Dự án liên môn - Dạy học biết ơn sự hi sinh thầm lặng - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Thanh Nga

GV: Tích hợp môn Ngữ Văn

GV? Bằng kiến thức Ngữ Văn 6,7,8,9 các em đã đọc và học, hãy kể tên những tác phẩm nói về sự hi sinh thầm lặng của chiến sĩ hoặc của những con người lao động bình thường, lặng lẽ hi sinh để bảo vệ tổ quốc?( Giáo viên yêu cầu học sinh chia làm hai nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm kể tên nhanh những văn bản đã chọn, nếu đội nào tìm nhiều hơn sẽ giành phần thắng, đội tìm được ít hơn sẽ thua và bị phạt một bài hát tự chọn.

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh; Cảnh khuya - Hồ Chí Minh; Đồng Chí - Chính Hữu; Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm; Bếp Lửa - Bằng Việt, Chiếc Lược ngà - Nguyễn Quang sáng; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long .

GV: Sự hi sinh thầm lặng không chỉ trong chiến tranh mà ngay cả khi được sống trong hòa bình chúng ta cũng đã, đang và sẽ nhận được từ bao người.

GV? Những văn bản vừa kể tên trên tuy đề bài và nội dung khác nhau nhưng đều có điểm chung là những nhân vật trong văn bản đều hi sinh thầm lặng để cống hiến cho dân tộc. Em hãy chỉ ra sư hi sinh thầm lặng đó trong một số văn bản mà em chọn?

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án liên môn - Dạy học biết ơn sự hi sinh thầm lặng - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Thanh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vinh, hạnh phúc
- Vận dụng kiến thức môn GDCD 6 thể hiện rõ lòng biết ơn sâu sắc đến những chiến công thầm lặng trong quá khứ và hiện tại bằng những lời nói, việc làm cụ thể hàng ngày, đồng thời định hướng cho tương lai của mình khi lự chọn những công việc thầm lặng để cống hiến cho Tổ quốc.
- Vận dụng hiểu biết từ các môn Văn - Sử - GDCD - Nhạc để lên án, phê phán những người quên đi quá khứ, công lao của những người đã có công với đất nước, không học tập, lao động giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn khi nhận thức về những chiến công và công việc hi sinh thầm lặng của thế hệ đi trước cũng như hiện tại đang từng ngày, từng giờ lặng lẽ cống hiến cho đất nước.
- Minh họa bằng tranh ảnh những công việc, việc làm thầm lặng giúp ích cho tổ quốc.
- Chơi trò chơi nhìn hình nêu nội dung và nghề nghiệp của người trong hình, qua đó nêu tình cảm với những nghành nghề đã đoán, qua trò chơi, giáo viên hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn nghành nghề phù hợp với bản thân, góp phần xây dựng tổ quốc.
- Chơi trò chơi giải đoán ô chữ và tìm ra ô từ khóa của trò chơi, khái quát lại nội dung bài bằng trò chơi ô chữ.
5. Thái độ:
- Tôn trọng , đề cao những công việc của người lính đã và đang quên mình để bảo vệ Tổ quốc.
- Luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để góp phần cống hiến cho tổ quốc
- Thể hiện tình yêu trước những con người đã hi sinh thầm lặng đóng góp xây dựng đất nước, phê phán những kẻ chỉ biết mình, đùn đẩy trách nhiệm, chọn việc nhẹ nhàng, không góp phần giúp ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
III. Đối tượng dạy học cuả dự án.
- Đối tượng của dự án dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 101 em
- Số lớp thực hiện: 3 lớp : 9A1, 9A2, 9A3
- Khối lớp: 9
- Một số đặc điểm:
+ Dự án mà tôi dạy học là tích hợp liên môn Văn – Sử – GDCD - Âm Nhạc để làm nổi bật chủ đề “ BIẾT ƠN SỰ HI SINH THẦM LẶNG”
+ Đối tượng là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với lượng kiến thức của chương trình THCS tương đối. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá,  mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
+ Các nội dung kiến thức tích hợp ở các môn học thuộc Khoa học xã hội từ lớp 6 đến lớp 9 các em đã được tìm hiểu nên thuận lợi cho việc tìm hiểu tích hợp liên môn theo chủ đề trong tiết học.
