Địa lí 8 - Ở đâu trên thế giới này "có mùa khô sâu sắc"!?

Trang 87, dòng 1: "Đất nước ta ngoài phần trên lục địa, còn một phần rộng hơn trên Biển Đông" Trên lục địa nào? Sửa thành "Đất nước ta, ngoài phần trên đất liền, còn một phần rộng lớn hơn trên Biển Đông".

- "Giữa hai phần lục địa và biển." sửa thành "Giữa hai phần đất liền và biển." - Theo Lịch sử và Địa lí 4, trang 150, dòng 1; 2 dl : "Lục địa: là khối đất liền lớn, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. Trên thế giới có 6 lục địa là Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Úc và Nam Cực.

Trang 91, dòng 3: "Vùng biển Việt Nam rộng gấp nhiều lần phần đất liền" sửa lại "Vùng biển Việt Nam rộng gấp khoảng 3 lần phần đất liền."

Trang 111, dòng 15 :"Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 180 B) trở ra." nên chú thích thêm: Hoành Sơn: dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình.

Trang 112- "Thị trấn Sa Pa. quanh năm mát lạnh" là một nhận xét không rõ ràng. sửa thành " Thị trấn Sa Pa. mát về mùa hè; lạnh về mùa đông.".

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí 8 - Ở đâu trên thế giới này "có mùa khô sâu sắc"!?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí 8 - Ở đâu trên thế giới này "có mùa khô sâu sắc"!?
( Nguồn:  )
- So với các cuốn ấn hành năm trước, Địa lí 8, NXB Giáo dục, Hà Nội, tái bán lần thứ tư đã có một số chỉnh sửa. Vì vậy, nhiều nội dung đã chính xác, "hiện đại" hơn. Sách gồm 160 trang. Tiếp nối Địa lí 7, Chương XI- Châu Á (18 bài - 59 trang) được coi là công trình khá sâu sắc về châu lục rộng nhất thế giới.
I- Băn khoăn về chương trình và nội dung quá tải
Nhìn riêng ở lớp 8, số trang dành cho địa lí thế giới là 74/ 150. Trong 4 tháng, học sinh phải tiếp thu nhiều vấn đề:
- Ví trí, địa hình, khoáng sản
- Khí hậu, sông ngòi; dân cư
- Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Đặc điểm của Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á
- Hiệp hội ASEAN
- Lào và Cam-pu-chia...
Đó là những vấn đề khoa học lớn về châu Á. Chương trình đã nặng, sách giáo khoa lại viết khá sâu sắc, đại bộ phận học sinh không thể tiếp thu nổi (nhất là vùng nông thôn, miền núi, hải đảo xa xôi). Một học sinh lớp 9 ở thành phố Hà Nội đã nói: "học Địa lí, nhớ được đôi điều về Việt Nam, còn thế giới thì chẳng có ấn tượng gì!"
Kết thúc việc học châu Á, nhìn toàn cục - học sinh THCS đã dành liên tục hai năm rưỡi để học Địa lí thế giới. (lớp 6, 7, lớp 8 kì một). Cộng thêm gần nửa cuối lớp 5, Các em tạm xa Địa lí Việt Nam tròn 3 năm. Vì thế, kiến thức về Địa lí Việt Nam học ở lớp 4, đầu lớp 5 còn đọng lại trong học trò chẳng là bao. Hai năm rưỡi cho Địa lí thế giới, một năm rưỡi cho địa lí Việt Nam - Tỷ lệ này tồn tại bao nhiêu năm rồi - đã đến lúc phải thay đổi. Chương trình Thế giới nặng hơn Việt Nam còn diễn ra ở nhiều môn khác. Từ thực tế trên, giảm tải chương trình, giảm tải kiến thức trong sách giáo khoa là việc cần làm ngay.
II- Nội dung cần chỉnh sửa.
1- Nội dung nên cắt bỏ hoặc bớt
Trang 13, dòng 1; 3 dl - Trong bài tập sưu tầm, ghi chép tóm tắt một số thiên tai..., đề nghị bỏ 2 hướng dẫn: "các thiên tai gồm: bão lụt, động đất, hoạt động núi lửa". Nguồn tài liệu sưu tầm: sách báo, truyền thanh, truyền hình... (không cần thiết, quá dễ dãi).
Trang 78, dòng 6; Câu hỏi thiên về trí nhớ máy móc: "Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào ?";
Trang 80 - Học 1 tiết mà phải làm ba bai tập sau đây ở nhà thì chỉ phù hợp với "lớp chuyên Địa"
