Địa lí Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu giáo viên)
CHUYÊN ĐỀ 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, LAO ĐỘNG VÀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh Quảng Trị.
- Phân tích được mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của quá trình tăng dân số. Biết được cấu trúc lao động, tình phát triển y tế, giáo dục trong mối quan hệ với trình độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
2. Kỹ năng
Phân tích được bản đồ, sơ đồ và các bảng số liệu thống kê về các vấn đề xã hội.
vị trí địa điểm sẽ tìm hiểu, nghiên cứu. + Mục đích tìm hiểu, nghiên cứu. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. Tổ chức hoạt động trên lớp - Tổ chức triển khai hoạt động nhóm (tìm hiểu, thảo luận, phân tích, ) về địa lí địa phương. - Tổ chức cho các nhóm lên trình bày báo cáo kết quả đã nghiên cứu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và có thể đặt câu hỏi phản biện. - Tổng hợp báo cáo của các nhóm, nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm. - Nhận xét, động viên, khen thưởng các nhóm. LỚP 9 CHUYÊN ĐỀ 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí địa lí, lãnh thổ. Phân tích ý nghĩa quan trọng của vị trí và phạm vi lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Biết được đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, từ đó nhận thức mặt mạnh và hạn chế trong việc sử dụng các yếu tố tự nhiên. 2. Kỹ năng Đọc được bản đồ, phân tích được sơ đồ và các bảng số liệu thống kê. 3. Thái độ Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, từ đó xậy dựng ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị. - Atlat Địa lí Việt Nam. III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Gợi ý mục I: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ - GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? - HS quan sát bản đồ trả lời (Cá nhân hoặc theo nhóm). - GV nêu các kiến thức học sinh cần đạt. * Kinh độ, vĩ độ của tỉnh Quảng Trị: + Điểm cực Bắc: + Điểm cực Nam: + Điểm cực Tây: + Điểm cực Đông: * Vị trí tiếp giáp: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp Biển Đông. - Ý nghĩa của vị trí địa lí (lưu ý đến vai trò của Biển Đông): Vị trí địa lí của tỉnh Quảng Trị có nhiều thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế - xã hội với các tỉnh trong nước, với nước bạn Lào ở phía Tây và thế giới qua đường biển. Từ xưa Quảng Trị được xác định là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng và ngày nay là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. 2. Gợi ý mục II: CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của mình, nêu tên các đơn vị hành chính. Nêu được một vài nét lớn về từng đơn vị hành chính. GV có thể cho HS tham khảo Phụ luc. 3. Gợi ý mục III: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GV có thể cho HS thảo luận nhóm về các nội dung: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, sinh vật, đất trồng theo các gợi ý: GV tiến hành phân công nhóm làm việc theo các nội dung trên phiếu học tập. - Nhóm 1: Phiếu số 1 Các dạng địa hình chủ yếu Các đặc điểm chính Ảnh hưởng đến phân bố dân cư và phát triển kinh tế - Nhóm 2: Phiếu số 2. GV yêu cầu HS sử dụng bảng Phụ lục 1.1 để rút ra kết luận chung về đặc điểm khí hậu của tỉnh Quảng Trị. - Nhóm 3: Phiếu số 3. HS sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam của Nxb Giáo dục Việt Nam, trang 11, các nhóm và các loại đất chính, trang 12, thực vật và động vật, kết hợp với tài liệu giáo dục địa phương để lập bảng thống kê theo mẫu và trình bày giá trị kinh tế, môi trường của 2 loại tài nguyên đã lập được. Các loại đất Sinh vật Đất phù sa và cát biển Đất feralit Đất khác Thực vật Động vật Hiện trạng khai thác Hướng khai thác Giá trị kinh tế và môi trường - Nhóm 4: Phiếu số 4. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam hoặc bản đồ Bắc Trung Bộ, kết hợp số liệu để hoàn thành bảng sau. Các loại khoáng sản Trữ lượng Phân bố Giá trị kinh tế GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm tham gia góp ý, bổ sung cho nhau, sau đó GV nhận xét và khẳng định các kiến thức đúng. 4. Gợi ý trả lời một số câu hỏi cuối bài Câu 1 và 2 đã được trình bày trong bài học. Câu 3: Các thành phần tự nhiên là một thể tổng hợp thống nhất, tác động đan xen lẫn nhau và đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị. Trong đó, khí hậu là thành phần có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị. Do những đặc trưng về địa lí, hướng núi đã tạo cho khí hậu của Quảng Trị có những đặc trưng riêng biệt: lượng mưa và độ ẩm lớn, lũ lớn và thường chịu ảnh hưởng của bão. Những đặc điểm đó không chỉ mang đến những thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất mà còn gây những khó khăn không nhỏ: Vào mùa mưa bão (thời gian mưa thường kéo dài) nhiều hoạt động của sản xuất bị chậm lại, thiên tai gây ra nhiều thiệt hại cho nhân dân Quảng Trị. Câu 4: HS nhận xét theo hướng sau: - Nhận xét chung về chế độ nhiệt của tỉnh Quảng Trị. - So sánh giữa ba trạm khí tượng: Về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất. - Giải thích sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa ba trạm khí tượng: Chú ý yếu tố độ cao địa hình, hướng địa hình, sự tác động của gió mùa. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, LAO ĐỘNG VÀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh Quảng Trị. - Phân tích được mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của quá trình tăng dân số. Biết được cấu trúc lao động, tình phát triển y tế, giáo dục trong mối quan hệ với trình độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà. 2. Kỹ năng Phân tích được bản đồ, sơ đồ và các bảng số liệu thống kê về các vấn đề xã hội. 3. Thái độ Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn về xã hội, từ đó xây dựng thái độ tích cực tham gia tuyên truyền về chính sách dân số của tỉnh nhà. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Atlat Địa lí Việt Nam của Nxb Giáo dục Việt Nam. - Xây dựng các biểu đồ về dân cư và lao động từ các số liệu có ở phần Phụ lục. III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Gợi ý mục I: DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG Mục này có nhiều vấn đề nhỏ nên GV cần chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề. Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm: - Nhóm 1: Phân tích hình 1 (Tài liệu giáo dục địa phương dành cho HS), để rút ra nhận xét về tình hình gia tăng dân số tự nhiên của Quảng Trị. Cho biết sự tác động của gia tăng dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhóm 2: Nhận xét về kết cấu dân số theo nhóm tuổi, theo giới tính và theo lao động. Phân tích những ảnh hưởng của kết cấu dân số theo tuổi, theo lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Trị. - Nhóm 3: Nhận xét sự phân bố dân cư của Quảng Trị, cho biết ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhóm 4: Cho biết các thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế của Quảng Trị (xem thêm phụ lục). Bước 2: HS các nhóm thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung, GV nhận xét và chốt lại các ý chính mà HS cần phải nêu được: - Gia tăng dân số: + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục qua các năm, tuy nhiên vẫn còn khá cao. Từ năm 1998 đến năm 2000 giảm nhanh, giai đoạn sau giảm chậm và còn đạt tỉ lệ khá cao. + Tác động của gia tăng dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. * Tác động tích cực: Tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội và thị trường tiêu thụ. * Tác động tiêu cực: Dân số tăng nhanh so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội sẽ để lại những hậu quả như thiếu việc làm, mức sống giảm, tích lũy xã hội giảm, việc đáp ứng các nhu cầu phúc lợi xã hội gặp nhiều khó khăn,... - Kết cấu dân số: Dựa vào kiến thức ở Tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để nhận xét. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi và theo lao động ảnh hưởng đến vấn đề việc làm, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu tiêu thụ, ... - Phân bố dân cư: Không đều giữa các thành thị và nông thôn (số liệu cụ thể), giữa đồng bằng và miền núi (số liệu cụ thể). Sự phân bố dân cư sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nguồn lao động, khả năng khai thác tiềm năng của địa phương, tạo ra sự phát triển kinh tế chêch lệch giữa các vùng, ... - Vấn đề phát triển văn hoá, giáo dục, y tế: Dựa vào kiến thức ở Tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để trình bày về thành tựu, hạn chế. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài Câu 1, 2: Đã trình bày trên lớp (trong tài liệu). Câu 3: Tham khảo chiến lược chung cả nước ở tài liệu và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. CHUYÊN ĐỀ 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, LAO ĐỘNG VÀ KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Thấy được những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế tỉnh Quảng Trị. - Biết được những thế mạnh và những hạn chế của nền kinh tế tỉnh nhà để có nhận thức đúng về hướng phát triển trong tương lai. - Hiểu được thực trạng môi trường ở tỉnh và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích các bảng số liệu về kinh tế. 3. Thái độ Qua quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo cho học sinh và chuẩn bị thái độ tốt để xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp. HS có ý thức bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sử dụng các bản đồ có trong tài liệu. - Giáo viên xây dựng bản đồ kinh tế cho từng ngành. - Sử dụng các bảng số liệu trong phần phụ lục của tài liệu. III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Gợi ý mục II: KINH TẾ GV cung cấp các thông tin liên quan từ các bảng Phụ lục. - Bước 1: Từ Phụ lục, HS tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và nêu nhận xét. - Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Quảng Trị giai đoạn 2005 - 2010 để rút ra nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. - Bước 3: GV gọi một số HS trình bày: các HS khác góp ý, bổ sung, sau đó GV chốt lại các kiến thức sau: + Kinh tế liên tục tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm. + Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao, tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng, thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp. + Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo xu hướng: tăng tỉ trọng trong các khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phù hợp với tiềm năng của tỉnh. 2. Gợi ý dạy mục II. KINH TẾ - CÁC NGÀNH KINH TẾ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm tham khảo tài liệu và hoàn thành các bài tập theo phiếu học tập sau: Nhóm 1 : Nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp. Đặc điểm chung ngành công nghiệp Các ngành công nghiệp Tình hình phát triển và phân bố Nhóm 2 : Nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp. Đặc điểm chung ngành nông nghiệp Các ngành nông nghiệp Tình hình phát triển và phân bố Nhóm 3 : Nghiên cứu tình hình phát triển ngành dịch vụ. Đặc điểm chung ngành dịch vụ Các ngành dịch vụ Tình hình phát triển và phân bố Bước 2. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung; sau đó GV nhận xét và khẳng định các kiến thức đúng. 1. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. Câu 1, 2; Sử dụng kiến thức tài liệu để trả lời. Câu 3: Dựa vào kiến thức bài học và liệt kê theo bảng: Ngành Các sản phẩm chính Phân bố Nông nghiệp - - - - - - Công nghiệp - - - - - - Câu 4: Trước hết vẽ ở nhà lược đồ (trống) tỉnh Quảng Trị, sau đó vẽ các con sông, các tuyến đường ô tô, đường sắt chính của tỉnh. Tham khảo các lược đồ Tự nhiên Quảng Trị, Kinh tế Quảng Trị. CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên ở địa phương hiểu rõ tại sao chúng ta phải bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí: đọc bản đồ, vẽ và phân tích biểu