Di tích danh thắng Tây Thiên

Đền Cậu: Từ đền Thõng đến bến đỗ xe điện, từ đây có thể đi xe điện hoặc đi đường bộ men theo dòng suối là đến đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thõng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1 km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên, con cái.

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di tích danh thắng Tây Thiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc. Toàn khu di tích danh thắng có diện tích khoảng 148 ha, nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Địa hình rất đa dạng và kì vĩ: khi là ruộng đồng trù phú; lúc là rừng rậm nguyên sinh, rừng cây đại ngàn với muông thú, hoa cỏ; khi ghềnh thác cheo leo; khi suối reo nước chảy róc rách lưng đèo; lúc là bình địa phẳng phiu... Khi nhận xét về đỉnh ngọn Thạch Bàn, đã có người miêu tả: “Những dãy người đá kì dị đang họp chợ giao lưu như ở cõi tiên…”.
	Về hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên: Tây Thiên là một vùng đa dạng sinh học. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hệ thực vật Tây Thiên có 130 họ, 344 chi và 490 loài. Một số loài có giá trị kinh tế và có giá trị khoa học cao như pơmu, la hán, sam bông, đỗ quyên… Rừng Tây Thiên có những cây thông, cây đa sống đến gần ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú với 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài. Trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với du khách du lịch và các nhà nghiên cứu, góp phần vào việc kiến tạo nên vẻ đẹp của Tây Thiên. 
Hoa đỗ quyên Tây Thiên
Gà lôi trắng Tây Thiên
Cá cóc Tam Đảo ở Tây Thiên
	Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiếu lục” đã nói về Tây Thiên: “… bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên cổ tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi; trên đỉnh là núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày; từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa…”. Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa cùng đại danh lam thắng cảnh với núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình, những cánh rừng già dọc theo con suối ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng. Có lẽ bởi sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đó mà người ta dễ dàng tìm thấy được ở Tây Thiên sự bình yên trong tâm hồn.
Về nguồn gốc, lịch sử hình thành: Tương truyền từ xa xưa, ngài Khương Tăng Hội (cha ở nước Khương Cư, mẹ là người Giao Chỉ), một nhà tu hành Ấn Độ, trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã, đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.
	Tên gọi “Tây Thiên” mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỉ III trước Công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời nhà Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tụ tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm được ba bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng được ghi lại trong sách “Kiến văn tỉ lục” của Lê Quý Đôn. Hiện nay, nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kì vĩ.
Tây Thiên được biết đến là chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam
	Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên, trong truyền thuyết kể rằng: Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng (tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang) họ Lăng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Lăng Vỹ khí tượng khôi kì, anh hùng khoáng đạt, cũng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày, hai người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.
	Trong giấc ngủ, Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong dải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát, người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành, từ đó thấy trong người chuyển động, mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp Thân thì sinh hạ một cô con gái, khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời. Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên một tuổi biết nói, lên sáu tuổi đã thông thạo âm luật, mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm. Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Tiên Rồng, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt, trong động và các huyện quanh vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần, biến hóa khôn lường. 
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, bà đã đứng ra kêu gọi tráng đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu – Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kị binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.
Đền Ngò (nơi Quốc Mẫu tuyển quân, huấn luyện dân binh đánh đuổi giặc Thục)
	Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn. Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở hai xã Quan Đình và Nhân Lí, hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo. 	Một ngày kia, nơi chùa Tây Thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, trong mây xuất hiện thiên sứ mang chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng thiên. 
	Để đáp lại người có công, Vua Hùng và triều đình đã sai quan tứ tế phong tặng tước hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Từ đó trở đi, nhân dân bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng, các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các triều khai sáng Đinh, Lê, Lý, Trần… đều làm tế lễ. 
Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu
Các sử liệu còn lại cho đến ngày nay cho biết: Khắp vùng Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch có đến 51 di tích thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Trong nhân gian đã xuất hiện nhiều huyền thoại về công đức của Quốc Mẫu và lập ra nhiều lệ tiệc hàng năm để lưu truyền mãi mãi.
	Về hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên: Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống đền, chùa nổi tiếng là linh thiêng và bí ẩn. Trong khoảng chiều dài 11 km, chiều rộng 1 km, quần thể di tích danh thắng Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ, cũng như các công trình văn hóa có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật, thờ thần cùng phong cảnh tự nhiên thật đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.