IV. Ý nghĩa của dự án.
Để có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc thì hàng ngày, hàng giờ có biết bao chiến sĩ cũng như bao người đang lặng lẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đóng góp cho sự phần vinh của đất nước. Họ đã bỏ qua tuổi thanh xuân của mình, gia đình của mình, niềm vui tươi thoải mái, tự do của bản thân để hết lòng vì công việc. Họ còn quên đi sự cô đơn, đơn độc, luôn tự tìm niềm vui trong cuộc sống và coi nhiệm vụ, công việc là trên hết. Tuy nhiên trong thực tại không phải ai ai cũng hi sinh lặng lẽ được như vậy. Vì vậy đây là công việc mà mọi người phải tự ý thức, tự nguyện hi sinh vì tổ quốc, hết lòng vì đất nước thì mới đủ bản lĩnh làm tốt công việc này. Chính vì lẽ đó mà giáo viên thông qua dự án này để truyền tải, hướng nghiệp đến các em để các em có một quyết định vững vàng nhất làm nền tảng khi tiếp tục học cấp III và sau khi tốt nghiệp cấp III chọn hướng đi đúng nhất, chọn công việc một cách thoải mái mà không phải so đo, nghĩ ngợi và so sánh công việc dễ hay khó, khổ hay sướng, mà quyết tâm thi tốt, học tốt và làm thật tốt công việc đã chọn của bản thân mình. Đặc biệt thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Tuyên truyền đến người thân, gia đình những điều mình đã hiểu, biết để mọi người cùng đồng cảm với mình và luôn biết ơn những người chiến sĩ đã, đang và sẽ lặng lẽ hi sinh thầm lặng vì tổ quốc.
V. Thiết bị dạy học, học liệu.
1. Đối với giáo viên: 
- SGK, Giáo án tích hợp các tiết : Tiết 93,94: Đêm nay Bác không ngủ Ngữ Văn 6, Tiết 50,51: Tiếng gà trưa , Tiết 41: Đồng Chí, Tiết 42, 43: Tiểu đội xe không kính Ngữ Văn 9, Tiết 53,54,55: Bếp lửa, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Ngữ Văn 9, Tiết 66,67: Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ văn 9, Tiết 71,72 - Chiếc lược ngà- Ngữ Văn 9 . Tiết 8: Biết ơn GDCD 6, Tiết 27: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lịch Sử 9, Tiết 10 - Bài 3: Hành quân xa- Đỗ Nhuận
- Sử dụng máy chiếu trình chiếu tranh những chiến sĩ, những người lặng lẽ hi sinh thầm lặng...., ảnh thể hiện hoạt động biết ơn những người hi sinh thầm lặng. Lược đồ tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1975, trò chơi xem hình nêu nội dung và nghề nghiệp của người trong hình và trò chơi giải đoán ô chữ
2. Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài: 
- Tiết 8: Biết ơn GDCD 6
- Tiết 93,94: Đêm nay Bác không ngủ - Ngữ Văn 6
- Tiết 50,51: Tiếng gà trưa - Ngữ văn 7
- Tiết 41: Đồng Chí - Ngữ Văn 9
- Tiết 42,43: Tiểu đội xe không kính - Ngữ Văn 9
- Tiết 53,54,55: Bếp lửa, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Ngữ Văn 9
- Tiết 66,67: Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ văn 9
- Tiết 71,72 - Chiếc lược ngà- Ngữ Văn 9 
- Tiết 27: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Lịch Sử 9
- Tiết 10 - Bài 3: Hành quân xa - Đỗ Nhuận Âm Nhạc 7
- Sưu tầm hình ảnh của những chiến sĩ, những người lặng lẽ hi sinh thầm lặng...., ảnh thể hiện hoạt động biết ơn những người hi sinh thầm lặng. 
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về sách GDCD 6, Ngữ Văn 6,7,8,9, Lịch Sử 9. Âm nhạc 7
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chiến công thầm lặng
GV: Đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước để dành lại tự do độc lập cho tổ quốc.
GV? Em hãy kể tên những chiến công tiêu biểu của dân tộc ta từ khi dựng nước đến nay?
