Địa lý tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng tuy là một tỉnh miền núi, song với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng của cả nước, nên số khách nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế đó đã tạo nên nhu cầu lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy, ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát,

doc20 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gỗ bình quân hàng năm phù hợp với yêu cầu phát triển  tự nhiên về năng suất rừng và đủ đáp ứng yêu cầu địa phương, góp phần bảo tồn một khối lượng lớn diện tích rừng tự nhiên. 
Công tác giao đất, giao rừng để quản lý bảo vệ có chuyển biến tích cực. Trong những năm qua, tỉnh đã đầu tư giao khoán quản lý bảo vệ rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận đồng bào dân tộc. Tính đến năm 2005 đã  thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được 299 ngàn ha giao cho khoảng gần 12 ngàn hộ nhận khoán với mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng; trong đó có 9.405 hộ đồng bào dân tộc nhận khoán 230,717 ngàn ha. Trong tổng số diện tích rừng được giao khoán bảo vệ, nguồn vốn ngân sách tỉnh 168.285 ha; giao khoán bằng nguồn vốn dự án 5 triệu ha rừng 106.074 ha; giao khoán bằng chính sách hưởng lợi 10.444 ha. 
Để khôi phục lại vốn rừng bị giảm sút, bằng nhiều nguồn vốn ngân sách cấp thông qua chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, vốn trồng rừng nguyên liệu giấy (liên doanh giữa các đơn vị chủ rừng với Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai), vốn dự án  IPDP, vốn các đơn vị và cá nhân đã đầu tư thực hiện trồng rừng tập trung 5 năm 2001-2005 đạt 14.937 ha, bình quân mỗi năm trồng rừng đạt 2.987 ha. Trong đó chương trình 327(nay là 5 triệu ha rừng) đã trồng mới 2.458 ha rừng trồng tập trung.   
Nhờ kết qủa đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng nên trong 5 năm 2001-2005 độ che phủ của rừng được nâng lên từ 63% năm 2000 lên 64% năm 2005. 
CONG NGHIEP
Sản xuất công nghiệp:
Thời kỳ 2001-2005, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về thị trường, ảnh hưởng của dịch Sars, giá cả nguyên liệu đầu vào biến động tăng làm tăng chi phí đầu vào các sản phẩm nhưng ngành công nghiệp đã sắp xếp lại sản xuất, phát triển theo chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới đi vào thế phát triển ổn định. Để thích ứng với cơ chế mới, ngành công nghiệp đã tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, quá trình sắp xếp lại gắn chặt với quá trình xây dựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến với việc phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường để đầu tư mở rộng quy mô, đồng thời giải thể những doanh nghiệp quy mô nhỏ, làm ăn thua lỗ. Với phương châm đó, số lượng doanh nghiệp đã giảm xuống từ 26 doanh nghiệp năm 2001 xuống 22 doanh nghiệp năm 2005. Trong đó doanh nhiệp nhà nước địa phương quản lý từ 13 doanh nghiệp năm 2001 còn 11 doanh nghiệp năm 2005, giảm 2 doanh nghiệp (giảm 15,38%).
Tổng hợp chung về cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp : 
2001
2002
2003
2004
2005
1. Cơ sở sản xuất ( cơ sở )
6.455
5.754
6.330
6.154
6.364
 - Doanh nghiệp nhà nước  
26
27
25
24
22
    Trung ương
13
13
12
13
11
     Địa phương
13
14
13
11
11
  - Ngoài nhà nước
6.414
5.711
6.283
6.103
6.312
2. Lao động ( người )
28.991
26.238
29.165
28.440
29.870
- Khu vực  nhà nước  
7.040
6.214
7.702
7.630
6.400
- Khu vực ngoài nhà nước  
21.951
20.024
21.463
20.810
23.470
Khu vực công nghiệp ngoài nhà nước cũng đang trong quá trình đổi mới về tổ chức theo hướng đa dạng hoá về thành phần và tăng về số lượng (trừ thành phần kinh tế cá thể). Do được đầu tư cơ sở sản xuất phát triển, năng lực sản xuất tăng, thu hút lực lượng lao động xã hội tham gia vào sản xuất công nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2001 có 21.951 lao động đến năm 2005 có 23.470 lao động tham gia, tăng 1.519 lao động so năm 2001. 
