Đọc hiểu Truyện kí Việt Nam hiện đại Lớp 6
Câu 3: Văn bản “ Lao xao” thể hiện tình cảm gì của nhà văn Duy Khán ?
- Hướng dẫn chấm:
+ Mức độ tối đa: Qua bức tranh sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê, nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương và sự gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ
+ Mức độ chưa tối đa: nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương và sự gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Mức độ chưa đạt : HS không trả lời hoặc trả lời không đúng.
Câu 4: Cho đoạn văn “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.”
. - Năng lực hợp tác thông qua việc trao đổi, hợp tác làm việc theo nhóm. - Năng lực thu thập thông tin: thông tin về các tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. * Năng lực chuyên biệt: - Đọc hiểu tác phẩm truyện và kí thông qua đặc trưng thể loại. - Cảm nhận được cái hay cái đẹp của các tác phẩm truyện và kí, có những cảm xúc, rung động thật sự. - Trình bày những cảm nhận, những cảm xúc, rung động của bản thân thành đoạn văn, bài văn. - Phát hiện và phân tích được cái hay, vẻ đẹp của các hình ảnh nghệ thuật, các chi tiết trong các tác phẩm. B- Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao 1- Về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm. - HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm. - Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện hoặc kí. - So sánh phong cách của các tác giả. 2- Thể loại - HS nhận biết đặc điểm chung thể loại truyện và kí - HS hiểu sự phát triển và cách xây dựng tình huống truyện. - HS hiểu bản chất thể kí HS biết tóm tắt truyện và biết nhận diện sự việc chính trong kí. - Biết vận dụng đặc điểm thể loại truyện để kể lại một câu chuyện, biết ghi chép lại các sự việc đã chứng kiến hoặc trải qua. 3- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo HS nhận biết được đề tài các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học. - HS hiểu được chủ đề, và cảm nhận được cảm xúc chủ đạo của các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học - HS vận dụng, lựa chọn được các đề tài gần gũi trong cuộc sống để kể chuyện hoặc ghi chép - HS biết hệ thống, xâu chuỗi các tác phẩm cùng đề tài chủ đề để khái quát nên một vấn đề chung 4- Ý nghĩa nội dung các tác phẩm - HS nắm được cốt truyện, sự việc của các tác phẩm - HS nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học. - HS hiểu được ý nghĩa, sự lô-gic giữa các sự việc. - HS hiểu được ý nghĩa các chi tiết, các hình ảnh, tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học. - HS giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật; khái quát về nhân vật. - HS cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học. - HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh bộc lộ cảm nhận của bản thân về ý nghĩa một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm truyện và kí Việt Nam hiện đại đã học. - Từ ý nghĩa nội dung các tác phẩm, HS biết liên hệ, rút ra những bài học sâu sắc cho bản thân, biết điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi của bản thân để hoàn thiện mình. - HS biết so sánh ý nghĩa nội dung, tư tưởng của các tác phẩm. 5- Giá trị nghệ thuật (Những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ...) - HS nhận diện được thứ tự kể, ngôi kể trong truyện; trình tự ghi chép sự việc trong kí. - HS nhận diện được hệ thống nhân vật, các nhân vật chính, nhân vật phụ trong các tác phẩm truyện. - HS nhận ra được những biện pháp tu từ được sử dụng trong các tác phẩm. - HS hiểu tác dụng của thứ tự kể, ngôi kể trong các tác phẩm truyện. Hiểu được tác dụng, hiệu quả nghệ thuật của trình tự ghi chép các sự việc trong kí. - HS hiểu vai trò của các nhân vật chính, nhân vật phụ trong các tác phẩm truyện. - HS hiểu được tác dụng của các BPTT. HS biết trình bày cảm nhận về giá trị nghệ thuật của những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ... - HS biết vận dụng kể một câu chuyện hoàn chỉnh có trình tự hợp lí, một bài ghi chép dạng thể kí, hồi kí tự truyện, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, vận dụng các hình ảnh chi tiết của các nhà văn một cách hợp lí. - Biết so sánh những đặc sắc nghệ thuật (cách khắc họa nhân vật, cách xây dựng tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng điệu...) của các tác phẩm với nhau. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP. I. Câu hỏi mức độ nhận biết Câu 1: “ Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ? Tạ Duy Anh Tô Hoài Đoàn Giỏi Vũ Tú Nam Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : B. Tô Hoài + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 2: Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào ? Quê nội Đất phương Nam Tuổi thơ im lặng Đất rừng phương Nam Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : D. Đất rừng phương Nam + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 3:Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải thuộc thể kí ? A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái tôi C. Cô Tô D. Lao xao - Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : B. Bức tranh của em gái tôi + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 4: Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo lời của ai ? Chú Tiến Lê Kiều Phương Người anh trai Bố mẹ Kiều Phương Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : C. Người anh trai + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 5: Trong câu văn: “…trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? So sánh Nhân hóa Ẩn dụ Hoán dụ Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : A. So sánh + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu hỏi mức độ thông hiểu Câu 1: Cách lựa chọn ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật người anh để kể chuyện trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” có tác dụng như thế nào? Tạo ra tính khách quan Làm cho câu chuyện giàu cảm xúc Làm cho câu chuyện mang tính chủ quan, miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên hợp lí, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc Kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn - Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa: C. Làm cho câu chuyện mang tính chủ quan, miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên hợp lí, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 2: Tại sao tâm trạng người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” lại “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ”? - Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: HS hiểu được tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình Người anh ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình, hãnh diện vì hành ảnh của mình trong tranh đẹp hoàn hảo; xấu hổ vì đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, hiểu được tình cảm yêu thương em dành cho mình, người anh nhận ra những hạn chế bản thân. + Mức chưa tối đa: Chưa lí giải đầy đủ vấn đề + Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3: Văn bản “ Lao xao” thể hiện tình cảm gì của nhà văn Duy Khán ? - Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa: Qua bức tranh sinh động nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê, nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương và sự gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ + Mức độ chưa tối đa: nhà văn đã thể hiện tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương và sự gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ. + Mức độ chưa đạt : HS không trả lời hoặc trả lời không đúng. Câu 4: Cho đoạn văn “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.” Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào ? Đường nét mềm mại, màu sắc dịu dàng Rực rỡ và tráng lệ Tươi sáng và bình lặng Hùng vĩ - Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa : B. Rực rỡ và tráng lệ + Mức không đạt: Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 5: Tại sao nhà văn Tạ Duy Anh đặt tên cho truyện của mình là “ Bức tranh của em gái tôi” ? - Vì bức tranh của Kiều Phương vẽ là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được tư tưởng, tâm hồn của người sáng tác giúp người xem hiểu ý nghĩa, phù hợp với diễn biến tâm trạng người anh để nhân vật nhận ra phần hạn chế của chính mình, nhận ra tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái. - Tên truyện thể hiện chủ đề của truyện. Trước tài năng và thành công của người khác thì con người thường có một chút đố kị, mặc cảm; đồng thời người tài năng thành công, lại dễ kiêu căng, coi thường người khác, nhất là với trẻ mới lớn. Nhà văn nhắn nhủ về cách cư xử không chỉ với người thân mà nói chung với mọi người xung quanh. III. Câu hỏi vận dụng ở mức độ thấp Câu 1: Qua văn bản “Cô Tô” em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân ? Mức tối đa: HS trả lời được Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc, thể hiện được phong cách độc đáo tài hoa. Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các ý trên. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời . Câu 2: Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên ? Mức tối đa: HS trả lời được - Giới thiệu về Dế Mèn: một chàng thanh niên cường tráng khỏe mạnh - Thái độ của Dế Mèn với những bà con trong xóm: hung hăng, hống hách - Giới thiệu về Dế Choắt: gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện - Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt - Dế Mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các ý trên. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời . Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” ? Mức tối đa: HS trả lời được Dượng Hương Thư – một người đẹp cả về ngoại hình, tính cách đến tất cả hành động . Nhân vật mang một vẻ đẹp dũng mãnh, gan dạ, kiên cường vượt dòng thác. Trong cảnh vượt thác , dượng Hương Thư như một chiến sĩ quả cảm, đứng mũi chịu sào, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh của con người- một người bản lĩnh , chịu khó và mạnh mẽ rất cần thiết cho công cuộc xây dựng đời sống mới lúc bấy giờ. Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các ý trên. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời . VI Câu hỏi vận dụng ở mức độ cao Câu 1: Quan niệm về lòng yêu nước thể hiện trong các truyện kí hiện đại ? + Mức độ tối đa: ( HS trả lơi được các ý sau) - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật (Lao xao, Cô Tô) - Sự gắn bó với quê hương, làng xóm (Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau) - Từ thiên nhiên đến những bản làng, thôn xóm Việt Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng sông nước…hình ảnh quê hương, đất nước đẹp một cách yên bình, thân thiết, gắn bó với những kỉ niệm và tình cảm con người. - Tình yêu nước được cảm nhận một cách chân thực, cảm động nhưng cũng đầy sức thuyết phục. - Quê hương, đất nước trở nên gần gũi , gắn bó máu thịt, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của các tác giả qua các trang văn. + Mức độ chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ theo các yêu cầu trên. + Mức không đạt : Lạc đề hoặc không làm bài. Câu 2: Tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời dựa vào những gợi ý từ văn bản “ Lao xao” của Duy Khán . + Mức độ tối đa: ( Bài viết của HS đạt các yêu cầu sau) * Yêu cầu về kĩ năng: + Biết quan sát, liên tưởng tưởng tượng .Trình tự và điểm nhìn khi miêu tả linh hoạt tùy theo cá nhân học sinh nhưng cần đảm bảo việc tái hiện tính chất chung của công việc và cảm nhận về một không gian vườn tược tươi mát, yên bình + Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng về văn tả cảnh, kĩ năng viết văn ( dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày) để làm bài * Yêu cầu về nội dung a. Mở bài : - Giới thiệu về khu vườn định tả : trong không gian, thời gian nào b. Thân bài - Tả bao quát : Tả đặc điểm chung của khu vườn : rộng hay hẹp, màu sắc của các loài cây, âm thanh rì rào của cây lá, âm thanh của tiếng chim và cảm nhận chung của em về khu vườn đó: yêu thích, khoan khoái, thư thái khi ở trong khu vườn. - Tả chi tiết theo một trình tự hợp lí ( từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ một điểm nhìn nào đó ). Tả đặc điểm nổi bật của các loại cây cối thân, cành, hoa lá, tán quả, ích lợi. Kết hợp tả không gian, không khí, ánh sáng, chim chóc, ong bướm… c. Kết bài - Nêu những tình cảm, suy nghĩ cá nhân về ý nghĩa của không gian vườn đối với đời sống con người hiện nay trong điều kiện đang có những cảnh báo về ô nhiễm môi trường do chính con người gây ra. + Mức độ chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ theo các yêu cầu trên, trình tự miêu tả chưa thật hợp lý, còn mắc một số lỗi về chính tả, đặt câu, lỗi diễn đạt,. + Mức không đạt : Lạc đề hoặc không làm bài. CÂU HỎI, BÀI TẬP MINH HỌA VĂN BẢN "BƯC TRANH CỦA EM GÁI TÔI" Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi" thuộc thể loại nào? - Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? - Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? - Truyện kể về sự việc gì? - Tâm trạng người anh diễn biến như thế nào kể từ khi tài năng của em gái được phát hiện. - Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh đã có những cảm giác, suy nghĩ như thế nào? - Tại sao nhà văn đặt tên cho truyện ngắn của mình là "Bức tranh của em gái tôi"? - Việc kể theo ngôi thứ nhất của nhân vật người anh có tác dụng như thế nào? - Tại sao khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh lại có cảm giác "tôi như bị đẩy ra ngoài, tôi gục xuống bàn và khóc"? - Theo em, Kiều Phương có nhận ra thái độ khó chịu của anh trai dành cho mình không? Thái độ của Kiều Phương với anh như thế nào? - Khi đứng trước bức tranh của em gái, nhân vật "Tôi" có cảm giác ''ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ". Theo em tại sao nhân vật có cảm giác như vậy? - Em hiểu như thế nào về suy nghĩ của nhân vật Tôi ở phần kết truyện? - Tóm tắt nội dung