GV? Bằng kiến thức Lịch Sử đã học ở Tiết 27: Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở môn lịch Sử 9, em hãy quan sát lược đồ tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1975 
(Slides 2)
GV? Thủ Đô Hà Nội, Thành phố Huế, Sài Gòn và Cần Thơ giành được chính quyền vào ngày tháng năm nào?
GV: Yêu cầu Học sinh quan sát Slides 3,4,5,6, xem hình ảnh một số nơi giành chính quyền.
GV? Em cho biết cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 diễn ra trong bao nhiêu ngày? Nhờ đâu mà có thắng lợi to lớn đó? 
Tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công nhanh chóng (chỉ trong vòng 15 ngày - (14 à 28/8). Trong đó khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trong cả nước. Nhờ tinh thần chủ động, khẩn trương của các địa phương trong việc chấp hành mệnh lệnh của Trung Ương. Tinh thần sẵn sàng vùng lên giành lấy độc lập tự do của nhân dân trong cả nước.
GV? Nước VNDCCH được thành lập vào ngày tháng năm nào? và gắn liền với tên tuổi của ai?
 Ngày 2/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH. 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh (Slides 7) Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình
GV: Yêu cầu học sinh tiếp tục chú ý lên máy chiếu xem ảnh bản đồ Việt Nam(Slides 8) 
GV: Đất nước ta đã trải qua bao đau thương mất mát để dành chiến công vô cùng hiển hách này. Vậy chiến công là gì? Các em hãy quan sát (slides 9) đọc bài tập và chọn câu đúng nói về chiến công.
Chiến công là: 
A. Những chiến thắng và thất bại trong cuộc chiến.
B. Là bắt sống được quân địch.
C. Là công trạng lập được trong chiến đấu.
D. Là bao dung cho quân thù, thả chúng về nước.
Chiến công là những công trạng của bao người lập được trong chiến đấu. Họ không chiến đấu để cốt dành hiến công mà họ chiến đấu bằng tinh thần yêu nước để dành lại nền độc lập tự do cho Tổ quốc. tuy nhiên nhờ những chiến công vang dội liên tiếp này mà đất nước ta đã nhanh chóng đánh đuổi được kẻ cướp nước
GV? Bằng sự hiểu biết của em qua các môn học em hãy kể tên một số chiến sĩ, vị tướng đã lập được chiến công trong lịch sử?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên (slides 10) Xem hình một số chiến sĩ, vị tướng được phong tặng huân chương chiến công 
GV: Bên cạnh những chiến công hiển hách mà các chiến sĩ đã lập được cũng như được mọi người biết đến thì chúng ta không thể không kể đến những chiến công thầm lặng đã cống hiến, lặng lẽ hi sinh cho dân tộc. Vậy họ đã làm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu những chiến công thầm lặng.
GV? Có rất nhiều các đồng chí lãnh đạo, chiến sĩ, thanh niên xung phong. đã trực tiếp ra tiền tuyến chiến đấu với kẻ thù, ở nhà còn có những ai là hậu phương vững chắc góp phần tích cực cho những chiến công đó? Biểu hiện của chiến công thầm lặng là gì?
( Giáo viên giảng: Có một lực lượng không nhỏ góp phần hàng ngày một cách thầm lặng để giúp cho đội quân ngày càng hùng mạnh và thắng lợi nhanh chóng đó chính là những người cha, người chị, người mẹ, người em, họ tích cực tham gia vào trận đánh, không quản ngại khó khăn gian khổ, công việc của họ tưởng chừng nhỏ nhặt: Nấu cơm nuôi quân, quan sát quân địch và báo lại cho quân đội, dấu chiến sĩ trong nhà, dẫn những chiến sĩ đi vào rừng hoặc tìm cách dụ địch để cứu những chiến sĩ, kêu gọi hết người thân trong gia đình tham gia vào trận đánh, có những gia đình hi sinh hết chỉ còn mình mẹ, những mẹ vẫn tiếp tục nuôi bộ đội, đánh quân thù. Không thể kể hết công lao của họ. Họ không quản ngại hi sinh cả tính mạng của mình để giúp cho quân ta được an toàn, thoát khỏi vòng vây của địch.. những việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn lao, cảm động) Đó chính là những chiến công thầm lặng
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu (slides 11) xem ảnh những người mẹ, người chị hi sinh thầm lặng, góp phần vào trận chiến
GV? Thế nào là chiến công thầm lặng?
