Địa lý Châu Á

Ở châu Á, đới khí hậu nhiệt đới không tạo thành một dải liên tục mà chỉ chiếm phần Tây Nam châu Á bao gồm : bán đảo Ả Rập, phần nam sơn nguyên Iran cho tới Tây Bắc Ấn Độ. - Trong các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch, vì thế mùa hạ rất khô và nóng còn mùa đông khô và hơi lạnh. - --- Lượng mưa hằng năm rất ít, trung bình không có 100 mm ở vùng đồng bằng và 300–400 mm ở miền núi. Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần khả năng mưa, gây nên tình trạng thiếu ẩm gay gắt.

- Điều kiện khí hậu ở đây tương tự như Sahara ở châu Phi. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 28 °C đến 30 °C, tháng 1 từ 12 °C ở phía Bắc đến 20 °C ở phía Nam. Biên độ nhiệt giữa các mùa, ngày và đêm rất lớn.

 

doc42 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Địa lý Châu Á, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o theo hướng Đông-Tây, gió Đông Bắc từ áp cao Siberi không thể xâm nhập tới bán đảo phía Nam được. Bởi vậy, gió Đông Bắc ở khu vực này thực chất là gió mậu dịch Đông Bắc từ các áp cao cận nhiệt đới thổi về xích đạo. Gió mậu dịch mang theo khối khí nhiệt đới lục địa nên không có mưa, thời tiết ổn định, trong sáng và tương đối nóng. Riêng khu vực Nam Trung Hoa và Đông Bắc bán đảo Trung Ấn, gió Đông Bắc xuất phát từ vùng Nội Á thổi xuống, còn phần Bắc bán đảo Indostan lại có gió Tây Bắc từ Trung Á thổi xuống nên thời tiết nói chung khô và hơi lạnh.
Như vậy về mùa đông, trên toàn bộ châu Á đều có gió thổi từ lục địa ra biển. Thời tiết khắp nơi khô và lạnh. Nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc và phần lớn lãnh thổ dưới 0 °C, chỉ có phần Hoa Nam, các bán đảo Trung Ấn, Ấn Độ, Arabia và Tiểu Á có nhiệt độ trên 0 °C. Các phần nội địa, nhất là Đông Siberi là nơi có nhiệt độ trung bình thấp nhất, từ -30 °C trở xuống.
3.1.5.2. Mùa hạ
 Không khí trong lục địa nóng dần lên, áp cao Siberi suy yếu dần rồi biến mất, còn ở phía Nam, trên sơn nguyên Iran hình thành một áp thấp, được gọi là áp thấp Iran (áp thấp Nam Á). Áp thấp Iran có trị số trung bình nhiều năm ở vùng trung tâm là 994 mb (hoặc 745,5 mm/Hg). Vào giữa mùa hạ, áp thấp này cùng với áp thấp Bắc Phi và áp thấp Xích đạo phối hợp với nhau thành một đai áp thấp bao phủ phần lớn châu Á và gần như toàn bộ Bắc Phi. 
Cũng trong thời gian này, ở phía Đông áp thấp Aleut biến mất và áp cao Hawaii phát triển, chiếm toàn bộ phần Bắc Thái Bình Dương và lan sang phần bờ Đông Á. Ở bán cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam Ấn Độ Dương và Úc cũng phát triển thành một đới áp cao liên tục. Sự phân bố khí áp như vậy làm cho hoàn lưu không khí trên lục địa về mùa hạ khá phức tạp. Ở vùng Bắc Á và Nội Á có gió Bắc hoặc Đông Bắc. Sự thống trị của gió thành phần Bắc ở khu vực nói trên dẫn tới kết quả là không khí cực và ôn đới khi xuống phía Nam bị nóng dần lên, độ ẩm giảm xuống nên mưa rất ít. Về mùa hạ, các vùng Bắc Á có thời tiết ẩm và mát, còn ở Trung Á và Nội Á thì trái lại, rất khô và nóng.
Đường đi của cơn bão nhiệt đới Xangsane năm 2006. Đầu tiên, nó hình thành tại phía Tây Thái Bình Dương, vượt qua Philippines rồi đổ bộ vào Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung.
Ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á về mùa này có gió Tây Nam và Đông Nam thổi từ biển vào được gọi là gió mùa mùa hạ. Ở Nam Á, Đông Nam Á có gió mùa mùa hạ mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương tới, gây mưa lớn, nhất tại các sườn đón gió như Gaths Tây ở Ấn Độ, Nam Himalaya, Tây Myanma, Tây Nam Campuchia... Khối khí xích đạo có thể xâm nhập xa về phía Bắc cho tới dãy Tần Lĩnh và frong nhiệt đới cũng tiến theo cho đến tận chân núi Himalaya sau đó vòng lên phía Bắc cho tới thung lũng sông Trường Giang. Do ảnh hưởng của không khí xích đạo, tất cả khu vực nằm ở phía Nam frong nhiệt đới đều có thời tiết nóng, ẩm ướt và có mưa nhiều. Ở Đông Á, nơi có gió mùa Đông Nam cũng mang theo khối khí nhiệt đới và ôn đới hải dương từ Thái Bình Dương vào, cũng có mưa nhiều. Tuy nhiên, do các dãy núi theo hướng Bắc-Nam nên gió mùa chỉ hạn chế trong một dải không rộng, dọc theo phía Đông lục địa. Ngoài ra, ở các vùng duyên hải Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á về mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới. Các áp thấp nhiệt đới và bão này thường được hình thành trong vịnh Bengal, vùng biển phía Đông Việt Nam hoặc phía Đông Philippines, sau đó di chuyển sang phía Tây, đổ bộ vào Đông Nam Ấn Độ, Bangladesh, một số vượt sang biển Ả Rập, đổ bộ sang bờ Tây Ấn Độ và có thể sang tận bán đảo Arabia. Ở Đông Á, áp thấp nhiệt đới và bão thường đi qua Philippines đến bờ Đông Việt Nam, Đông Trung Quốc và có thể tới cả bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Chúng làm cho thời tiết nhiễu loạn mạnh, có gió to, mưa lớn. Nhiều cơn bão gây tác hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, các công trình xây dựng và đời sống nhân dân vùng biển.
Tóm lại, về mùa hạ, phần lớn lục địa chịu ảnh hưởng của gió từ biển thổi vào, có mưa phổ biến ở nhiều nơi. Mặt khác về mùa này lục địa được sưởi nóng đến nhiệt độ cao. Đường đẳng nhiệt 0 °C vào tháng 7 chạy rất xa về phía Bắc của các đảo và quần đảo thuộc Bắc Băng Dương. Đường đẳng nhiệt 4 °C chạy men theo rìa phía Bắc lục địa, đi dần xuống phía Nam thì nhiệt độ cũng tăng dần lên.
3.2 Các đới khí hậu
Đới khí hậu
Phân bố 
Đặc điểm
Đới khí hậu cực 
Thuộc phạm vi đới này có các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía Bắc lục địa. Giới hạn phía Nam gần trùng với đường vĩ tuyến 71° Bắc.
- Do vị trí nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô và lạnh nên về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài (từ 75° Bắc trở lên, đêm cực kéo dài hơn 98 ngày), nhiệt độ rất thấp. 
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới -34 °C trên bán đảo Taymyr. Về mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt. Về mùa hạ trái lại có ngày liên tục kéo dài (từ 75° Bắc trở lên, ngày liên tục có 102 ngày) song do cường độ bức xạ yếu nên nhiệt độ mùa hạ ở đây vẫn thấp. - - Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không thể vượt quá 5 °C. 
- Mùa hạ thường có gió Bắc, thời tiết lạnh, hay có sương mù hoặc mưa tuyết. Lượng mưa trung bình năm 100–200 mm.
Đới khí hậu cận cực
Đới khí hậu cận cực tạo thành một dải hẹp nằm ở phía Nam đới khí hậu cực. Giới hạn của đới này gần trùng với vòng cực Bắc.
- Trong đới này có sự thay đổi khối khí theo mùa: mùa đông là khối khí cực lục địa, còn mùa hạ là khối khí ôn đới ấm và ẩm hơn. Thời tiết giữa hai mùa phân biệt khá rõ rệt. Mùa đông rất lạnh, nhất là các vùng nằm sâu trong lục địa do sự biến tính của gió thổi từ Đại Tây Dương. Nhiệt độ trung bình tháng thay đổi từ -40 °C đến -50 °C ở vùng Trung và Đông Siberi. Mùa hè tương đối ấm, nhiệt độ trung bình tháng có thể vào khoảng 8-10 °C. 