Do được tăng cường đầu tư, năng lực sản xuất tăng nhanh, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ mới, thay thế dần máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu. Kết hợp với đổi mới cơ chế quản lý đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển. 
Trong thời kỳ 2001-2005, gía trị sản xuất công nghiệp (CĐ 94) tăng bình quân 17,8% hàng năm, trong đó năm 2001 tăng 11,2%; 2002 tăng 7,03%; 2003 tăng 10,29%; 2004 tăng 19,88% và ước năm 2005 tăng 43,86%, tăng mạnh do tính bổ sung thêm giá trị điện của công ty Hàm Thuận-Đa Mi (theo Quyết định của Bộ Công nghiệp). Cả 3 ngành công nghiệp đều tăng, trong đó công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng mạnh; bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005, ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 13,47%, ngành công nghiệp chế biến tăng 19,70% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng 49,54%. 
Đối với kinh tế nhà nước, tuy số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, song giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 27,31%, trong đó doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý tăng 42,92% và doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý tăng 4,6%.  Năng lực sản xuất cũng tăng mạnh, nhất là các ngành công nghiệp chủ yếu ở địa phương, điển hình như chế biến hạt điều tăng từ  656 tấn năm 2000 lên 1.480 tấn năm 2005, tăng 125,61%; chế biến chè từ 5.782 tấn năm 2000 tăng lên 6.813 tấn năm 2005, tăng 17,83%; khai thác bauxite từ 16.200 tấn năm 2000 tăng lên 68.100 tấn năm 2005; sản xuất quần áo may sẵn từ 371 ngàn cái năm 2000 tăng lên 546 ngàn cái năm 2005, tăng 47,17%; sợi tơ tằm từ 121 tấn lên 512 tấn năm 2005, tăng 323,14%... Tổng nguồn vốn dùng vào sản xuất kinh doanh đến thời điểm 31/12/2005 là 2.762.919 triệu đồng, chiếm 71,9% tổng nguồn vốn các doanh nghiệp công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá CĐ 1994: 
2001
2002
2003
2004
2005
1. Giá trị sản xuất (tr. đồng)
1.098.948
1.1176.233
1.297.305
1.555.156
2.237.324
 - Công nghiệp khai thác mỏ
34.974
39.410
45.457
53.127
64.297
 - Công nghiệp chế biến
996.997
1.070.634
1.179.046
1.428..218
1.683.504
 - CN SX, PP điện, nước
66.977
66.189
72.802
73.811
489.523
2. Tốc độ phát triển (%)
111,20
107,03
110,29
119,88
143,86
3. Tốc độ PTBQ 2001-2005
117,80
 - Công nghiệp khai thác
119,70
 - Công nghiệp chế biến
113,47
 - CN SX, PP điện, nước
149,54
Công nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tỷ trọng giá trị công nghiệp ngoài nhà nước tuy có giảm dần từ 86,65% năm 2000 xuống còn 71,29% năm 2005 song vẫn chiếm tỷ lệ lớn (bình quân thời kỳ 2001-2005 chiếm 65,3%) trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước (CĐ 1994) từ 671.360 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1.208.228 triệu đồng năm 2005, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 tăng 12,47%; trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (tư nhân tăng bình quân 23,65%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,86%). Riêng kinh tế cá thể tăng chậm (tăng bình quân 0,23%) và kinh tế tập thể giảm  mạnh (giảm 12,34% bình quân hàng năm). 
Sản xuất công nghiệp trong thời gian qua đã phát triển đúng hướng, cụ thể là căn cứ vào khả năng về nguyên liệu sẵn có của địa phương để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp, khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản vào phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Phương án sản phẩm sản xuất tương đối phù hợp, được thị trường chấp nhận, chiếm lĩnh thị phần ngày càng được mở rộng. Điển hình là các sản phẩm như phân vi sinh, chè chế biến, cà phê chế biến, bauxite, lụa tơ tằm, sợi tơ tằm..,  sản phẩm hàng hóa do công nghiệp sản xuất đa dạng về chủng loại, tăng về khối lượng và chất lượng. Bên cạnh các sản phẩm có trình độ kỹ thuật, có giá trị kinh tế hàng hoá cao, phục vụ cho sản xuất, xây dựng, ngành công nghiệp còn sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng khác như sản phẩm may mặc, chế biến lương thực, chế biến gỗ, lâm sản...góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về hàng hoá địa phương.