GV? Hãy kể tên một số nghành nghề, hàng ngày làm việc, hi sinh thầm lặng vì dân tộc và tổ quốc ở cuộc sống hiện tại?
GV: Tích hợp môn Ngữ Văn 
GV? Bằng kiến thức Ngữ Văn 6,7,8,9 các em đã đọc và học, hãy kể tên những tác phẩm nói về sự hi sinh thầm lặng của chiến sĩ hoặc của những con người lao động bình thường, lặng lẽ hi sinh để bảo vệ tổ quốc?( Giáo viên yêu cầu học sinh chia làm hai nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm kể tên nhanh những văn bản đã chọn, nếu đội nào tìm nhiều hơn sẽ giành phần thắng, đội tìm được ít hơn sẽ thua và bị phạt một bài hát tự chọn.
- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh; Cảnh khuya - Hồ Chí Minh; Đồng Chí - Chính Hữu; Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm; Bếp Lửa - Bằng Việt, Chiếc Lược ngà - Nguyễn Quang sáng; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
GV: Sự hi sinh thầm lặng không chỉ trong chiến tranh mà ngay cả khi được sống trong hòa bình chúng ta cũng đã, đang và sẽ nhận được từ bao người. 
GV? Những văn bản vừa kể tên trên tuy đề bài và nội dung khác nhau nhưng đều có điểm chung là những nhân vật trong văn bản đều hi sinh thầm lặng để cống hiến cho dân tộc. Em hãy chỉ ra sư hi sinh thầm lặng đó trong một số văn bản mà em chọn?
- Những người lính trong các bài: Đêm nay Bác không ngủ, Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Chiếc Lược ngà đều nói về sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ khi họ xung phong tham gia vào trận chiến họ phải sống trong cảnh thiếu thốn: Không có đủ cơm ăn, trang phục, nước uống, không có chăn đắp khi trời giá rét, không có thuốc uống khi bị bệnh sốt rét, tuổi họ đang thanh xuân phơi phới mà họ phải chịu cảnh: Cả đoàn quân không mọc tóc Còn những văn bản như : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bếp lửa  ca ngợi sự hi sinh của những người bà, người mẹlàm việc suốt ngày, suốt đêm không những chăm lo cho gia đình mà chăm lo cho cả bộ đội, công việc vừa nặng nhọc, vừa nguy hiểm khi mẹ gùi gạo đi nuôi bộ đội, đánh quân thù, thằng Mĩ đuổi, đốt nhà, đốt làng, Bà và mẹ cặm cụi cùng lằng xóm dựng lại túp lều và người mẹ dân tộc Tà Ôi thì vừa địu con, vừa đánh giặc. Những người bà, người mẹ này đã hi sinh gia đình của mình, để chồng, con đi đánh giặc, hi sinh cả bản thân mình, xông pha nơi chiến trận, hạnh phúc của họ có điểm chung là muốn sống trong đất nước bình yên, hạnh phúc! 
GV? Trong cuộc sống hiện tại những người đang làm những nghành nghề đòi hỏi sự hi sinh thầm lặng thì bản thân và gia đình họ sẽ gặp phải những khó khăn gì?
- Bản thân: Có thể cô đơn không vợ; không con hoặc xa vợ, xa con, cuộc sống thiếu thốn tình cảm, không chăm sóc được gia đình..
- Gia đình: Buồn, mong nhớ, lo lắng, luôn trông ngóng người thân được nghỉ phép về nhà, đoàn tụ và tràn ngập tiếng cười..
GV? Trước những khó khăn mà bản thân và gia đình phải trải qua nhưng tại sao bản thân và gia đình những người hi sinh thầm lặng đó vẫn luôn làm tốt được chức trách, nhiệm vụ của mình?
- Vì họ hết lòng hi sinh cho tổ quốc nên mọi khó khăn, thiếu thốn đều không làm trở ngại đến công việc của họ, mục đích mà họ đạt đến là niềm tự hào, niềm vinh quang của đất nước ngày càng phát triển.