- Đới khí hậu cận cực có thể chia thành 3 kiểu khác nhau:
+ Khí hậu cận cực hải dương : ở phía Tây có mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát và ẩm ướt; 
+ Khí hậu cận cực lục địa : có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa lớn nhất trên Trái Đất. 
+ Khí hậu cận cực hải dương : phía Đông tương tự như ở phía Tây nhưng có mùa đông lạnh hơn và thường có gió Bắc hoặc Đông Bắc, còn mùa hạ có gió Đông Nam.
Đới khí ôn đới
Đới khí hậu ôn đới chiếm một dải rộng nhất. Đường ranh giới phía Nam của đới thay đổi trong khoảng 40° Bắc ở Trung Á đến 35° Bắc ở phía Triều Tiên, Nhật Bản.
Trên toàn đới, tuy quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới nhưng khí hậu có thay đổi từ Tây sang Đông, vì vậy có thể chia ra làm 3 kiểu chính:
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: hình thành trong vùng trung tâm lục địa bao gồm khu vực dãy Ural và Đại Hưng An. Trong khu vực này, quanh năm thống trị khối khí ôn đới lục địa, mùa đông rất khô và lạnh, còn mùa hạ ấm và ẩm hơn phía Bắc, tương đối khô nóng ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ -4 °C trên thảo nguyên Trung Á đến -50 °C ở các vùng Siberi. Còn tháng 7, nhiệt độ thay đổi từ 15 °C ở phía Bắc đến 28 °C ở phía Nam. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ nhưng lượng giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Một dải rộng nằm ở phía Nam khu vực này kéo dài từ Trung Á đến Mông Cổ là vùng khô hạn nhất, lượng mưa hằng năm không quá 250 mm.
+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa: hình thành trong miền duyên hải phía Đông, gồm lưu vực sông Amur và đảo Sakhalin. Về mùa đông, có gió Tây Bắc thổi từ lục địa ra khô và rất lạnh, còn về mùa hạ có gió Đông Nam từ biển thổi vào ấm và ẩm ướt. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ, chiếm 60-70% lượng mưa cả năm. Ngoài ra, về mùa hạ thỉnh thoảng còn có bão từ phía Đông Nam xâm nhập lên làm cho thời tiết nhiễu loạn mạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -25 °C ở phía Bắc đến -15 °C ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 15-20 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 500–700 mm.
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương : chiếm phần Đông Bắc biển Okhotsk, bán đảo Kamchatka và quần đảo Kuril. Kiểu khí hậu này chịu ảnh hưởng mạnh từ biển, Hải lưu Kuril-Kamchatka lạnh và đặc biệt là hoạt động của khí xoáy trên biển Okhotsk và biển Bering. Về mùa đông ở đây chủ yếu có gió Bắc và Tây Bắc, còn mùa hạ có gió Nam và Đông Nam. Điều kiện khí hậu ở đây có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam. Về mùa hạ mát và ẩm, nhiệt độ trung bình tháng 7 10-18 °C, mùa đông từ -10 °C đến -20 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 700–900 mm, lớp tuyết phủ về mùa đông dày hơn 100 cm.