- Dòng 5 dl: "Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 của nước ta là gì ?".
- Dòng 1,2 dl:" Em hãy sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao, bài hát ca ngợi đất nước ta và cùng với các bạn tổ chức sinh hoạt văn hoá theo chủ đề trên."
- Dòng 3; 4 dl: "Dựa vào Bảng 22.1, vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét." .
Hầu như sau mỗi bài, học sinh đều phải làm một lượng bài tập tương tự như trên - thời giờ đâu mà làm nổi.
Trang 85, dòng 13: "Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào ? Vịnh đó đã được UNESCO được cộng nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào ?" - bỏ ý hai.
2- Những chỗ cần viết lại, bổ sung cho đúng và dễ hiểu.
Trang 17, dòng 7: "Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người của các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia." chữ "hợp huyết" có phần khó hiểu với nhiều học sinh lớp 8.
Trang 23, dòng 6- 27: Dành 20 dòng đánh giá tình hình phát triển của các nước châu Á; chia các nước châu Á thành 7 nhóm khác nhau - mà không thấy xếp Việt Nam ở nhóm nào? Vậy mà nhiều vị Giáo sư hàng đầu cứ nói học Lịch sử, Địa lí thế giới là đề đối chiếu liện hệ với Việt Nam...
Trang 78- Tiêu đề "Việt Nam - Đất nước, con người" nhưng nội dung về "con người" chưa rõ.
Trang 80, dòng 1: "Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua" - "Thời gian qua" là thời gian nào ? từ năm nào đến năm nào?
Trang 83- Trong bảng "Các tỉnh, thành phố Việt Nam" nên ghi Thành phố Hà Nội;
- Thành phố Cần Thơ nên xếp ở vị trí số 5 - sau các thành phố trực thuộc T Ư (thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương từ năm 2004).
Trang 85- "Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta ? Chúng thuộc tỉnh, thành phổ nào?" sửa thành: "Quần đảo xa nhất của nước ta có tên là gì, thuộc địa phận tỉnh nào?".
Trang 84- ""Từ bắc vào nam phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ... ?"; "Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiều kinh độ ?" "Từ bắc vào nam ", "từ tây sang đông" là cách nói chưa chính xác. Phải sửa thành "Từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ... ?" và "Từ điểm cực Tây sang điểm cực Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiều kinh độ ?".
Trang 86, dòng 3; 4: "Nước ta... vừa có vùng đất liền vừa có vùng Biển Đông rộng lớn". Viết thế học sinh cứ tưởng: "Biển Đông là của nước ta" Sửa thành : " "Nước ta... vừa có vùng đất liền vừa có vùng biển" - Thực ra biển của ta đâu có rộng lớn như nhiều nước khác.
Trang 87, dòng 1: "Đất nước ta ngoài phần trên lục địa, còn một phần rộng hơn trên Biển Đông" Trên lục địa nào? Sửa thành "Đất nước ta, ngoài phần trên đất liền, còn một phần rộng lớn hơn trên Biển Đông".
- "Giữa hai phần lục địa và biển..." sửa thành "Giữa hai phần đất liền và biển..." - Theo Lịch sử và Địa lí 4, trang 150, dòng 1; 2 dl : "Lục địa: là khối đất liền lớn, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. Trên thế giới có 6 lục địa là Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Úc và Nam Cực.
Trang 91, dòng 3: "Vùng biển Việt Nam rộng gấp nhiều lần phần đất liền" sửa lại "Vùng biển Việt Nam rộng gấp khoảng 3 lần phần đất liền."
Trang 111, dòng 15 :"Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 180 B) trở ra..." nên chú thích thêm: Hoành Sơn: dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Trang 112- "Thị trấn Sa Pa... quanh năm mát lạnh" là một nhận xét không rõ ràng. sửa thành " Thị trấn Sa Pa... mát về mùa hè; lạnh về mùa đông...".