truyện ngắn bằng lời của em? - Em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn Kiều Phương? - Hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về cái kết của truyện? - Ý nghĩa của truyện là gì? - Từ câu chuyện của nhân vật người anh, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? - Em hãy vào vai nhân vật người anh trong truyện, kể lại câu chuyện từ buổi sáng theo bố mẹ và em đến phòng tranh đến khi đứng trước bức tranh của em gái? MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Các tác giả, tác phẩm Số câu Số điểm Tỉ lệ % Nhận biết tên tác giả và tên tác phẩm có đoạn trích Số câu: 2 Số điểm: 0,5 5% Chủ đề 2: thể loại Số câu: Số điểm Tỉ lệ % Nhận diện thể kí Số câu: 1 Số điểm: 0,25 2,5% Chủ đề 3: Nội dung, ý nghĩa các tác phẩm truyện và kí Số câu: Số điểm Tỉ lệ % Hiểu vẻ đẹp cảnh mặt trời mọc trong bài kí Cô Tô Số câu: 1 Số điểm: 0,25 2,5 % Tóm tắt các sự việc chính trong VB "Bài học đường đời đầu tiên" Số câu: 1 Số điểm: 2,0 20 % Vận dụng nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của Duy Khán để miêu tả một khu vườn Số câu: 1 Số điểm: 6,0 60% Chủ đề 4: Nghệ thuật các tác phẩm truyện và kí Số câu: 1 Số điểm: 0,25 2,5% Số câu: 3 Số điểm: 0,75 7,5 % Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 1,0 10% Số câu 4 Số điểm 1,0 10% Số câu: 2 Số điểm: 8 80 % Số câu: 10 Số điểm 10 = 100% ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6 ( Thời gian : 90 phút ) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Câu 1: “ Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ? Tạ Duy Anh Tô Hoài Đoàn Giỏi Vũ Tú Nam Câu 2: Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” trích từ tác phẩm nào ? Quê nội Đất phương Nam Tuổi thơ im lặng Đất rừng phương Nam Câu 3: Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải thuộc thể kí ? A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái tôi C. Cô Tô D. Lao xao Câu 4: Trong câu văn: “…trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? So sánh Nhân hóa Ẩn dụ Hoán dụ Câu 5: Cách lựa chọn ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật người anh để kể chuyện trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” có tác dụng như thế nào? Tạo ra tính khách quan Làm cho câu chuyện giàu cảm xúc Làm cho câu chuyện mang tính chủ quan, miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên hợp lí, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc Kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn Câu 6: Cho đoạn văn “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.” Cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn văn trên là một bức tranh như thế nào ? Đường nét mềm mại, màu sắc dịu dàng Rực rỡ và tráng lệ Tươi sáng và bình lặng Hùng vĩ Câu 7: Vì sao nói những con vật trong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa : Chúng vốn là những con người đội lốt vật. Chúng được miêu tả thực như chũng vốn thế. Chúng được gán cho những nét tâm lí , tính cách ,tư duy và quan hệ như con người. Chúng là những biểu tượng của đạo đức,luân lý. Câu 8: Trong câu văn “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ,đổ ra con sông Cửa Lớn , xuôi về Năm Căn” , những cụm động từ: chèo thoát, đổ ra, xuôi về có tác dụng gì ? Thông báo hoạt động của người chèo thuyền Miêu tả sự hùng vĩ cảu các dòng kênh rạch, sông ngòi Thông báo hành trình của con thuyền Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong những khung cảnh kênh rạch , sông ngòi khác nhau. II. Phần tự luận(8 điểm): Câu 1(2 điểm): Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký”- Tô Hoài). Câu 2(6 điểm): Tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời dựa vào những gợi ý từ văn bản “ Lao xao” của Duy Khán. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Câu 1: + Mức độ tối đa : B. Tô Hoài + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 2: + Mức độ tối đa : D. Đất rừng phương Nam + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 3: + Mức độ tối đa : B. Bức tranh của em gái tôi + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 4: + Mức độ tối đa : A. So sánh + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 5 : + Mức độ tối đa : C. Làm cho câu chuyện mang tính chủ quan, miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, hợp lí, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc. + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 6 : + Mức độ tối đa : C. + Mức không đạt : Các phương án còn lại hoặc không trả lời Câu 7: + Mức độ tối đa : C. Chúng được gán cho những nét tâm lí , tính cách ,tư duy và quan hệ như con người. + Mức không đạt : Các phươ
File đính kèm:
- Chu de truyen ky VN hien dai.doc