Giải toán sáng tạo từ một định lý đường trung bình của hình thang Toán 8

Cách 3:

Qua B , kẻ đường thẳng song song với AD , cắt MN,CD lần lượt tại P, Q (hình3), kết hợp với giả thiết , ta suy ra ABPM và MPQD là các hình bình hành nên AM=PB., MD= PQ.

Mặt khác , M là trung điểm của AD hay AM=MD nên PB= PQ hay P là trung điểm của BQ.

Xét BQC,tương tự như cách 2 ta có PN là đường trung bình của tam giác nên N là trung điểm của BC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải toán sáng tạo từ một định lý đường trung bình của hình thang Toán 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải toán sáng tạo từ một định lý
đường trung bình của hình thang toán 8.
Bài toán: Cho hình thang ABCD (AB // CD).M là trung điểm của AD . Qua M kẻ đường thẳng song song với AB, cắt BC tại N . Chứng minh rằng N là trung điểm của BC.
Lời giải:
Cách 1: 
Lấy N’ là trung điểm của BC ( hình 1),vậy MN’ là đường trung bình của hình thang ABCD, suy ra MN’// AB
Từ giả thiết MN // ABMN// MN’MNMN’NN’N là trungđiểm của BC
 Hình 1 Hình 2
Cách 2: 
Gọi P =ACMN(hình 2) Từ giả thiết suy ra MN// CD . xét tam giác ACD, M là trung điểm của AD, MP // CD nên MP là đường trung bình của tam giác , suy ra P là trung điểm của AC.
Xét CAB , tương tự ta có PN là đường trung bình của tam giác nên N là trung điểm của BC.
Cách 3: 
Qua B , kẻ đường thẳng song song với AD , cắt MN,CD lần lượt tại P, Q (hình3), kết hợp với giả thiết , ta suy ra ABPM và MPQD là các hình bình hành nên AM=PB., MD= PQ.
Mặt khác , M là trung điểm của AD hay AM=MD nên PB= PQ hay P là trung điểm của BQ.
Xét BQC,tương tự như cách 2 ta có PN là đường trung bình của tam giác nên N là trung điểm của BC. 
 Hình 3	 Hình 4
Cách 4:
 Qua B , N kẻ các đường thẳng song song với AD, lần lượt cắt MN, CD
 tại P, Q(hình 4). Dễ thấy ABPM và MNQD là các hình bình hành nên
 AM=PB, MD=NQPB=NQ(do AM=MD). Mặt khác , PBN = QNC.
(đồng vị ), BPN= NQC (cạnh tương ứng song song cùng chiều )
Vậy BPN= NQC(g-c-g) BN=CNN là trung điểm của BC.
Cách 5: (Dùng phương pháp diện tích ) 
 Hình 5.
Lấy điểm E bất kì trên đoạn MN(hình 5)
Vì M là trung điểm của AD, MN//AB, AB//CD nên hoàn toàn có thể chứng minh được khoảng cách từ các điểm A ,B ,C , D xuống MN bằng nhau , ta kí hiệu là h
Suy ra S. Mặt khác , hai tam giác này có cùng chiều cao xuất phát từ E xuống BC nên BN= CN hay N là trung điểm của BC.

File đính kèm:

  • docGIAI TOAN SANG TAO .doc
Giáo án liên quan