Trang 117, dòng 6;7;8 : "Song nhiều khi lũ lụt cũng gây ra những tai hoạ khủng khiếp cướp đi sinh mạng và của cải của rất nhiều người" sửa thành "Song nhiều khi lũ lụt đã gây ra những tai hoạ khủng khiếp, cướp đi của cải và sinh mạng nhiều người".
- Dòng 14: Bỏ chữ "rất" trong câu "... sông Hồng, Mê Công.... tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn..."
Trang 121, dòng 16: Câu văn sau tối nghĩa, khó hiểu với học sinh: "Một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ vể đỉnh tâm giác châu sông Hồng".(hình như thiếu chữ nào đó...)
Trang 126, Dòng 4 dl: "Đất có màu đỏ, vàng đỏ có nhiều hợp chất sắt , nhôm" là không chính xác. Nên sửa theo Địa lí 4; 5 : "đất có màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng".
Trang 136, dòng 5: "Hợp phần tự nhiên" là khái niệm khó hiểu với học sinh.
- Dòng 5 dl: "Hãy tính xem ở nước ta 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2mặt biển ? Câu văn trên phải thêm dấu phẩy sau ngữ: "Hãy tính xem ở nước ta" (giống như câu liền kề sau "Là một nước ven biển, Việt Nam...")
Trang 140- Dòng 9 dl: "Mùa đông lạnh đã tạo điều kiện cho sinh vật ưa lạnh... phát triển, nhất là rau màu, hoa quả vụ đông-xuân". "Sinh vật" bao gồm: động, thực vật và vi sinh vật... Mùa đông lạnh tạo điều kiện cho cả ba đối tượng trên hay chỉ tạo điều kiện cho thực vật ưa lạnh? sao không lấy vị dụ cho động vật ưa lạnh?
Trang 147- "Hàng vạn khách du lịch" sửa thành "Hàng triệu lượt khách du lịch" (Theo Địa lí 9, trang 59, dòng 6; 7 dl: " Năm 2002, cả nước đã đón 2,6 triệu lượt khách quốc tế và 10 triệu khách trong nước")
- Nói rõ hơn về "gió phơn tây nam".
Trang 148, dòng 12: "Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc". Nội dung tác phẩm sâu sắc; "mùa khô sâu sắc" là thế nào -thật tối nghĩa ! Nên sửa thành "mùa khô diễn ra gay gắt". 
3 - Sửa lại cho thông nhất
Trang 84- Diện tích nước ta là bao nhiêu?
-Địa lí 7, trang 9 - Diện tích Việt Nam : 330.991 km2
-Lịch sử và Địa lí 5, trang 67, dòng 7: Vào khoảng 330.000 km2.
-Địa lí 8, trang 84, dòng 12: "diện tích đất tự nhiên của nước ta là 329.247 Km2"
Trang 111- Chia khí hậu nước ta thành 4 miền :
-Miền khí hậu phía Bắc (từ Hoành Sơn trở ra)
-Miền khí hậu Đông Trường Sơn.
-Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên)
-Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam.
Địa lí 8, mâu thuẫn với Địa lí 5, trang 72, dòng 12 ("Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miềm Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã").
Dòng 18: "... từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 110 B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông" mâu thuẫn với nhiều trang khác.
- Nhận xét: "Duyên hải Trung Bộ thường có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm" là chưa chính xác cho cả vùng Trung Bộ....
Trang 115- dòng 8 dl: "Vũng Tàu đến Cà Mau" sửa thành "Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau" . ( Để cân đối với địa danh khác trong Bảng 32.1)
Theo Bảng 32.1, tháng 12, cả nước không có bão; vậy nhận xét: miền Trung "những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão" (Lịch sử và Địa lí 4, trang 137, dòng 4; 5)là đúng hay sai? Bảng trên còn mâu thuẫn với: Ở Trung Bộ, "Mùa lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12" (trang 121, dòng 3; 4 dl)
