Đề thi vào lớp 10 trung học phổ thông
Đoạn văn sau đây trong Chuyện cũ trong Phủ Chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có nội dung gì ?
Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền
hất : 1. Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kì mạn lục) sống vào thời kì : A. Triều đình nhà Lê đang phát triển cực thịnh. B. Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng. C. Trịnh - Nguyễn phân tranh. 2. Truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng : A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Cả chữ Hán và chữ Nôm. 3. Nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thường là : A. Những người phụ nữ. B. Những người phụ nữ đức hạnh, khát khao với cuộc sống bình yên hạnh phúc nhưng các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. C. Những người phụ nữ đức hạnh, khát khao với cuộc sống bình yên hạnh phúc. 4. Sau khi đi lính về, Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ghen và đánh đuổi Vũ Nương vì : A. Chàng vốn tính đa nghi và có cách xử sự hồ đồ, độc đoán. B. Chàng có tâm trạng nặng nề do mẹ đã mất. C. Lời nói về cái bóng của đứa con ngây thơ. D. Cả 3 ý trên. 5. Lời nói của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ : Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Chứng tỏ : A. Hạnh phúc gia đình, niềm khát khao của cả đời nàng tan vỡ, tình yêu không còn. B. Nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá thành đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa. C. Cả A và B. 6. Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chết vì : A. Hành động bột phát trong cơn nóng giận. B. Nàng đã hoàn thành nghĩa vụ đối với chồng và gia đình nhà chồng. C. Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể nào hàn gắn được nữa. D. Cả ba ý trên. 7. Bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ : A. Là lời khuyên người phụ nữ chống đối chế độ phong kiến. B. Là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. C. Cả hai ý trên. 8. Tình tiết độc đáo nhất trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là : A. Trương Sinh phải đi lính. B. Lời nói về cái bóng của đứa trẻ ngây thơ. C. Vũ Nương tự tử. D. Cả ba ý trên. 9. Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý nghĩa : A. Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho truyện. B. Thể hiện ước mơ về sự công bằng trong cuộc đời. C. Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương. D. Cả ba ý trên. 10. Cách đưa những yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ trong Chuyện người con gái Nam Xương : A. Tách riêng với các yếu tố thực. B. Xen kẽ với các yếu tố thực. C. Vừa tách riêng vừa xen kẽ với các yếu tố thực. 11. Cách dẫn trực tiếp là : A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Bài tập 2 Trong đoạn văn sau đây, câu nào có lời dẫn trực tiếp, câu nào có lời dẫn gián tiếp ? (1) Chờ mãi mới thấy một ông thanh niên nghễu nghện vác một bó tre đi tới. (2) Tôi chào rồi hỏi : “Đi chợ huyện lối nào, ông làm ơn chỉ giúp tôi.” (3) Anh ta trố mắt nhìn tôi chẳng nói chẳng rằng, như nhìn một giống người lạ mới ở hoả tinh rơi xuống. (4) Tôi biết hiệu, rút giấy đưa cho anh xem rồi lại hỏi. (5) Bấy giờ anh ta mới bảo : “Ông cứ đi lối này, đến chỗ có một cây đa to thì rẽ về tay phải, đi một quãng lại rẽ về tay trái, qua một cánh đồng, vào đường gạch làng Ngò, vòng ra đằng sau đình, rẽ về tay phải, đi một quãng nữa thì đến chợ. (6) Đại khái thế, chứ không phải hoàn toàn đúng thế. (7) Chỉ biết là nó lôi thôi rắc rối, nhiều bên phải bên trái quá, đến nỗi tôi không tài nào nhận được. (8) Anh ta bày cho tôi một cách : đứng đợi đấy, gặp ai gánh hàng đi chợ thì đi theo. (Đôi mắt - Nam Cao) + Lời dẫn trực tiếp ở câu . . . . . . . . . . . . . . . . + Lời dẫn gián tiếp ở câu . . . . . . . . . . . . . . . . Bài tập 3 1. Điền vào chỗ trống trong câu sau các từ truyền thống, oan nghiệt, thương tâm, cảm thương sao cho thích hợp : Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết . . . . . . . . . . . . . của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm . . . . . . . . . . . . đối với số phận . . . . . . . . . . . . . . . của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp . . . . . . . . . . . . . . . . . của họ. 2. Điền các từ : thuật lại, nhắc lại vào câu sau : Dẫn trực tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Dẫn gián tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . . . lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. Bài tập 4 Viết văn bản ngắn không quá 15 dòng tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Bài tập 5 Từ hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định : ở câu nào, từ hoa được dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Trong các từ được dùng với nghĩa chuyển, từ nào được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ? a) Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. b) Lại càng ủ dột nét hoa, Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài. c) Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. d) Từ nghe vườn mới thêm hoa Miệng người đã lắm tin nhà thì không II. Tự luận 1. Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm nổi bật những vẻ đẹp và thân phận nhân vật Vũ Nương. 2. Trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đề số 5 I. Trắc nghiệm Bài tập 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng : 1. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ được viết vào thời kì : A. Nhà Hậu Lê. B. Cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn. C. Đầu đời Nguyễn. D. Nhà Mạc. 2. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ : A. Kể về chuyện trong mưa nhàn rỗi viết văn. B. Là tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quí về sử học, địa lí, xã hội học... C. Kể về cuộc đời của những người dân Hải Dương, quê ông. 3. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ : A. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và bọn quan lại từ trung ương đến địa phương lúc bấy giờ. B. Phản ánh tình hình đất nước ta dưới thời chúa Trịnh Sâm. C. Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. D. Cả ba ý trên. 4. Đoạn văn sau trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lạo bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la độc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Có nội dung : A. Ca ngợi công lao của chúa Trịnh trong việc tạo nên cảnh đẹp cho đất nước. B. Ca ngợi những kì tích của chúa Trịnh. C. Tố cáo những hành động ăn cướp trắng trợn của Chúa Trịnh. 5. Nghệ thuật miêu tả của Phạm Đình Hổ ở Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh là : A. Sử dụng phép liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu. B. Đưa ra các sự việc cụ thể, khách quan, không xen lời bình, để sự việc tự nói lên ý nghĩa của chúng. C. Đưa ra các sự việc, sự kiện, qua đó thể hiện thái độ một cách trực tiếp. D. Gồm A và B. 6. Đoạn văn sau đây trong Chuyện cũ trong Phủ Chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có nội dung gì ? Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để doạ lấy tiền. A. Sự tận tuỵ của quan lại đối với triều đình phong kiến thời Lê Trịnh. B. Sự trung thành của quan lại đối với nhà Chúa. C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Bọn hoạn quan lợi dụng cơ hội để kiếm chác. D. Cả ba ý trên. 7. Từ nào sau đây có yếu tố đường với nghĩa là nhà : A. thánh đường B. học đường C. đường sá D. đường mật E. đường bộ G. nhà tiền đường 8. Từ nào sau đây có yếu tố giả với nghĩa là người : A. tác giả B. giả tạo C. soạn giả D. học giả E. giả dối G. giả vờ 9. Đoạn văn sau đây : Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Miêu tả. Liệt kê. So sánh. 10. Hoàng Lê nhất thống chí là : A. Một tác phẩm lịch sử. B. Một cuốn truyện truyền kì. C. Một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. 11. Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí là : A. Ngô Thì Chí. B. Ngô Thì Du. C. Nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. 12. Đoạn văn sau trích trong Hoàng Lê nhất thống chí : Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ? Cho biết vua Quang Trung là một người : A. Chủ quan khinh địch do ỷ vào sức mạnh của quân ta. B. Có ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng. C. Cả A và B. 13. Lời dụ của Quang Trung (hồi thứ 14 - Hoàng Lê nhất thống chí) thể hiện nội dung gì ? Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Bắc, phương Nam chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc, không phải nòi giống nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu đời. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước ! A. Nhắc lại truyền thống của chống ngoại xâm của dân tộc ta, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh giặc đồng thời ra kỉ luật nghiêm cho quân sĩ. B. Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của chúng, nhắc lại truyền thống của chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực đánh giặc. C. Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của chúng. 14. Vua Quang Trung nêu những tấm gương các anh hùng chống xâm lược phương Bắc trong quá khứ của dân tộc ta (trong đoạn văn ở câu 13) nhằm : A. Thể hiện niềm khát khao được ghi tên mình vào danh sách các anh hùng dân tộc. B. Khơi gợi niềm tự hào dân tộc và thể hiện ý chí quyết tâm không thua kém người xưa. C. Nêu cao truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta. D. Tất cả các ý trên. 15. Đoạn văn sau : Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chạy được nữa. A. Kể về sự thất bại thảm hại của binh tướng nhà Thanh. B. Kể về sự tấn công nhanh như chớp của quân ta. C. Kể về sự hèn nhát của Tôn Sĩ Nghị. Bài tập 2 Cho các từ nhũng nhiễu, hào hùng, xa hoa, thảm bại. Hãy điền vào chỗ trống ở các câu sau đây sao cho thích hợp : 1. Qua Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, thấy được cuộc sống . . . . . . . . . của vua chúa, sự . . . . . . . . . . . .. của quan lại thời Lê trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ. 2. Qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí, cảm nhận được vẻ đẹp . . . . . . . . . . . . . . . . của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự . . . . . . . . . . . . . . . của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân ; hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. Bài tập 3 Nối ô A, C vào các dòng ở ô B sao cho thích hợp. Hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể. Ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Thường có cốt truyện và nhân vật. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì cả nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. Truyện Tuỳ bút B A C II. Tự luận Phân tích đoạn trích ở hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung. Đề số 6 I. trắc nghiệm Bài tập 1 Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng : 1. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn : A. Đầu thế kỉ XVII - cuối thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. C. Thế kỉ XIX. 2. Nguyễn Du đã từng làm quan cho : A. Triều Tây Sơn. B. Triều Nguyễn. C. Cả A và B. 3. Các yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của Nguyễn Du ? A. Thời đại và gia đình. B. Sự hiểu biết sâu rộng và vốn sống phong phú của Nguyễn Du. C. Trái tim giàu yêu thương của ông. D. Gồm cả A, B, C. 4. Nguyễn Du sáng tác văn học bằng : A. Chữ Hán và chữ Nôm. B. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. C. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ. D. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. 5. Các sáng tác nào sau đây của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm : A. Truyện Kiều, Thanh Hiên thi tập. B. Văn chiêu hồn, Nam trung tạp ngâm. C. Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. D. Gồm cả A, B, C. 6. Truyện Kiều được viết theo thể thơ : A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn. C. Lục bát. 7. Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là : A. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ ; đồng thời bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. B. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. C. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ ; trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. D. Gồm cả ba ý trên. 8. Truyện Kiều mang những giá trị nhân đạo cơ bản nhất là : A. Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người. B. Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. C. Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính. D. Gồm cả ba ý trên. 9. Giá trị nổi bật về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là : A. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học của dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. B. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người. C. Cả A và B. 10. Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Giới thiệu khái quát hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Kể về cuộc đời của Kiều và Vân. 11. Câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn miêu tả : Vẻ đẹp nét mặt của Thuý Kiều. Vẻ đẹp đôi mắt, đôi lông mày của Thuý Kiều. Cả A và B. 12. Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến việc miêu tả hai chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du ? A. Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Thế nhưng, khi tả Thuý Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để tả tài năng. B. Khi tả Thuý Vân, tác giả tả nhan sắc và cái tài, cái tình của nàng. Thuý Kiều cũng được tả như thế nhưng sắc và tài, cái tình của nàng được tô đậm nét hơn, dụng công hơn. C. Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Thế nhưng, khi tả Thuý Kiều, nhà thơ tả sắc hết sức sơ lược và chỉ chú trọng tả cái tài năng hơn người của nàng. 13. Nhận định nào sau đây đúng ? A. Chân dung Thuý Kiều là chân dung không mang tính cách, số phận. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. B. Chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. C. Chân dung Thuý Kiều là chân dung mang tính cách, số phận, còn chân dung Thuý Vân không mang tính cách, số phận. 14. Cách miêu tả Thuý Kiều của Nguyễn Du trong hai câu thơ sau : Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. A. Mang tính cụ thể. B. Mang tính ước lệ. C. Vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ước lệ. 15. Đoạn thơ sau : Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Ca ngợi vẻ đẹp nào của Kiều ? A. Vẻ đẹp nhân phẩm. B. Vẻ đẹp hình thức. C. Vẻ đẹp tài năng. D. Cả ba nội dung trên. 16. Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước Thuý Kiều vì : A. Thuý Vân là em Thuý Kiều. B. Để làm nổi bật chân dung Thuý Vân. C. Làm nền để nổi bật lên chân dung Thuý Kiều. 17. Nhận định nào đúng ? A. Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. B. Nếu vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình thì vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn. C. Hai chị em Thuý Kiều đẹp mười phân vẹn mười, đẹp cả ngoại hình lẫn tài năng, tâm hồn. 18. Đoạn thơ Chị em Thuý Kiều thuộc phần nào của Truyện Kiều ? A. Gia biến và lưu lạc. B. Gặp gỡ và đính ước. C. Đoàn tụ. 19. Gợi tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã : A. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người. B. Thể hiện sự ngưỡng mộ đối với con người. C. Cả A và B. 20. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân thuộc phần nào của Truyện Kiều ? A. Gặp gỡ và đính ước. B. Gia biến và lưu lạc. C. Đoàn tụ. 21. Bốn câu thơ sau : Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoại sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. A. Tả cảnh lễ hội ngày xuân. B. Tả cảnh tiết thanh minh.
File đính kèm:
- on thi vao lop 10.doc