Đới khí cận nhiệt đới
Đới khí hậu cận nhiệt đới chiếm một dải khá rộng, từ bờ Địa Trung Hải đến bờ Thái Bình Dương
Có thể chia thành 4 kiểu chính như sau:
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải : hình thành trong khu vực bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Armenia, các vùng thuộc Syria, Iraq... Điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hạ khô và nóng, thời tiết ổn định và trong sáng, còn mùa đông trái lại do ảnh hưởng của gió Tây và hoạt động của khí xoáy nên thời tiết hay thay đổi, mát dịu và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng 1 4-12 °C, tháng 7 25-28 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 500–700 mm.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa : hình thành trong các miền nội địa, bao gồm phần Nam các đồng bằng Trung Á, Nội Á và các vùng thuộc sơn nguyên Iran. Ở đây về mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới lục địa khô và nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 lên tới 30 °C, độ ẩm tương đối thấp và mưa rất hiếm. Về mùa đông do hoạt động của khí xoáy trên frong ôn đới nên có mưa, nhiệt độ thấp. Ở Tehran có năm nhiệt độ xuống thấp tới -20 °C, còn ở Trung Á tới -30 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở các khu vực này thường từ -1 đến 0 °C. Lượng mưa hằng năm không đáng kể, 100–300 mm.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao : là một biến dạng đặc biệt của kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao 3500–4000 m trở lên, chủ yếu ở Pamir và Tây Tạng. Khí hậu vẫn mang tính chất lục địa khá rõ rệt: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hạ mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn luôn thay đổi, nhất là ở Tây Tạng. Lượng mưa trung bình hằng năm rất ít, vì thế các vùng núi và sơn nguyên cao phần lớn là hoang mạc núi cao.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa : chiếm phần phía Đông lãnh thổ Trung Quốc, phía Nam bán đảo Triều Tiên và Nam Nhật Bản. Đặc điểm của kiểu khí hậu này đối lập với kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải. Ở đây, mùa hạ có gió Đông Nam thổi từ biển vào, thời tiết nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 60-75% lượng mưa cả năm. Về mùa đông có gió Tây Bắc từ lục địa thổi ra, nói chung khô và lạnh, tuy nhiên còn nhờ hoạt động của khí xoáy nên thỉnh thoảng vẫn có mưa. Lượng mưa trung bình năm 1000–15000 mm, đây là miền khí hậu ẩm ướt nhất của đới khí hậu cận nhiệt.
Đới khí nhiệt đới
Ở châu Á, đới khí hậu nhiệt đới không tạo thành một dải liên tục mà chỉ chiếm phần Tây Nam châu Á bao gồm : bán đảo Ả Rập, phần nam sơn nguyên Iran cho tới Tây Bắc Ấn Độ.
- Trong các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch, vì thế mùa hạ rất khô và nóng còn mùa đông khô và hơi lạnh. - --- Lượng mưa hằng năm rất ít, trung bình không có 100 mm ở vùng đồng bằng và 300–400 mm ở miền núi. Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần khả năng mưa, gây nên tình trạng thiếu ẩm gay gắt. 
- Điều kiện khí hậu ở đây tương tự như Sahara ở châu Phi. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 28 °C đến 30 °C, tháng 1 từ 12 °C ở phía Bắc đến 20 °C ở phía Nam. Biên độ nhiệt giữa các mùa, ngày và đêm rất lớn.
Đới khí hậu cận xích đạo ( hay đới khí hậu gió mùa xích đạo )
Bao gồm:
 khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Bắc Sri Lanka), bán đảo Trung Ấn, nam Trung Quốc và quần đảo Philippines
Như vậy, so với các châu lục khác thì ở châu Á, đới khí hậu này dịch lên những vĩ độ cao hơn, đồng thời ở phía Bắc, nó chuyển sang đới khí hậu cận nhiệt và mất hẳn đới khí hậu nhiệt đới. 
- Trong đới khí hậu cận xích đạo về mùa hạ có gió mùa từ biển thổi vào, nóng, ẩm ướt và có mưa nhiều. Ngoài ra, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn mạnh và có mưa lớn. 
- Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đều: trên các sườn đón gió, mưa trung bình từ 2000–4000 mm hoặc hơn, còn trên đồng bằng, từ 1000–200 mm. Nói chung đây là nơi mưa nhiều nhất châu lục. 
- Về mùa đông có gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi ra, thời tiết nhìn chung khô ráo. Tuy nhiên, như phần hoàn lưu khí quyển đã nói ở trên, về mùa này ở Bắc Ấn Độ, phía Bắc bán đảo Trung Ấn thời tiết tương đối lạnh và có mưa do ảnh hưởng của khí xoáy, chỉ có phần Nam các bán đảo này tương đối nóng, thời tiết khô và trong sáng.
Đới khí hậu xích đạo
 Bao gồm :
phần nam đảo
Sri Lanka, phần nam bán đảo Mã Lai và phần lớn quần đảo Indonesia.
- Với vị trí nằm trên các đảo và bán đảo, biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn và lượng mưa trung bình hằng năm cao hơn vùng xích đạo ở lục địa Phi. Biên độ nhiệt hằng năm ở đây 1-2 °C, còn lượng mưa trung bình đạt tới 2000–4000 mm. ---- -- Riêng khu vực từ nửa Đông đảo Java trở về phía Đông thuộc đới khí hậu gió mùa xích đạo của bán cầu Nam nên đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt.
4. Sông ngòi và hồ
4.1 Đặc điểm chung về sông ngòi 
- Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.
- Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ sông trên lục địa không đều. Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy. Ở châu Á, lưu vực nội lưu chiếm một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục.
4.2 Phân bố các sông lớn ở Châu Á
Lưu vực 
Tên các con sông lớn trong lưu vực
Thuộc khu vực
Giá trị nguồn nước
Thái Bình Dương
Amur (Hắc Long Giang), Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Mê Nam
Bao gồm tất cả các sông của miền Đông Á và các vùng đảo trong Thái Bình Dương.
-Tưới tiêu 
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Thủy điện
Ấn Độ Dương
Euphrates và Tigris Ấn, Hằng, Brahmaputra và Salween.
Lưu vực này gồm các sông thuộc Tây Nam Á, Nam Á và phần Tây bán đảo Trung Ấn.
-Tưới tiêu 
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Thủy điện
Bắc Băng dương
sông Obi (còn gọi là Ob), Enisei, Lena và Kolyma.
Lưu vực Bắc Băng Dương gồm các sông của miền Tây Siberi chảy về phía Bắc.
Có giá trị về giao thông và có dự trữ thủy năng lớn. Hiện nay trên các sông thuộc lưu vực này tập trung nhiều nhà máy thủy điện lớn trên thế giới.
Nội lưu
Syr Darya và Amu Darya
Gồm các sông chảy trong miền Trung Á, Nội Á và sơn nguyên Iran.
Có nguồn nước vô cùng quý giá cho đời sống của cư dân, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông và thủy điện .
4.3 Các hồ
- Kể tên các hồ lớn
Các hồ các quan trọng nhất là Caspi (371.000 km², sâu 995 m, mức nước thấp hơn mực nước đại dương 28 m), Aral (66.458 km², sâu 68m). Hai hồ có kích thước rất lớn nên người ta thường gọi là "biển" hay "biển hồ". Hiện nay hồ Aral bị thu hẹp diện tích rất nhiều do việc xây dựng các kênh đào để lấy nước tưới cho các vùng hoang mạc Trung Á. Sự thu hẹp diện tích các hồ đã gây ra sự khủng hoảng sinh thái lớn, làm cho sản xuất và đời sống của cư dân các vùng đồng bằng xung quanh hồ bị thiệt hại nặng. Một số hồ khác như Balkhash (22.000 km², sâu 26,5m), Issyk Kul (6.200 km, sâu 702m), Hồ Chết (1000 km², sâu 747m, thấp hơn mực nước biển 392m)... là những hồ mặn. Hồ Baikalnằm ở phía Nam vùng Trung Siberi là hồ sâu nhất thế giới (31.500 km², sâu 1620m), đây là hồ nước ngọt trong lành, chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất, có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có ý nghĩa cả về kinh tế và bảo vệ tự nhiên.
Biển Caspi :Chụp bởi MODIS từ quĩ đạo của vệ tinh Terra
Biển Aral năm 1989 và 2008
HỒ BAIKAL Tảng đá pháp sư trên đảo Olkhon
Một cảnh thông thường ở biển Chết khi du khách có thể đọc báo trong khi đang ngâm mình trong nước, minh họa cho sức nổi
Cảnh hoàng hôn ở biển Chết
PHÍA NAM HỒ ISSYK-Kulmeer
- Giá trị:
+ Hồ giúp điều tiết mực nước sông .
+ Tạo cảnh quan đẹp.
+ Điều hòa khí hậu.
+ Góp phần cân bằng sinh thái.
5. Các đới cảnh quan tự nhiên
Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
Đới cảnh quan
Phân bố
Đặc điểm
Vòng đai cực và cận cực
Đới hoang 
mạc cực:
Phát triển trên các quần đảo thuộc Bắc Băng Dương
- Giới sinh vật rất nghèo, thực vật chỉ có rêu và địa y, còn động vật phong phú hơn dựa vào nguồn thức ăn của biển. Các loài điển hình là gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc. Dọc theo bờ biển và trên các lớp băng phủ có nhiều thú chân vịt như hải cẩu, hải sư, voi biển... Về mùa hạ có nhiều chim biển sống tập trung trên các bờ núi thành những "chợ chim" lớn, rất nhộn nhịp.
Đới đồng rêu và đồng rêu rừng
Là hai đới kế tiếp nhau, chiếm một dải nằm phía Bắc châu lục.