GV: Đất nước phát triển, người dân và gia đình đều sống trong sung sướng, hạnh phúc. Vậy chúng ta được hưởng thụ những thành quả gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành quả được hưởng thụ 
GV? Trải qua bao công lao, bao hi sinh mất mát của thế hệ đi trước, ngày nay chúng ta được hưởng thụ những thành gì?( GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong ba phút, sau ba phút các nhóm thay phiên nhau trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (slides 12)
- Đất nước được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (slides 13) 
- Của cải, vật chất mà con người đã kì công tìm kiếm, chế tạo được.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (slides 14)
- Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (slides 15) 
- Mọi người đều được tự do, học tập và làm việc.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát (slides 16)
- Tất cả công dân nói chung và học sinh nói riêng đều được tự do vui chơi, giải trí.
GV: Vậy chúng ta sẽ thể hiện lòng biết ơn những người hi sinh thầm lặng vì tổ quốc như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu phần 3
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lòng biết ơn những người hi sinh thầm lặng
GV: Tích hợp GDCD lớp 6
GV? Thế nào là biết ơn?
- Biết ơn : Là bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
GV? Biết ơn có tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người không? Lấy ví dụ?
GV? Nếu không có những người luôn hi sinh thầm lặng cho Tổ quốc thì đất nước ta sẽ như thế nào?
- Ai cũng chọn công việc nhẹ nhàng thì bao công việc gian khổ thầm lặng kia biết giành phần ai, chính vì thế nếu không có họ đất nước ta sẽ không phát triển nhanh và sống yên bình, tự do mãi được.
- Ngày nay trong cuộc sống bình yên hối hả này, có rất nhiều người, họ làm những công việc khác nhau để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người đã, đang và sẽ hi sinh thầm lặng ở hải đảo xa xôi, ở rừng sâu núi thẳm, những người đang ngày đêm luyện tập thể dục thể thao, những người đang ôn luyện tham gia các kì thi, cuộc thi trong nước và thế giới ... Họ dành hết tuổi thanh xuân của mình để đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc cũng như vinh quang cho đất nước Việt Nam tươi đẹp này.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát (slides 17)
GV? Mỗi người chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với những người lập nên những chiến công thầm lặng đó? 
GV: Vậy để thế hiện hành động biết ơn sự hi sinh thầm lặng. Tất cả mọi người, nhất là học sinh chúng ta sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống hiện tại này?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hành động biết ơn sự hi sinh thầm lặng
GV? Ý nghĩa của việc biết ơn qua lời nói, hành động là gì?
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. 
GV? Để thể hiện lòng biết ơn thế hệ đi trước và những con người hiện tại hết lòng hi sinh vì tổ quốc, chúng ta nên làm gì?
- Qúy trọng công lao của thế hệ đi trước và những người đang ngày đêm hi sinh thầm lặng đem đến cuộc sống bình yên ấm no, hạnh phúc cho đất nước.
GV? Là học sinh các em sẽ học tập và làm việc và hoạt động phong trào như thế nào để góp phần vào việc hi sinh cống hiến cho tổ quốc? 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát (Slide 18) ảnh những hoạt động của học sinh sôi nổi trong học tập và công việc giúp gia đình.
GV? Em hãy cho biết bản thân và các bạn trong trường vào những ngày lễ đã thể hiện tình cảm và việc nào ý nghĩa nào với những người hi sinh thầm lặng?
GV? Yêu cầu học sinh quan sát (Slide 19) xem ảnh.
GV? Đối với những kẻ vô ơn chúng ta cần tỏ thái độ ra sao? Nhất là những thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự vì sợ khổ chúng ta nên xử sự như thế nào?