	Đền Trình: Đến Tây Thiên, người ta thường dừng chân điểm đầu tiên là Đền Trình – cửa ngõ của hệ thống di tích và danh thắng. Theo lệ tục, người hành hương thường vào trình báo để được ghi nhận có tâm đến với Phật, về với Mẫu.
Đền Trình Quốc Mẫu Tây Thiên
	Sau khi qua Đền Trình, chúng ta bắt đầu vào khu di tích, danh thắng theo một hành trình dài kì thú:
Bản đồ các di tích và danh thắng Tây Thiên
	Cổng Tam quan: Qua bến đỗ xe là đến cổng Tam quan vào khu di tích danh thắng Tây Thiên. Cổng được xây dựng từ năm 2009 và chính thức hoàn thành vào năm 2012. Cổng được xây bằng đá hoa cương uy nghi, vững trãi.
Cổng Tam quan (khu Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên)
Sân lễ hội: Rộng và trang nghiêm nằm ở trục trung tâm đi đến các di tích và danh thắng. Sân lễ hội được xây dựng theo biểu tượng bánh chưng của hoàng tử Lang Liêu dâng Vua Hùng, có hình vuông với diện tích 24,708 m2, được lát bằng đá granit có trang trí hoa văn, là nơi tổ chức lễ hội hàng năm.
Sân Khu trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên
Đại Bảo tháp: Từ sân lễ hội rẽ trái đến ngôi Đại Bảo tháp Tây Thiên, là một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật Kim Cương Thừa chưa từng có ở Việt Nam và Đông Nam Á, là biểu tượng cho đại trí tuệ của Phật. Đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa (đến từ Ấn Độ) đã lựa chọn, đặt địa điểm, tự tay thiết kế, chọn ngày cát tường động thổ nhằm ngày 16/3/2013 âm lịch. Khu đất được chọn có địa thế “long chầu hổ phục”, quy tụ linh khí trời đất Tây Thiên. Đây là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí). Đại Bảo tháp Tây Thiên là viên ngọc như ý có quyền năng viên mãn mọi lời cầu nguyện, gột sạch mọi muộn phiền.
Đại Bảo tháp Tây Thiên
Cây đa chín cội: Bước vào khu di tích danh thắng, du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Cây đa chín cội trở thành hình ảnh quen thuộc, biểu tượng tại quần thể di tích này. Ở lối vào đền Thõng dưới chân núi, một phần rễ của cây đa chín cội vẫn sừng sững đứng đó, thách thức với thời gian và trở thành “vị thần gác cửa” uy nghiêm cho ngôi đền.	
Cây đa chín cội (rễ cây tỏa ra chín nhánh) là chứng nhân của lịch sử linh thiêng
Đền Thõng: Được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ năm (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ hai (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ mười hai (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối… Đây là các chứng tích lịch sử - văn hóa rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của các triều đại đối với di tích danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.
Đền Thõng
	Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên: Từ đền Thõng rẽ phải khoảng 500 m là đến Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. 	Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên là chốn tổ Phật giáo Việt Nam. Vào khoảng năm 2300 trước Công nguyên, đã có chùa Tây Thiên Cổ Tự. Năm 2450 trước Công nguyên, một lần vua Hùng Chiêu Vương thứ bảy (Lang Liêu) lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên trên nền chùa Thiên Ân Thiền Tự cổ có từ thế kỉ III, diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 04/4/2004 (15/02 âm lịch), sau 15 tháng được hoàn thành bởi các nghệ nhân đến từ khắp nơi trong nước. Khi xây dựng Thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về Phật giáo, minh chứng rõ thêm về chốn tổ Phật giáo. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu. Đến nơi đây, bất giác du khách nhớ đến câu truyền tụng dân gian có từ vài thế kỉ trước:
“Ai là người tu tiên đắc đạo,
Lên Tây Thiên Tam Đảo mà tu…”
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Lầu trống và lầu chuông (Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên)
Chùa Thiên Ân (bên dưới Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên)
	Đền Cậu: Từ đền Thõng đến bến đỗ xe điện, từ đây có thể đi xe điện hoặc đi đường bộ men theo dòng suối là đến đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thõng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1 km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên, con cái. 
Đền Cậu
	Ga cáp treo: Sau khi rời đền Cậu, chúng ta đến ga cáp treo Tây Thiên. Dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và đưa vào hoạt động từ tháng 02/2012, đã là điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới địa danh này. Nhà ga xuất phát từ đền Cậu đến chân đền Thượng với chiều dài 2500 m, trên độ cao từ 200-500 m, với công nghệ và thiết bị cáp treo hiện đại nhất thế giới. 
