Giáo án Âm nhạc 6 - Chủ đề: Âm nhạc dân tộc
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cả lớp
- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát
+ GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Đi cấy, HS nhận biết và hát câu hát đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
- Khởi động giọng theo mẫu
+ Cả lớp trình bày bài hát Đi cấy
+ Một HS nêu cảm nhận về tính chất và nội dung bài hát Đi cấy
- GV nhận xét và đánh giá chung.
- GV yêu cầu HS giới thiệu bức tranh về đề tài đi cấy đã được giao từ tiết trước.( GV nhận xét đánh giá)
- Trình bày bài Đi cấy, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
- Tập hát có lĩnh xướng.
Âm nhạc 6 Ngày soạn: Tiết dạy theo PPCT: 13- 14- 15 CHỦ ĐỀ ÂM NHẠC DÂN TỘC (3 tiết) I- MỤC TIÊU - Giới thiệu một bài hát về dân ca Thanh Hóa, trích trong “Tổ khúc múa đèn” .HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát , biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức song ca, tốp ca, hát vận động theo nhạc. - Đọc đúng cao độ trường độ và ghép lời ca TĐN số 5. Đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp. - Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc. Nhận biết hình dáng và âm sắc và hình thức biểu diễn của các loại nhạc cụ như: Sáo, đàn tranh, đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, trống. - Tích hợp sử dụng di sản: Tìm hiểu các loại nhạc cụ được sử dụng trong Đàn ca tài tử Nam Bộ. - Giáo dục HS biết yêu quí giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. - Biết trân trọng những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. II- NỘI DUNG Tiết 1: - Học hát: Bài Đi cấy Tiết 2: - Ôn tập bài hát: Ôn tập bài hát Đi cấy - Tập đọc nhạc: TĐN sô 5 Tiết 3: - Ôn tập bài hát Đi cấy - Ôn tập TĐN: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. III- CHUẨN BỊ - Chuẩn bị của GV: + Đàn phím điện tử, máy nghe, băng/đĩa nhạc. + Tập hát, đàn thuần thục bài hát Đi cấy, TĐN số 5. + Tranh, ảnh và các tư liệu minh họa cho bài hát. + Bảng phụ bài hát và TĐN + Tư liệu: Hình ảnh về các nhạc cụ, VIDEO CLIP biểu diễn các nhạc cụ trong nghệ thuật đàn ca tài tử Nam Bộ. + Tư liệu và kiến thức về nghệ thuật đàn ca tài tử Nam Bộ. - Chuẩn bị của HS: + SGK âm nhạc 6. + Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con… + Tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc: Cấu tạo hình dáng và âm sắc . TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY **** TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Giáo viên điều khiển hát bài: - GV dẫn dắt HS vào bài hát Đi cấy và cho HS tìm hiểu một vài nét về địa danh Thanh Hóa - HS biết bài hát Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hóa, trích trong Tổ khúc Múa đèn.Giới thiệu một vài bài hát trong tổ khúc Múa đèn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động cả lớp - HS nghe bài hát Đi cấy ( nghe băng nhạc hoặc GV trình bày). - Tìm hiểu nội dung bài hát( Nội dung bài hát nói lên điều gì?) Hoạt động cá nhân - HS tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi: ? Bài hát được viết ở nhịp mấy, chia thành mấy câu nhạc? - Bài hát chia thành 4 câu nhạc: + Câu 1: Lên chùa… sáng trăng + Câu 2: Ba bốn cô… cùng chăng. + Câu 3: thắp đèn… ngoài thềm. + Câu 4: Câu còn lại. ? Trong bài hát có sử dụng kí hiệu âm nhạc nào? + Dấu luyến, dấu chấm lưu ( ngân tự do). Giải thích dấu ngân tự do. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động cả lớp - HS nghe GV đàn, khởi động giọng theo mẫu. - Tập hát từng câu theo lối móc xích. + Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. Hát kết hợp với gõ phách. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Hát câu 3,4 tương tự câu 1,2. Hoạt động nhóm: + GV đánh đàn từng câu yêu cầu các nhóm trình bày lại từng câu hát + GV nhận xét sửa sai. Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu một vài HS hát nối tiếp từng câu trong bài + HS tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. Hoạt động cả lớp - Củng cố bài hát: + Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng và hòa giọng. + HS tập hát nối tiếp và hòa giọng. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Hoạt động cả lớp + GV hướng dẫn tập hát kết hợp động tác minh họa phù hợp bài hát. + HS biểu diễn bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. - Hoạt động cá nhân: Nêu cảm nhận về tính chất bài hát? E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG - Tìm hiểu bài hát qua các phương tiện thông tin, hoặc xem biểu diễn nghệ thuật để từ đó các em dàn dựng bài hát Đi cấy một cách có hiệu quả để biểu diễn trước lớp. - Vẽ một bức tranh về hình ảnh đi cấy trên đồng. TIẾT 2: - ÔN TẬP BÀI HÁT : ĐI CẤY - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5 TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Đi cấy A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp - Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát + GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Đi cấy, HS nhận biết và hát câu hát đó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động cả lớp - Khởi động giọng theo mẫu + Cả lớp trình bày bài hát Đi cấy + Một HS nêu cảm nhận về tính chất và nội dung bài hát Đi cấy - GV nhận xét và đánh giá chung. - GV yêu cầu HS giới thiệu bức tranh về đề tài đi cấy đã được giao từ tiết trước.( GV nhận xét đánh giá) - Trình bày bài Đi cấy, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. - Tập hát đối đáp và hòa giọng. - Tập hát có lĩnh xướng. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm: - GV chỉ định( hoặc cho HS xung phong ) trình bày lại bài hát có minh họa – GV nhận xét, sữa sai và đánh giá. Hoạt động cặp đôi, cá nhân: - Gọi một HS trình bày bài hát với hình thức đơn ca có minh họa – GV nhận xét và tuyên dương. - Gọi hai HS lên trình bày bài hát với hình thức song ca có kết hợp động tác minh họa. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG ( Nội dung này không cần hoạt động bổ sung) *Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 5 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu TĐN số 5: Vào rừng hoa. Nhạc Việt Anh. - Cho HS tìm hiểu một vài hình ảnh về bài TĐN : Cảnh đẹp của thiên nhiên với tiếng hót líu lo rộn ràng với những bông hoa xinh đẹp hòa quyện vào núi rừng. - Vài nét về nhạc sĩ Việt Anh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động nhóm: - Tìm hiểu bài TĐN số 5 và trả lời các câu hỏi: + Bài TĐN viết ở nhịp nào? + Bài TĐN có những cao độ và trường độ như thế nào? + Bài TĐN có những kí hiệu âm nhạc nào? + Bài TĐN có thể chia thành mấy câu? C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động cả lớp - Luyện tập cao độ: Nghe GV đàn, đọc đúng tên và các nốt nhạc. - Luyện tập tiết tấu: Nghe GV gõ tiết tấu, gõ đúng tiết tấu của bài TĐN. - Tập đọc từng câu: Đọc nhạc kết hợp gõ phách. + Tập đọc câu thứ nhất( Có dấu nhắc lại): Nghe GV đàn giai điệu, tập đọc vài lần hòa với tiếng đàn. + Tập đọc câu thứ hai tương tự với câu thứ nhất. + Đọc nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tập những câu tiếp theo tương tự. - Tập đọc cả bài: + Đọc cả bài TĐN. + Phát hiện những chỗ đọc sai. + Sửa những chỗ đọc sai theo hướng dẫn của GV. - Tập ghép lời ca: + Một nhóm đọc bài TĐN, đồng thời nhóm khác hát lời ca. sau đó đổi lại phần trình bày. + Tất cả cùng ghép lời ca. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm - Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. - Các nhóm tự luyện tập, sau đó các nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm vỗ tay theo phách. Sau đó các nhóm khác tiếp tục thực hiện luân phiên nhau. - Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 24 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động cả lớp - Nhận biết và ghi lại AHTT TĐN số 5? - Đọc nhạc hát lời ca kết hợp đánh nhịp thuần thục. TIẾT 3:- ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI CẤY - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG * Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Đi cấy A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Điều khiển HS hát bài hát tập thể ( lý Ngựa ô Huế) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Không hình thành kiến thức mới) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động cả lớp Cho HS đứng tại chổ hát lại bài Đi cấy, hát kết hợp với vận động theo nhịp. Hoạt động nhóm: Trình bày bài hát Đi cấy một cách hoàn chỉnh. Thể hiện đúng sắc thái, tình cảm bài hát, có minh họa. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động cá nhân: Tập dàn dựng bài hát để biểu diễn ở trường , ở địa phương E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG ( Không cần hoạt động bổ sung) * Nội dung 2: - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp Luyện đọc cao độ và thang âm bài TĐN số 5. Luyện tập AHTT B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Không có hình thành kiến thức mới) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động cả lớp Đọc nhạc kết hợp gõ đệm Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp đánh nhịp Hoạt đông nhóm và cá nhân: Kiểm tra cá nhân, nhóm GV nhận xét đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động cả lớp Tập hát bài Vào rừng hoa kết hợp với vận động theo nhịp E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động cả lớp Vẽ một bức tranh về thiên nhiên Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động cả lớp: Cho Hs xem VIDEO CLIP một bài bản ngắn của Đàn ca tài tử Nam Bộ.Trong đó có sử dụng các loại nhạc cụ: Đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu. Cho Hs nhận xét về hình thức trình bày của các loại nhạc cụ trên? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI GV giới thiệu vền cấu tạo, hình dáng và âm sắc các loại nhạc cụ: Sáo, đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt, trống. Sáo: Được làm bằng thân cây trúc, nứa… dùng hơi để thổi. Có loại sáo dọc có loại sáo ngang. Đàn bầu: Có một dây, dùng que gảy, có âm sắc đặc biệt. Đàn tranh( Thập lục): Dùng móng gảy, thường đệm trong ngâm thơ. Đàn nhị( Cò): Có hai dây dùng cung kéo. Đàn nguyệt: Còn gọi là đàn Kiềm, có hai dây, dùng móng gảy thường đệm cho chầu văn. Trống: Có nhiều loại trống khác nhau như: Trống cái, trống cơm , trống đế… đa dạng về loại hình và nghệ thuật diễn tấu phong phú, tinh tế. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * GV sử dụng tranh ảnh và băng đĩa nhạc giới thiệu trực quan cho Hs xem và nghe cấu tạo và âm sắc của các loại nhạc cụ. * Cho HS xem VIDEO CLIP về nghệ thuật biểu diễn của các loại nhạc cụ trên qua hình thức độc tấu và hòa tấu. * Cho HS nhận xét về âm sắc của các loại nhạc cụ trên. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ? Trong cuộc sống thực tế các em có từng thấy các loại nhạc cụ trên biểu diễn không? Và thấy vào những dịp nào? * GV thuyết trình: Trong nghệ thuật biểu diễn âm nhạc dân tộc rất da dạng và phong phú, được kế thừa từ những truyền thống quí báo của ông cha ta. Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước các thế hệ đã gìn giữ và phát huy những truyền thống quí báu đó trong đó có nghệ thuật đàn ca tài tử của Nam Bộ. * Giới thiệu nghệ thuật đàn ca tài tử Nam Bộ - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ XIX. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly). Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm). Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới,sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Giá trị nổi bật của Đờn ca tài tử Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được cộng đồngcư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây. Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy. * Tháng 01.2014 đàn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức văn hóa- xã hội – giáo dục của Liên hiệp quốc( UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG: -Cho HS theo dõi một VIDEO CLIP về nghệ thuật đàn ca tài tử Nam Bộ( Bài bản có đàn và hát). ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật đàn ca tài tử Nam Bộ? ?Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật đàn ca tài tử Nam bộ. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG VÕ VĂN ĐỆ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
File đính kèm:
- giao an chu de am nhac 6.doc