các hình nốt có trong bài TĐN ?
Luyện tập cao độ
- Luyện tập tiết tấu
- GV đàn giai điệu bài TĐN lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc, ghép lời ca, gõ đệm.
- GV nhận xét
- HS nghe và trả lời câu hỏi
- Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Luyện tập hát và vận động nhịp nhàng tươi vui. (Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân)
+ HSY theo nhóm, vỗ tay theo tiết tấu
+ HSG cá nhân, vỗ tay theo nhịp
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hướng dẫn HS thực hiện VĐPH
- Thực hiện hát theo lĩnh xướng
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Trả lời
- Luyện tập cao độ theo nhóm, cá nhân.
- Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn của GV.
- Tiến hành luyện tập bài TĐN theo hình thức: Dãy nhóm (hát gõ theo tiết tấu), cá nhân (HSG hát kết hợp gõ phách)
- HS lắng nghe
3. Củng cố - dặn dò
- Cho cả lớp hát lại bài hát và bài TĐN số 4 (cho hs nữ đọc nhạc, HS nam ghép lời ca).
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và ôn lại 2 bài hát đã học:
+ Trên ngựa ta phi nhanh
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
 Tuần 13 Tiết 13 Lớp 	 
Ngày soạn: 16 tháng 11 năm 2013
Ngày dạy: 18 tháng 11 năm 2013
 	 Ôn tập bài hát : ƯỚC MƠ
 Tập Đọc Nhạc : TĐN SỐ 4
I/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp VĐPH.
óBiết đọc bài TĐN số 4
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Tập bài hát, đàn, nhạc cụ gõ...
- HS: SGK, nhạc cụ gõ,
III/ Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng quãng 8. Kiểm tra bài : 2 HS thực hiện bài Ước mơ (HSY hát lời ca, HSG hát kết hợp vỗ tay) - giới thiệu bài mới : Ôn tập bài hát Ước mơ, TĐN số 4
2. Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Ước mơ
- HS nghe lại bài hát và nói tên bài hát – tác giả
- GV đệm đàn và hướng dẫn HS ôn tập.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi
b/ Hoạt động 2: Luyện hát kết hợp vận động
- GV gọi HSG lên thực hiện hát kết hợp VĐPH
+Động tác 1: Tay dang ngang vẫy nhẹ hai bên (câu 1,2)
+Động tác 2 : Tay đưa lên miệng giả động tác chim hót(3,4)
+Động tác 3:Áp hai bàn tay lại đưa nghiêng lên má ( câu 5,6)
+Động tác 4: Nghiêng người vỗ tay 2 bên trái phải (câu 7,8)
- GV tổ chức HS biểu diễn kết hợp VĐPH
- GV nhận xét
c/ Hoạt động 3: Học bài TĐN số 4
- GV giới thiệu bài TĐN
- Treo bảng bài TĐN số 4
- GV đàn giai điệu bài TĐN
- GV đọc các nốt có trong bài TĐN
- Trong bài TĐN nốt thấp nhất, cao nhất là nốt nào? Thứ tự các nốt từ thấp -> cao?
- HS luyện tập cao độ ( Đồ - Rê – Mi – Son - La - Đố )
-Nêu các hình nốt có trong bài TĐN ?
eLuyện tập tiết tấu
- GV đàn giai điệu bài TĐN lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc, ghép lời ca, gõ đệm.
- GV nhận xét
- Lắng nghe và trả lời
- Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV
+ HSG thể hiện đơn ca
+ HSY thể hiện nhóm
- Biết hát kết hợp VĐPH
- Theo dõi GV thực hiện mẫu
- Từng nhóm biểu diễn trước lớp
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Chú ý nghe
- HS trả lời
- Luyện tập cao độ theo nhóm, cá nhân (HSY đọc đúng tên gọi, HSG thể hiện đúng cao độ)
- Trả lời
- Luyện tập cao độ 
- Tiến hành luyện tập TĐN theo hình thức : 
+ Nhóm (HSY hát lời ca)
+ Cá nhân (HSG đọc nhạc ghép lời)
3. Củng cố - dặn dò
- Cho cả lớp hát lại bài hát 
- Dặn dò - tuyên dương
- Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_13_nam_hoc_2013_2014_vo_th.doc