Ga cáp treo Tây Thiên
Đường đi của cáp treo Tây Thiên
	Thác Bạc: Có thể đến thác Bạc bằng hai đường. Đi bằng đường cáp treo đến chân đền Thượng vòng xuống hoặc từ đền Cậu đi bộ men theo suối là đến. Thác Bạc là điểm đến hấp dẫn cho du khách ưa khám phá thiên nhiên, ưa mạo hiểm. Một lần được tắm dưới dòng thác Bạc, ta sẽ thấy sảng khoái và thanh tịnh, tâm hồn trong sáng và yêu cuộc sống biết nhường nào. Bởi thác Bạc là dòng nước thơm của núi dừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40 m, nước đổ xuống trắng xóa như giát bạc, chảy ra hợp lưu với Suối Vàng ở hồ sen rồi chảy ra khe Giải Oan. 
Thác Bạc Tây Thiên
	Đền Cô: Từ thác Bạc đi lên một đoạn là đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân dựng nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, thoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền) cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng. 
Đền Cô (thờ Cô Bé)
Suối Giải Oan
	Tịnh thất Tây Thiên và chùa Phù Nghi: Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh Thất Tây Thiên và chùa Phù Nghi. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Gần hai thập kỉ trước, như tiên đoán Phật pháp sẽ hưng thịnh tại Tây Thiên, cố Viện chủ chùa Hương Hòa thượng Thích Viên Thanh đã chấn tích quang lâm, cắm đất dựng lên ngôi tịnh thất đơn sơ trên nền chùa cổ Phù Nghi làm nơi chuyên tu phát triển cho ni giới. Năm 2010, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Tịnh thất Tây Thiên đã được xây dựng và khôi phục ngôi chùa cổ Phù Nghi với kiến lập tên gọi mới Tây Thiên Thăng Long, khánh thành ngày mùng 5 tháng 3 năm Tân Mão tức ngày 07/4/2011. Tịnh Thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật Tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật Tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lí và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.
Lễ khởi công xây dựng ngôi Tam Bảo chùa Phù Nghi
Tịnh Thất Tây Thiên
	Khu di tích đền Thượng: Từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng, nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, với mây mù, thông reo, chim hót, trên đỉnh Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Đền Thượng có từ đời Hùng Vương thứ bảy. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị. Trong quần thể di tích danh thắng Tây Thiên, đền Thượng được coi là nơi thờ chính của Quốc Mẫu. Trước đây, ngôi đền có kết cấu 5 gian, 2 trái giống như ngôi nhà của người Việt, một bên thờ Phật, một bên thờ Quốc Mẫu. Đến năm 2003, đền và chùa được xây riêng. Chùa Thiên Phúc Tự được xây dựng và bàn giao cho các ni cô tại Tịnh thất Tây Thiên trông nom. Đền Thượng được xây dựng và đưa vào phục vụ du khách từ tháng 10/2009. Khu vực đền Thượng gồm 28.650 m2 với các công trình: đền Thượng, đền Tam Tòa Thánh Mẫu, đền Cô Chín, đền Mẫu Thượng Hoàng Thiên cùng các công trình khác như nhà Tả, Hữu mạc, nhà công quán, điểm thường trực của Ban quản lí, khu ki ốt dịch vụ… Từ đền Thượng, du khách có thể đến các điểm khác như đền thờ Thần, mộ tổ Thiền Sư, Bàn cờ Tiên…
Đền Thượng Tây Thiên
Đền Tam Tòa Thánh Mẫu ở khu đền Thượng
Đền Cô Chín
Bà Chúa Thượng Ngàn Tây Thiên
Mộ của các Tổ Tăng chùa Tây Thiên
Tiên ông đánh cờ (Bàn cờ Tiên) trên đỉnh Thạch Bàn
Đền Mẫu Sinh: Sau hành trình đến với đền Thượng, trên đường về du khách đến thăm viếng đền Mẫu Sinh. Đền Mẫu Sinh có diện tích 2316 m2 thuộc thôn Đông Lộ, xã Đại Đình. Năm 1763 được chép là Đình thôn Đông Lộ, sau này nhân dân xây dựng thành ngôi đền thờ Quốc Mẫu và thân phụ, thân mẫu của bà. Tương truyền đây là nơi sinh ra Quốc Mẫu Tây Thiên với tục danh Lăng Thị Tiêu.
