Địa lý 10 - Thực hành Báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-Ê và kênh Panama
BÀI BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH PANAMA
Kênh đào Panama là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Kênh được khởi công đào vào năm 1882 do một người Pháp trúng thầu nhưng gặp nhiều khó khăn Hoa Kỳ thay Pháp đào từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng năm 1914.
Tổng chiều dài của kênh là 64km (40 dặm) bắt đầu từ vịnh Li-môn bên bờ Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh người ta phải làm nhiều âu tàu để đưa tàu đi qua. Kênh cắt qua eo đất rộng 50km. Vì có âu tàu nên làm hạn chế khả năng qua kênh của các loại tàu: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tấn và tàu chở 85 nghìn tấn với trọng tải dằn có thể qua được.
BÀI BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH ĐÀO XUY-Ê K ênh Xuy-ê là kênh giao thông nhân tạo cắt qua eo đất Xuy-ê nằm ở phía đông bắc của Ai Cập trên bán đảo Xi-nai, khu vực cầu nối giữa ba Châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 nối từ vịnh Xuy-ê trên Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195km (121 dặm) khúc hẹp nhất là 60m, độ sâu tại đó là 16m đủ khả năng cho tàu lớn 150 nghìn tấn qua được. Sau lần tu bổ 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn có thể qua được kênh. Kênh Xuy-ê không có âu tàu vì mực nước hai biển gần như bằng nhau. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Nhờ có kênh Xuy-ê mà nhiều quãng đường đã được rút ngắn rất nhiều. Cụ thể theo bảng sau: Tuyến Khoảng cách (hải lí) Quảng đường được rút ngắn Vòng qua Châu Phi Qua Xuy-ê Hải lí % Ô-đét-xa àMum- bai 11.818 4.198 7.620 64,5 Mi-na-al-a-hma-đi àGiê-noa 11.069 4.705 6.346 57,5 Mi-na-al-a-hma-đi àRốt-tec-đam 11.932 5.560 6.372 53,4 Mi-na-al-a-hma-đi àBan-ti-mo 12.039 8.681 3.358 27,9 Ba-lik-pa-pan àRôt-tec-dam 12.081 9.303 2.778 23 Bảng: Quãng đường được rút ngắn khi qua kênh Xuy-ê. Kênh Xuy-ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc phương Tây, chủ yếu là đế quốc Anh. Ngay từ năm 186, đế quốc Anh chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6/1956, Ai Cập tuyên bố quyền quản lí kênh Xuy-ê. Kênh bị đóng cửa trong suốt 8 năm (1967-1975) do chiến tranh. Mãi cho đến tháng 06/1975 mới được mở cửa phục vụ trở lại. Kể từ khi kênh Xuy-ê đi vào hoạt động một cách đều đặn đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành hàng hải thế giới : Rút ngắn thời gian vận chuyển, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sinh hoạt, chi phí vận tải → hạ giá thành sản phẩm. Tạo điều kiện mở rộng thị trường. Ít nguy hiểm hơn, đảm bảo an toàn hơn, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên đường dài (Qua mũi Hảo Vọng – Cực Nam Châu Phi). Mang lại nguồn thu lớn cho đất nước Ai Cập. Những tổn thất có thể xảy ra khi kênh bị đóng cửa giống thời kì (1967-1975) : Đối với Ai Cập : Mất đi một nguồn thu lớn thông qua thê hải quan và các hoạt động dịch vụ. Hạn chế to lớn đối với việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen : Hạn chế sự phát triển kinh tế của các quốc gia này Chi phí vận chuyển người và hàng hóa tăng lên. Độ an toàn giảm xuống. Như vậy, kênh đào Xuy-ê có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến sự phát triển của ngành vận tải thế giới. BÀI BÁO CÁO NGẮN VỀ KÊNH PANAMA K ênh đào Panama là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kênh được khởi công đào vào năm 1882 do một người Pháp trúng thầu nhưng gặp nhiều khó khăn Hoa Kỳ thay Pháp đào từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng năm 1914. Tổng chiều dài của kênh là 64km (40 dặm) bắt đầu từ vịnh Li-môn bên bờ Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh người ta phải làm nhiều âu tàu để đưa tàu đi qua. Kênh cắt qua eo đất rộng 50km. Vì có âu tàu nên làm hạn chế khả năng qua kênh của các loại tàu: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tấn và tàu chở 85 nghìn tấn với trọng tải dằn có thể qua được. Kênh có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế và hoạt động quân đội của Hoa Kỳ nên Hòa Kỳ âm mưu tìm cách kiểm soát. Từ 1904 – 1979, Hoa Kỳ quản lí kên đào Panama. Do sự đấu tranh bền bỉ của người dân Panama, Hòa Kỳ đã phải trao trả hoàn toàn kênh Panama cho người dân Panama và tháng 12/1999. Kênh Panama có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm). Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường khác được rút ngắn. Tuyến Khoảng cách (hải lí) Quảng đường rút ngắn Đường khác không qua kênh Qua Pa-na-ma Hải lí % Niu I-ooc ->XanPhran-xi-xcô 13107 5263 7844 60 Niu I-ooc -> Van-cu-vơ 13907 6050 7857 56 Niu I-ooc ->Van-pa-rai-xô 8337 1627 6710 80 Li-vô-pun -> XanPhran-xi-xcô 13507 7930 5577 41 Niu I-ooc ->I-ô-cô-ha-ma 13042 9700 3342 26 Niu I-ooc ->Xit-ni 13051 9692 3359 26 Niu I-ooc ->Thượng Hải 12321 10584 1737 14 Niu I-ooc ->Xin-ga-po 10141 8885 1256 12 Bảng: Quảng đường được rút ngắn khi qua kênh Panama. Sự hoạt động đều đặn của kênh Panama mang lại nhiều lợi ích to lớn: Giảm chi phí vận chuyển, tăng cường quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương và châu Mĩ. Ngoài ra khi quãng đường được rút ngắn thì sẽ hạn chế được phần nào những rủi ro khi đi ngày dài trên biển, đảm bảo an toàn hơn. Bên cạnh đó, kênh đào mang lại một nguồn thu dồi dào cho Panama... Tóm lại, kênh Panama đã tạo nhiều thành công lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế.
File đính kèm:
- Bai_38_Thuc_hanh_Viet_bao_cao_ngan_ve_kenh_dao_Xuye_va_kenh_dao_Panama_20150726_031529.doc