Trang 116, dòng 9: Phải bổ sung nói rõ khái niệm miền Bắc, miền Nam khi nói về "các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta"; Trong sách Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn ... hai địa danh trên được dùng để chỉ những vùng đất rất khác nhau - mà không phải lúc nào học sinh cũng nắm được một cách rõ ràng:
- "miền Bắc" trong "miền Bắc và Đông Bắc Bộ..." là khu đồi núi tả ngạn sông Hồng. (Địa lí 8, trang 140, dòng 8).
- "miền Bắc"; "miền Nam" trong "... mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam" - hai miền này phân chia bởi dãy Hoành Sơn (180 B).
- "miền Bắc", "miền Nam" khi nước nhà còn chia cắt - phân chia bởi vĩ tuyến 17.
- Địa lí 5, trang 72, dòng 12 ("Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, ranh giới là dãy núi Bạch Mã").
- Dòng 3 dl: Nhận định: Ở Trung Bộ, "Mùa lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12" là mâu thuẫn với:
- Từ "Nghệ An đến Hà Tĩnh, quảng Ngãi" tháng 11, 12 không có bão; Từ Bình Định đến Bình Thuận : tháng 12 không có bão. (trang 115, dòng 11 dl)
- Mâu thuẫn với "Đặc biệt khu vực duyên hải Nam Trung bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi khô hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (các tháng 10, 11).
Trang 135,dòng 1dl: Để cân đối với hình 38.1; 39.2 (Sao la, động vật quý hiếm phát hiện tại Vũ Quang (Hà Tĩnh), "Hình 38.4" phải nói rõ loài: voọc mũi hếch đang tồn tại ở đâu.
Trang 154, cột phải, dòng 3: "Cao nguyên... cao trung bình thay đổi từ 200 - 300 m trở lên" sai lệch với Địa lí 6, cột phải, trang 84, dòng 8 dl (cao nguyên có: "Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên" ). Cùng chú thích về một thuật ngữ mà sai lệch như vậy thì độ tin cậy của các "Bảng tra cứu" đạt đến mức độ nào?
4 - Các trường hợp nên thống nhất về viết hoa, viết phiên âm tiếng nước ngoài.
Phải thống nhất viết phiên âm tiếng nước ngoài ở các trang 11, dòng 9; trang 93, dòng 14; 17; trang 94, dòng 14; trang 94; 96; trang 112 , dòng 10 trang 126, dòng 17. trang 128, dòng 4; dòng 7; trang 129, dòng 1; Dòng 3 dl;... Ví dụ: trang 146, dòng 7: crômmit nên viết crôm-mít.
Trang 13, dòng 6,7 dl:""cảnh quan từ tây sang đông". Nên viết "cảnh quan từ Tây sang Đông".
Trang 85, dòng 1: "chiều bắc-nam" không viết hoa "Bắc", "Nam" là mâu thuẫn vớiLịch sử và Địa lí 5, trang 67, dòng 5.
- Dòng 13: "di sản thiên nhiên thế giới" nên viết"Di sản Thiên nhiên thế giới"
Trang 91, dòng 5 dl :"... luật biển quốc tế" nên viết :"... Luật Biển quốc tế"; trang 98- "... Luật khoáng sản..." sửa thành "... Luật Khoáng sản..."; trang 128, dòng 1 dl: Luật đất đai" sửa thành "Luật Đất đai".
Trang 100; 109- "... trong Atlat Địa lí Việt Nam..." không viết hoa. (danh từ chung).
Trang 105, (dòng 5) ; trang 147 (dòng 4 dl) : "đèo Ngang" phải viết "Đèo Ngang" theo Quy định viết hoa tạm thời của Bộ.
Trang 113, dòng 9;10: "... vùng Duyên hải miền Trung..."; trang 115, dòng 3: "Duyên hải Trung Bộ mùa này ít mưa" - viết hoa sai lệch với nhiều cuốn sách giáo khoa - đề nghị nên thống nhất viết hoa; và nếu vậy, phải chỉnh hàng loạt ở những chỗ khác.
Trang 148, dòng 11: "... Đồng bằng sông Cửu Long"; viết hoa như trên là đúng thì phải chỉnh sửa rất nhiều vị trí khác.
Trang 152, trang 142 và nhiểu trang khác : không nên viết tắt : "VQG" - vườn quốc gia.
Lê Đào - Văn Hiến
Việt Báo (Theo_VnMedia )

File đính kèm:

  • docDia_li_8_O_dau_tren_the_gioi_nay_co_mua_kho_sau_sac.doc