đồ. - Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC a. Giáo viên chuẩn bị - Bản đồ Quảng Trị (phóng to) và Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. - Hệ thống câu hỏi hướng dẫn làm bài. - Thước kẻ, phấn màu. b. Học sinh chuẩn bị - Thước, compa, bút chì, bảng phụ. III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Gợi ý dạy mục I: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN - GV dựa trên cơ sở đặc điểm của địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật để làm rõ mối quan hệ của các thành phần tự nhiên tỉnh Quảng Trị (biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh). - GV có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm phân tích về một yêu cầu trên cơ sở các câu hỏi gợi ý. - Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp và các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV tổng kết để học sinh thấy được tính thống nhất, hoàn chỉnh của môi trường tự nhiên. - Gợi ý một số nét cơ bản: a. Địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu, sông ngòi? - Đối với khí hậu: + Dãy Trường Sơn là bức chắn đối với các loại gió từ biển thổi vào, gây mưa lớn cho tỉnh và gây ra hiện tượng phơn, khô nóng vào mùa hè. + Làm phân hoá khí hậu theo độ cao của địa hình, tạo nên sự đa dạng cho khí hậu. - Đối với sông ngòi: Địa hình tạo nên một số đặc điểm chính của sông ngòi ở đây: Sông ngòi ở đây đa số ngắn và dốc. Hướng ở thượng nguồn TB - ĐN, đổ ra biển theo hướng Tây - Đông. b. Khí hậu có ảnh hưởng gì đến sông ngòi? Sông có chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với màu khô. c. Địa hình và khí hậu có ảnh hưởng gì đến thổ nhưỡng? Với điều kiện khí hậu khác nhau là tiền đề cho việc phát sinh, phát triển các loại đất khác nhau. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện tốt cho quá trình thành tạo đất. Ở khu vực có địa hình cao, đất thường xói mòn. d. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, có ảnh hưởng gì đến sự phân bố thực vật, động vật? - Quy định sự đa dạng về thành phần loài: nêu cụ thể. - Tạo nên sự phân hoá giữa các vùng. 2. Gợi ý dạy mục II: SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ - GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao không dùng dạng biểu đồ khác để vẽ? - GV gợi ý cách vẽ và nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phần vẽ có thể cho HS tiến hành tại lớp hoặc về nhà làm, nhưng GV nên nhắc những lỗi mà HS hay mắc phải để rút kinh nghiệm. a. Biểu đồ: hình tròn b. Nhận xét - Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất và thấp nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp. - Cơ cấu GDP các ngành kinh tế có sự chuyển dịch: Tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng (dẫn chứng). PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ (Diễn biến từ 1977 - 2010) Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) 1 19,9 59,2 2 23,1 17,2 3 23,8 37,8 4 26,1 114,6 5 29,8 47,6 6 31,0 75,1 7 30,2 155,8 8 28,3 291,3 9 28,0 258,3 10 25,0 821,1 11 22,9 362,9 12 20,6 232,2 Phụ lục 2. CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CÁC LƯU VỰC SÔNG QUẢNG TRỊ TT Sông Độ cao nguồn sông (m) Chiều dài sông (km) Chiều dài lưu vực (km) Diện tích lưu vực (km2) Đặc trưng trung bình lưu vực Hệ số uốn khúc Độ cao (m) Độ dốc (%) Độ rộng (km) Mật độ lưới sông (km/km2) 1 Bến Hải 500 64,5 51,5 809 115 8,6 15,7 1,15 1,43 2 Thạch Hãn (Quảng Trị ) 700 156 69 2800 301 20,1 38,6 0,92 2,50 3 Rào Quán 1400 39 30 251 517 25,6 8,4 1,36 1,43 4 Vĩnh Phước 350 45 32 293 85 9,4 9,2 1,37 1,60 5 Cam Lộ (Hiếu) 1400 66 58 539 238 20,1 9,3 1,12 1,08 6 Thác Ma 900 40 30 230 345 27,6 7,7 0,58 1,43 7 Xê Pôn (và các suối đổ vào Xê Bang Hiêng) 738 Phụ lục 3. CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM (GDP) Ở TỈNH QUẢNG TRỊ THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (2005 - 2009) Khu vực kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông, lâm nghiệp & thuỷ sản 35,9 34,7 33,6 33,5 29,6 - Công nghiệp và xây dựng 25,6 27,7 29,1 31,3 34,8 - Dịch vụ 38,5 37,6 37,3 35,2 35,6 Phụ lục 4. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 CHỈ SỐ 2000 2005 2010 2011 KINH TẾ Tổng sản phẩm trên địa bàn - tỷ đồng (giá 1994) 1195 1813 3008 3304 Tổng sản phẩm trên địa bàn - tỷ đồng. 1679 3407 9821 12998 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 9 10,6 10,6 9,6 Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 - Công nghiệp - Xây dựng (%) 15,1 25,6 35,5 37 - Nông nghiệp (%) 44,9 35,9 29 27,9 - Dịch vụ (%) 40 38,5 35,5 35,1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD) 21.851 12.343 43.954 80.200 XÃ HỘI Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 19 24 33,5 35,2 GDP bình quân đầu người (triệu đồng). 2,9 5,5 16,5 21,6 Phụ lục 5. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NHÓM CÂY TRỒNG (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Tổng số Trong đó Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả 2000 623638 316554 79854 23825 74368 42882 2002 738639 337055 90314 59676 119949 47150 2004 977764 459867 86423 56251 223286 53409 2006 1394342 535229 94696 64694 434324 84659 2008 2687506 1111812 166991 77390 822598 147662 2010 3475850 1244804 214736 188930 1175080 231035 Phụ lục 6. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2000 1045419 623638 263950 157831 2002 1217717 738639 282354 196724 2004 1482384 977764 293718 210902 2006 1986787 1394342 371408 221037 2008 3612389 2687506 723598 201285 2010 4467279 3475850 779753 211676 Phụ lục 7. TỔNG SẢN PHẨM (GDP) Ở QUẢNG TRỊ THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ (2005 - 2009) Đơn vị tính: triệu đồng TT Thành phần / ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 TỔNG SỐ 3.407.297 4.089.756 5.056.930 7.088.268 8.158.209 Phân theo thành phần kinh tế 1 Kinh tế Nhà nước 924.600 961.023 1.069.618 1.526.953 1.843.411 2 Kinh tế ngoài Nhà nước: - Kinh tế tập thể - Kinh tế tư nhân - Kinh tế cá thể 2.456.497 258.924 391.326 1.806.247 3.095.466 276.298 593.451 2.225.717 3.890.047 33.870 861.299 2.994.878 5.424.768 40.429 1.254.816 4.129.523 6.187.455 43.578 1.541.925 4.601.952 3 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 26.200 33.267 97.265 136.547 127.343 Phân theo ngành kinh tế 1 Nông nghiệp & lâm nghiệp 1.034.795 1.183.326 1.437.483 2.099.325 2.060.191 2 Thuỷ sản 189.563 236.349 263.479 275.121 358.196 3 Công nghiệp khai thác mỏ 3.701 88.782 86.126 113.022 123.529 4 Công nghiệp chế biến 275.880 358.962 522.859 721.265 871.663 5 Sản xuất và phân phối điện 59.093 70.101 74.378 128.011 182.078 6 Xây dựng 453.432 614.347 789.517 1.259.717 1.661.844 7 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân 344.785 456.103 570.934 767.456 983.762 8 Khách sạn và nhà hàng 89.904 94.410 136.784 131.796 130.810 9 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 221.251 256.359 318.934 455.282 510.534 10 Tài chính, tín dụng 90.835 101.723 122.929 163.425 186.076 11 Hoạt động KH & CN 3.501 4.980 4.886 5.951 7.520 12 Các h/động liên quan đến kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn 193.994 220.982 244.577 314.149 246.880 13 QLNN & ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 123.442 152.482 161.442 235.097 264.890 14 Giáo dục và đào tạo 162.550 162.956 177.664 235.974 265.300 15 Y tế & hoạt động cứu trợ xã hội 30.307 33.795 53.957 65.553 73.630 16 Hoạt động văn hoá - thể thao 29.153 31.935 30.689 35.653 40.000 17 Hoạt động Đảng, Đoàn thể và hiệp hội 1.693 1.947 2.391 3.133 3.520 18 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 18.618 19.317 56.901 77.008 86.330 19 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 800 900 1.000 1.300 1.450 Phụ lục 8. CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM (GDP) Ở QUẢNG TRỊ THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ NGÀNH KINH TẾ (2005 - 2009) Đơn vị tính: % S TT Thành phần/ ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00
File đính kèm:
- GIAO VIEN.doc
- GIAO VIEN.doc