- Phê phán những lời nói, hành vi vô ơn bội nghĩa, nhất là những thanh niên đủ tuổi không đi khám nghĩa vụ, không đi nghĩa vụ quân sự khi sức khỏe đạt loại A. Tuyên truyền đến gia đình, bạn bè, nên biết ơn những người hi sinh thầm lặng bằng lời nói và việc làm cụ thể, nhất là những anh thanh niên đủ sức khỏe nên đi nhập ngũ để rèn luyện bản thân, góp phần nhỏ của mình và bảo vệ tổ quốc, đây không chỉ là nhiệm vụ mà đây còn là nghĩa vụ cao cả của công dân Việt Nam
GV: Yêu cầu học sinh xem bài 10 - Hành quân xa môn Âm Nhạc 7
GV: Bằng kiến thức Âm nhạc các em đã học ở Bài 3 . Tiết 10 bài Hành quân xa. Các em hãy hát to bài ca này để tỏ lòng biết ơn những anh chiến sĩ đã và đang ngày ngày làm công việc xa nhà bảo vệ cho tổ quốc
- Học sinh cùng hát, vỗ tay hát bài Hành Quân Xa của Đỗ Nhuận
1. Chiến công thầm lặng
Là lặng lẽ góp phần lập được công trạng trong chiến đấu, trong công việc lao động hàng ngày, luôn hết mình phụng sự cho dân tộc và tổ quốc
2. Những thành quả được hưởng thụ
- Sống trong hòa bình, được hưởng thụ tất cả thành quả về vật chất và tinh thần.
- Tự do học tập, làm việc, vui chơi giải trí. 
3. Biết ơn sự hi sinh thầm lặng
- Qúy trọng công lao của thế hệ đi trước và những người đang ngày đêm hi sinh thầm lặng đem đến cuộc sống bình yên ấm no, hạnh phúc cho đất nước.
4. Hành động biết ơn sự hi sinh thầm lặng 
- Rèn luyện, học tập theo năm điều Bác Hồ dạy, sôi nổi trong học tập, trong công tác phong trào; nói và làm nhiều điều hay, việc tốt giúp ích cho bản thân , gia đình và xã hội.
- Viết văn, thơ, sáng tác nhạc, vẽ tranh ... ca ngợi công lao của họ
GV: Yêu cầu học sinh chơi trò chơi xem hình (Slide 20,21,22,23,24, 25 ) nêu nội dung và nghề nghiệp của người trong hình. Đồng thời thể hiện tình cảm của mình với những nghành nghề đó.
- Học sinh sẽ được quan sát ảnh, xung phong nêu nội dung trong ảnh và nghề nghiệp người trong ảnh. Ai nói đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay thật to, em nào nói sai bị phạt hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ, hoặc múa một điệu múa tự chọn ca ngợi nghề nghiệp trong ảnh
- GV: Nhận xét sau mỗi câu trả lời, nêu rõ công việc và sự vất vả của các ngành nghề đó, nhắc nhở học sinh lựa chọn nghành nghề theo sở thích, năng lực, góp phần xây dựng tổ quốc.
GV: Ngoài những nghành nghề chúng ta vừa tìm trên còn rất nhiều nghành nghề khác, còn nhiều khác đã và đang hi sinh thầm lặng cống hiến cho tổ quốc, họ luôn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân và tổ quốc. Chúng ta sẽ luôn biết ơn họ. Để tỏ lòng biết ơn, các em hãy làm việc cá nhân trong 7 phút, làm thơ tự do, viết văn, vẽ tranh tự chọn thể hiện tình cảm của mình với những công việc thầm lặng này.
HS: Làm việc cá nhân trong 7 phút, sau 7 phút các bạn thay phiên nhau trình bày nội dung bài của mình, lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Để kiểm tra lại nội dung của bài học, cô sẽ cho các em chơi trò chơi giải đoán ô chữ (Slide : 26,27)
( GV hướng dẫn cách chơi, sau đó hỏi câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời. Đối với những câu trả lời đúng cô cùng các bạn sẽ thưởng cho các em phần quà vô giá là một tràng pháo tay thật to, em nào giải được từ khóa hàng dọc sẽ được tặng hai tràng pháo tay liên tiếp.
GV? Đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh xung phong trả lời
- Câu 1: (Gồm có 7 ô chữ)Những ai được gọi là mầm non của đất nước?
- Câu 2:( Có 8 ô chữ) Những người học trong các trường cao đẳng, đại học được gọi là gì?
- Câu 3: ( Gồm có 13 ô chữ) Để có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm 

File đính kèm:

  • docTHI DỰ ÁN LIÊN MÔN 2016.NGA.doc
  • pptTHI TIẾT DẠY LIÊN MÔN NĂM 2016.ppt
Giáo án liên quan