- Trong điều kiện đó ở phía Bắc chỉ có rêu và địa y, còn ở phía Nam nhờ ấm hơn nên bắt đầu xuất hiện các loại cây bụi thân gỗ, tạo thành các dải rừng cây bụi xen với đồng rêu. Trong điều kiện bốc hơi kém, lớp rêu phủ dày, mặt đất luôn luôn ẩm ướt nên đầm lầy phát triển mạnh. Trong đầm lầy hình thành lớp than bùn dày, còn đất rất chua và nghèo chất dinh dưỡng. Giới động vật cũng nghèo, chỉ có một số đại diện đáng chú ý như tuần lộc, chó sói đỏ, cú trắng... Về mùa hạ, một số loài chim di cư từ phương Nam lên.
- Đới đồng rêu và đồng rêu rừng là nơi dân cư rất thưa thớt và chuyên sống nhờ vào việc săn bắn và chăn nuôi tuần lộc.
Vòng đai ôn đới
Đới rừng lá kim
Chiếm một dải rộng về phía Bắc vành đai ôn đới với khí hậu ôn đới lục địa lạnh
- Rừng nghèo về thành phần loài và có cấu trúc đơn giản. Các loài phổ biến nhất là vân sam (Picea spp.), thông, thông rụng lá Siberi (Larix sibirica). Ngoài ra còn có lãnh sam (Abies spp.) và thông Siberi (Pinus sibirica).
Rừng taiga của châu Á được phân biệt thành hai kiểu chính là: "Rừng taiga tối" và "Rừng taiga sáng". Rừng taiga tối phân bố ở chủ yếu ở vùng đồng bằng Tây Siberi trở về phía Tây. Trong rừng cây mọc dày, vươn lên rất cao nên rừng rậm, tối và ẩm ướt. Rừng taiga sáng phân bố chủ yếu ở Trung và Đông Siberi, là những nơi có khí hậu giá lạnh gay gắt nhất. Ở đây chỉ có tùng rụng lá là loài chịu được các điều kiện khắc nghiệt nói trên. Trong rừng, cây mọc thưa, thấp và rụng lá về mùa đông. Phần nam đới rừng taiga, về mùa hạ thời tiết khá ấm, mưa ít hơn, phát triển rừng cây lá nhỏ gồm thùy dương và liễu.
- Trong đới rừng taiga, nhờ thức ăn phong phú và điều kiện khí hậu thuận lợi hơn các đới phía Bắc nên giới động vật cũng phong phú hơn. Các loài điển hình là nai sừng tấm, gấu nâu, mèo rừng, sóc và nhiều loài chim như gà rừng, gõ kiến, quạ khoang, cú... Rừng lá kim là nguồn dự trữ gỗ quan trọng cho các ngành kinh tế.
- Trong đới rừng lá kim do bốc hơi yếu nên đầm lầy phát triển mạnh, chiếm 50% diện tích của đới. Mặt đất luôn ẩm ướt, đồng thời xác thực vật lá kim khi phân hủy sẽ tạo thành các axít nên quá trình rửa trôi mạnh, hình thành đất potsol và đất đầm lầy.Đất potsol là loại đất chua và nghèo chất dinh dưỡng.
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
 Ở châu Á thì hai đới này không tạo thành các dải liên tục mà phân bố trong những khu vực hạn chế ở Đông Á như vùng trung và hạ lưu sông Amur, vùng Mãn Châu-Triều Tiên và vùng Bắc đảo Honshu (Nhật Bản).
- Trong rừng có các cây lá nhọn xen cây lá rộng. Các loài cây lá rộng phổ biến nhất là sồi Mông Cổ (Quercus mongolia), dẻ gai rừng (Fagus sylvatica), hồ đào Mãn Châu (Juglans mandshurica), thùy dương vàng... Trong tầng dưới rừng có nhiều loại dây leo như ngũ vị tử, nho Amur, nhiều loại cây bụi nhỏ trong đó đáng chú ý nhất là nhân sâm (Panax ginseng), một loài cây thuốc rất quý. - Nhờ nguồn thức ăn phong phú, khí hậu ấm áp nên giới động vật của rừng hỗn hợp và rừng lá rộng rất đa dạng, đáng chú ý nhất là hươu sao, th

File đính kèm:

  • docdia_ly_chau_A_20150726_043709.doc