Cổng vào đền Mẫu Sinh
Đền thờ thân phụ, thân mẫu của Quốc Mẫu ở đền Mẫu Sinh
Lăng Mẫu ở đền Mẫu Sinh
Đền Mẫu Hóa: Sau khi rời đền Mẫu Sinh, chúng ta đến thăm viếng đền Mẫu Hóa. Trước có tên gọi là Đình Tổng (thuộc tổng Đông Lộ), nay thuộc thôn Sơn Phong, xã Đại Đình. Đền nằm trên diện tích 9040 m2, tương truyền đây là nơi hóa thân của Quốc Mẫu Tây Thiên. Bên cạnh cổng đền còn có giếng Mộc Dục là nơi Quốc Mẫu tắm gội trước khi hóa thân về trời. Theo sự tích, giếng nước không bao giờ cạn, kể cả những năm hạn hán. Trước đây, giếng được kè bằng đá cuội, đến năm 1997 được nhân dân xây dựng lại để bảo vệ. Trong đền còn có long ngai, bài vị ghi bằng chữ Hán “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu đại vương”. Tại đây có đền Mẫu, lăng mộ và chùa Thiên Thọ. 
 Cổng vào đền Mẫu Hóa Đền Mẫu Hóa
 Giếng Mộc Dục Chùa Thiên Thọ ở khu đền Mẫu Hóa
Lăng mộ Quốc Mẫu
Khu di tích danh thắng Tây Thiên vẫn còn tiềm ẩn những giá trị cần được khám phá, nghiên cứu. Di tích Tây Thiên có nội dung thờ tự tín ngưỡng phức hợp và phong phú, là trung tâm tín ngưỡng đa thần giáo của nhân dân ta, có đủ các loại hình di tích lịch sử văn hóa, đan xen với nhau rất khó phân định rạch ròi, tạo nên sự đa dạng và hoành tráng. Tính chất phức hợp trong thờ tự, tín ngưỡng hội tụ cả đạo Phật (chùa), đạo Lão (am), đạo Nho (đền), tín ngưỡng dân gian (miếu). Nhưng trước hết, Tây Thiên gắn với cửa Phật ngay từ tên gọi và là nơi thờ tự chính của Quốc Mẫu Tây Thiên, trong tâm thức người Việt là nơi đất Mẹ - đất Mẫu, nơi “nước trong nguồn chảy ra”. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. 
Lễ hội Tây Thiên
	Tây Thiên là một trong những di tích, danh thắng có lưu lượng khách tham quan nhiều nhất của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. Theo thống kê không đầy đủ, hàng năm có hàng triệu du khách đến Tây Thiên tham quan, vãn cảnh và cầu tự, cầu phúc. 
Du khách thập phương hành hương và chiêm ngưỡng cảnh đẹp Tây Thiên
Số lượng khách tham quan đông như vậy, bởi bên cạnh di tích danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là khu du lịch Thị trấn Tam Đảo thơ mộng, du lịch sinh thái Vườn Cò, Dốc Dít (Đạo Trù), Hồ Xạ Hương, Hồ Bản Long, Thác Thậm Thình (Minh Quang), di tích đền Chân Suối (thờ thân mẫu của Lăng Thị Tiêu), hồ Làng Hà (Hồ Sơn)… Hay cũng bởi sự mượt mà, đằm thắm của những làn điệu dân ca Sán Dìu Soọng cô, món bánh ngỗng, xôi đen, cheo leo, bánh trưng gù đầy hương vị, đậm đà bản sắc, luôn để lại dư âm trong lòng người khi đã một lần thưởng thức.
Hát Soọng cô của đồng bào Sán Dìu tại lễ hội Tây Thiên
Hội thi gói bánh chưng gù, bánh dầy, bánh gio của người Sán Dìu tại Lễ hội Tây Thiên
Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng, bảo vệ tài nguyên di tích danh thắng Tây Thiên là cần thiết. Tây Thiên là tài sản quý giá mà lịch sử và thiên nhiên ban tặng cho quê hương Tam Đảo, cho tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước, vì thế chúng ta cần thể hiện lòng tự hào và tôn kính; góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vùng chân núi Tam Đảo, làm cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Đặc biệt giáo dục cho thế hệ trẻ trân trọng, kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông về ý nghĩa văn hóa của khu di tích danh thắng Tây Thiên l

File đính kèm:

  • docChuyên đề Ngữ văn 9.doc