Vai trò công nghiệp, nhất là một số ngành công nghiệp có quy trình công nghệ, kỹ thuật cao đã thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp còn là đầu mối tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng GDP; phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu chung của nền kinh tế và của chính khu vực công nghiệp-xây dựng. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 10,38% năm 2000 lên 16,83% năm 2005, góp phần nâng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 13,40% năm 2000 lên 18,70% năm 2005. 
Kết quả sản xuất công nghiệp trong thời gian qua đã chứng minh: Đầu tư cho phát triển công nghiệp không những nâng cao năng lực của nền công nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình phát triển của các ngành kinh tế khác, nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá, nhất là các sản phẩm vật tư kỹ thuật, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sách, từng bước thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế, tạo môi trường để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời sự phát triển công nghiệp đã tạo ra hàng vạn chỗ làm việc cho người lao động, không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn ở các ngành kinh tế khác, trước hết là các ngành liên quan chặt chẽ đến sản xuất công nghiệp như sản xuất nông, lâm, thuỷ sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thương mại làm chức năng bán hàng hoá cho công nghiệp . 
Trong những năm qua, công tác quy hoạch, triển khai đền bù giải toả, thu hút vốn đầu tư để triển khai phát triển một số dự án lớn có tác động quyết định, đột phá đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung, ngành công nghiệp nói riêng được triển khai tích cực. Đến nay, đã triển khai quy hoạch xây dựng 12 cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch 63 điểm thuỷ điện, thành lập và triển khai chương trình khuyến công, đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào 2 khu công nghiệp: Lộc Sơn và Phú Hội và các dự án thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, tổ hợp bauxite Tân Rai Hiện đã có 20 nhà đầu tư, đăng ký đầu tư (trong đó có 3 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 202,28 tỷ đồng và 2 triệu USD vào khu công nghiệp Lộc Sơn. Riêng khu công nghiệp Phú Hội đã có 4 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký 59,9 tỷ  đồng.
TIEU THU CN
Lâm Đồng tuy là một tỉnh miền núi, song với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng của cả nước, nên số khách nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế đó đã tạo nên nhu cầu lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy, ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát,
DU LICH
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.
Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên...
Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao... 
Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang; đồi Cù, núi Lang Bian,
Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế.
Tiềm năng du lịch
Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.
THUONG MAI
Hoạt động nội thương:      
Hoạt động thương mại - dịch vụ thời kỳ 2001-2005 đã tiếp cận và hoà nhập với kinh tế thị trường, đảm bảo cung cấp cơ bản hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, đáp ứng khá tốt nhu cầu xã hội các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ phục vụ và du lịch. Do đó đã mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ .
Đến năm 2005, số lượng cơ sở kinh doanh thương mại- dịch vụ có 30.644 cơ sở, tăng 11.862 cơ sở so năm 2000; trong đó cơ sở kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 97,9% năm 2005), còn các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng các cơ sở kinh doanh thương mại- dịch vụ toàn tỉnh. Hoạt động thương mại-dịch vụ đã thu hút số người tham gia kinh doanh ngày càng đông với số lượng 47.852 người năm 2005, tăng 23.450 người (96,1%) so năm 2000.
Cùng với việc phát triển về thành phần  kinh  doanh, hạ tầng cơ sở cũng được đầu tư phát triển, điển hình là hệ thống chợ.  Một số chợ được  quy hoạch, đầu tư nâng cấp, sửa chữa với quy mô lớn trở thành trung tâm thương mại của tỉnh như chợ Đà Lạt, chợ B’ Lao (Bảo Lộc), chợ Tùng Nghĩa (Đức Trọng). Các trung tâm thương mại tỉnh đã trở thành nơi cung ứng hàng hoá cho vùng lân cận, nơi trung chuyển trao đổi hàng hoá cho các chợ nông thôn .
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân hàng năm 22%; trong đó kinh tế nhà nước tăng 13,49% (nhà nước trung ương tăng 16,77% và nhà nước địa phương tăng 9,15%), kinh tế ngoài nhà nước tăng 27,35% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,05%. Đến năm 2005 tổng mức bán lẻ đạt  5.861,56 tỷ đồng, tăng 170,09% so năm 2000. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ qua các năm: 2001 tăng 0,56%, 2002 tăng 14,07%, 2003 tăng 21,33%, 2004 tăng 40,60% và ước năm 2005 tăng 38,02%. Mức bán lẻ bình quân đầu người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ  2,1 triệu đồng năm 2000 lên 5,07 triệu đồng năm 2005. Thương nghiệp nhà nước chủ yếu nắm giữ khâu bán buôn và một phần bán lẻ. Thương nghiệp tư nhân, cá thể có lực lượng đông đảo nên giữ vai trò lớn trong khâu bán lẻ. Trong tổng mức bán lẻ thì kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 9-10%), kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn ( từ 76-90%).
Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ như sau :
Tổng
Chia ra
Năm
Số
Kinh tế
Kinh tế  ngoài
Kinh tế có vốn
Nhà nước
quốc doanh
đầu tư nước ngoài
2001
100
10,44
88,41
1,15
2002
100
11,85
86,99
1,16
2003
100
10,59
88,34
1,07
2004
100
10,87
76,73
12,40
2005
100
9,44
89,25
1,31
Cùng với phát triển thương nghiệp ở thành phố, thị xã và các thị trấn, mạng lưới thương nghiệp tiếp tục phát triển đến các vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân ở vùng này.
Thời kỳ 2001-2005  hoạt động kinh doanh du lịch có bước phát triển mạnh. Các điểm danh lam được quy hoạch, tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Nhiều khu du lịch mới đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai xây dựng, tạo thêm một số sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Các khu du lịch trọng điểm thu hút được nhiều dự án đầu tư  lớn là cơ sở để phát triển ngành du lịch trong những năm tiếp theo. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh, có sức chứa tổng cộng khoảng 30.000 khách, chất lượng kinh doanh được nâng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy lượt khách đến Lâm Đồng tăng bình quân hàng năm 8,22%, năm 2000 có 725.000 lượt khách (qua lưu trú) đến tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch  Đà Lạt - Lâm Đồng tăng lên 1.075.933 lượt khách năm 2005. Trong đó khách quốc tế năm 2005 có 100.000 lượt khách so với năm 2000 là 71.000 lượt, tăng bình quân hàng năm 7,09%; khách trong nước từ 654.000 lượt khách năm 2000 tăng lên 975.933 lượt năm 2005, tăng bình quân hàng năm 8,33%. Tổng ngày khách lưu trú trên địa bàn Lâm Đồng năm 2005 là 2.075.792 ngày so với 1.305.000 ngày năm 2000, tăng bình quân 9,73%. Số ngày khách lưu trú bình quân 1 du khách đến Lâm Đồng có xu hướng tăng lên, từ 1,8 ngày năm 2000 tăng lên 1,93 ngày năm 2005 kéo theo hệ số sử dụng buồng, giường của các cơ sở lưu trú tăng lên.
* Hoạt động ngoại thương: 
Hoạt động ngoại thương trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Iraq, của dịch Sars, dịch cúm gia cầm và tình hình giá cả thị trường thế giới biến động lớn nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn Lâm Đồng đã nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm nên đã đạt nhiều kết quả nhất định. 
Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001-2005, đạt 390,716 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 21,28%. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2005 đạt 130,68 triệu USD, tăng 162,39% so năm 2000. Mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến đều tăng, chiếm trên 80% sản phẩm xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như cà phê, chè, điều, rau, hoa, tơ tằm  tăng khá, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh trong 3 năm 2003-2005 do một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia xuất khẩu như công ty Atlantic, công ty TNHH Phú Cường. Sản lượng cà phê năm 2005 xuất được 48.617,8 tấn, tăng 41.693,8 tấn so năm 2000; sản lượng chè  năm 2005 xuất 9.538,1 tấn, tăng 7.887,1 tấn so 2000; mặt hàng rau qủa năm 2005 xuất đạt 12.281,2 tấn, tăng mạnh do những năm trước chỉ xuất vài trăm tấn trong năm; hạt điều chế biến năm 2005 xuất khẩu tăng 8.432,5 tấn so năm 2000 và hoa các loại xuất được 8.179,6 ngàn USD, tăng 2.430,6 ngàn USD so năm 2000. 
Song song với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2001-2005, cũng tăng nhanh từ 18.333 ngàn USD tăng lên 37.393,1 ngàn USD. Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất và máy móc, thiết bị để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
DAU TU
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là một chỉ tiêu qu

File đính kèm:

  • docTuan_9_Dia_8_20150726_023846.doc
Giáo án liên quan